Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 7 - Tiết: 33: Miêu tả trong văn bản tự sự

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 7 - Tiết: 33: Miêu tả trong văn bản tự sự

/- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Qua bài học, GV giúp1 hs biết kết hợp miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong bài văn tự sự.

 Rèn luyện kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1356Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 7 - Tiết: 33: Miêu tả trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Tiết: 33
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I/- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Qua bài học, GV giúp1 hs biết kết hợp miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong bài văn tự sự. 
	Rèn luyện kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản. 
II/- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
	1) Ổn định: 
	2) Kiểm tra bài cũ: 
	- Thế nào là tóm tắt tác phẩm tự sự? 
	- Một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự phải đạt những yêu cầu nào? 
 	3) Giới thiệu bài: 
	Các em đã biết tự sự là một trong các phương thức biểu đạt và đã luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. Để phản ánh, tái hiện hiện thực, tự sự lấy kể việc, trình bày diễn biến của sự việc là chính. Nhưng để văn bản tự sự hay sinh động, thường phải có sự kết hợp đan xen với các phương thức biểu đạt khác: miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận Bài học hôm nay giúp các em thấy được vai trò của miêu tả trong khi tự sự và luyện tập kết hợp miêu tả trong văn tự sự bằng thực hành viết các đoạn văn, bài văn. 
	4) - Tiến trình hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu vai trò của miêu tả trong tự sự. 
- Cho hs đọc đoạn văn trích. 
 Đoạn văn kể về việc gì? 
- Đoạn văn kể chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi. 
 Sự việc ấy diễn ra như thế nào? Trả lời câu hỏi này, có bạn đã nêu ra các sự việc như SGK. 
- Cho hs đọc các sự việc được nêu ra trong SGK. 
 Nhận xét bạn hs này đã nêu lên đầy đủ các sự việc chính trong đoạn văn chưa? 
- Đã đầy đủ. 
- Cho hs nối các sự việc ấy thành một đoạn văn. 
 Nếu chỉ kể lại việc diễn ra như thế thì câu chuyện có sinh động không? Tại sao? 
- Không sinh động, vì chỉ đơn giản kể lại các sự việc, tức là chỉ mới trả lời câu hỏi việc gì, chỉ chưa trả lời được câu hỏi việc đó diễn ra như thế nào? 
 So sánh các sự việc chính mà bạn đã nêu với đoạn trích, em hãy nhận xét nhờ những yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động? 
 Nhờ có miêu tả bằng các chi tiết mới thấy được sự việc diễn ra như thế nào? 
- Cho hs đọc ghi nhớ (trang/SGK) 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs luyện tập. 
Bài tập 1: Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích” Chị em Thúy Kiều” và” Cảnh ngày xuân”. 
- Cho hs tìm ra các yếu tố miêu tả. 
 Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung đoạn trích? 
- GV gợi ý cho hs. 
 * Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều yếu tố miêu tả, nhất là tả người. Nhằm tái hiện lại chân dung” Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” của Thúy Kiều và Thúy Vân. Tác giả sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, một thủ pháp quen thuộc và nổi bật trong văn thơ cổ. 
 * Hs chỉ cần chỉ ra được ở mỗi đối tượng, Nguyễn Du đã chú ý tả ở phương diện nào? So sánh, ví von với những gì? Cách tả ấy đã làm nổi bật được vẻ đẹp khác nhau như thế nào ở mỗi nhân vật? 
 * Trong” Cảnh ngày xuân”, Nguyễn Du chọn lọc những chi tiết gì để miêu tả và làm nổi bật cảnh sắc mùa xuân. 
Bài tập 2: Viết đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày thanh minh. Trong khi kể chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả cảnh ngày xuân. 
- Bài tập này có thể cho làm sau bài tập 3. 
- Cho về nhà nếu không đủ giờ. 
Bài tập 3: Giới thiệu vẻ đẹp chị em Thúy Kiều bằng lời văn của mình. 
- Hs thảo luận nội dung giới thiệu- cử đại diện lên trình bày. 
- Lớp nhận xét, góp ý. 
* GV chốt lại nội dung chính của tiết học: Vai trò miêu tả trong văn tự sự – Cho hs đọc lại ghi nhớ. 
I/- Vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự: 
* Đoạn trích kể chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi
Kể các sự việc chính
- Kết hợp miêu tả bằng các chi tiết. 
Ghi nhớ: (SGK/trang 86) 
II/- Luyện tập: 
Bài tập 1: 
* Yếu tố tả người: 
-Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. 
-Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
-Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. 
        . 
* Yếu tố tả cảnh: 
 Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
   . 
Bài tập 2: Viết đoạn văn kể chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả. 
Bài tập 3: Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều
	5) - Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà: 
	- Làm tiếp bài luyện tập. 
	- Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 2: Văn tự sự
	- Soạn” Thúy Kiều báo ân, báo oán” (SGK trang 99) 

Tài liệu đính kèm:

  • doc07-33_MieuTaTrongVanBanTuSu.doc