Ngữ văn 9 - Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ và ước lệ tượng trưng trong hai câu thơ Làn thu thuỷ nét xuân sơn / Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Ngữ văn 9 - Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ và ước lệ tượng trưng trong hai câu thơ Làn thu thuỷ nét xuân sơn / Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ và ước lệ tượng trưng trong hai câu thơ

Làn thu thuỷ nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

(Câu mở đoạn). Nguyễn Du không chỉ thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ hay khắc hoạ tính cách nhân vật mà ông cũng rất thành công trong việc tả người. (Câu nọi dung) Chỉ vài dòng thơ ngắn nhưng vẻ đẹp của Thuý Kiều hiện lên rất rõ. Hai câu thơ: “Làn thu thuỷ nét xuân sơn / Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là một minh chứng cho điều đó. Không giống như miêu tả Thuý Vân, đến lượt miêu tả Thuý Kiều Nguyễn Du chỉ chú ý đặc tả đôi mắt và đôi lông mày của nàng. Chỉ hai chi tiết đó mà vẽ đẹp của Kiều đã hiện lên như một viên ngọc toàn bích. Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã miêu tả đôi mắt của Kiều đẹp trong xanh như nước hồ thu, lông mày của nàng thanh tú như dáng vẻ, nét núi chẳng khác gì sự mơn mỡn, tươi xanh của núi mùa xuân. Dùng hai hình ảnh thiên nhiên “làn thu thuỷ và nét xuân sơn” để ẩn dụ cho vẻ đẹp của Kiều là một sự thành công trong việc miêu tả của Nguyễn Du. Chưa hết, vẻ đẹp của Kiều khiến hoa phải “ghen” vì thua thắm, liễu phải “hờn” vì kém xanh thì người đọc dù không đợc nhìn thấy Kiều nhưng cũng có thể hình dung và tưởng tượng Kiều đẹp đến mức nào. Vẽ đẹp ấy không chỉ thiêu đốt lòng người mà đến thiên nhiên, tạo hoá cũng không thể dửng dưng hay nhường nhịn. Đó không chỉ là một vẻ đẹp hoàn thiện, không chỉ ngang hàng với tạo hoá mà còn vượt lên trên cả tạo hoá. Phải chăng cách sử dụng nghệ thuật nhân hoá “ghen” “hờn” như một sự báo trước cuộc một đời trắc trở mà cũng lắm chông gai cho nàng? Việc chỉ chọn đôi mắt để miêu tả cũng đủ để chứng minh cho tài năng của Nguyễn Du. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, qua đôi mắt người ta có thể nhìn thấu tâm can của con người, qua đôi mắt của nàng Kiều người đọc có thể hình dung một nàng Kiều không chỉ tuyệt thế giai nhân mà còn chứa đựng cả tâm hồn cao đẹp và trái tim nhân hậu ( Câu kết đoạn) Nguyễn Du xứng đáng là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ, bậc thầy trong việc miêu tả người.

 

doc 1 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 4247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ và ước lệ tượng trưng trong hai câu thơ Làn thu thuỷ nét xuân sơn / Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ và ước lệ tượng trưng trong hai câu thơ
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
(Câu mở đoạn). Nguyễn Du không chỉ thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ hay khắc hoạ tính cách nhân vật mà ông cũng rất thành công trong việc tả người. (Câu nọi dung) Chỉ vài dòng thơ ngắn nhưng vẻ đẹp của Thuý Kiều hiện lên rất rõ. Hai câu thơ: “Làn thu thuỷ nét xuân sơn / Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là một minh chứng cho điều đó. Không giống như miêu tả Thuý Vân, đến lượt miêu tả Thuý Kiều Nguyễn Du chỉ chú ý đặc tả đôi mắt và đôi lông mày của nàng. Chỉ hai chi tiết đó mà vẽ đẹp của Kiều đã hiện lên như một viên ngọc toàn bích. Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã miêu tả đôi mắt của Kiều đẹp trong xanh như nước hồ thu, lông mày của nàng thanh tú như dáng vẻ, nét núi chẳng khác gì sự mơn mỡn, tươi xanh của núi mùa xuân. Dùng hai hình ảnh thiên nhiên “làn thu thuỷ và nét xuân sơn” để ẩn dụ cho vẻ đẹp của Kiều là một sự thành công trong việc miêu tả của Nguyễn Du. Chưa hết, vẻ đẹp của Kiều khiến hoa phải “ghen” vì thua thắm, liễu phải “hờn” vì kém xanh thì người đọc dù không đợc nhìn thấy Kiều nhưng cũng có thể hình dung và tưởng tượng Kiều đẹp đến mức nào. Vẽ đẹp ấy không chỉ thiêu đốt lòng người mà đến thiên nhiên, tạo hoá cũng không thể dửng dưng hay nhường nhịn. Đó không chỉ là một vẻ đẹp hoàn thiện, không chỉ ngang hàng với tạo hoá mà còn vượt lên trên cả tạo hoá. Phải chăng cách sử dụng nghệ thuật nhân hoá “ghen” “hờn” như một sự báo trước cuộc một đời trắc trở mà cũng lắm chông gai cho nàng? Việc chỉ chọn đôi mắt để miêu tả cũng đủ để chứng minh cho tài năng của Nguyễn Du. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, qua đôi mắt người ta có thể nhìn thấu tâm can của con người, qua đôi mắt của nàng Kiều người đọc có thể hình dung một nàng Kiều không chỉ tuyệt thế giai nhân mà còn chứa đựng cả tâm hồn cao đẹp và trái tim nhân hậu ( Câu kết đoạn) Nguyễn Du xứng đáng là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ, bậc thầy trong việc miêu tả người. 

Tài liệu đính kèm:

  • docdoan van Thuy Kieu.doc