Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 70: Tập làm văn: Người kể chuyện trong văn bản tự sự

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 70: Tập làm văn: Người kể chuyện trong văn bản tự sự

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.

 - Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện với ngôi kể trong VB TS.

 - Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập hợp các YT này khi đọc văn cũng như khi viết văn.

B. CHUẨN BỊ: - GV: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập .

 - HS: bài soạn.

C. PHƯƠNG PHÁP: - G: phân tích; phát vấn; quy nạp thực hành; .

 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm .

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 ? Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong VB TS?

 * Gợi ý: - Đối thoại: + là HT đối đáp, trò chuyện giữa 2 người hoặc nhiều người.

 + khi viết (trong VB TS) được thể hiện = các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp.

 - Độc thoại: là lời của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc nói với 1 ai đó trong tưởng tượng. Trong VB TS, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng.

 - Độc thoại nội tâm: là khi không thành lời, không gạch đầu dòng.

III. NỘI DUNG BÀI MỚI:

 Ai cũng biết TS là kể lại sự việc, thuật lại sự việc diễn ra ntn? Nhưng ai là người kể? Người kể xuất hiện ở ngôi nào, xưng là gì? Có nghĩa là sự việc ấy được nhìn nhận qua con mắt của ai? Người đó là người ntn, là người trong cuộc hay ngoài cuộc? Cũng là sự việc và CN ấy, nhưng nếu thay đổi ngôi kể, thay đổi người kể thì ND hiện thực được phản ánh và YN câu chuyện rất khác nhau. Vậy để tìm hiểu các VĐ trên thầy trò chúng ta cùng đi tìm hiểu bài: “Người kể chuyện trong VB TS”.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 70: Tập làm văn: Người kể chuyện trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
 Tiết 70
Tập làm văn
 Người kể chuyện trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
 - Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện với ngôi kể trong VB TS.
 - Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập hợp các YT này khi đọc văn cũng như khi viết văn.
B. chuẩn bị: - GV: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập..
 - HS: bài soạn.
C. phương pháp: - G: phân tích; phát vấn; quy nạp thực hành;..
 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm..
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong VB TS?
 * Gợi ý: - Đối thoại: + là HT đối đáp, trò chuyện giữa 2 người hoặc nhiều người.
 + khi viết (trong VB TS) được thể hiện = các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp.
 - Độc thoại: là lời của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc nói với 1 ai đó trong tưởng tượng. Trong VB TS, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng.
 - Độc thoại nội tâm: là khi không thành lời, không gạch đầu dòng.
III. nội dung Bài mới: 
 Ai cũng biết TS là kể lại sự việc, thuật lại sự việc diễn ra ntn? Nhưng ai là người kể? Người kể xuất hiện ở ngôi nào, xưng là gì? Có nghĩa là sự việc ấy được nhìn nhận qua con mắt của ai? Người đó là người ntn, là người trong cuộc hay ngoài cuộc? Cũng là sự việc và CN ấy, nhưng nếu thay đổi ngôi kể, thay đổi người kể thì ND hiện thực được phản ánh và YN câu chuyện rất khác nhau. Vậy để tìm hiểu các VĐ trên thầy trò chúng ta cùng đi tìm hiểu bài: “Người kể chuyện trong VB TS”.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu VT của người kể chuyện trong VB TS (15 phút)
? Đọc đoạn trích/SGK/192?
? Đoạn trích kể về ai và về việc gì?
? Vậy ai là người kể về các nhân vật và sự kiện trên?
? Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện?
G Người kể chuyện có thể kể dưới nhiều HT khác nhau, với những ngôi kể khác nhau: khi vô nhân xưng, khi nhập và 1 nhân vật trong truyện, khi ở ngôi thứ nhất (xưng tôi), khi ở ngôi thứ 3.
? Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy” là NX của người nào? Về ai?
 G Cần lưu ý câu NX thứ 2, người kể chuyện như nhập vào vai anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó. Nếu đó là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều.
? Hãy nêu những căn cứ để có thể NX: người kể ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật?
G Khi trình bày, MT sự việc, người kể chuyện thường gắn với 1 điểm nhìn nào đó. Điểm nhìn là vị trí quan sát của người kể khi thuật lại chuyện. Người ta thường nói đến 3 loại điểm nhìn trong VB TS:
- Điểm nhìn bên trong: là điểm nhìn thông qua đôi mắt” của 1 nhân vật trong truyện. VD: nếu viết “người diễn viên lùi lại với lòng tự hào và cảm kích trước sự tán thưởng nhiệt liệt của công chúng” (nhập vào người diễn viên, MT tâm tư, tình cảm “tự hào, biết ơn” của anh ta đối với công chúng).
- Điểm nhìn bên ngoài: là điểm nhìn của 1 người QS bên ngoài, điểm nhìn khách quan, trung tính, không đi sâu vào tâm lí nhân vật. VD: khi viết: “người diễn viên tươi cười chào khán giả khi họ vỗ tay tán thưởng” (MT nhân vật 1 cách khách quan, trung tính).
- Điểm nhìn thấu suốt: là điểm nhìn mà người kể có mặt khắp nơi, thấy tất mọi hành động, hiểu hết mọi tư tưởng, tình cảm của các nhân vật và thường đưa ra các NX, đánh giá về họ. VD: khi viết “đứng cả dậy, công chúng nồng nhiệt thừa nhận sự xuất hiện của 1 diễn viên lớn” (MT hành động, tình cảm, thái độ của công chúng và cả sự đánh giá của người viết về “1 diễn viên lớn”).
? Đọc ghi nhớ/SGK/193?
? Ghi nhớ có mấy ND? Đó là các ND nào?
* HĐ2: Luyện tập (20 phút)
? Đọc bài tập 1?
? Người kể chuyện ở đây là ai?
? Ngôi kể này có ưu điểm và nhược điểm gì so với ngôi kể ở đoạn văn của Nguyễn Thành Long?
G Nghĩa là chúng ta phải làm sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 2 phút -> trả lời = miệng.
- Kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ, cô gái và anh thanh niên.
- Người kể chuyện vô nhân xưng, không xuất hiện trong cau chuỵen (không phải là 1 trong 3 nhân vật trong đoạn trích).
- Trong đoạn văn các nhân vật đều trở thành đối tượng MT 1 cách khách quan (“anh thanh niên vừa vào kêu lên”, “cô kĩ sư mặt đỏ ửng”, “bỗng nhà hoạ sĩ già quay lại”).
- Nếu người kể là 1 trong 3 nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi.
- Là NX của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.
- Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện, đối tượng được MT, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn.
- Các HT và TD của các HT kể.
- VT của người kể chuyện.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 2 phút -> trả lời = miệng.
- Nhân vật “tôi” kể chuyện – là cậu bé, trong cuộc gặp gỡ đầy cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách.
- Ưu điểm: giúp người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, MT được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”.
- Hạn chế trong việc MT bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong đoạn văn trần thuật.
- Mỗi dãy bàn đóng vai 1 nhân vật để kể lại câu chuyện với ngôi thứ nhất.
- 2 HS 1 nhóm thảo luận -> trả lời = miệng.
I. VT của người kể chuyện trong VB TS
1. VD:
2. PT:
3. NX:
- Ngôi thứ nhất dễ bộc lộ cảm xúc của người kể
- Ngôi thứ 3 biết hết mọi việc, mọi tâm tư tình cảm của tất cả các nhân vật.
4. Ghi nhớ:
II. Luyện tập
- SS 2 đoạn văn.
- Chuyển đoạn trích thành đoạn khác với ngôi kể thứ nhất.
IV. Củng cố: 
 Không nên đánh đồng người kể chuyện với TG, ngay cả khi người kể chuyện xưng “tôi”. Trong VB TS, VĐ người kể chuyện và việc thay đổi các điểm nhìn khác nhau là rất có YN. Nó giúp TG bộc lộ tư tưởng, tình cảm và những suy nghĩ của mình 1 cách sinh động: khi trực tiếp, khi gián tiếp, khi đi sâu vào tâm lí nhân vật, khi mô tả 1 cách lạnh lùng khách quan, tạo ra cái nhìn nhiều chiều và tránh được sự đơn điệu cho giọng văn trần thuật.
 V. Hướng dẫn: - Xem lại ND bài học và hoàn thành phần luyện.
 - Soạn bài: Chiếc lược ngà.
E. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doc70-NGUOI KE CHUYEN TRONG VB TS.doc