Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 8 năm 2012 - Ngô Thụy Hạ Dung - Trường THCS Nghĩa Hưng

Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 8 năm 2012 - Ngô Thụy Hạ Dung - Trường THCS Nghĩa Hưng

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 - Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.

 - Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

 

doc 35 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1350Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 8 năm 2012 - Ngô Thụy Hạ Dung - Trường THCS Nghĩa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Ngày soạn: 06/10/2012
TIẾT 36	 Ngày dạy : 08/10/2012
Văn bản
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
	- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
	- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 	- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
	- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 	- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt nga.
 2. Kỹ năng
	- Đọc- hiểu một đoạn trích truyện thơ.
	- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng
3. Thái độ
 - Giáo dục Hs yêu quý những con người có đạo đức tốt đẹp, đồng thời phê phán cái ác , cái xấu.
B. CHUẨN BỊ
 1. GV: Giáo án, Sgk, Sgv, tranh minh hoạ, truyện Lục Vân Tiên và ảnh chân dung Nguyễn Đình Chiểu....
 2. HS: Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi Sgk.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1. Ổn định: Kt sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ 
 - Nỗi nhớ người thân của Kiều khi ở Lầu Ngưng Bích được Nguyễn Du thể hiện như thế nào? (10 điểm)
a) Nhớ Kim Trọng :
- Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.
...bao giờ cho phai
- Ngôn ngữ độc thoại
-> Kiều hồi tưởng, nhớ về những cái tốt đẹp của quá khứ . Xót xa khi chàng Kim phải trông chờ trong nỗi tuyệt vọng.
-> Nỗi nhớ nồng nàn, tha thiết. Tình yêu, lòng thủy chung son sắc của Kiều
b) Nhớ cha mẹ:
 Xót người tựa cửa hôm mai.
Quạt nồng ấp lạnh....
 Sân lai...
- Động từ, ngôn ngữ độc thoại, thành ngữ, điển cố
-> Nỗi đau đớn, khổ tâm của người con nhớ thương về gia đình
-> Kiều là một người con hiếu thảo.
 3. Bài mới
 Giới thiệu bài mới: 
 “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng; song càng nhìn càng sáng. Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền Nam thế kỉ XIX - là một trong những ngôi sao như thế.”
 (Phạm văn Đồng)
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- HS: Đọc chú thích * và 1 (SGK/112).
? Em hãy cho biết cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu ?
- GV: Mở rộng thêm phần tác giả theo SGV.
? Truyện Lục Vân Tiên được ra đời trong hoàn cảnh nào?
-> Khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX.
GV: Nói về sức sống của tác phẩm: Được dịch ra tiếng Pháp. Là những hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian rất quen thuộc đối với nhân dân Nam bộ.
? Truyện Lục Vân Tiên thuộc thể loại gì 
-> Truyện thơ Nôm, viết theo thể lục bát, gồm 2082 câu.
? Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên theo SGK?
? Có ý kiến cho rằng “Truyện Lục Vân Tiên là một thiên tự truyện”. Vậy, em hãy so sánh nhân vật Lục Vân Tiên và cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến này?
* Giống nhau: Việc bỏ thi về chịu tang, đau mắt và bị mù, bội hôn, về sau lại gặp cuộc hôn nhân tốt đẹp.
* Khác nhau: Vân Tiên được tiên cho thuốc, mắt lại sáng, tiếp tục đi thi, đỗ Trạng Nguyên và cầm quân đánh giặc -> thắng lợi. Còn Nguyễn Đình Chiểu thì mãi mãi mù loà sống trong bóng tối.
? Hãy cho biết ý nghĩa của sự khác biệt đó ?
-> Ước mơ và khát vọng của Nguyễn Đình Chiểu là được sáng mắt và nhà thơ đã thể hiện khát vọng đó qua nhân vật Lục Vân Tiên .
? Đoạn trích nằm ở phần nào ? Có mấy nhân vật chính ?
? Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả: (SGK/112).
- Cuộc đời: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX.
- Sự nghiệp sáng tác: Là nhà thơ lớn của dân tộc với nhiều áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí làm người và cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước: Truyện Lục Vân Tiên, Chạy Tây, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư Tiều y thuật vấn đáp. 
 2.Tác phẩm: 
- Xuất xứ: Sáng tác khoảng đầu những năm 50 của TK XIX, lúc Nguyễn đình Chiểu đã bị mù.
- Thể loại: Truyện thơ nôm, gồm 2082 câu thơ lục bát.
- Tóm tắt: 
- Bố cục: 4 phần
 + Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
 + Lục Vân Tiên gặp nạn được cứu giúp.
 + Kiều Nguyệt Nga gặp nạn mà vẫn giữ lòng chung thuỷ.
 + Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau.
- Nội dung: Truyện đề cao tư tưởng nhân nghĩa, nhằm mục đích truyền dạy đạo lí làm người. Đạo lí ấy thể hiện ở những điểm sau:
+ Xem trọng tình nghĩa giữa người với người trong xã hội, tình cha con, nghĩa vợ chồng bè bạn.
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp.
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân, hướng tới công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời ( kết thúc có hậu, thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà)
- Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ đa dạng, mộc mạc bình dị, dân dã, mang màu sắc địa phương Nam Bộ, tự nhiên, dễ đi vào lòng người.
4. Củng cố: Đọc diễn cảm đoạn thơ, 
5. Dặn dò: 
 - Học thuộc lòng đoạn trích + Nắm được tác giả, tác phẩm.	
 - Chuẩn bị phần đọc hiểu văn bản.
 Ngày soạn: 06/10/2012
TIẾT 37	 Ngày dạy : 08/10/2012
Văn bản
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
	- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
1.Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 	- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
	- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 	- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
 2.Kỹ năng 
	- Đọc- hiểu một đoạn trích truyện thơ.
	- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng
3. Thái độ 
 	- Giáo dục học sinh yêu quý những con người có đạo đức tốt đẹp, đồng thời phê phán cái ác , cái xấu.
B. CHUẨN BỊ
 1. GV: Giáo án, Sgk, Sgv, tranh minh hoạ, truyện Lục Vân Tiên và ảnh chân dung Nguyễn Đình Chiểu....
 2. HS: Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi Sgk.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1. Ổn định: Kt sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ 
Em hãy cho biết cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu? (10 điểm)
- Cuộc đời: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX.
- Sự nghiệp sáng tác: là nhà thơ lớn của dân tộc với nhiều áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí làm người và cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước: Truyện Lục Vân Tiên, Chạy Tây, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư Tièu y thuật vấn đáp.
 3. Bài mới
 Giới thiệu bài: Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng; song càng nhìn càng sáng. Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền Nam thế kỉ XIX - là một trong những ngôi sao như thế.(Phạm Văn Đồng)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
- Đọc văn bản. 
? Lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật Lục Vân Tiên như thế nào khi gặp bọn cướp đường ?
HS: Liệt kê -> trả lời.
GV chốt: Vân Tiên một mình tay không chống trả bọn cướp đường, hành động cứu người một cách tự nhiên không do dự, tính toán thiệt hơn, làm việc nghĩa như một sự thôi thúc rất tự nhiên.
? Em có cảm nhận ban đầu như thế nào về Lục Vân Tiên?
-> Như dũng tướng Triệu Tử Long. Hành động của con người vì nghĩa quên thân.
? Cách cư xử của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga khi đánh cướp như thế nào?
-> Chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, tè tâm nhân hậu, làm ơn không cần bất cứ một sự đền ơn nào. Làm việc nghĩa như một bổn phận, một lẽ tự nhiên, Cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
? Qua hành động đánh cướp và cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga, em có nhận xét gì về tính cách của Lục Vân Tiên?
-> Là một nhân vật lí tưởng: Tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị tha.
? Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích gợi cho em nhớ đến hình ảnh của nhân vật nào trong truyện cổ tích mà em đã học?
? Nhân dân ta nói chung và Nguyễn Đình Chiểu nói riêng, cách xây dựng nhân vật này theo mẫu người nào ?
-> Hình ảnh người anh hùng theo lí tưởng thẩm mĩ của XHPK.
? Từ đó, tác giả muốn gửi gắm khát vọng gì ?
 -> Khát vọng của nhân sân hướng tới lẽ công bằng  kết thúc truyện có hậu, cái thiện thắng cái ác.
GV: Trước cơ sự đó, Kiều Nguyệt Nga 
? Em hãy tìm những lời noí và cử chỉ của Kiều Nguyệt Nga?
-> Lời lẽ của một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức, nói năng dịu dàng, mực thước 
? Qua đó, Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ mhữmg nét phẩm chất gì ?
-> Ân tình, ơn ai một chút chẳng quên, hiếu thảo vâng lời cha.
? Nhân vật được miêu tả chủ yếu qua phương thức nào ?
-> Ngôn ngữ mộc mạc ïbình dị  dễ đi vào lòng quần chúng. ( Hành động, cử chỉ, lời nói -> bộc lộ tính cách nhân vật ).
HS thảo luận: Có ý kiến cho rằng Đây là một truyện Nôm mang nhiều tính chất dân gian”. Em hãy làm rõ ý kiến này qua đoạn trích trên ?(Chú ý ngôn ngữ, kết cấu, xây dựng nhân vật).
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả qua đoạn trích ?
? Đoạn trích thể hiện khát vọng, ước mơ gì của tác giả nói riêng và của nhân dân nói chung ?
GV: Chốt lại vấn đề.
HS: Đọc ghi nhớ (SGK/115).
Hoạt động 3: Luyện tập 
 Phân biệt sắc thái riêng từng lời thoại (giọng nói) của 3 nhân vật Phong lai, Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích ?
II. Đọc - hiểu văn bản
 1. Nhân vật Lục Vân Tiên
  ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy  xông vô.
  tả đột hữu xông,
Lâu la bốn phía vỡ tan 
-> Hành động dũng cảm đánh cướp cứu người thể hiện tài năng của bậc anh hùng.
 Hỏi ai than khóc 
  nghe nói động lòng
  nghe nói liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
-> Cách cư xử bộc lộ tính cách của con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài và cũng rất từ tâm nhân hậu, làm việc nghĩa một cách vô tư.
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga
 - Thưa rằng.
 Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa
=> Là cô gái khuê các, nết na, có học thức, lời lẽ, cách xưng hô khiêm nhường, dịu dàng. 
- Làm con đâu dám cãi cha
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.
-> Là người con hiếu thảo, là cô gái trọng ân nghĩa, thủy chung
 3. Tổng kết
 a. Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ đa dạng, mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bộ. Tính cách nhân vật miêu tả chủ yếu qua hành đọng, cử chỉ, lời nói, ngôn ngữ đối thoại phù hợp với tính cách nhân vật
 b. Nội du ...  Giáo án. SGK, SGV....
 2. HS: Đọc kĩ bài, soạn theo câu hỏi SGK.
C/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 1. Ổn định: Kt sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ
	? Để trau dồi vốn từ, chúng ta phải làm gì?(Đọc sách, viết, tìm hiểu, từ điển...)
	? Xác định lỗi dùng từ và sửa lại cho đúng trong các câu sau:
	- Bạn ấy thường lơ đãng trong công việc. ( lơ là)
	- Lớp ta có yếu điểm là nghỉ học nhiều. ( điểm yếu)
	- Cô ấy là một thính giả hâm mộ của chương trình :Ai là triệu phú. ( khán giả)
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung 
Hoạt động 1 : Ôn tập từ đơn và từ phức
GV: Lập mô hình khuyết.
HS điền vào chỗ trống trong mô hình.
? Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ?
? Thế nào là từ phức? Cho ví dụ?
? Từ phức gồm mấy loại?
? Từ ghép là từ như thế nào? Cho ví dụ?
? Từ láy là từ như thế nào? Cho ví dụ?
HS: Đọc BT 2. HS hoạt động cá nhân.
HS: Trình bày -> GV nhận xét, đánh giá.
HS: Đọc BT 3. HS hoạt động cá nhân.
HS: Trình bày -> GV nhận xét, đánh giá.
BT4 hs làm nhanh.
Hoạt động 2: Thành ngữ
? Thành ngữ là gì ?
? Phân biệt thành ngữ với tục ngữ ?
(Tục ngữ thường là một câu tương đối hoàn chỉnh biểu thị một phán đoán hoặc một nhận định).
HS: Đọc BT 2 (SGK/123 )
? Xác định và giải thích ý nghĩa từng thành ngữ?
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá.
HS: Đọc BT 3 (SGK/123).
? Tìm? Giải thích? Đặt câu? 
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá.
HS: Tìm đọc.
GV: Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3. Tìm hiểu nghĩa của từ
GV: Vẽ sơ đồ.
? Nghĩa của từ là gì ? Lấy VD mỗi loại ?
HS: Đọc BT 2, 3 (SGK/123).
HS: Phân tích, suy luận.
GV: Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
HS: Trình bày khái niệm và cho ví dụ?
- Hs đọc bài tập thực hành Sgk.
- Gv hỏi.
- Hs trả lời.
I/ Từ đơn và từ phức
 1. Lí thuyết Cấu tạo từ
 Từ đơn Từ phức
 Từ ghép Từ láy
 a. Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.
Ví dụ: Nhà, cây, trời 
 b. Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
Ví dụ: Quần áo, nhà cữa 
 c. Từ phức gồm 2 loại:
 - Từ ghép: Gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: Cá thu, văng dầu 
 - Từ láy: Gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
Ví dụ: Xôn xao, tim tím 
 2. Thực hành
BT 2 (SGK/122).
- Từ láy: Nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
BT 3 (SGK/123).
- Tăng nghĩa: Nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt.
BT4. ( SGK/123)
Thay từ những cây = cây cối/ cây ( cây cối chỉ cây nói chung)
- Thay từ lạnh = lạnh nhạt/ lạnh lùng. Vì sau từ cách thường kết hợp với nhưũng từ hai tiếng như một cách sinh động, một cách vui vẻ....
II/ Thành ngữ
 1. Lí thuyết: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
2. Thực hành
 BT2 
- Đánh trống bỏ dùi.
- Được voi đòi tiên.
- Nước mắt cá sấu.
BT3 
Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:
- Chó cắn áo rách.
- Đầu voi đuôi chuột.
 Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật
- Bèo dạt mây trôi.
- Cây cao bóng cả.
BT4 
Hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương:
- Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu  kêu ca.
- Thân em  bảy nổi ba chìm với nước non.
III/ Nghĩa của từ
 1. Lí thuyết
 Nghĩa gốc
 Nghĩa của từ
 Nghĩa chuyển
 a. Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ ) mà từ biểu thị.
2. Thực hành
 BT2 Cách hiểu đúng: a.
 BT3 Độ lượng là: b.
IV/ Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
 1. Lí thuyết
- Từ nhiều nghĩa: Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. 
VD: Chân, mũi, xuân
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: 
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. 
VD: Mùa xuân là tết trồng cây -> Gốc.
Làm cho đất nước ngày càng thêm xuân -> Chuyển. 
 2. Thực hành: 
Xác định cách dùng từ theo nghĩa nào?
 	Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mâùy hàng.
	(Nguyễn Du)
 - Từ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.
 - Từ hoa chỉ mang nghĩa lâm thời, chưa được cố định hoá trong từ hoa và chưa được chú giải trong từ điển.
 4. Củng cố: Nhắc lại các nội dung vừa học ?
 5. Dặn dò: 
 - Xem lại toàn bộ kiến thức vừa học.
 - Soạn: Tổng kết từ vựng (tt). (Từ đồng âm, Từ trái nghĩa; Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; Trường từ vựng) theo yêu cầu SGK.
--------------------***--------------------
	 Ngày soạn: 18/10/2012
TIẾT 45	 Ngày dạy : 20/10/2012
TỔNG KẾT TỪ VỰNG ( tt )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	- Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
	- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc- hiểu và tạo lập văn bản. 
 1. Kiến thức
- Một số khái niệm liên quan đến từ vựng: Từ đơn và từ phức; Thành ngữ; Nghĩa của từ; Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
 2. Kĩ năng 
- Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của từ vựng Tiếng Việt.
- Kĩ năng ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục địch giao tiếp.
 3. Thái độ
 Giáo dục học sinh biết giữ gìn, trân trọng vốn ngôn ngữ của dân tộc, vận dụng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh.
B/ CHUẨN BỊ
 1. GV: Giáo án. SGK, SGV....
 2. HS: Đọc kĩ bài, soạn theo câu hỏi SGK.
C/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 1. Ổn định: Kt sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ
 ? Thế nào là từ đơn ? Cho ví dụ? Thế nào là từ phức? Cho ví dụ?
 ?Thành ngữ là gì? Giải thích nghĩa của thành ngữ sau: Mẹ tròn con vuông
 Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.
Ví dụ: Nhà, cây, trời 
 Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
Ví dụ: Quần áo, nhà cữa 
 Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
 Mẹ tròn con vuong: người mẹ sau khi sinh con cả mẹ và con sau khi sinh đều khỏe manh. 
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung 
Hoạt động 1. Từ đồng âm.
? Thế nào là từ đồng âm ? Cho VD?
-> VD: Kiến bò đĩa thịt bò.
- Ruồi đậu mâm xôi đậu.
- Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng.
 Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
? Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm ?
 Cho ví dụ, phân tích, so sánh?
HS: Đọc BT 2 (SGK/124).
HS: Thảo luận nhóm.
Hoạt động 2: Từ đồng nghĩa
? Từ đồng nghĩa là gì? Cho VD?
HS: Đọc BT 2 (SGK/125).
HS: Thảo luận nhóm.
HS: Đọc BT 3 (SGK/125).
HS: Thảo luận, suy luận, phân tích.
GV: Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3. Từ trái nghĩa.
? Từ trái nghĩa là gì? Cho VD?
xấu – đẹp; xấu- tốt
làng – rách; lành – dữ
Dòng sông bên lở bên bồi
 Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.
HS: Đọc BT 2 (SGK/125).
HS: Hoạt động cá nhân.
HS: Đọc BT 3 (SGK/125).
HS: Thảo luận theo nhóm- 3 phút
Nhóm 1, 2 câu a, nhóm 3,4 câu b
GV: Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 4: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
? Trình bày khái niệm về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
- Hs thảo luận theo nhóm để giải quyết yêu cầu của câu 2/126
 + Từ ghép đẳng lapạ là từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp. Từ ghép chính phụ là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
 + Từ láy hoàn toàn là từ láy mà các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn ( nhưng cũng có những tiếng thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối). Từ láy bộ phận là từ láy giữa các tiếng giống nhau phụ âm đầu.
+ Từ láy âm là từ láy bộ phận mà giữa các tiếng giống nhau về phụ âm đầu. Từ láy vần là từ láy bộ phận mà giữa các tiếng giống nhau về phần vần.
Hoạt động 5. Trường từ vựng
? Trường từ vựng là gì ? Cho VD ?
- Dụng cụ học tập: bút, vở, sách
- Hs đọc bài tập 2.
- Hs trả lời.
I. Từ đồng âm
 1. Lí thuyết
 a. Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
 b. Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa và hiện tượng từ đồng âm.
- Hiện tượng nhiều nghĩa: Một từ có chứa nhiều nét nghĩa khác nhau (một hình thức ngữ âm có nhiều nghĩa).
 Ví dụ: Chín: -> Thịt chín 
 -> Chuối chín 
 -> Suy nghĩ đã chín 
- Hiện tượng đồng âm: Hai hoặc nhiều từ có nghĩa rất khác nhau (hai hoặc nhiều hình thức ngữ âm có nghĩa khác nhau).
 Ví dụ: Bà già đi chợ Cầu Đông
  Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
2. Thực hành
 BT 2 (SGK/124).
a) Có hiêïn tượng từ nhiều nghĩa vì nghĩa của từ lá (lá phổi) có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ lá (lá xa cành).
b) Có hiện tượng tư đồng âm, vì 2 từ đường có vỏ âm thanh giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
II/ Từ đồng nghĩa
Lí thuyết
 - Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
 - Ví dụ: Cọp - Hổ - Hùm. v.v 
 2. Thực hành
 BT 2 (SGK/125)
- Cách hiểu đúng: d.
 BT 3 (SGK/125).
 Xuân - Tuổi.
 Dùng từ Xuân có 2 tác dụng:
- Tránh lặp từ tuổi tác.
- Hàm ý chỉ sự tươi đẹp, trẻ trung khiến cho lời văn vừa hóm hỉnh vừa toát lên tinh thần lạc quan, yêu đời.
III/ Từ trái nghĩa.
 1. Lí thuyết
- Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau; Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau; Từ trái nghĩa được dùng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
 2. Thực hành 
BT 2 (SGK/125).
 Những cập từ có quan hệ trái nghĩa: Xấu - đẹp; xa - gần; rộng - hẹp.
3. BT 3 (SGK/125).
a) Cùng nhóm với sống - chết có chẵn - lẻ, chiến tranh - hoà bình (Thường được gọi là trái nghĩa lưỡng phân: biểu thị 2 khái niệm đối lập nhau –> khẳng định cái này nghĩa là phủ định cái kia).
b) Cùng nhóm với già - trẻ có: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo (Trái nghĩa thang độ -> khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia).
IV/ Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
 1. Khái niệm: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn ( ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
 - Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
 - Một từ ngữ được coi làø có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
V/ Trường từ vựng.
 1. Lí thuyết
- Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
 Ví dụ: Dụng cụ đánh bắt cá: lưới, nơm, vó, câu
 2. Thực hành
BT 2 (SGK/126). HS hoạt động cá nhân.
 Tắm, bể cùng nằm trong cùng một trường từ vựng là nước (nói chung).
->Tác dụng: Khiến cho câu văn có hình ảnh, sinh động và có giá trị tố cáo mạnh mẽ về sự dã man, tàn ác của bọn thực dân, đế quốc đối với nhân dân ta..
 4. Củng cố: Gv yêu cầu hs vẽ sơ đồ
Mô hình. (GV cho HS lên bảng vẽ -> GV treo bảng phụ).
 TỪ ( Xét về đặc điểm cấu tạo )
 TL toàn phần
 Từ đơn Từ phức
 Từ ghép Từ láy
 TG đẳng lập TG chính phụ TL bộ phận 
 5. Dặn dò
 - Xem lại các nội dung đã ôn tập ở tiết này.
 - Ôn lại kỹ kiến thức phần văn học trung đại (Đọc lại các tác phẩm, nắm vũng giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm) tiết sau kiểm tra..
 ---------------------***-------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc