Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 8 - Tiết: 40: Luyện tập kết hợp tự sự với miêu tả nội tâm

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 8 - Tiết: 40: Luyện tập kết hợp tự sự với miêu tả nội tâm

I. /- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Qua bài học, cung cấp cho Hs những hiểu biết về miêu tả nội tâm và sự phù hợp giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.

 Rèn luyện kỹ năng kết hợp giữa kể chuyện và miêu tả nội tâm nhân vật.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần: 8 - Tiết: 40: Luyện tập kết hợp tự sự với miêu tả nội tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8
Tiết: 40
LUYỆN TẬP KẾT HỢP TỰ SỰ VỚI MIÊU TẢ NỘI TÂM 
I. /- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Qua bài học, cung cấp cho Hs những hiểu biết về miêu tả nội tâm và sự phù hợp giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện. 
	Rèn luyện kỹ năng kết hợp giữa kể chuyện và miêu tả nội tâm nhân vật. 
II. /- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
	1) - Ổn định lớp: 
	2) - Kiểm tra bài cũ: (không có vì tiết trước là bài viết TLV số 2). 
	3) - Giới thiệu bài: 
 	Trong chương trình Ngữ văn 8, các em đã được học văn miêu tả mà chủ yếu là dạng miêu tả bên ngoài (miêu tả ngoại hình). Tuy nhiên, đối với đối tượng con người, ngoài chân dung, hình dáng, hành động, ngôn ngữ có thể quan sát được trực tiếp để miêu tả thì còn có những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng không quan sát được trực tiếp, là đối tượng của miêu tả bên trong (miêu tả nội tâm). 
	Giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả bên trong có mối quan hệ với nhau và đều là những yếu tố cần thiết trong văn tự sự. Bài học hôm nay sẽ giúp các em thấy được sự cần thiết kết hợp tự sự với miêu tả nội tâm. 
	4) - Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm. 
- Cho Hs đọc lại đoạn trích” Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trang 87). 
 Tìm những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài và những câu miêu tả bên trong của Thúy Kiều ở đoạn trích đó? 
- Miêu tả bên ngoài: 
“ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
 . 
 Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia” 
Hoặc:” Buồn trông cửa bể chiều hôm
 Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. ”. 
- Miêu tả tâm trạng bên trong: 
“ Bên trời góc bể bơ vơ
 Có khi gốc tử đã vừa người ôm” 
 Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu là miêu tả bên ngoài và đoạn sau là miêu tả nội tâm? 
- Đoạn đầu miêu tả khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích. 
- Đoạn sau tập miêu tả những suy nghĩ bên trong của nàng Kiều (nghĩ thầm về thân phận cô đơn, bơ vơ, về cha mẹ ở quê nhà không ai phụng dưỡng) 
 Liên hệ với một số đoạn văn miêu tả khác đã học, em hãy rút ra nhận xét thế nào là miêu tả bên ngoài và thế nào là miêu tả nội tâm? 
- Hs rút ra nhận xét. 
- GV tổng kết dựa vào phần Ghi nhớ. 
- Cho Hs đọc ghi nhớ (trang 112). 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs luyện tập kết hợp tự sự với miêu tả nội tâm. 
- Cho Hs đọc bài tập 1. 
 Yêu cầu của bài tập? 
* Tìm những câu thơ miêu tả chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh và những câu thơ miêu tả nội tâm nàng Kiều. 
* Chuyển thành văn xuôi đoạn” Mã Giám Sinh mua Kiều”. 
Bước 1: Hs thực hiện yêu cầu thứ nhất của bài tập. 
Bước 2: Hs thực hiện yêu cầu thứ hai của bài tập. 
- Trên cơ sở Hs đã chuẩn bị bài ở nhà, gọi đại diện 1 ! 2 tổ đọc đoạn văn tự sự đã làm và chỉ ra mình đã kết hợp tự sự với miêu tả nội tâm nhân vật như thế nào trong đoạn văn. 
- Các tổ khác nhận xét, góp ý kiến. 
* Hoạt động 3: Luyện tập Hs miêu tả nội tâm bằng lời nói. 
- Cho Hs đọc bài 2. 
 Yêu cầu của bài tập? 
 Nhập vai nàng Kiều, kể lại việc báo ân, báo oán. Khi kể làm nổi bật tâm trạng Kiều khi gặp Hoạn Thư. 
- Các tổ thảo luận ® Soạn dàn ý
 ® Cử đại diện 
- Gọi đại diện 2 tổ còn lại trình bày. 
- Lớp nhận xét, góp ý. 
* Hoạt động 4: Đọc thêm
- Cho Hs đọc bài” Một vụ cãi lộn” (SGK trang 112) 
 Tìm những yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật trong bài đọc thêm đó. 
- Hs tìm, trả lời. 
- GV nhận xét. 
- Từ hoạt động 4, hướng dẫn Hs thực hiện bài tập 3. 
* Hoạt động 5: Thực hiện bài tập 3. 
 Kể lại một câu chuyện mà em đã biết, trong đó kết hợp kể việc với miêu tả nội tâm nhân vật. 
Chủ đề: trường lớp hoặc gia đình. 
I. /- Miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm: 
Ghi nhớ (trang 112) 
II. /- Luyện tập: 
Bài tập 1 (trang 112) 
a) Tìm những câu thơ: 
+ Miêu tả chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh: 
+ Miêu tả nội tâm Thúy Kiều
b) Chuyển đoạn thơ thành đoạn văn tự sự: 
Bài tập 2 (trang 112) 
Đóng vai nàng Kiều kể lại việc báo ân, báo oán – miêu tả tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn Thư. 
Bài tập 3 (trang 112) 
Kể lại một câu chuyện, có kết hợp miêu tả tâm trạng. 
5) - Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà: 
	- Học thuộc phần Ghi nhớ (trang 112). 
	- Bổ sung, hoàn chỉnh lại các bài luyện tập qua thực hành trên lớp. 
	- Soạn bài” Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. 

Tài liệu đính kèm:

  • doc08-40_LuyenTapKetHop.doc