Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 7 - Tiết 30: Trả bài tập làm văn số 1 ( Văn thuyết minh)

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 7 - Tiết 30: Trả bài tập làm văn số 1 ( Văn thuyết minh)

. Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS:

- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót trong bài văn của mình

- Rèn kỹ năng tự nhận xét, đánh giá

II. Chuẩn bị của GV và HS

 - GV: chấm, chữa bài

 - HS: Xem lại lý thuyết về văn thuyết minh

 

doc 10 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 7 - Tiết 30: Trả bài tập làm văn số 1 ( Văn thuyết minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 
Tiết 30
Trả bài tập làm văn số 1
( Văn thuyết minh)
I. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót trong bài văn của mình
- Rèn kỹ năng tự nhận xét, đánh giá
II. Chuẩn bị của GV và HS
	- GV: chấm, chữa bài
	- HS: Xem lại lý thuyết về văn thuyết minh
III. Các hoạt động dạy học 
	1. Tổ chức:
	9C Tổng số Vắng	Dạy
	2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
	3. Bài mới:
	Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề - tìm ý
- Đề bài yêu cầu theo thể loại nào?
( Thuyết minh)
- Nội dung cần thuyết minh là gì?
( Một loài cây quê hương)
- cần đảm bảo yêu cầu gì trong bài văn thuyết minh?
( Thuyết minh kết hợp biện pháp nghệ thuật, miêu tả...) 
- Để đảm bảo các yêu cầu trên, theo em cần làm rõ các ý nào trong bài viết?
( Cây gì? Giá trị của cây đó trong đời sống quê hương em, đặc điểm của cây, công dụng, giá trị vật chất, giá trị tinh thần...)
- HS thảo luận: lập dàn ý
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, ghi kết luận bằng bảng phụ.
( Dàn bài đã sử dụng ở tiết viết bài)
HĐ2. Nhận xét bài viết của HS
- GV dùng hệ thống câu hỏi SGK (T. 76) hướng dẫn HS tự nhận xét bài viết
- GV nhận xét khái quát ưu - nhược
HĐ3. Trả bài, hướng dẫn lỗi
- GV trả bài HS tự chữa lỗi 
- Hướng dẫn chữa một số lỗi ( GV nêu câu sai - HS tìm cách chữa) 
I. Đề bài. Tìm hiểu đề - Tìm ý
* Đề bài:
Giới thiệu về một loài cây quê hương em
1. Tìm hiểu đề
2. Tìm ý
3.Lập dàn ý
II. Nhận xét
* Ưu điểm 
- Đa số nắn phương pháp viết bài văn thuyết 
minh 
- Một số bài viết sáng tạo, diễn đạt tốt, kết hợp tốt các biện pháp nghệ thuật 
- Nhiều bài viết trình bày sạch, đẹp
* Nhược điểm 
- Nhiều bài viết HS chưa hiểu rõ về đối tượng thuyết minh
- Một số HS lười suy nghĩ -> sao chép 
- Một số HS khong biết sử dụng dấu câu phù hợp
- Một số bài viết lỗi chính tả nhiều
III. Trả bài - Chữa lỗi
Loại lỗi
Viết sai
Sửa sai
Chính tả
- Tre mưa, tre nắng
- dổ giá
- Khẳng khưu
che
rổ, rá
khiu
Dùng từ
- những con chuyền được làm bằng tre
- lẫm nhẫm biết đi
- Đến mùa, lúa được quy hoạch về
- nghỉ một chút lát
- que chuyền
- lẫm chẫm
- thu hoạch
- -> nghỉ một chút
 -> nghỉ một lát
Lỗi câu 
diễn đạt
- Trong các bữa ăn hàng ngày. Cây lúa là lương thực chính
- Lá tre đốt lấy tro cho vào rau và hoa
- Khi cất tiếng khóc chào đời, ta sống trong ngôi nhà tre, dui mè tre, mái tranh tre... 
- Trong các bữa ăn hàng ngày, 
gạo
 là...
- Lá tre đốt lấy tro để bón cho 
rau,
 cho hoa
- Khi... ta sống trong ngôi nhà 
tre, 
dưới mái tranh tre.
4. Củng cố:
	- GV nhận xét giờ
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Chuẩn bị bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Ngày dạy...../...../2007
Tiết 31
Kiều ở lầu ngưng bích
(Trích "tuyện Kiều") - Nguyễn Du
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- Qua tìm hiểu tâm trạng cô đơn, buồn tủi và lỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ hiếu thảo của nàng
	- thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình.
2. Kỹ năng: 
3. Thái độ: 
 II. Chuẩn bị 
- GV: SGK, SGV, tài liệu "Đọc - hiểu văn bản"
- HS: Chuẩn bị bài
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: (5') Đọc thuộc lòng đoạn trích "Cảnh ngày xuân" và nêu nội dung chính của đoạn trích đó
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: (1')
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích. 
- Gv hướng dẫn đọc
- GV đọc mẫu 
- HS đọc văn bản 
- Lưu ý HS các chú thích 2, 3, 5, 6, 9, 10.
HĐ2. Tìm hiểu chung 
- Nêu kết cấu đoạn trích
(Ba phần)
- HS đọc 6 câu thơ đầu
- Nội dung
- Từ ngữ nào cho thấy hoàn cảnh của Kiều lúc này?
- Từ "Khoá xuân" gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống hiện tại của Kiều?
- Không gian hiện lên qua cái nhìn của nhân vật như thế nao?
- Em nhận xét gì về đặc điểm không gian trước lầu Ngưng Bích ?
(Không gian mở ra vừa rộng, vừa xa, vừa cao qua cái nhìn của nhân vật -> mênh mông, hoang vắng, rợn gợp)
- Tác giả miêu tả không gian như vậy nhằem mục đích gì?
(Con người nhỏ bé, trơ trọi trước không gian rợn gợp)
- Các từ "non xã", "trăng ngần", "cát vàng", "bụi hông" có ý nghĩa gì trong việc diễn tả tâm trạng?
(Hình ảnh ước lệ miêu tả mênh mông của không gian và diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều .)
- Thời gian qua cảm nhận của Kiều như thế nào?
- Từ "bễ bàng" được hiểu như thế nào?
(Tủi hổ, đắng cay)
- Hình ảnh "mây sớm đèn khuya" gợi nên ý nghĩa thời gian như thế nào?
- Qua khung cảnh thiên nhiên, có thể thấy Thuý Kiều đang ở trong tâm trạng như thế nào?
HĐ3. Tìm hiểu tâm trạng nhớ nhung của Thuý Kiều.
HS đọc 8 câu thơ tiếp theo
- Đoạn thơ diễn tả tâm trạng gì của Thuý Kiều?
- Trong hoàn cảnh ấy Kiều nhớ đến ai trước?
 (Kim Trọng)
- Theo em vì sao như vậy?
- Kiều đã nhớ người yêu như thế nào?
(Tưởng người... Chèn đồng)
- Câu "Tin sương... mai chờ) được hiểu như thế nào?
(Tưởng tượng Kim Trọng cũng đang chờ đợi mình, hướng về mình ngày đêm mà vô ích)
Em hiểu câu"Tấm son gột rửa..." như thế nào?
- Kiều nhớ đến cha mẹ như thế nào? 
("Xốt người tựa cửa...
... đó giờ")
- Em hiểu câu thơ trên như thế nào?
- Thành ngữ "quạt nồng ấm lạnh" và điển cổ "sân lai", " gốc tử" góp phần bộc lộ tâm trạng Kiều như thế nào?
- Vì sao em hiểu như vậy?
- Qua tâm trạng nhớ thương người yêu, cha mẹ em thấy kiều là người như thế nào?
HĐ4. Tìm hiểu tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều. 
- HS đọc 8 câu thơ cuối
- nêu nội dung chính của tám câu thơ đó.
- Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật gì khi thể hiện tâm trạng buần lo của Thuý Kiều?
(tả cảnh ngụ tình)
- Cảnh lầu Ngưng Bích được miêu tả như thế nào?
(Từ xa -> gần; màu sắc từ nhạt đến đậm;âm thanh từ tĩnh đến động; nỗi buồn man mác mông lung đến lo sợ) 
- GV: Tám câu thơ kết thành một bức tranh toàn cảnh nhưng mỗi cảnh thiên nhiên đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng số phận của con người 
=> Ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ (SGK - T.96)
I. Đọc văn bản - Tìm hiểu chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hoàn cảmh của Kiều
"Khoá xuân" -> giam lỏng
- Bốn bề bát gát, 
non xa... trắng ngần
->mênh mông -> hoang vắng
- Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
-> Dòng chảy thời gian tuần hoàn, khép kns trong tủi hổ, đắng cay.
=> Cô đơn, tuyệt vọng 
2. Nỗi nhớ thương người yêu, cha mẹ
* Nối nhớ thương người yêu
- Nhớ lời thề
- Xót xa khi nghĩ về người yêu
Tuyệt vọng
- Nỗi nhớ không nguôi
 chờ ngóng con
Xót xa
 không được chăm sóc, lo lắng
- Nhớ thương -> lòng hiếu thảo
=> Kiều là người thuỷ chung tình nghĩa, hiếu thảo
3.Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều
 nhớ quê hương
 lo cho số phận
Buồn trống vô vọng
 hoảng sợ
-> Tả cảnh ngụ tình
* Ghi nhớ (SGK)
3. Củng cố (3')
	- Thế nào là tả cảnh ngụ tình
	- Nội dung chính của đoạn trích
4. Hướng dẫn học ở nhà
	- Học bài
	- Học thuộc lòng đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
	- Chuẩn bị bài: Miểu tả trong văn bản tự sự.
Ngày dạy...../...../2007
Tiết 32
Miêu tả trong văn bản tự sự
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật trong văn bản tự sự
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản. 
3. Thái độ: 
 II. Chuẩn bị 
- GV: SGK, SGV, bản phụ
- HS: Chuẩn bị bài
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: (5') Kết hợp trong giờ
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: (1')
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn tự sự
- HS đọc đoạn trích
- Đoạn trích kể trận đánh nào?
- Trong trận đánh ấy, vua Quang Trung làm gì? Xuất hiện như thế nào?
(HS trả lời - nhận xét - khái quát bằng bảng phụ:
- Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ 10 người một bức rồi tiến sát đồn Ngọc Hồi
- Quân của Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh
- Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết, quân thanh đại bại)
- Các chi ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
(Làm rõ câu hỏi đối tượng hành động như thế nào?)
- HS đọc các sự việc (SGK - T.91)
- Theo em các sự việc chính các bạn đã nêu lên đầy đủ chưa?
(Đầy đủ) 
- Em hãy nối các sự việc ấy thành đoạn văn. 
- Nếu chỉ sự việc diễn ra như thế thì câu chuyện sẽ như thế nào?
(Không sinh động)
- Vì sao?
(Nếu như vậy mới chỉ nêu (kể) việc gì chứ chưa chứ chưa biết được việc đó diễn ra như thế nào)
- So sánh các sự việc chính vừa nêu với đoạn trích và cho biết nhờ yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện một cách sinh động?
- Vậy qua tìm hiểu, em thấy yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?
=> Ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ (SGK - T.91)
HĐ2. Luyện tập.
- HS tìm những yếu tố miêu tả người và cảnh trong đoạn trích "Chị em Thuý Kiều và Cảnh ngày xuân"
- Giá trị của những yếu tố miêu tả trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích.
(Làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn giàu chất thơ) 
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
- Việc đoạn văn kể về chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày thanh minh.
- HS trình bày bài viết
- HS nhận xét
- GV nhận xét. 
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn tự 
sự
* Đoạn trích
- Vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi
- Yếu tố miêu tả làm rõ: hành động diễn ra như thế nào?
- Yếu tố miêu tả giúp bài văn trở nên sinh động.
* Ghi nhớ (SGK - T.91)
II. Luyện tập
Bài tập 1 (T.92)
* Tả người
- "Vân xem...
.... tuyết nhường màu da"
- Kiều càng...
... liễu hờn kim xanh.
* Tả cảnh
"Cỏ non xanh tận chân trời
... vài bông hoa"
"Tà tà bóng ngả về tây
... cuối ghềnh bắc ngang"
Bài tập 2. (T.92)
Viết đoạn văn
3. Củng cố(3')
	- Vai trò của yếu tố miêu tatrong văn tự sự
4. Hướng dẫn học ở nhà (2')
	- Học bài, học thuộc phần ghi nhớ
	- Làm bài tạp 3 (T. 92)
	- Chuẩn bị bài: Trau dồi vốn từ.
Ngày dạy...../...../2007
Tiết 33
Trau dồi vốn từ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
	 - Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ.
	- Muốn trau dồi vốn từ, trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩ và cách dùng của từ. 
	- Ngoài ra, muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ .
2. Kỹ năng: 
3. Thái độ: 
 II. Chuẩn bị 
- GV: SGK, SGV, bản phụ
- HS: Chuẩn bị bài
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: (5') Nêu các cách phát triển từ vựng. Từ vựng của ngôn ngữ có thể không phát triển được không? Tại sao?
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: (1')
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu việc rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
- HS đọc phần1 (SGK - T. 99)
- HS thảo luận: qua ý kiến đó, em hiểu tác giả muốn nói điều gì?
- HS đọc ví dụ 2
- Chỉ ra lỗi trong ba câu đã cho
- Chưã lại cho đúng
Theo em, vì sao có những lỗi sai này?
GV: rõ ràng là không phải "tiếng ta nghèo" mà do người viết đã "không biết dùng tiếng ta"
- Vậy để "biết dùng tiếng ta" cần phải làm gì?
(phải nắm được đầy đủ nghĩa của từ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ)
=> Ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ (SGK - T. 100)
HĐ2. Tìm hiểu việc rèn luyện để làm tăng vốn từ.
- HS đọc ý kiến của nhà văn Tô Hoài
- Nhà văn Tô Hoài nói về vấn đề gì có liên quan đến việc trau dồi vốn từ?
- Qua câu chuyện của Tô Hoài, em rút ra bài học gì?
=> Ghi nhớ
- HS đọc gi nhớ (SGK - T. 101)
HĐ3. Luyện tập
- HS đọc bài tạp 1.
HS chọn cách giải thích đúng
- HS đọc bài tập 2.
- Xác định yếu tố Hán Việt
- HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- GV treo bảng phụ: HS đọc sửa lỗi dùng từ.
- HS đọc yêu cầu bài tập 6.
- HS chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. 
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
1. 
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lơn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt
- Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ mà trước hết là trau dồi vốn từ
2. Lỗi diễn đạt
a. Dùng thừa từ "đẹp"
b. Dùng từ sai
Dự đoán -> phỏng đoán , ước đoán... đẩy mạnh
c. Dùng sai từ
Đẩy mạnh-> mở rộng, thu hẹp.
=>Do không biết chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ 
* Ghi nhớ (SGK)
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ
- "Học lời ăn tiếng nói của nhân dân" để trau dồi vốn từ
* Ghi nhớ
III. Luyện tập
Bài tập 1. (T. 101)
Cách giải thích đúng: 
- Hẩu quả: b
- Đạt: a
- Tinh tú: b
Bài tập 2 (T. 102)
a. Tuyệt
- Dứt, không còn gì: tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt thực...
- Cực kì, nhất: tuyệt đỉnh, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần...
b. Đồng.
- Cùng nhau, giống nhau: đồng âm, đồng bộ, đồng hành.
- Trẻ em: đồng dao, nhi đồng...
Bài tập 3. (T. 103)
- im lặng -> yên lặng, vắng lặng...
- thành lập, -> thiết lập
- cảm xúc -> xúc động, cảm phục
Bài tập 6
a. điểm yếu
b. mục đích cuối cùng
c. đề bạt
d. láu táu
e. hoảng loạn
3. Củng cố(3')
	- Làm thế nào để trau dồi vốn từ
4. Hướng dẫn học ở nhà (2')
	 - Học bài, học thuộc phần ghi nhớ 
	- Làm bài tập 4, 5, 7, 8, 9
	- Chuẩn bị bài: Viết bài tập làm văn số 2
	- Yêu cầu: xem lại yêu càu viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả
Ngày dạy...../...../2007
Tiết 34 -35
Viêt bài tập làm văn số 2
(Văn tự sự)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- Biết vân dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả.
2. Kỹ năng: rèn luyện kĩ năng diễn đạt trình bày
3. Thái độ: trân trọng những kỉ niệm đẹp 
 II. Chuẩn bị 
- GV: SGK, SGV, bản phụ
- HS: Chuẩn bị bài
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: (5') 
* Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em lại thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học ấy kể lại buổi thăm thăm trường đầy xúc động đó.
2. Đáp án, biểu điểm
* Yêu cầu:
- Nội dung: kể về một buổi thăm trường vào một ngày hề sau 20 năm xa cách.
(Kết hợp miêu tả cảnh ngôi trường
	thầy cô, bạn bè
- Hình thức: viết thư để kể chuyện(tưởng tượng sau 20 năm trở lại trường cũ). Bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát.
* Đáp án - biểu điểm
a. Mở bài (1 điểm)
 - Phần đầu thư, lí do viết thư
b. Thân bài (8 điểm)
 - Lúc này em đang ở vị trí xã hội nào? (0,5 điểm)
- Lí do trở lại thăm trường? Thời gian? Ai cùng đi? (0,5 điểm)
- Đến trường gặp những ai? Các thày cô, bạn bè thay đổi như thế nào? *(2,5 điểm)
	 - Khung cảnh trường như thế nào? (cái gì vẫn như xưa và cái gì đã đổi thay. (2,5 điểm)
- Gợi nhớ kỉ niệm tuổi thơ sống dưới mái trường (2 điểm)
c. Kết bài (1 điểm)
Phần kết bức thư
	- Tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ sau buổi trở lại thăm trường.
	- lời chào, chúc, hứa hẹn...
3. Củng cố (3')
	- Nhận xét giờ, thu bài
5. Hướng dẫn học ở nhà (5')
	- Chuẩn bị bài: Mã Giám Sinh mua Kiều.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu_van_9.doc