Giúp HS:
Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực sinh động.
Tuần: 5 Tiết: 23 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (trích) Hồi thứ mười bốn. I. Mục đích cần đạt: Giúp HS: Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước. Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực sinh động. II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tên tác giả và tác phẩm của văn bản. - Thói hưởng lạc xa hoa của chúa Trịnh được tả như thế nào? - Thủ đoạn của bọn quan lại hầu cận đối với dân chúng để cướp đoạt của cải ra sao? 3. Giới thiệu bài: Hoàng Lê Nhất Thống Chí là tác phẩm văn học phản ánh lịch sử vào giai đoạn cuối TK 18 đầu TK 19. Sự kiện trước hồi 14 là Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc, Lê Chiêu Thống sợ bỏ chạy qua Trung Quốc cầu viện Mãn Thanh. Lợi dụng cơ hội Tôn Sĩ Nghị kéo quân sang và phải chịu đại bại. Chúng ta sẽ tìm hiểu ở hồi 14. 4. Tiến trình hoạt động: Hoạt động 1: Đọc và hiểu chú thích. GV đọc - HS đọc theo hướng dẫn. * Phân biệt lời đối thoại - lời tự sự. * Lời của vua Quang Trung: dõng dạc. ?- Bố cục bài chia làm mấy phần? Nêu ý chính của từng phần? - Đoạn 1: “Từ đầu... năm Mậu Thân 1788” ® Được tin báo quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân dẹp giặc. - Đoạn 2: “Vua Quang Trung... kéo vào thành” ® Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung. - Đoạn 3: “Lại nói... lấy làm xấu hổ” ® Sự đại bại của nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống. * Nêu tác giả của văn bản. * Đọc chú thích về tác giả, tác phẩm. * Nêu vị trí đoạn trích. Hoạt động 2: * Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ ?- Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế vào thời gian nào? Ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân. ?- Vì sao Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế? Vì để cho lòng người vững bền, để giữ yên lòng dân, phải có chính vị hiệu để dễ dàng hiệu triệu muôn dân, vì đất nước nhân dân. ?- Sau khi lên ngôi việc đầu tiên của Hoàng Đế là gì? Hạ lịnh xuất quân, tự mình đốc xuất đại binh cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. * Đọc lại từ “Vua Quang Trung mừng lắm... tuân theo mà làm” ?- Kể lại những việc làm của vua Quang Trung? - Tuyển mộ quân lính. - Cởi voi ra doanh yên ủi quân lính. - Mở cuộc duyệt binh. - Phủ dụ tướng sĩ. - Định kế hoạch hành quân đánh giặc. - Thưởng phạt công minh, nắm được sở trường sở đoản của tướng sĩ. - Vạch ra kế hoạch đối phó lâu dài với nhà Thanh sau chiến thắng. ?- Nhận xét về nhân vật Nguyễn Huệ? - Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán có chủ đích. Trong một thời gian ngắn mà làm được nhiều việc lớn, hành động rất nhanh chóng trong các kế hoạch. - Trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén sáng suốt phân tích tình hình, nhạy bén trong việc khen thưởng, dùng người. - Có ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng trong việc vạch ra kế hoạch đối phó với quân thù. * Đọc đoạn: “Vua Quang Trung bèn sai... rồi kéo vào thành”. ?- Kể lại tóm tắt trận đánh quân Thanh của Vua Quang Trung? - Ngày 30 tiến quân ra Tam Điệp (150 Km). - Đêm 30 tiến quân ra Thăng Long. - Đến sông Thanh Quyết bắt toàn bộ quân Thanh đi do thám. - Nửa đêm mồng 3 tháng giêng đến Hà Hồi, mọi người đều xin hàng. - Ngày mồng 5 hạ đồn Ngọc Hồi. - Quân Thanh bỏ chạy, Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại. - Giữa trưa mồng 5, Quang Trung kéo quân vào Thăng Long. ?- Nêu những cảm nhận của em về người anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung? - Tài cầm quân như thần. - Cuộc hành quân thần tốc. - Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận. - Chiến thắng oai hùng. Þ Con người trí dũng song toàn. ?- Nhận xét về nghệ thuật kể của tác giả? Đoạn văn trần thuật ghi lại sự kiện lịch sử, miêu tả cụ thể lời nói, hành động hình ảnh của Quang Trung để khắc họa tính cách của nhân vật. ?- Theo em, tại sao các tác giả Ngô Gia Văn Phái vốn trung thành với nhà Lê lại có thể viết thực và hay như thế về người anh hùng Nguyễn Huệ? Dù có tình cảm với nhà Lê, các tác giả không thể bỏ qua sự thực là ông vua nhà Lê hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung là niềm tự hào lớn của dân tộc. Các tác giả đã tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc nên đã viết thực và hay về nhân vật Quang Trung. Hoạt động 3: Sự thảm bại của bọn quân tướng nhà Thanh . ?- Trong lúc Quang Trung tiến quân ra Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị và vua Lê đã làm gì? - Không nghe tin cấp báo. - Chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc. ?- Sự thảm bại của bọn quân tướng nhà Thanh? - Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. - Tôn sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kỵ mã của mình chuồn trước qua cầu phao. - Hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau... chết rất nhiều. - Quân lính đều rơi xuống nước, sông Nhị Hà tắc nghẽn. - Quân Thanh chạy về nước, đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi. ?- Kết quả đến với bọn quân tướng nhà Thanh ra sao? Bọn quân xâm lược chịu hậu quả thảm hại, phải bỏ trốn về nước. ?- Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước hại dân ra sao? Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta vì mưu lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược. Bọn chúng phải chịu số phận bi thảm của kẻ vong quốc. Lê Chiêu Thống chạy gấp... gặp chiếc thuyền... cướp lấy... luôn mấy ngày không ăn... nghe tin quân Tây Sơn đã đuổi đến nơi... cuống quít... chạy gấp lên cửa ải. - Nhà vua đến cửa ải. - Các viên quan khác cũng lục đục theo đến than thở oán giận. ?- Nhận xét giọng văn của tác phẩm? - Đoạn đầu sôi nổi, kể + miêu tả. - Đoạn cuối giọng ngậm ngùi, lưu luyến nhà Lê. Đọc ghi nhớ trang 68. Luyện tập về nhà. Soạn: Truyện Kiều. PHẦN GHI BẢNG I. Đọc - hiểu chú thích: - Tác giả: Ngô Gia Văn Thái. - Vị trí đoạn trích: hồi 14. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Người anh hùng Nguyễn Huệ - Quang Trung. - Tự mình đốc suất đại binh. - Duyệt binh. - Cởi voi ra doanh - Ra lịnh tiến quân. - Phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. - Mở tiệc khao quân. - Ngày mồng 7 vào thành Thăng Long. - Lên đường ra Bắc. - Cưỡi voi đi đốc thúc. - Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, kéo vào thành. Þ Trí dũng song toàn, người anh hùng dân tộc. 2. Sự thảm hại của bọn quân tướng nhà Thanh. - Yến tiệc vui mừng. - Không lo bất trắc. - Sầm Nghi Đống tự thắt cổ. - Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật. - Bỏ chạy tán loạn. - Chết hàng vạn người. Þ Thất bại hoàn toàn. 3. Số phận của bọn vua tôi phản quốc: - Nghe tin có biến vội vã ra ngoài. - Đêm ngày đi gấp. - Mệt lử. - Cuống quít. Þ Hốt hoảng chạy theo bọn xâm lược. III. Ghi nhớ: Trang 68. IV. Luyện tập: Trang 68.
Tài liệu đính kèm: