Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 9 năm 2009 - 2010

Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 9 năm 2009 - 2010

Giúp HS:

- Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện - cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm ở những người lao động bình thường.

- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.

II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và tài liệu, tranh ảnh có liên quan.

 HS: Trả lời câu hỏi SGK.

 

doc 71 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - Tuần 9 năm 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10.10.2009
Ngày dạy: 17.10.2009
Tuần 9
Tiết 41
Bài 9
LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện - cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm ở những người lao động bình thường.
- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và tài liệu, tranh ảnh có liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Đọc đoạn thơ từ “Thưa rằng” đến hết đoạn trích “LVT cứu Kiều Nguyệt Nga”
Phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích.
Nêu những nét đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích.
Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1.Đọc và tìm hiểu vị trí, chủ đề đoạn trích.
GV đọc mẫu toàn bài. Gọi HS đọc lại.
Lớp nhận xét, sửa chữa cách đọc.
Nêu vị trí đoạn trích trong tác phẩm.
Tìm chủ đề đoạn trích.
HĐ2. Phân tích nhân vật Trịnh Hâm.
Gọi HS đọc lại 8 câu đầu.
GV dẫn giải thêm phần trước của đoạn trích về tình cảnh bi đát của Vân Tiên.
Trịnh Hâm quyết tình hãm hại Vân Tiên là vì sao? Trịnh Hâm đã có hành động như thế nào?
Em hãy phân tích những hành động đó để thấy rõ tâm địa độc ác của Trịnh Hâm.
Nhận xét chung về nghệ thuật và nội dung phần 1.
HĐ3. Phân tích nhân vật ông Ngư.
Gọi HS đọc phần còn lại.
Hành động của ông Ngư như thế nào?
thể hiện thái độ gì?
Lời nói của ông Ngư với VT như thế nào, nói lên đức tính gì của ông?
Nhận xét về cuộc sống lao động của ông Ngư. Do đâu ông Ngư có được cuộc sống như vậy?
(Cuộc sống trong lành giữa thiên nhiên của ông Ngư)
Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào? (Cái ưu ái người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu- Xuân Diệu)
HĐ4. Phân tích giá trị đoạn cuối.
Hãy chọn những câu thơ mà em cho là hay nhất trong đoạn.
Trình bày những cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu thơ ấy.
Rút ra giá trị đoạn trích
Tổng kết - Ghi nhớ
HĐ5. Hướng dẫn HS luyện tập.
Trong truyện LVT còn có những nhân vật nào có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư? Họ có đặc điểm chung gì? Ý tưởng tác giả gửi gắm qua họ?
I/ Chủ đề đoạn trích:
 Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác.
8 câu đầu: Hành động tội ác của Trịnh Hâm.
Phần còn lại: Việc làm nhân đức của ông Ngư.
II/ Phân tích:
1. Tâm địa và hành động độc ác của Trịnh Hâm:
- đố kị, ganh ghét tài năng.
- Hành động độc ác, bất nhân, bất nghĩa (đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang cơn hoạn nạn, không nơi nương tựa; VT vốn là bạn của hắn, từng trà rượu, làm thơ, đã có lời nhờ cậy và hứa hẹn ...)
- Hành động có toan tính, có âm mưu, sắp đặt khá kĩ lưỡng, chặt chẽ (thời gian, không gian; giả tiếng kêu trời...)
* Sắp xếp các tình tiết hợp lí, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ giản dị, mộc mạc đã kể về một tội ác tày trời và lột tả tâm địa kẻ bất nghĩa, bất nhân.
2. Việc làm nhân đức và nhân cách cao cả của ông Ngư:
- chăm sóc ân cần, chu đáo “Hối con ... mặt mày”.
- tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp (sẵn lòng cưu mangVT, dù đói nghèo nhưng ấm tình người; không hề tính toán ơn cứu mạng).
- Cuộc sống đẹp: trong sạch, ngoài vòng danh lợi ô trọc, tự do phóng khoáng, hoà nhập bầu bạn với thiên nhiên, đầy ắp niềm vui bởi lao động tự do, tự làm chủ mình...)
*Tác giả gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người lao động bình thường. Đây là quan điểm nhân dân rất tiến bộ.
+ Đoạn thơ cuối: ý tứ phóng khoáng mà sâu xa, lời lẽ thanh thoát mà uyển chuyển, hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm - Một khoảng thiên nhiên cao rộng khoáng đạt được mở ra, con người hoà nhập trong ấy, niềm vui đầy ắp (khát vọng sống và niềm tin yêu cuộc đời của NĐC)
* Đoạn thơ giàu cảm xúc, khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã.
- Sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao thượng và những toan tính thấp hèn;
 + thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.
III/ Luyện tập:
Những nhân vật cùng loại với ông Ngư: ông giáo, ông Tiều. Họ có đặc điểm chung là làm việc nghĩa, không chờ báo đáp (Tác giả gửi gắm ý tưởng qua họ).
IV/ Củng cố:
	Nêu giá trị nghệ thuật của đoạn trích.
	Chủ đề đoạn trích là gì? Thái độ của tác giả trong đoạn trích như thế nào?
V/ Dặn dò:
	Học thuộc lòng đoạn trích. 	Học thuộc Ghi nhớ SGK. 	Phân tích giá trị đoạn trích.
	Chuẩn bị bài mới, học vào tiết sau: Chương trình địa phương (phần Văn).
	Yêu cầu thực hiện tốt phần “Chuẩn bị ở nhà”.
Ngày soạn: 10.10.2009
Ngày dạy: 19.10.2009
Tiết 42
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần Văn)
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về địa phương mình.
- Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương.
- Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học của địa phương.
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi SGK; sưu tầm tài liệu, sách, báo có liên quan.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Đọc đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”. Nêu nội dung đoạn trích
Phân tích hình ảnh ông Ngư trong đoạn trích.
Giới thiệu bài mới:
GV hướng dẫn và tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động trong phần “Chuẩn bị ở nhà” đã nêu trong SGK từ tiết trước.
HĐ1: HS tập hợp theo tổ các bản thống kê mà từng cá nhân đã làm, các sáng tác mà mỗi HS đã sưu tầm, chọn lựa được.
	Từng tổ tiến hành tập hợp, bổ sung vào một bảng thống kê về tác giả, tác phẩm văn học địa phương mà các HS trong tổ mình đã thống kê được và những tác phẩm đã sưu tầm được.
HĐ2: Lần lượt các tổ cử một đại diện lên bảng ghi bảng thống kê của tổ mình và danh sách các tác phẩm đã sưu tầm được.
	GV dựa vào các bảng thống kê của các tổ và tư liệu của mình để hình thành một bảng thống kê đầy đủ. HS bổ sung vào bảng thống kê của mình những tác giả, tác phẩm còn thiếu.
HĐ3: Mỗi tổ chọn một HS đọc bài viết giới thiệu hoặc cảm nghĩ về một tác phẩm viết về địa phương, hoặc đọc một sáng tác của mình.
HĐ4: GV nêu nhận xét, khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu văn học địa phương và tập sáng tác.
	Cuối giờ học,GV thu thập những tác phẩm HS đã sưu tầm được và những sáng tác của các em, đóng lại thành hai tập riêng. Ngoài giờ học, HS chuyển cho nhau hai tập ấy để đọc.
HĐ5: GV giới thiệu tập thơ Hòn Kẽm Đá Dừng, Quê nhà cô Tấm. HS tìm hiểu.
IV/ Củng cố- Dặn dò:	
Tìm đọc “Trăm năm thơ Đất Quảng”.
	Tiếp tục sưu tầm văn học địa phương và tập sáng tác.
	Chuẩn bị bài mới: Đồng chí.
	Tiết 43: TV: Tổng kết về từ vựng (Từ đơn ... từ nhiều nghĩa)
Ngày soạn: 12.10.2009
Ngày dạy: 19.10.2009 
Tuần 9
Tiết 43
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ).
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Muốn trau dồi vốn từ, ta phải làm gì?
Phân biệt: nhuận bút/ thù lao; tay trắng/ trắng tay. Làm bài tập 8, 9 SGK tr. 104
Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1: Ôn tập từ đơn và từ phức.
Bước 1. GV hướng dẫn HS ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức.
Bước 2: Hướng dẫn HS làm bài tập mục I.2.
Tìm từ ghép và từ láy trong mục I.2.
Bước 3: Hướng dẫn HS làm bài tập mục I3.
Nhận diện từ láy giảm nghĩa và từ láy tăng nghĩa.
HĐ2: Ôn tập thành ngữ.
Bước 1: Ôn lại khái niệm: 
Thành ngữ là gì?
Bước 2: Xác định thành ngữ và tục ngữ trong các tổ hợp từ đã cho ở II.2. Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó.
Bước 3: Tổ chức cho HS làm bài tập mục II.3.
Các tổ thi nhau làm bài tập theo yêu cầu và trình bày ở bảng.
*Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được.
Bước 4: Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.
HĐ3: Ôn lại khái niệm nghĩa của từ.
Nghĩa của từ là gì? 
Chọn cách hiểu đúng về từ mẹ
Chọn cách giải thích đúng từ “độ lượng” và lí giải.
HĐ4: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Ôn lại khái niệm.
Từ “hoa” trong IV.2 được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có phải là từ nhiều nghĩa không? Vì sao?
I/ Từ đơn và từ phức.
- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.
- Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
Từ phức gồm hai loại:
+ Từ ghép: gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
+ Từ láy: gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
- Từ ghép: (những từ còn lại).(giống nhau về ngữ âm ở đây có tính chất ngẫu nhiên).
+ Từ láy tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
+ Từ láy giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
II/ Thành ngữ:
1. Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
 (có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen nhưng thường thông qua phép chuyển nghĩa như ẩn dụ so sánh).
2. Tục ngữ: a (hoàn cảnh, môi trường XH có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức con người); c (muốn giữ gìn thức ăn, với chó thì treo lên, mèo thì đậy lại).
Thành ngữ: b (làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm); d (tham lam, được cái này lại muốn cái khác hơn); e (sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác).
3. Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật: như chó với mèo, đầu voi đuôi chuột, miệng hùm gan sứa, vuốt râu hùm, như mèo thấy mỡ, mèo mã gà đồng, lên xe xuống ngựa, như vịt nghe sấm ...
Chỉ thực vật: cây cao bóng cả, cưỡi ngựa xem hoa, bèo dạt mây trôi, bãi bể nương dâu, cây nhà lá vườn, bẻ hành bẻ tỏi, cắn rơm cắn cỏ ...
4. Cá chậu chim lồng (Bỏ chi cá chậu chim lồng mà chơi - NDu); bảy nổi ba chìm (HXH); (Màn trời chiếu đất dặm trường lao đao - NĐC).
III/ Nghĩa của từ:
1. Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ ...) mà từ biểu thị.
2. Cách hiểu đúng là ý a: Người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con.
3. Cách giải thích đúng là ý b: Rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ .
IV/ Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
1. Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc, nghĩa chuyển). Trong câu, từ thường có một nghĩa.
2. Dùng theo nghĩa chuyển.
Không phải là từ nhiều nghĩa vì nghĩa chuyển này của từ “hoa” chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ.
IV/ Củng cố- Dặn dò:
	Hệ thống hoá các khái niệm và bài tập vừa ôn.
	Tìm thêm các ví dụ cho các kiến thức vừa ôn tập.
	Chuẩn bị bài mới, học vào tiết 44: Tổng kết về ...  cho đúng vần, hợp với nội dung ba câu trước cho sẵn.
HĐ2: (GV cho HS bổ sung HĐ ở tiết 54).
GV hướng dẫn HS trao đổi theo nhóm về các bài thơ tám chữ làm ở nhà (ở tiết 54 với nội dung viết về ngày 20.11 hoặc nội dung liên quan đến đề tài môi trường, có vần, nhịp tự chọn) để chọn bài của nhóm mình trình bày trước lớp. 
Đại diện nhóm đọc và bình thơ của nhóm mình. Lớp tham gia nhận xét, đánh giá các bài thơ đã được đọc, bình.
(Chú ý thể thơ, vần, ngắt nhịp, kết cấu, nội dung, chủ đề bài thơ).
III/ Thực hành làm thơ tám chữ.
1.Từ điền vào chỗ trống ở dòng thứ ba phải mang thanh bằng; ở cuối dòng thứ tư phải có khuôn âm (a) và mang thanh bằng - hiệp với chữ xa cuối dòng thứ hai
*Từ cần điền là: vườn đỏ nắng ... bay qua
2. Làm thêm câu cuối :
(HS phát huy trí lực, cảm xúc cá nhân mình nhưng phải làm câu thơ có tám chữ và chữ cuối phải có khuôn âm (ương) hoặc (a), mang thanh bằng).
3.Đọc và bình thơ của nhóm.
HS chép bài (đoạn) thơ hay vào bảng để lớp dễ theo dõi và hiểu cách bình thơ của nhóm bạn, dễ nhận xét.
GV tổng kết, nhận xét, đánh giá chung về chất lượng các bài thơ của các nhóm. 
Cho điểm khuyến khích với các bài có giá trị và lưu vào tập san của trường.
IV/ Củng cố: 	Nêu cách nhận diện thể thơ tám chữ.
V/ Dặn dò: 	Học thuộc Ghi nhớ SGK tr.150. Thực hành vận dụng, tập làm thơ tám chữ.
	Tìm những bài thơ đã học thuộc thể thơ tám chữ và phân tích theo Ghi nhớ.
Chuẩn bị bài mới cho tiết 88-89: VH: Hướng dẫn đọc thêm: Những đứa trẻ.
Ngày soạn: 12.12.2009
Ngày dạy: 20.12.2009
Tuần 19
Tiết 88-89
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:
 NHỮNG ĐỨA TRẺ
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
	Tóm tắt truyện ngắn “Cố hương”. Đọc thuộc đoạn văn mà em thích nhất.
	Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tôi. Nêu nội dung truyện.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Nêu những hiểu biết của em về Go-rơ-ki và tiểu thuyết “Thời thơ ấu”.
HĐ2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản.
GV tổ chức cho HS đọc văn bản.
Thử chia bài văn này thành ba phần và đặt tiêu đề cho mỗi phần.
Tìm những chi tiết xuất hiện ở phần đầu và phần cuối tạo nên sự kết nối chặt chẽ trong văn bản.
Xem xét hoàn cảnh của chú bé A-li-ô-sa, ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp và quan hệ giữa hai gia đình để lí giải vì sao tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn, khiến hơn ba mươi năm sau ông vẫn còn nhớ như in và thuật lại hết sức xúc động.
Tìm trong bài văn rồi phân tích, bình luận một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa.
Chuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong bài văn này?
HĐ3: Củng cố -Tổng kết.
Nhận xét về nghệ thuật và giá trị nội dung đoạn trích.
I/ Go-rơ-ki và tiểu thuyết “Thời thơ ấu”.
Xem SGK tr. 232.
II/ Đọc – hiểu văn bản:
1.Bố cục và các mối liên kết:
-“Có đến ... nó cúi xuống”:
Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
-“Trời đã ... đến nhà tao”: 
Tình bạn bị cấm đoán.
-Phần còn lại: Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn
*Cách triển khai nghệ thuật của người kể chuyện ở các yếu tố chủ chốt: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người dì ghẻ, người bà hiền hậu.
2.Những đứa trẻ sống thiếu tình thương:
-Hai nhà hàng xóm nhưng thuộc hai thành phần xã hội khác nhau: dân thường và quan chức giàu sang nên Ốp-xi-an-ni-cốp không cho những đứa con của mình chơi với A-li-ô-sa. A. mất bố, mẹ lại đi lấy chồng khác, bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà là hiền hậu. Mấy đứa con nhà đại tá thì mẹ chết, sống với dì ghẻ, cũng bị bố cấm đoán, đánh đòn ...
-Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến chúng thân thiết nhau, để lại ấn tượng sâu sắc và kể xúc động (dù sau 30 năm).
3.Những quan sát và nhận xét tinh tế:
-Trước khi quen thân, A. chỉ biết: “ba đứa cùng mặc áo cánh ... theo tầm vóc”.
-Khi mấy đứa trẻ kể chuyện: “Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con” (sợ hãi, co cụm khi thấy diều hâu), toát lên sự thông cảm với bất hạnh
-Khi đại tá mắng: “Tức thì cả mấy đứa ... con ngỗng ngoan ngoãn”. Cách so sánh thể hiện dáng dấp bên ngoài và thế giới nội tâm của chúng. 
“Tôi nhớ lại thì không bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ”: A. thông cảm với bạn.
4.Chuyện đời thường và truyện cổ tích:
-Qua chi tiết người “mẹ thật”:
+ “Mẹ thật của các cậu ...về làm sao được?”
+ “Không được ư? ... của bọn phù thủy”.
-Qua hình ảnh người bà nhân hậu:
Bà kể chuyện cổ tích, A. kể lại, chỗ nào quên lại chạy về hỏi bà. Khi thằng lớn khái quát: “Có lẽ ... rất tốt”; thằng bé “thường nói một cách buồn bã ...11 năm”.
-Tác giả chủ tâm không nhắc đến tên những đứa trẻ kia làm cho câu chuyện tình bạn của bọn trẻ sống thiếu tình thương mang ý nghĩa khái quát hơn và đậm màu sắc cổ tích nhiều hơn.
III/ Tổng kết:
Bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với truyện cổ tích, Mac-xim Go-rơ-ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm thời thơ ấu, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
IV/ Dặn dò:
	Tóm tắt đoạn trích. Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích.
	Ôn tập toàn bộ các văn bản đã học ở học kì I.
	Tham khảo tài liệu về kiểu bài tự sự và thuyết minh để chuẩn bị tốt cho thi học kì I. 
Ngày soạn: 25.12.2009
Ngày dạy: 29.12.2009
Tuần 19
Tiết 90
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS khắc sâu kiến thức bộ môn Ngữ văn đã học ở học kì I.
Học sinh đánh giá đúng mức độ tiếp thu của bản thân, kĩ năng vận dụng tri thức đã học vào việc làm bài tổng hợp cuối học kì.
II/ Chuẩn bị: GV: Chấm xong bài thi, thống kê kết quả và nhận xét.
	HS: Trả lời câu hỏi và bài tập ở đề thi học kì I.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
	GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài thi học kì I.
3.Giới thiệu bài mới:
I.Yêu cầu đề:
GV yêu cầu học sinh trả lời cho từng câu hỏi trong đề thi. GV hoàn chỉnh ý và cho học sinh ghi vào vở theo “Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 9” của Sở GD&ĐT (có văn bản kèm theo).
II.Nhận xét, rút kinh nghiệm:
1.Ưu điểm:
Đa số học sinh có hiểu yêu cầu đề, biết cách vận dụng kiến thức đã học vào việc làm bài thi học kì I.
Phần Văn: biết cách tóm tắt tác phẩm truyện.
Phần Tiếng Việt: kết quả cao hơn cả.
Phần Tập làm văn: học sinh biết làm kiểu bài tự sự có kết hợp miêu tả và nghị luận.
Kết quả bài làm mức độ trung bình trở lên cao hơn những năm trước.
2.Hạn chế:
-Phần Văn: chưa tóm tắt toàn bộ tác phẩm “Làng”, đa số tóm tắt đoạn trích học trong SGK; có bài làm cho rằng ông Hai vì làng nghèo phải đi tản cư...rồi về làng cũ xem có theo giặc không
-Phần Tiếng Việt: học sinh nhầm lẫn giữa tình huống hội thoại và phương châm hội thoại (tình huống là không đúng đề tài mà lại xác định phương châm cách thức hoặc về lượng; có khi xác định câu 1 là nói mơ hồ, nghĩa chuyển của “chân mây” là lòng tham không đáy ).
-Phần Tập làm văn: Nhiều bài làm kể việc suông, không có các yếu tố kết hợp khác; chuyện kể chưa sâu sắc để có ấn tượng. Chưa nêu đủ nội dung cần kể. Có khi về thăm trường nhân ngày 20/11 nhưng không kể về thầy cô, không có ý c: Lời thầm hứa lúc ra đi  Bố cục chưa rõ ba phần. Vẫn còn có những bài viết tắt, viết số, kí hiệu, tiếng Anh ...
III.Trả bài - Đọc bài văn hay – Công bố kết quả:
GV phát bài cho học sinh, trao đổi cho nhau đọc. Kiểm tra lại việc tổng hợp điểm cho cả bài.
Xem kĩ các lỗi sai để rút kinh nghiệm. Học sinh nộp lại bài để lưu ở nhà trường. 
Đọc bài văn hay của Hoài Thanh, lớp 9/3 (9,0 điểm).
IV/ Củng cố - Dặn dò: 
Rút kinh nghiệm kết quả bài thi học kì I.
	Chuẩn bị bài mới cho học kì II: VH: Bàn về đọc sách.
Ngày soạn: 26.11.2009
Ngày dạy: 30.11.2009
Tuần 13
Tiết 63
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần Tiếng Việt)
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng,miền cả nước
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
Phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ “Áo đỏ” của Vũ Quần Phương.
Tìm năm ví dụ về những sự vật, hiện tượng được gọi tên dựa vào đặc điểm riêng.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1.GV hướng dẫn HS làm BT1 a.Chỉ các SV, HT không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
b.Giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
c.Giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
HĐ2.GV hướng dẫn HS làm BT2
HĐ3.GV hướng dẫn HS làm BT3
Cho biết những từ ngữ nào (ở 1b) và cách hiểu nào (ở 1c) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.
HĐ4.GV hướng dẫn HS làm BT4
Chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. 
Chúng thuộc phương ngữ nào?
có tác dụng gì?
BT1.Tìm trong phương ngữ mà em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác mà em biết những từ ngữ ĐP
a. chẻo (nước chấm), nốc (chiếc thuyền), tắc (quít); mắc (đắt), reo (kích động); sương (gánh), bọc (cái túi áo)
b.bố, ba, bọ, tía; mẹ, má, mạ; giả vờ, giả đò; nghiện, ghiền; vào, vô; xa, ngái; vừng, mè; thuyền, ghe; doi, mận, đào; thơm, dứa; tuyệt vời, hết sảy; thấy, chộ
c.nón, mũ; hòm (rương, quan tài); trái (tay trái, quả); bắp (bắp chân, ngô); nỏ (cái nỏ,chẳng);sương(hơi nước, gánh
BT2. Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán...Tuy nhiên sự khác biệt đó không quá lớn (từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều).
BT3. Phương ngữ được lấy làm chuẩn của tiếng Việt là phương ngữ Bắc (có tiếng Hà Nội). 
 Phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới đều lấy phương ngữ có tiếng thủ đô làm chuẩn cho ngôn ngữ toàn dân.
BT4.Trong đoạn trích bài thơ “Mẹ Suốt” của Tố Hữu có những từ ngữ địa phương như: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ Trung *Việc sử dụng những từ ngữ địa phương có tác dụng góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy, làm tăng sự sống động, gợi cảm của t/phẩm
IV/ Củng cố -Dặn dò: Tìm ví dụ + Sưu tầm các bài thơ, ca dao, dân ca có từ ngữ địa phương.
	Chuẩn bị bài mới “Ôn tập phần Tiếng Việt”.
	Tiết 64:TLV: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong VBTS.
	Tiết 65:TLV: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctap2.doc