Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần học 14

Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần học 14

I.Mục tiêu :

 - Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về những người lao động mới trong thời kì chống Mĩ cứu nước.

- Hiểu cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần học 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GANV9TUẦN :14 TIẾT :66 – 70
NS : 01/11 LẶNG LẼ SA PA ND :08 - 13
TIẾT :66-67 
I.Mục tiêu :
 - Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về những người lao động mới trong thời kì chống Mĩ cứu nước.
- Hiểu cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
II. Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình v2 tổ Quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
2. Kĩ năng:
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
-Hoạt động 1-Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
 -Hãy cho biết diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng mình theo Tây đến khi tin đó đưôc cãi chính?
 -Diễn biến tâm trạng ấy cho ta thấy tình cảm gì của ông Hai? Em nhận xét gì về tình cảm ấy?
 -Hãy nêu tóm tắt về tiểy sử của nhà văn Kim Lân?
-Giới thiệu bài:Truyện gợi cho ta về một tấm gương cống hiến,một suy nghĩ về lẽ sống thật đẹp.
Hoaït ñoäng 2:Đọc – hiểu văn bản.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
GV gọi HS đọc phần chú thích tìm hiểu tiểu sử của tác giả và các từ khó
H. Em có thể chia văn bản ra mấy đoạn, ý chính của mỗi đoạn?
-
H.Em hãy nêu chủ đề cảu văn bản?
- GV bình chuyển sang tiềt( tiết 67 )
Hỏi lại các nội dung đã giảng ở tiết
-Hoạt động 03 Phân tích:
GV gọi HS đọc tác phẩm
H.Bức tranh về cảnh đẹp nên thơ ở Sa Pa đã được tác giả miêu tả ra sao?
H:Trước khi để hoạ sĩ và cô gái gặp anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn, anh ta được giới thiệu là người như thế nào?
H:Ý nghĩa nghệ thuật của sự giới thiệu đó?( là người cô đơn nhất thế gian  )
H:Việc trò chuyện và gặp gỡ cùng bác lái xe cho ta thấy điều gì về tính cách của người thanh niên ?( chu đáo, quan tâm đến mọi người xung quanh)
H:Ông hoạ sĩ hiểu việc luống cống và”về trước một tí” của anh thanh niên như thế nào? Vì sao? ( Vì ông hiểu sai về anh thanh niên, còn thái độ luống cuống là sự mừng rỡ khi mọi người và cô gái ghé thăm)
H:Qua đối thoại và câu chuyện được kể ta hiểu thêm điều gì về anh thanh niên ?( là người thích giao tiếp, cởi mở, có trình độ)
H:Ngoài anh thanh niên ta còn thấy những nhân vật nào khác ở Sapa. Đặc điểm chung ở họ là gì? Hãy kể những công việc của những người ấy(điều hi sinh quyền lợi riêng, quên mình vì việc chung)
H:Hai người khách của Sapa là hoạ sĩ già và cô kỉ sư trẻ, có thể nói gì về mỗi người?
H:Em có nhận xét gì về tên gọi của các nhân vật? Vì sao tác giả gọi họ như vậy ?( không có tên – những người vô danh lặng lẽ cống hiến; là đại diện của những lớp người
H.Em hãy nêu những nhận xét về nghệ thuật?
- Hoạt động 4: Ý nghỉa văn bản:
+Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật?
 +Nhận xét những vấn đề chính mà văn bản đề cập?
Hoạt động 4: Luyện tập
-Hướng dẫn bốn nhóm thực hành phần luyện tập ở phiếu bài tập
-GV nhận xét,tuyên dương HS thực hành tốt.
Hoạt động 06:Hướng dẫn tự học:
- Đọc diễn cảm tác phẩm.
- Viết một đoạn văn ghi lại cảm nhận về một vài chi tiết nghệ thuật mà bản thân thích nhất.
- Đọc, tìm hiểu chú thích và soạn trước văn bản “ Chiếc lược ngà”
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
 +Đọc phần chú thích
 +Thảo luận về tác giả và tác phẩm
-Chốtè
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
Goi HS đọc văn bản có phân vai
-Thảo luận các yêu cầu của GV
-Đồng thuận và chốtè
-Phân tích,minh họa bằng dẫn chứng về hình ảnh anh thanh niên.
+Phân tích kết hợp dẫn chứng về các nhân vật khác.
-
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
-Hướng dẫn thảo luận tổng kết bài:
-Thực hành phần luyện tập trong phiếu bài tập
Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
-Khởi động:
1/Tác giả :
 -Nguyễn Thành Long ( 1925 – 1991) quê tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí.
 -Tác phẩm chính: Giữa trong xanh.
 2/Tác phẩm
 Lặng lẽ Sapa được viết 1970 (sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả), in trong tập Giữa trong xanh 1972.
3 Bố cục:
a.Phần 1: Từ đầu đến anh ta kìa: Vừa qua Sa Pa , xe ngửng nghỉ lấy nước, bác lái xe giới thiệu với họa sĩ và cô kĩ sư một trong những người cô độc nhất thế gian.
b.Phần 2: Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thnh niên và bác họa sĩ, cô kĩ sư.
c.Phần 3:Họ chia tay, họa sĩ và kĩ sư trẻ xuống đồi, cứ vấn vương vì sao anh thanh niên không tiễn ra tận xe.
4.Chủ đề:Truyện ca ngợi những con người lao động hết mình cho đất nước, thầm lặng hi sinh cho công việc.
II. Phân tích:
1.Nội dung:
a. Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp sa pa:
- Cảnh đẹp một cách kì lạ:nắn len tới, mây cuộn tròn lại....
b.Chân dung người lao động bình thường nhưng phẩm chấat rất cao đẹp:
 a/Hoàn cảnh sống và công việc:
 -Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm chỉ có cỏ cây và mây núi Sapa
 -Công việc: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất phục vụ cho chiến đấu và sản xuất
 -Tính chất công việc đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao.
->Hoàn cảnh sống cô đơn, buồn tẻ, công việc rất khổ cực vất vã.
 b/Những phẩm chất của anh thanh niên
 -ý thức cao về công việc của mình và lòng yêu nghề.
 -Có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với đời sống con người.
 -Biết tổ chức sắp xếp công việc
->Những phẩm chất tốt đẹp, vượt khó trong công tác, cuộc sống.
 c/Những phẩm chất đáng mến của anh thanh niên
 -Sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình bạn
 -Khiêm tốn, nhiệt tình.
->Chân dung anh thanh niên có những nét đẹp về tinh thần tình cảm sống có ý nghĩa với đời.
d.Lòng mến yêu , cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, Tổ quốc:
 Bác lái xe, ông hoạ sĩ già, cô kỉ sư trẻ  đều là những người lao động hăng say muốn góp phần của mình vào công cuộc xây dưng đất nước.
2.Nghệ thuật:
 *Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn.
 * Xây dựng đối thoại, độc thoâi và độc thoại nội tâm.
 * Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
 Có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và nghị luận.
 *Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện.
III. Ý nghỉa văn bản:
 1.Nội dung:
 Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ, qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
2.Nghệ thuật:
-Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
-Có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và nghị luận.
IV.Luyện tập:
Cần lưu ý khi phát biểu cảm nghĩ không nên biến thành phân tích nhân vật và cũng tránh nêu cảm nghĩ cách chungchung,Cần nêu được những ấn tượng, suy nghĩ thực của mình về nhân vật và gắn bó với thực tiễn đời sống.
-Hoạt động 4-Củng cố và dặn dò:
-Phân tích hình ảnh anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn?
-Phân tích các nhân vật khác?
-Thực hành thêm một số bài tập:1,2,3,4,5 ở sbtnv9 t1tr 86
-Nhận xét hai tiết học
TIẾT :68-69
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 03.VĂN TỰ SỰ
I.Mục tiêu :
 -Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
-Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trình bày.
II. Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thứ
-Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
2. Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trình bày.
-.Kiểm tra bài cũ:Kiểm tr sự chuẩn bị của HS
-Giới thiệu bài:Hai tiết viết bài tại lớp giúp chúng ta củng cố kĩ năng thực hành làm văn.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
-Hoạt động 1: Khởi động
-Ghi tựa bài: ‘Viết bài TLV tại lớp.”
-Hoạt động 2-Tiến hành viết bài:
-Đề:Nhân ngày 20/11 kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
Hoạt động 03:Hướng dẫn tự học:
- Nhận xét hai tiết viết bài tại lớp.
- Tìm hiểu vai trò cảu người kể chuyện trong văn bản tự sự, tiết tới chúng ta sẽ trao đổi vấn đề này.
TIẾT:70
 NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I.Mục tiêt:
 - Hiểu người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm truyện.
- Thấy được tác dụng của việc lựa chọn người kể chuyện trong một số tác phẩm đã học.
II. Kiến thức chuẩn:
 1.Kiến thức:
- Vai trò cảu người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
- Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc – hiểu văn bản tự sự hiệu quả.
- Ổn 
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
-Hoạt động 1-Khởi động:
định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Đọc lại các văn bản đã học để có nhận định về tác dụng của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
 -Giới thiệu bài:Tiết học giúp chúng ta hiểu về vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
GV gọi HS đọc đoạn trích ở phần ví dụ để tìm hiểu
H:Em hãy nhắc lại thế nào là ngôi kể, chuyển đổi ngôi kể trong văn bản tự sự?
H:Trong đoạn trích, chuyện kể về ai, về việc gì? Ai là người kể câu chuyện trên (Vô nhân xưng)
H:Những câu : giọng cười  Những người con gái  là nhận xét của người nào về ai? (của người kể về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta)
H:Nếu người kể là một trong ba nhân vật trong đoạn trích thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi như thế nào?
H:Căn cứ vào đâu để nhận xét người kể loại này là thấy hết, hiểu hết mọi việc?
->Hs hình thành khái niệm
-Hướng dẫn các nhóm luyện tập
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động 04:Hướng dẫn tự học:
- Ghi lại hình dung cảu em về một người kể chuyện trong một văn bản.
- Chuẩn bị hệ thống lại các kiến thức thuộc về phân môn Tập làm văn, để tiết tới ôn tập TLV.
-Lắng nghe
-Thảo luận tìm hiểu bài:
 +Đọc đoạn trích ở phần ví dụ,thảo luận.
 +Chốtè
Các nhóm thảo luận rút ra khái niệm.
-HS thực hành phần luyện tập theo nhóm
 +Nhóm 1 và 2 thực hành phần 2.a
 +Nhóm 3 và 4 thực hành bài tập 2.b
-Đại diện nhóm trình bày,GV chốtè
Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
-Khởi động:
I.Hình thành kiến thức :
1.VAI TRÒ CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 Ví dụ: Đoạn trích trong Lặng lẽ Sapa
 -Chuyện kể về phút chia tay giữa hoạ sĩ, cô gái với anh thanh niên
 -Người kể chuyện là vô nhân xưng do cả ba nhân vật không ai xưng tôi trong lời người kể
 -Những lời nhận xét trong đoạn trích là của người kể chuyện về anh thanh niên
-> Người kể chuyện loại này là thấy hết hiểu, hết mọi việc, mọi hoạt đông, tâm tư của các nhân vật.
* Hình thành khái niệm :
- Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất : thường là nhân vật của truyện hauy nhân vật chứng kiến câu chuyện.
- Người kể chuyện theo ngôi thứ ba :là người kể chuyện giấu mình, nhưng cái nhìn của người kể này lại có mặt ở tất cả mọi nơi trong văn bản, đã biết hết mọi sự việc, nhìn thấu được nhân vật trong truyện.
- Vai trò của người kể chuyện :
dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện, kết nối các sự việc, giúp người đọc hiểu về nhân vật, đưa ra nhận xét, đánh giá về những điều được kể.
V. Luyện tập
 +Bài tập 2:
 a. Đoạn trích của Thời thơ ấu
 -Người kể :Nhân vật xưng tôi -> bé Hồng.
 -Ưu điểm: đi sâu vào tâm tư nhân vật.
 -Hạn chế : Khó miêu tả bao quát các đối tượng, không nhìn được nhiều mặt, đơn điệu, giọng văn trần thuật.
 b.Yêu cầu HS chọn một trong ba nhân vật ( ông họa sĩ già,cô kĩ sư,bác lái xe) là người kể chuyện,sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục 1thành một đoạn khác,sao cho nhân vật,sự kiện,lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất.
+Vai trò củ người kể chuyện trong văn bản tự sự?
Duyệt của tổ trưởng
06/11/2010
Lê Lĩnh Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docGANV9TUAN 14CHUAN.doc