Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 35 năm học 2011

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 35 năm học 2011

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

1. Kiến thức

 - Nắm được nội dung và ý nghĩa đoạn trích hồi bốn và vở kịch Bắc Sơn. Xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lý n/v Thơm khiến cô đứng hẳn về phía CM ngay trong h/cảnh cuộc k/nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt

 -Thấy được NT viết kịch của t/giả, tạo dựng tình huống tổ chức đối thoại và h/động, thể hiện nội dung và tính cách n/v.

 

doc 15 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1374Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 35 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35 Ngày soạn:19 /04/2011 
Tiết 172,173 Dạy ngày: /04/2011 
 BẮC SƠN
(Trích hồi bốn ) -Nguyễn Huy Tưởng-
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1. Kiến thức
 - Nắm được nội dung và ý nghĩa đoạn trích hồi bốn và vở kịch Bắc Sơn. Xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lý n/v Thơm khiến cô đứng hẳn về phía CM ngay trong h/cảnh cuộc k/nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt
 -Thấy được NT viết kịch của t/giả, tạo dựng tình huống tổ chức đối thoại và h/động, thể hiện nội dung và tính cách n/v.
2. Kĩ năng:
 - Đọc hiểu văn bản kịch 
 - Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói
3. Thái độ
 -Giáo dục lòng tin yêu đ/v CM và những chiến sĩ anh hùng
B.Chuẩn bị: GV:Đọc SGK,SGV, tài liệu,chân dung tác giả
 HS:Đọc VB, trả lời câu hỏi tìm hiểu
C.Tiến trình lên lớp:
 1,KTBC:?Trong những VB nước ngoài mà em được học,em thích nhất VB nào? Vì sao?
 2.Bài mới: 
 GV tích hợp từ những VB kịch lớp 7,8
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Sử dụng PP vấn đáp
?Em hiểu biết gì về t/giả NguyễnHuy Tưởng?
GV G/thiệu thêm về t/giả
?Em hãy cho biết xuất xứ của đoạn trích trên?
?Kịch Bắc Sơn ra đời trong h/cảnh nào? Với nội dung chủ yếu là gì?
?Em hiểu gì về thể lọai hình kịch?
GV giới thiệu thêm về thể loại, cấu trúc,bố cục 
Hoạt động 2: Sử dụng PP thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp
GV tóm tắt lớp 1/sgk
GV phân vai cho Hs đọc:-người dẫn chuyện
 Thái,Cửu,Thơm,Ngọc
Yêu cầu giọng đọc có đ/thoại phù hợp t/cách tình huống,tâm trạng n/v
+Người dẫn chuyện:chậm, kh/quan
+Thái:bình tĩnh,ôn tồn, khẩn trương, lo lắng, tin tưởng
+Cửu:nóng nảy, hấp tấp, ngạc nhên ,chân thành
+Thơm:đầy tâm trạng chuyển giọng khi nói với từng n/v HS tóm tắt hồi 1 (Ngọc –chồng Thơm rời nhà để cùng đám Việt gian lùng bắt 2 cán bộ CM là Thái và Cửu để lấy tiền thưởng, Thái ,Cửu vô tình chạy vào nhà Thơm, may được Thơm che giấu nên chạy thoát)
GV yêu cầu HS đọc chú thích **
? Nêu những đặc điểm chính của kịch
HS thảo luận cả lớp 2’
?Theo em các lớp kịch trong Vb gần với những p/thức biểu đạt nào?(Tự sự- câu chuyện kể)
?Em hãy xác định sự việc trong các lớp kịch trên?
 (-Lớp 1:Thơm-Ngọc:Đối thoại giữa 2 vợ chồng:><giữa 2 người :Thơm dần nhận ra sự thật về Ngọc, cô đau xót ân hận
-Lớp2:Thơm-Thái-Cửu:Thái,Cửu chạy trốn sự lùng bắt gắt gao của bọn q/lại – lính Pháp và bọn phản độïng tay sai (Ngọc) tình cờ trong thế bối rối, vội vã chạy vào nhà Thơm. Sau phút lo lắng hoảng hốt, Thơm q/định giúp 2 ch/sĩ trốn thoát
-Lớp 3:Thơm-Ngọc: Ngọc đột ngột về nhà,Thơm cố tìm cách giấu chồng để bảo vệ 2 ch/sĩ CM, nhưng vẫn chưa đủ cương quyết nên mong sao chồng đừng nghi ngờ, đừng vào buồng lúc ấy
-Lớp 4:Những suy nghĩ hành động của Thơm)
?Trong các lớp kịch, t/giả x/dựng một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào?
?Việc x/dựng tình huống đó có t/dụng ntn trong việc thể hiện xung đột và p/triển h/động kịch?
?Từ đây, em hãy xác định xung đột kịch diễn ra giữa những l/lượng nào ?và n/v tiêu biểu cho mỗi l/lượng XH ấy là ai?
(Cách mạng:Thơm-Phản CM:Ngọc)
GV khái quát lên xung đột của kịch Bắc Sơn
GV Chuyển ý sang tiết 2 TIẾT 2:
Hoạt động 3: Sử dụng PP thuyết trình, nêu vấn đề, vấn đáp
GV:G/thiệu những nét chính về n/v Thơm ở hồi trước để HS hiểu được tâm trạng ,h/cảnh của Thơm ở hồi 4
?Trong hồi 4 này Thơm xuất hiện trong những lớp kịch nào?(2,3,)
?Ở trong hồi 4, Thơm đang ở trong h/cảnh nào?
(GV giải thích thêm về c/s,tâm trạng của Thơm)
?Lúc này trong Thơm xảy ra day dứt, ân hận gì?
?Sự nghi ngờ của cô đ/v Ngọc ngày càng tăng ntnào? (HS đọc lại lời đối thoại giữa Thơm và Ngọc ở lớp 3)
?Em hãy khái quát thái độ của Thơm và Ngọc qua những lời đối thoại đó?
?Có gì khác thường trong lời nói của Thơm với chồng?
(Dịu dàng thân thiện hơn. Lời cửa miệng không thật lòng, lời nói vờ, nói dối)
?Vì sao Thơm có những lời nói như vậy?(Thái,Cửu đã chạy nhầm vào nhà Thơm)
?Trong tình huống này Thơm có những cử chỉ , h/động ra sao?
GV giải thích thêm h/đôïng của Thơm
?Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc họa n/v Thơm trong các lớp kịch này?
(Thể hiện diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật = cử chỉ, lời nói điển hình)
?Đặt n/v vào tình huống gây cấn, h/cảnh căng thẳng, t/giả đã đạt được thành công gì?
?Trong những lời nói của Thơm với Thái và Cửu, theo em những lời nói nào bộc lộ rõ nhất thái độ của Thơm đ/v CM?
?Qua những cử chỉ, lời nói trên, em cảm nhận được gì ở Thơm?
(Trong sáng, thẳng thắn, lương thiện)
GV chuyển ý sang các n/v khác
Hoạt động 4: Sử dụng PP nêu vấn đề, vấn đáp
?Nhân vật Ngọc xuất hiện trong những lớp nào?
?Hành động chủ yếu của Ngọc trong các lớp kịch là gì?
?Câu nói nào của Ngọc thể hiện h/động đó?
HS đọc chú giải “cửu phẩm”
?Em đánh giá gì về tính cách n/v qua câu nói trên?
?Nhân vật Ngọc tiêu biểu cho loại người nào trong thời kỳ khó khăn của CM?
?Từ đó em hãy chỉ ra tính cách khác biệt giữa 2 vợ chồng Ngọc-Thơm và cảm xúc của em ra sao đ/v họ?
(Thơm: ngay thẳng, trong sáng, giàu tình nghĩa->yêu quí 
cảm thông
-Ngọc:Quan liêu, hiểm độc, bất nhân ->ghê sợ căm ghét)
GV:Phân tích thêm h/động của Ngọc
?Thái và Cửu có những điểm gì chung và riêng về t/cách?
(GV phân tích thêm hành động của 2 n/vật)
Hoạt động 5: Sử dụng PP vấn đáp
?Em có nhận xét gì về NT viết kịch của t/giả về x/dựng tình huống, xung đột,t/chất đối thoại, biểu hiện tâm lý tính cách n/v?
(-Tình huống:éo le,bất ngờ bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy h/động kịch p/triển
-Thể hiện x/đột:+sự đối đầu giữa Ngọc-Thái, Cửu
 +nội tâm n/v Thơm->d/biến tâm trạng
-Ngôn ngữ đ/thoại:giọng nhịp khác nhau)
?Thành công của kịch Bắc Sơn về nội dung là gì?
HS đọc ghi nhớ /sgk 
?Qua VB, enm hiểu gì về cuộc đ/tr CM do Đảng lãnh đạo
năm xưa?
Tác giả tác phẩm
Tác giả (sgk)
Tác phẩm:
- Sáng tác năm 1946
- Là tác phẩm kịch đầu tiên thể hiện thành công 1 sự kiện cách mạng và những nhân vật của thời đại mới.
- Thể loại: Kịch nói (gồm 5 hồi) 
II. Đọc, tìm hiểu nhân vật, xung đột
1.Đọc:
2.Đặc điểm của kịch:
- Là một trong ba loại hình văn học (tự sự, trữ tình, kịch), thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu
+ Phương thức thể hiện: ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại) và hành động của nhân vật
+ Phản ánh đời sống qua những mâu thuẫn, xung đột thể hiện ra hành động kịch
- Kịch gồm nhiều thể loại: ca kịch, kịch thơ, kịch nói, hài kịch, bi kịch, chính kịch....
- Cấu trúc một vở kịch: hồi, lớp(cảnh), thời gian và không gian trong kịch
3. Nhân vật và xung đột kịch
- Thái,Cửu trong lúc lẩn trốn sự truy lùng của Ngọc và đồng bọn lại chạy vào đúng nhà Ngọc, chỉ cóThơm ở nhà
- Thể hiện rõ t/cách n/v:Tâm lý, h/động n/v có sự chuyển biến; lúc này buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát và = việc che giấu cho 2 người, Thơm đứng hẳn về phía CM và tình huống này giúp Thơm thấy rõ hơn bộ mặt phản động của chồng
III.Tìm hiểu văn bản:
1Nhân vật Thơm:
-Hoàn cảnh: Cha, em hi sinh, mẹ điên bỏ đi, người thân duy nhất là Ngọc
-Cuộc sống:An nhàn được chồng chiều chuộng
-Tâm trạng: Day dứt, ân hận
->Boăn khoăn, nghi ngờ Ngọc càng tăng
-Hành động:
+ Che giấu Thái, Cửu ngay trong buồng nhà mình 
+Che mắt Ngọc để bảo vệ 2 ch/sĩ CM
=>Sự diễn biến phức tạp của tâm lý
=>Trung thực tự trọng nhận thức về CM chuyển biến thái độ đứng hẳn về phía CM
2.Nhân vật Ngọc:
 “Bắt được 2 thằng ấy thì cũng được vài ngàn đồng, tậu được mấy mẩu ruộng, chạy được cái hàm Cửu phẩm”
->Giả nhân, giả nghĩa, hám tiền, hám danh, mưu cầu lợi ích riêng ->phản nhân dân, đ/nước
3.Nhân vật Thái ,Cửu:
-Thái:bình tĩnh, sáng suốt
-Cửu:nóng nảy, hăng hái
->Là những ch/sĩ kiên cường, trung thành với TQuốc, n/dân
IV.Tổng kết:
-Nghệ thuật:
-Xây dựng tình huống
-Thể hiện xung đột
-Ngôn ngữ đối thoại
-Tâm lý, tính cách n/v
-Nội dung:
Ghi nhớ/sgk
*.Hướng dẫn về nhà: -Học bài
 -Làm câu luyện tập 2
 Soạn bài :Tổng kết về tập làm văn
*.Rút kinh nghiệm:
 -----------------------------------------------------------------
Tuần 35 Ngày soạn:19 /04/2011 
Tiết 174,175 	 Dạy ngày: /04/2011 
TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
 - Ôn lại để nắm vững các VB đã học từ lớp 6->lớp 9, phân biệt các kiểu VB, nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế bài làm
 - Phân biệt kiểu văn bản và thể loại VH.
2. Kĩ năng:
 - Biết đọc các kiểu VB-theo đặc trưng kiểu VB, nâng cao năng lực tích hợp và viết các loại Vb thông dụng.
3. Thái độ:
 - Tự giác tích cực học tập:
B.Chuẩn bị: GV:Đọc SGK,SGV, nắm các kiểu VB mà h/s được học trong THCS
 HS:Đọc SGK,trả lời câu hỏi tìm hiểu
C.Tiến trình lên lớp: 
 1.KTBC: kiểm tra vở soậncủ HS (3 em)
 2,Bài mới:
Hoạt động 1: Sử dụng PP vấn đáp – tái hiện
?Em đã học những kiểu VB nào?
HS lên bảng ghi tên 6 kiểu VB đã học
?Kể tên những VB đã ứng với mỗi kiểu VB đó?
?Em hãy khái quát khái niệm và m/đích của từng kiểu VB ?
?Các kiểu VB trên khác nhau ntn?
?Nêu p/thức biểu đạt chính trong mỗi loại VB?
VB tự sự khác m/tả:
+Tự sự:Trình bày các sự việc liên quan với nhau thành 1 hệ thống có quan hệqua lại hoặc nhân quả nhằm thể hiện con người, qui luật c/s và bày tỏ thái độ 
+M/tả:Tái hiện các tính chất thuộc tính sự vật, hiện tượng giúp con người cảm nhận và hiểu chúng hơn
 -VB th/minh khác VBtự sự, m/tả
+Th/minh:Tập trung trình bày thuộc tính, c/tạo,ng/nhân, k/quả, t/dụng của đ/tượng để người đọc có tri thức kh/quan về chúng (trung thành, kh/quan, trung thực)
 -VB biểu cảm khác VB th/minh:
+Biểu cảm:Là bày tỏ tình cảm trực tíếp hay g/tiếp cảm xúc của con người đ/v con người với TN,XH, và loài vật (sự vật). Từ đó tạo sự đồng cảm, cảm động của người đọc
 -VB nghị luận khác điều hành:
+Nghị luận: Trình bày quan điểm , chủ trương, tư tưởng của con người đ/v TN, X hvà con người thông qua các luận điểm, luận cứ, lập luận
+Điều hành:Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lý các ý kiến,nguyện vọng cá nhân, tập thể đ/v cơ quan quản lý, trình bày các thỏa thuận giữa các công dân với nhau về lợi ích nghĩa vụ nhằm bảo đảm các h/động giữa người với người theo đúng qui định của p/luật
?Các kiểu Vb trên có thể thay thế cho nhau được không?Vì sao?
GV lấy ví dụ minh họa cho từng kiểu VB
Về yêu cầu n/dung, p/p,ngôn ngữ riêng:
-Sắp xếp các sự việc theo trình tự (tự sự)
-Tái tạo lại ngoại hình, chân dung, tính cách
đ/tượng qua q/sát so sánh, t/tượng(m/tả) Biểu hiện trực tiếp, gián tiếp cảm xúc đ/v sự vật (b/cảm)
-Cung cấp các tri thức kh/quan về cấu tạo, ng/nhân,h/dáng, kích thướctheo p/p giải thích, c/m(th/minh)
-Trình bày v/đ theo hệ thống luận điểm, luận cứ, phép lập luận (nghị luận)
-Trình bày theo mẫu,ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng số liệu c/xác, cụ thể (điều hành)
một VB cụ thể hay không?Vì sao?Lấy ví dụ minh họa?
Hoạt động 2: Sử dụng PP nêu vấn đề, vấn đáp – tái hiện
?Từ bảng tổng kết 6 kiểu VB/sgk, rm hãy cho biết kiểu VB và hình thức thể hiện của thể loại VH có điểm gì giống nhau và khác nhau?
GV:lấy ví dụ min ... rưởng phòng tổ chức, tài vụ...
- Kĩ sư Lê Sơn: hoài nghi và sợ hãi, phân vân.
- Trưởng phòng tổ chức, trưởng phòng tài vụ: phản ứng về việc tuyển thêm nhiều nhân công.
- Quản đốc Trương : phản ứng vì thói quen được lãnh đạo, được làm chức vụ quan trọng
- Phản ứng của phó giám đốc Nguyễn chính : bỏ ra ngoài với lời lẽ đe doạ và thách thức giám đốc.
3. Tính cách một vài nhân vật tiêu biểu.
- Quyền giám đốc Hoàng Việt: NV trung tâm đại diện cho những người giám nghĩ giám làm, tin tưởng vào bản thân, vào quần chúng, thông minh và nghị lực, dũng cảm mạnh dạn, đầy tinh thần trách nhiệm.
- Kĩ sư Lê Sơn: chuyên bmôn giỏi , hết lòng , hhết sức vì xí nghiệp .
Nguyễn chính: máy móc bảo thủ, gian ngoan, nhiều thủ đoạn. khôn khéo và xu nịch cấp trên...
- Quan đốc Trương: Khô khan, hách dịch, thích tỏ ra quyền thế , nghĩ và làm như cái máy.
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: Sgk
Hướng dẫn về nhà:-Tóm tắt cảnh 3
 -Tìm hiểu diễn biến cuộc xung đột (lời thoại các n/v->tính cách)
 -So sánh 2 vở kịch có điểm gì giống và khác nhau về ngôn ngữ,kết cấu,n/v, nội dung
*.Rút kinh nghiệm:
 ---------------------------------------------------------------------------
Tuần 36 Ngày soạn:25 /04/2011 
Tiết 178,179 	 Dạy ngày: /04/2011
 	Tæng kÕt phÇn v¨n häc
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Hệ thống các văn bản tác phẩm văn học đã học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn toàn cấp THCS. hình thành những hiểu biết ban đầu về văn học Việt Nam.
 - Củng cố và hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, khái quát hoá, tóm tắt các nội dung.
3. Thái độ:Có ý thức chuẩn bị bài trước ở nhà.
B. Chuẩn bị.
Thầy: Đọc, soạn, hướng dẫn hs chuẩn bị kĩ bài ôn tập.
Trò: Đọc, chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của Gv
C. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Nội dung 
Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề
? Lập bảng thông kê các tác phẩm văn học trong sgk ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9?
- GV yêu cầu hs trình bày kết quả đã chuẩn bị .
- GV nhận xét, bổ xung thêm.
? Đọc lại các chú thích * ở những bài đầu của các cụm bài cùng một thể loại trong văn học dân gian, ghi lại định nghĩa về từng thể loại sau?
- Gọi HS thực hiện 
- GV nhận xét
? Trong bộ phận văn học viết Việt Nam thời trung đại có những thể loại nào ?
? Ghi lại các tác phẩm đã học theo từng thể loại ?
? Các văn bản tác phẩm thuộc văn học hiện đại Việt Nam đã cho em làm quen với những thể loại nào ?
? Trong từng thể loại phương thức biểu đạt nào có vị trí chủ đạo?
- Gv nhận xét
- Kết luận
1. Lập bảng thống kê các tác phẩm theo mẫu:
2. Ghi lại các định nghĩa về từng thể loại.
* Truyền thuyết:
* Truyện cổ tích
*Truyện cười
*Truyện ngụ ngôn
*Ca dao - dân ca
* Tục ngữ 
* Chèo
A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam
? Nội dung đoạn văn vừa đọc nói gì? gạch dưới những câu quan trọng nhất và khái quát nội dung những câu đó?
? Văn học Việt Nam cũng như nhiều nền văn học khác trên thế giới bao gồm mấy bộ phận hợp thành ? Gọi tên từng bộ phận?
? Kể tên một số tác phẩm văn học dân gian đã học ở chương trình lớp 6-7? Tác giả của những tác phẩm đó là ai?
? Văn học viết xuất hiện từ thế kỉ nào?
? được viêt bằng thứ chữ nào ?
? Nhìn tổng thể, lịch sử văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến nay có thể chia làm mấy thời kì lớn ?
? Mỗi thời kì lại có thể chia ra các giai đoạn như thế nào?
? Những đặc điểm lớn về nội dung tư tưởng của văn học Việt Nam là gì?
? Đặc điểm nổi bật về hình thức thể loại là gì ? Nêu ví dụ?
- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 3: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề
? Dựa vào cơ sở nào các nhà lí luận văn học phân chia các thể loại văn học?
? Vậy thể loại văn học là gì?
? Nêu sự phân loại và định nghĩa từng thể loại cụ thể của các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình đã học?
? Kể tên các thể loại văn học trung đại đã học?
? Nêu tên một số thể loại văn học hiện đại?
- GV kết thúc vấn đề
Gọi hs đọc ghi nhớ sgk
- Đoạn văn mở đầu khái quát vị trí, giá trị của nền văn học Việt Nam trong lịch sử Việt Nam.
I. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam.
- Nền văn học việt Nam gồm 2 bộ phận chủ yếu: 
+ Văn học dân gian
+ Văn học viết
II. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam.
- Từ thế kỉ X- hết thế kỉ
XIX. Văn học trung đại
- Từ đầu thế kỉ XX đén 1945. Văn học chuyển sang thời kì hiện đại
- Từ 1945 đến nay Văn học hiện đại.
III. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học việt Nam.
- Đặc điểm nội dung
- Đặc điểm hình thức nghệ thuật.
* Ghi nhớ: SGK
B. Sơ lược về một số thể loại văn học
1. Khái niệm và cơ sở để phân chia thể loại văn học.
- Tự sự – trữ tình – kịch
- Đặc điẻm của thể loại văn học : vừa ổn định vừa biến đổi
2. Một số thể loại văn học dân gian:
- tự sự dân gian
- Trữ tình dân gian
- Sân khấu dân gian
- Nghị luận dân gian
3. Một số thể loại văn học trung đại
- Trữ tình trung đại
- Tự sự trung đại
- Nghị luận trung đại
4. Một số thể loại văn học hiện đại
- Tự sự 
- Trữ tình 
- kịch
- Thể loại tổng hợp 
* Ghi nhớ: sgk
4. Củng cố:
 - Hệ thống nội dung kiến thức đã học trong bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Về nhà tự ôn tập, chuẩn bị bài mới
*.Rút kinh nghiệm:
 ---------------------------------------------------------------------------
Tuần 36 Ngày soạn:25 /04/2011 
Tiết 180 	 Dạy ngày: /04/2011
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN,BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
ŸŸŸŸŸŸŸŸŸ&ŸŸŸŸŸŸŸŸŸ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: 
- Nhận xét, đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua một bài làm mang tính tổng hợp.
- HS củng cố nhận thức và cách làm bài kiểm tra viết theo hướng tích hợp, trắc nghiệm và tự luận, đánh giá và sửa chữa được bài làm của mình theo yêu cầu của đáp án và sự hướng dẫn của GV.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: chấm bài, phân loại bài, thống kê và định hướng sửa chữa, khắc phục các loại lỗi trong bài viết của HS.
- HS: tự xây dựng lại đề bài, đáp án bài kiểm tra tổng hợp, so sánh bài làm của mình với đáp án và tự rút ra các ưu điểm và hạn chế trong bài làm của bản thân.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
NỘI DUNG 
* Hoạt động 1: Tiến hành sửa chữa bài kiểm tra (10’)
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các nội dung đã học
- Gọi học sinh nhắc lại đề bài
-Yêu cầu phần trắc nghiệm là gì?
- Yêu cầu phần tự luận là gì ?
- Em có nhận xét gì về dạng đề?
- Nội dung cần đạt là gì ?
- Giáo viên: đưa ra đáp án
+ Phần trắc nghiệm mỗi câu 0,25 điểm ( 12 câu – 3 điểm)
+ Phần tự luận 7 điểm
Hoạt động 2:Nhận xét chung về bài làm của HS (10’)
Mục tiêu: Định hướng những ưu, khuyết điểm trong bài làm 
Giáo viên nhận xét chung về bài làm
*Ưu điểm: đa số HS ôn tập kĩ, thuộc bài, nắm được đề và phương pháp làm bài tự luận, thể hiện được kiến thức toàn diện, rộng rãi thông qua kết quả khá khả quan của phần trắc nghiệm.
*Hạn chế:
_Trắc nghiệm: Nhiều em chưa có kiến thức khái quát, toàn diện chương trình ; còn chưa kĩ lưỡng trong việc chọn đáp án đúng nhất, đầy đủ nhất.
_Tự luận: một số còn kém về kĩ năng làm văn, viết bài với nội dung còn quá sơ sài, chưa ứng dụng được lí thuyết về kiểu văn bản vào việc viết bài với một đề tài cụ thể; mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt
* Hoạt động 3: HDHS sửa chữa những lỗi sai trong bài làm (10’)
Mục tiêu: HS nhận rõ được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục.
GV nêu lên những lỗi sai mà học sinh mắc phải, Y/C HS phát hiện và đề ra biện pháp khắc phục
* Hoạt động 4: Phát bài kiểm tra (10’)
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng sửa chữa bài viết của bản thân, nhận xét bài làm của bạn
GV phát bài kiểm tra, Y/c Hs đổi bài quan sát và nhận xét® Nêu ý kiến thắc mắc.
GV giải đáp
Y/C HS đọc điểm, GV ghi vào sổ
Hoạt động 5: Đánh giá kết quả bài làm (5’)
Mục tiêu: Rút kinh nghiệm sau tiết học
- GV đánh giá kết quả bài làm của HS qua điểm số đạt được: Nhìn chung bài làm của các em có đầu tư,có học bài tốt, điểm số khá cao
- Tuy nhiên vẫn còn những trường hợp chưa cố gắng, đa số rơi vào những trường hợp chưa tích cực học tập
* Hoạt động 6: Tiến hành sửa chữa bài kiểm tra (8’)
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các nội dung đã học
- Gọi học sinh nhắc lại đề bài
-Yêu cầu phần trắc nghiệm làgì ?
- Yêu cầu phần tự luận là gì ?
- Em có nhận xét gì về dạng đề này 
- Nội dung cần đạt là gì ?
- Giáo viên: đưa ra đáp án
+ Phần trắc nghiệm mỗi câu 0,25 điểm ( 11 câu – 3 điểm)
+ Phần tự luận 7 điểm
Hoạt động 7:Nhận xét chung về bài làm của HS (10’)
Mục tiêu: Định hướng những ưu, khuyết điểm trong bài làm 
Giáo viên nhận xét về ưu điểm
- Giáo viên nhận xét về hạn chế
- Nhận xét những ưu, khuyết điểm về mặt hình thức bài làm
A. TRẢ BÀI KIỂM TRA VHHĐ
I/ ĐỀ BÀI:
II. NHẬN XÉT CHUNG VỀ BÀI LÀM
 1. Nội dung
 a. Ưu điểm
- Nắm được yêu cầu đề bài
- Phần trắc nghiệm có khoanh tròn theo đúng qui định 
- Phần tự luận có lập được dàn ý chi tiết theo yêu cầu đề bài
 b. Khuyết điểm
- Phần trắc nghiệm: còn một số em khoanh tròn theo quán tính, chưa đầu tư vào nội dung, chưa suy nghĩ
- Phần tự luận:
+ Một số bài làm chưa đúng theo yêu cầu đề bài
+ Nội dung một số bài quá sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu
2. Hình thức
+ Ưu điểm
- Trình bày tương đối sạch đẹp, viết thành từng phần rõ ràng
- Dàn ý có bố cục hợp lí, một số bài làm diễn đạt tốt, ít sai lỗi chính tả dùng từ
+ Khuyết điểm
- Một phần nhỏ viết chữ khó xem, trình bày tùy tiện, sửa nhiều lỗi trên bài làm.
- Còn một số đông viết sai nhiều lỗi chính ta thông thường
- Còn dùng từ khuôn sáo, chưa xác định rõ cách dùng từ
III. CHỮA LỖI
- Cách trình bày
- Cách dùng từ
- Đặt câu
- Diễn đạt
- Lỗi chính tả
IV. PHÁT BÀI KIỂM TRA
V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
B. TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/ ĐỀ BÀI:
 * ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
( Xem lại đề kiểm tra) 
2. Phần tự luận
( Xem lại đề kiểm tra)
II. NHẬN XÉT CHUNG VỀ BÀI LÀM
 1. Nội dung
 a. Ưu điểm
- Nắm được yêu cầu đề bài
- Phần trắc nghiệm có khoanh tròn theo đúng qui định 
 b. Khuyết điểm
- Phần trắc nghiệm: còn một số em khoanh tròn theo quán tính, chưa đầu tư vào nội dung, chưa suy nghĩ
- Phần tự luận:
 + Một số bài làm chưa đúng theo yêu cầu đề bài
 + Nội dung một số bài quá sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu
2. Hình thức
 - Ưu điểm
 + Trình bày sạch đẹp, viết thành từng phần rõ ràng
 + Một số bài làm diễn đạt tốt, ít sai lỗi chính tả dùng từ
 - Khuyết điểm
 + Một phần nhỏ viết chữ khó xem, trình bày tùy tiện, sửa nhiều lỗi trên bài làm.
 + Còn một số đông viết sai nhiều lỗi chính ta thông thường
 + Một số em còn dùng từ khuôn sáo, chưa xác định rõ cách dùng từ
IV. HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHÀ: (2 phút)
	- Xem lại nội dung bài làm ( có đối chiếu với nội dung đã sửa chữa) để rút ra những kinh nghiệm 
 - Sửa chữa hoàn thiện bài tập
V. NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 35.doc