Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 146 đến tiết 160

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 146 đến tiết 160

TIẾT 146 : RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG

(Trích Rô - Bin – Xơn Cru- xô)

 ____Đe-ni-ơn Đi-Phô____

A. Mục tiêu cần đạt.

- Giúp Hs thấy được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô- bin- xơn khi phải sống một mình giữa đảo hoang.

- Thấy được hình thức tự truyện trong văn bản.

1. Kiến thức:

- Nghị lực,tinh thần lạc quan của một con người phải sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đọc, hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự viết bằng hình thức tự truyện.

- Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.

B. Chuẩn bị.

- GV: Giáo án, Sgk.

- HS: Chuẩn bị bài.

- Phương pháp:Phân tích, bình.

C. Tiến trình lên lớp.

 

doc 32 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 146 đến tiết 160", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/03/2013:
Giảng :	
Tuần 31
TIẾT 146 : RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
(Trích Rô - Bin – Xơn Cru- xô)
 ____Đe-ni-ơn Đi-Phô____
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp Hs thấy được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô- bin- xơn khi phải sống một mình giữa đảo hoang.
- Thấy được hình thức tự truyện trong văn bản.
1. Kiến thức:
- Nghị lực,tinh thần lạc quan của một con người phải sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự viết bằng hình thức tự truyện.
- Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp:Phân tích, bình.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 9B
2. Kiểm tra. 
Tóm tắt nội dung truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, khái quát những phẩm chất chung cùng những nét riêng của Phương Định, Nho,chị Thao?
3. Bài mới.	
*Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài.
 Nêu vài nét về tác giả?
GV giới thiệu sơ lược về tác phẩm
Nhân vật rô- bin- xơn xưng tôi kể về đời mình đó là một chàng trai ưa hoạt động và ham thích phiêu lưu, say mê những miền đất lạ bất chấp sóng gió hiểm nguy sau nhiều chuyến đi biển không thành 9 Tàu đắm gặp cướp biển bị bắt làm nô lệ) Chàng vẫn không hề nao núng và bắt đầu một chuyến đi khác. Lần này tàu gặp bão bị đắm, trên tàu chỉ còn một mình Rô- bin- xơn sống sót dạt vào đảo hoang. Đó là ngày 13/9/1659 lúc đó chàng 27 tuổi một mình sống trên đảo hoang và sau 28 năm 2 tháng 19 ngày Rô bin xơn đã 55 tuổi mới được cứu thoát trở về nước Anh.
Văn bản nên chia làm mấy đoạn? Ý mỗi đoạn?
 Rô- bin- xơn tự cảm nhận về trang phục của mình ntn?
- Trang phục của Rô-bin-xơn gồm những thứ gì? mỗi thứ ấy được kể và tả như thế nào?
Em có nhận xét gì về cách tả, kể của tác giả?
Đó là trang phục, trang bị như thế nào? Em có suy nghĩ gì về trang phục, trang bị của Rô-bin-xơn (Trong điều kiện sống lúc đó của anh) ?
Diện mạo của Rô-bin-xơn được tả qua chi tiết nào?
Nhận xét gì về cách kể? Qua diện mạo ấy ta hiểu thêm gì ở Rô-bin-xơn?
Hoạt động nhóm:Thảo luận 
- Chúng ta thấy gì sau bức chân dung của Rô-bin-xơn?
Nêu nhận xét về nghệ thuật và nội dung đoạn trích. 
 * Hoạt động 3 : Luyện tập.
+ Tại sao tác giả lại tả trang phục kĩ hơn diện mạo?
 + Rút ra bài học cho bản thân là gì từ đoạn trích vừa học?
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Đọc, tóm tắt.
- Giọng đọc trầm tĩnh, pha chút hóm hỉnh, tự giễu cợt.
2. Tìm hiểu chú thích.
a. Tác giả.
 Đe-ni-ơn Đi-Phô (1660 - 1731) là nhà văn lớn của nước Anh thế kỷ XVIII.
b. Tác phẩm.
 Rô- bin- xơn Cru- xô viết 1979
- Đoạn trích thuộc chương 10 kể về lúc Rô- bin- xơn một mình sống ngoài đảo hoang. 
c. Từ khó.
 Sgk Tr 129.
3.Thể loại và bố cục. 
- Thể loại : Viết dưới hình thức tự truyện.
- Bố cục: 3 đoạn
+ Đ1: ...“như dưới đây”. Cảm giác chung khi tự ngắm minh của Rô-bin-xơn.
+ Đ2: ... “khẩu súng của tôi”. Trang phục, trang bị của Rô-bin-xơn.
+ Đ3: Còn lại. Diện mạo của vị chúa đảo.
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
1.Trang phục của Rô-bin-xơn.
- Cảm nhận chung: Hình dung đi dạo trên quê hương... thấy họ hoảng sợ cười sằng sặc. 
-> kì lạ và thú vị
Trang phục:
+ Mũ: to tướng, cao lêu đêu, chẳng ra hình thù gì, làm bằng da dê
+ Áo: bằng tấm da dê, vạt dài tới lưng chừng bắp đùi.
+ Quần: loe, lông dê thõng xuống.
+ Ủng: hình dáng hết sức kì cục.
+ Thắt lưng:da dê
+ Lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con
+ Đeo hai cái túi bằng da dê...
->Kể tả rất kĩ với giọng văn dí dỏm.
=>Trang phục, trang bị hết sức độc đáo đặc biệt. Nó là kết quả của lao động sáng tạo, của nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh để sống một cách tương đối thoải mái trong điều kiện có thể có của mình.
2. Diện mạo của Rô-bin-xơn (Diện mạo vị chúa đảo).
- Màu da không đến nỗi đen cháy...
- Râu: dài, xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo...
=>Cách kể dí dỏm, khôi hài về nước da đen một cách không bình thường vì cuộc sống ở trên đảo vô cùng khắc nghiệt, gian khổ.Cách xén tỉa râu cho thấy: anh không đánh mất hi vọng sống để trở về. 
3. Đằng sau bức chân dung.
- Thấy được cuộc sống gian nan, vất vả trên đảo hoang hơn mười năm trời của anh.
- Thấy được nghị lực, trí thông minh sự khéo léo, đầu óc thực tế, quyết tâm sống, tính cách kiên cường, tinh thần lạc quan, yêu đời của Rô-bin-xơn.
III.Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Sáng tạo trong việc lựa chọn ngôi kể và nhân vật kể chuyện.
- Lựa chọn ngôn ngữ kể tự nhiên, hài hước.
2. Nội dung:
 Ca ngợi sức mạnh, tinh thần lạc quan, ý chí của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt.
* Ghi nhớ.
 Sgk Tr130 .
* Luyện tập.
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà. 
 4. Củng cố: 
 - Khái quát nội dung bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
 	+ Tóm tắt nội dung vừa phân tích.
 	+ Chuẩn bị bài Bố của Xi-mông
__________________________________________________
Ngày soạn:
Giảng:
TIẾT 147: TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP 
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp Hs hệ thống hoá kiến thức về từ loại đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
1. Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về từ loại. 
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức về từ loại.
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số:
2. Kiểm tra. 
	- Không kiểm tra đầu giờ, kết hợp kiểm tra trong giờ.
3. Bài mới.	
* Hoạt động 2 : Nội dung tổng kết. 
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Gv cho Hs nhắc lại khái niệm danh từ, động từ, tính từ.
Xác định danh từ, động từ, tính từ.
Gv cho Hs làm theo 3 nhóm.
+ Điền từ.
+ Xác định khả năng kết hợp.
Điền từ vào bảng phụ theo mẫu trong sách giáo khoa.
Ý nghĩa khái quát của từ
Khả năng kết hợp
Kết hợp về phía trước
Từ loại
Kết hợp về phía sau
Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm
Những, các, một, tất cả, cái, con
Danh từ
Này, kia, ấy, nọ
Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Hãy, đừng, chớ, không, chưa...(phótừ)
Động từ
Các từ bổ sung chi tiết về đối tượng
Chỉ đặc điểm, tính chất của SV, HĐ, trạng thái
Rứt, hơi, quá, lắm (phó từ)
Tính từ
Quá, lắm, cực kì
Tìm hiểu sự chuyển loại của từ:
Kể tên và nhắc lại khái niệm của các từ loại khác.
Điền từ in đậm trong các câu vào bảng tổng hợp theo mẫu Sgk Tr132.
A.Từ loại.
I. Danh từ, động từ, tính từ.
* Lý thuyết.
- Danh từ: Là những từ chỉ người, vật, khái niệmThường làm chủ ngữ trong câu.
- Động từ: Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vạt. Thường làm vị ngữ trong câu. 
- Tính từ: Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
Có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.
 * Luyện tập.
1. Bài 1Tr 130.
 - Danh từ: lần, lăng, làng.
- Động từ: nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
- Tính từ: hay, đột ngột, sung sướng.
2. Bài 2, 3 Tr 130, 131.
a. Danh từ có thể đứng sau các từ: những, các, một (lần, làng, cái lăng, ông giáo).
b. Động từ có thể đứng sau các từ: hãy, đã, vừa (đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập).
c. Tính từ có thể đứng sau các từ: Rất, hơi, quá (đột ngột, phải, sung sướng).
3. Bài 4 Tr131.
4. Bài 5 Tr13. 
a. Từ tròn là tính từ, trong câu văn nó được dùng như động từ.
b. Từ lí tưởng là danh từ trong câu văn này nó được dùng như tính từ.
c.Từ băn khoăn là tính từ, trong câu văn này nó được dùng như danh từ.
II. Các từ loại khác. 
* Lý thuyết.
 Các từ loại khác gồm: Số từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, quan hệ từ, trợ từ, thán từ, tình thái từ.
* Luyện tập.
1. Bài 1 Tr 132.
- Số từ: ba, năm.
- Đại từ: tôi, bao nhiêu, bao giờ,bấy giờ.
- Lượng từ: những.
- Chỉ từ: ấy, đâu.
- Phó từ: đã,mới,đã,đang.
- Quan hệ từ: ở,của,nhưng,như.
- Trợ từ: chỉ,cả,ngay,chỉ.
- Tình thái từ: hả.
- Thán từ: trời ơi.
* Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
 - Hệ thống kiến thức vừa ôn tập.
-Về nhà: Chuẩn bị các bài tập còn lại trong sách giáo khoa.
______________________________________________
Ngày soạn:
Giảng :
TIẾT 148: TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP 
(TIẾT 2)
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp Hs hệ thống hoá kiến thức về từ loại và cụm từ đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
1. Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ ) và các thành phần câu. 
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức về cụm từ và các thành phần câu.
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những cụm từ và các thành phần câu đã học.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số:
2. Kiểm tra. 
	- Không kiểm tra đầu giờ, kết hợp kiểm tra trong giờ.
3. Bài mới.	
* Hoạt động 2 : Nội dung tổng kết. 
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Từ khái niệm từ loại cho Hs nhắc lại khái niệm về các cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và những từ loại khác), tác dụng của từng loại cụm từ ấy.
Xác định và phân tích các cụm danh từ (Những từ gạch chân là phần trung tâm của cụm).
Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ:
Xác định và phân tích các cụm động từ (Những từ gạch chân là phần trung tâm của cụm).
Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ.
Những từ gạch chân là phần trung tâm của cụm.
Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cụm tính từ.
Kể tên thành phần chính và thành phần phụ của câu.
Phân tích các thành phần của câu?
- Thành phần chủ ngữ, vị ngữ , Trạng ngữ, khởi ngữ?
- Tập đặt câu văn, đoạn văn sử dụng đúng các thành phần của câu?
B. Cụm từ.
* Lý thuyết.
* Luyện tập.
1. Bài 1 Tr133.
a. Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó.
- Một nhân cách rất Việt Nam.
- Một lối sống rất bình dị... hiện đại.
b. Những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.
c. Tiếng cười nói ... tản cư lên ấy.
Dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ:
- Danh từ là phần trung tâm của cụm danh từ.
- Đứng trước danh từ là lượng từ.
2. Bài 2 Tr 133.
a. Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh.Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính...
- Dấu hiệu để nhận biết cụm động từ .
Đứng trước động từ trung tâm là các phó từ: đã, sẽ,vừa...
3. Bài 3 Tr 133.
Xác định và phân tích cụm tính từ
a. Rất Việt Nam, rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, rất mới, rất hiện đại.
b. Sẽ không êm ả.
c. Phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.
- Dấu hiệu để nhận biết cụm tính từ là có hoặc có thể thêm từ rất vào phía trước tính từ.
C. Thành phần câu.
I. Thành phần chính và thành phần phụ.
* Lý thuyết.
- Thành phần chính:
+ Chủ ngữ: Thường trả lời cho các câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?
+ Vị ngữ : Trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? làm sao? Như thế nào? Là gì?
- Thành phần phụ:
+ Trạng ngữ: Nêu lên hoàn ... v thu bài.
- Nhận xét về ý thức và quá trình làm bài của hs.
- Rút kinh nghiệm cho những giờ kiểm tra sau.
 E. Hướng dẫn về nhà.
 - Ôn tập nội dung đã học.
 - Xem lại cách làm bài. 
______________________________________________	
Ngày soạn:	
Giảng:
TIẾT 158: LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG
A. Mục tiêu cần đạt. 
- Giúp Hs củng cố lại những kiến thức lý thuyết của hợp đồng và thực hành cách viết một hợp đồng.
1. Kiến thức:
- Những kiến thức cơ bản về đặc điểm, chức năng, bố cục của hợp đồng.
2. Kỹ năng:
- Viết được một hợp đồng ở dạng đơn giản, đúng quy cách.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
- Phương pháp:Tổng hợp.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số:
2. Kiểm tra. 
- Không kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới. 
 	Hoạt động 2: Nội dung luyện tập.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
 Mục đích, tác dụng của hợp đồng?
Văn bản nào có tính pháp lí?
Những mục cần có của một bản hợp đồng? Phần nội dung chính được trình bày ntn?
Những yêu cầu về hành văn, số liện cảu hợp đồng?
Chọn cách diễn đạt nào? tại sao?
Chú ý cách bố trí sắp xếp các nội dung theo đúng thể thức của một bản hợp đồng.
I. Ôn tập lý thuyết.
1. Mục đích và tác dụng của hợp đồng.
- Hợp đồng ghi lại những nội dung cụ thể do hai bên kí hợp đồng thoả thuận với nhau về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi.
- Cam kết làm theo những điều đã thoả thuận.
2. Các loại văn bản có tính pháp lý.
- Biên bản.
- Hợp đồng.
3. Những mục cần có của một bản hợp đồng: Mở đầu, nội dung, kết thúc.
Phần nội dung chính được trình bày dưới hình thức các điều khoản.
4. Những yêu cầu về hành văn số liệu của hợp đồng.
- Chặt chẽ, chính xác, đơn nghĩa
II. Luyện tập.
1. Bài 1.
Chọn cách diễn đạt:
a. Cách 1: Đảm bảo chính xác chặt chẽ.
b. Cách 2: Cụ thể và chính xác hơn.
c. Cách 2: Ngắn gọn đủ ý rõ ràng. 
d. Cách 2: Ràng buộc trách nhiệm bên B
2. Bài 2.
 Lập hợp đồng cho thuê xe đạp:
3. Bài 3 + 4. 
Luyện tập tự viết những bản hợp đồng đơn giản và quen thuộc.
- Hợp đồng thuê lao động để mở rộng sản xuất. 
- Hợp đồng sử dụng điện, sử dụng nước sạch.
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
- Sự cần thiết của viết hợp đồng trong cuộc sống xã hội?
- Các nội dung, trình tự cảu một bản hợp đồng.
	- Về nhà:
	+ Luyện tập viết những bản hợp đồng đơn giản và gần gũi, quen thuộc.
 _______________________________________________
Ngày soạn:	
Giảng:
TIẾT 159:TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI 
A. Mục tiêu cần đạt. 
- Ôn tập, củng cố những kiến thức về thể loại, nội dung của các tác phẩm văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ Văn từ lớp 6 đến lớp 9.
1. Kiến thức:
Hệ thống kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm kiến thức về thể loại, nội dung của các tác phẩm văn học nước ngoài đã học.
- Liên hệ với những tác phẩm văn học Việt Nam cùng đề tài.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp: Tổng hợp.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số:
2. Kiểm tra.
Nghệ thuật đặc sắc và giá trị tư tưởng của đoạn trích Con chó Bấc.
3. Bài mới. 
Sự cần thiết phải hệ thống những kiến thức về văn học nước ngoài đã học ở cấp Trung học cơ sở đó là yêu cầu của tiết học.
* Hoạt động 2: Nội dung bài học.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Hs đọc mục 1, 2, 3.
Gv khái quát.
Các tác giả ở những nước nào? sáng tác vào thế kỉ nào?
Giáo viên kẻ mẫu bảng thống kê.
Ghi tên tác phẩm vào bảng theo trật tự đã học từ lớp 6®lớp 9.
-Thời điểm sáng tác: Ghi thế kỉ sáng tác.
Các tác phẩm văn học nước ngoài đó giúp em hiểu được những gì?
Nội dung ghi nhớ của mỗi tác phẩm là gì?
1. Hệ thống các tác phẩm đã học. 
- Tổng số 19 văn bản.
- Bao gồm nhiều thể loại thơ, kịch, bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết nghị luận xã hội, nghị luận văn chương.
- Là những tác phẩm văn học tiêu biểu của nhiều nước trên thế giới.
* Lập bảng thống kê theo mẫu:
STT
Văn bản
Tác giả
Thể loại
Thời điểm ST
Thể loại
1
...
...
19
2. Những giá trị về nội dung và nghệ thuật cuả các tác phẩm văn học nước ngoàiđã học.
a.Về giá trị nội dung:
- Nội dung bao trùm: Giúp ta hiểu được sắc thái phong tục tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới, đề cập nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh ở nhiều thời đại khác nhau.
- Bồi dưỡng cho ta những tình cảm đẹp: Tình yêu cuộc sống, con người, yêu điều thiện ghét cái ác. Có thái độ sống đẹp...
- Nội dung ghi nhớ của từng bài.
(Cho Hs xem lại nội dung phần ghi nhớ từng bài).
 * Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
	- Khái quát các nội dung tiết 1.
- Về nhà:
+ Học bài.
+ Đọc, tìm hiểu các tác phẩm văn học nước ngoài đã thống kê.
__________________________________________
Ngày soạn:	
Giảng:
TIẾT 160: TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI 
(TIẾP)
A. Mục tiêu cần đạt. 
- Ôn tập, củng cố những kiến thức về thể loại, nội dung của các tác phẩm văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ Văn từ lớp 6 đến lớp 9.
1. Kiến thức:
Hệ thống kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm kiến thức về thể loại, nội dung của các tác phẩm văn học nước ngoài đã học.
- Liên hệ với những tác phẩm văn học Việt Nam cùng đề tài.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp: Tổng hợp.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số:
2. Kiểm tra.
Nghệ thuật đặc sắc và giá trị tư tưởng của đoạn trích Con Cho Bấc.
3. Bài mới. 
Sự cần thiết phải hệ thống những kiến thức về văn học nước ngoài đã học ở cấp Trung học cơ sở đó là yêu cầu của tiết học.
* Hoạt động 2: Nội dung bài học.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Các tác phẩm văn học nước ngoài đã học được viết dưới những thể loại nào?
Phong cách sáng tác của tác giả có những nét độc đáo như thế nào? qua các tác phẩm?
Nêu ví dụ cụ thể?
Những tác phẩm nào? tác giả nào em yêu thích? Vì sao?
- Hướng tới sự yêu thích bởi những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Hướng tới sự yêu thích bởi cuộc đời và những thành công của các tác giả trong sáng tác.
2. Những giá trị về nội dung và nghệ thuật cuả các tác phẩm văn học nước ngoàiđã học.
b. Thể loại.
- Thơ Đường.
Với các tác giả: Hạ Chi Trương, Lí Bạch, Đỗ Phủ.
- Thơ văn xuôi: Ta - Go.
- Bút kí Chính luận: Ê - Ren – Bua
- Hài Kịch: Mô - Li -E.
- Phương thức tự sự mang đậm chát trữ tình: Ai - Ma - Tốp; Đô - Đê, 
Go -Rơ - Ki, Lỗ Tấn....
- Các kiểu văn nghị luận: Ru - Xô; Ten; Ê - Ren - Bua.
c. Phong cách sáng tác.
- Các tác phẩm văn họcnước ngoài đều mang đậm tính nhân văn và thể hiện rõ phong cách sáng tác của tác giả.
- Các ví dụ điển hình:
+ O - Hen - Ri qua truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Với nghệ thuật hai lần đảo ngược tình huống đã đem lại những bất ngờ và bộc lộ rõ tính cách của nhân vật.
+ Lỗ Tấn qua truyện ngắn Cố Hương những dòng tự sự mang đậm cảm xúc trữ tình, những dòng hồi tưởng của nhân vật tôi trong tác phẩm là phong cách sáng tác độc đáo của tác giả.
+ Mô - li - e qua đoạn trích “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục” là cây đại thụ của hài kịch thế giới; Qua cách thể hiện ngôn ngữ nhân vật đặc sắc đã tạo nên một bộ mặt thật của giới tư sản.
+ Mô - Pa - Xăng qua đoạn trích học 
“Bố của Xi Mông”. Với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng rất tinh tế đặc sắc của các nhân vật đã tạo nên sức hấp dẫn của truyện.
 * Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
- Gv dùng bảng phụ tổng kết toàn bộ kiến thức văn học nước ngoài.
Tên bài
Tgiả, thể loại
Thế kỉ
Nghệ thuật
Nội dung
Xa ngắm thác
Lí Bạch
( thơ)
VII->VIII
H/a thơ tráng lệ huyền ảo.
Vẻ đẹp núi Lư và T/y thiên nhiên đắm thắm bộc lộ tình cảm phóng khoáng của nhà thơ.
Cảm nghĩ trong ...
Lí bạch
(thơ)
VII->VIII
Từ ngữ giản dị tinh luyện, cảm xúc chân thành
Tình cảm quê hương của người sống xa nhà trong một đêm yên tĩnh
Ngẫu nhiên viết ...
Hạ Tri Chương
(thơ)
VII->VIII
Cảm xúc chân thành hóm hỉnh kết hợp với tự sự
Tcảm sâu sắc vừa chua xót của người sống xa quê lâu ngày trong khoảng khắc nhớ về quê.
Bài ca bị gió ...
Đỗ phủ
(Thơ)
VII->VIII
Kết hợp tự sự với trữ tình
Nỗi khổ nghèo túng và ước mơ có ngôi nhà vững chắc để che chở cho nhứng người nghèo
Mây và sóng
Ta- go
(Thơ)
XX
H/a giàu ý nghĩa tượng trưng
Ca gợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt
Ông giuốc - đanh...
Môlie
(Kịch)
XVIII
Chọn tình huốngtạo tiếng cười sảng khoái
Phê phán tính cách lố lăng của tên trưởng giả học làm sang.
Buổi học cuối cùng
Đô- đê
(Truyện)
Xdựng n/ vật cậu bé Phrăng và thầy giáo
Yêu nước là yêu cả tiếng nói dân tộc
Cô bé bán diêm
An đéc xen
(Truyện)
XIX
Kể truyện hấp dẫn đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng
Nỗi bất hạnh cái chết đau khổ và niềm tin yêu cuộc sống của cô bé bán diêm
Đánh nhau với cối xay gió
Xéc van téc
(Trích tiểu thuyết)
XVI- XVII
Nghệ thuật xây dựng nhân vật nghệ thuật gây cười
Sự tương phản về nhiều mặt giữa 2 nvật Đôn kihôtê; xan trô banxa 
Chiếc lá cuối cùng
Ôhen ri(truyện)
XIX
Tình tiết hấp dẫn, kết cấu đảo ngược
Ty thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
Hai cây phong
Aimatốp
(Truyện)
XX
Lối kể truyện hấp dẫn...
Ty quê hương về câu chuyện về con người....
Cố hương
Lỗ Tấn
(Truyện)
XX
Lối kể truyện hấp dẫn kết hợp kể và bình ngôn ngữ giản dị giàu hình ảnh
Sự thay đổi của làng quê của nhân vật nhuận Thổ, ...
Những đứa trẻ
Go rơ ki
(truyện)
XX
Lối kể truyện giàu hình ảnh đan xen chuyện đời thường, cổ tích. 
Tình bạn thân thiết giữa nhữnh đứa trẻ
Rô bin ...
Đi-phô (Trích tiểu thuyết)
XVII- XVIII
Nghệ thuật kể truyện hấp dẫn của nhân vật tôi kết hợp miêu tả
Cuộc sống khó khăn và tinh thần lạc quan của nhân vật giữa vùng hoang đảo xích đạo 15 năm trời
Bố của ximông
Mô- pa xăng
(truyện)
XIX
NT miêu tảdiễn tả tâm trạng
Nỗi tuyệt vọng của Xi mông, tình cảm chân tình của người mẹ, sự bao dung của bác philíp
Con chó Bấc
Lân đơn (truyện)
XX
Trước tưởng tượng khi đi sâu vào thế giới tâm hồn của chó Bấc
Tcảm yêu thương của tác giả đối với loài vật
Lòng yêu nước 
Ê- ren- bua
( nghị luận)
XX
Cảm xúc chân thành, mãnh liệ biện pháp so sánh hợp lí
Nguồn gốc của lòng yêu nước ,sức mạnh của lòng yêu nước 
Đi bộ ngao du
Rut-xô
(nghị luận)
Ca gợi sự giản dị, tự do thiên nhiên muốn ngao du cần đi bộ, tự do
Lập luận chặt chẽ, luận cứ sinh động
Chó sói và cừu
Laphông ten
(nghị luận)
XIX
Nêu lên đặc trưng của sáng tác nghệ thuật làm đậm dáu ấn, cách nhìn, cảm nghĩ riêng của nhà văn
Nghệ thuật so sánh, lập luận của bài văn nghị luận văn học háp dẫn
-Về nhà:
+ Học bài theo yêu cầu đã học đã luyện tập.
+ Đọc thuộc các tác phẩm thơ đã học phần văn học nước ngoài.
+ Đọc thêm các tác phẩm Việt Nam cùng thể loại.
_____________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 157 Kiem tra tieng viet.doc