Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần học 24

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần học 24

 Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung

 - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ (từ mùa xuân của thiên nhiên đến mùa xuân của đất nước và mùa xuân của con người)

 

doc 14 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1452Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần học 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24: 
Tiết 116	Mùa xuân nho nhỏ
Tiết 117	Viếng lăng bác 
Tiết 118, 119 	Lập luận
Tiết: 120	Nghị luận văn học: 
 	Bình luận tác phẩm văn học
Tiết 116: 
MÙA XUÂN NHO NHỎ
	Thanh Hải
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Giúp học sinh: 
	- Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung
	- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ (từ mùa xuân của thiên nhiên đến mùa xuân của đất nước và mùa xuân của con người)
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	1. Ổn định. 
	2. Kiểm tra bài cũ. 
	- Từ hình ảnh con cò, em có suy nghĩ gì về ý nghĩa lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người 
	3. Giới thiệu bài mới. 
	4. Các hoạt động của thầy và trò: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu mạch cảm xúc và bố cục của bài thơ. 
Cho HS đọc văn bản
Hướng dẫn cách đọc: Chú ý thể thơ năm chữ của bài thường không ngắt nhịp trong từng câu và các khổ thơ cũng không đều đặn. Nhịp điệu và giọng điệu của bài có biến đổi theo mạch cảm xúc: say sưa, trìu mến ở phần đầu khi diễn tả cảm xúc về mùa xuân đất trời; nhịp nhanh, hối hả phấn chấn khi nói về mùa xuân đất nước, giọng tha thiết trầm lắng khi bày tỏ suy nghĩ và ước nguyện được góp “mùa xuân nho nhỏ” của đời mình vào “mùa xuân lớn” của đất nước. 
? Bố cục của bài thơ - Gồm 4 phần
+ Khổ đầu gồm 6 dòng: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời
+ Hai khổ tiếp theo: Hình ảnh mùa xuân đất nước
+ Hai khổ tiếp: (từ “Ta làm con chim hót”đến “Dù là khi tóc bạc”): Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước
+Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế
* Hoạt động 2: Tìm hiểu hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên và đất nước qua cảm xúc của nhà thơ
? Mùa xuân ở khổ thơ đầu được dùng với ý nghĩa gì? 
- Mùa xuân ở khổ thơ đầu là mùa xuân của thiên nhiên, đất trời
? Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên được phát hoạ như thế nào? 
- Vài nét phát hoạ: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Chỉ bằng vài nét phát hoạ nhưng vẽ ra được cả không gian cao rộng(với dòng sông, với mặt đất, bầu trời bao la) cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím biếc- màu đặc trưng của xứ Huế) cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện (hót  vang trời)
 Cảm xúc của tác giả trước cảnh đất trời vào Xuân? 
- Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân của thiên nhiên được diễn tả tập trung ở chi tiết rất tạo hình này: 
	Từng giọt long lanh rơi
	Tôi đưa tay tôi hứng
Hai câu thơ trên có hai cách hiểu: từng giọt ở đây là giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân; nhưng cũng còn có thể hiểu hai câu này gắn với hai câu thơ trước: nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim. Hiểu như vậy thì ở đây có sự chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận được bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (hình và khối, cảm nhận được bằng thị giác). Cả hai cách hiểu đều biểu hiện niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân 
? Từ mùa xuân của thiên nhiên, trời đất, nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước với hình ảnh nào? Có ý nghĩa gì? 
- Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng đất nước
? Hình ảnh “lộc”của mùa xuân có ý nghĩa gì đặc biệt? 
- Mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non, đã theo cùng người cầm súng và người ra đồng, hay chính là họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước
? Sức sống của mùa xuân đất nước còn được cảm nhận qua từ ngữ nào? 
- Trong nhịp điệu “hối hả”, “xôn xao”
? Biện pháp nghệ thuật nào đã thể hiện niềm tin của tác giả đối với tương lai đất nước? 
- Cách so sánh “đất nước như vì sao – Cứ đi lên phía trước”
* Hoạt động 3: Tìm hiểu tâm niệm của nhà thơ
? Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên đất nước mạch thơ chuyển sang bày tỏ những suy ngẫmvà tâm niệm gì của nhà thơ? 
- Đó là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp- dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước
? Tâm niệm ấy được thể hiện qua những hình ảnh nào và nét đặc sắc của những hình ảnh ấy là gì?
- Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giản dị và đẹp. Đẹp và tự nhiên vì nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguỵên của mình
? Hình ảnh con chim, cành hoa ở phần đầu bài thơ một lần nữa được lặp lại nhưng lại mang ý nghĩa nào mới? 
- Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Những hình ảnh chọn lọc ấy được trở lại mang một ý nghĩa mới:- Niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời
? Nét độc đáo trong những câu thơ của Thanh Hải là gì khi mượn hình ảnh thiên nhiên để nói lên tiếng lòng của mình?
- Đề cập đến một vấn đề lớn của nhân sinh quan- vấn đề ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng- một cách tha thiết nhỏ nhẹ như điều tâm niệm chân thành của nhà thơ, được thể hiện qua những hình tượng đơn sơ mà chứa đựng nhiều xúc cảm
? Sự sáng tạo đặc sắc của Thanh Hải trong bài thơ là hình ảnh gì?
- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ. Cùng với hình ảnh cành hoa, con chim, nốt nhạc trầm xao xuyến, tất cả đều mang một vẻ đẹp bình dị khiêm nhường, thể hiện điều tâm niệm chân thành tha thiết của nhà thơ. Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý của mình, dù nhỏ bé, góp vào cuộc đời chung. Nhưng dâng hiến mà vẫn không làm mất đi nét riêng của mỗi người, dù nguyện ước rất khiêm nhường làm một nốt trầm trong bản hoà ca nhưng là một nốt trầm xao xuyến 
* Hoạt động 4: Tổng kết
GV yêu cầu HS nêu những nét đặc sắc nghệ thuật bài thơ
? Để thể hiện thành công nội dung tư tưởng, cảm xúc của bài thơ, tác giả đã sử dụng và sáng tạo những phương tiện, thủ pháp nghệ thụât thích hợp gì? 
- Thể thơ năm chữ gắn với các làn điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của cảm xúc Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát.
- Cấu tứ của bài thơ chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. Từ mùa xuân của đất trời sang mùa xuân của đất nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
- Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Giọng điệu có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
? Hãy nêu cách hiểu của mình về nhan đề của bài thơ, từ đó phát biểu chủ đề của tác phẩm? 
(thảo luận)
- Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo củaThanh Hải, người ta đã dùng nhiều định ngữ gắn với mùa xuân như mùa xuân chín, mùa xuân xanh, xuân ý, xuân lòng Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân là phát hiện mới mẻ sáng tạo, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước của cuộc đời chung
GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động 5: Luyện tập 
- Học thuộc lòng bài thơ, 
- Bình giảng hai khổ thơ “Ta làmtóc bạc”
I- Đọc và tìm hiểu chú thích
1- Tác giả: Thanh Hải (1930- 1980)
Tên thật: Phạm Bá Ngoãn, quê: Thừa Thiên Huế, hoạt động văn nghệ trong thời kì chống pháp, chống Mỹ
2- Thể thơ: 5 chữ
3- Bố cục: 
- Khổ đầu (gồm 6 dòng thơ): Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời
- Hai khổ tiếp theo: Hình ảnh mùa xuân đất nước
- Hai khổ tiếp: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước
- Khổ cuối: Lời ca ngợi quê hương đất nước qua làn điệu dân ca Xứ Huế
II- Tìm hiểu văn bản: 
1- Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi, con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
à Âm thanh. Hình ảnh, màu sắc, sức sống của mùa xuân thiên nhiên
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
à Nhà thơ ngây ngất say sưa trước cảnh đất trời vào xuân
2- Hình ảnh mùa xuân đất nước
Mùa xuân ngừơi cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
à Điệp ngữ “Mùa xuân”, “Lộc”, Mùa xuân theo người lính ra trận, người nông dân ra đồng để chiến đấu và bảo vệ Tổ Quốc
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
à Hoà vào nhịp sống chung của cả nước
3- Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước: 
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
à Điệp ngữ “ta làm” là hình ảnh của ước mơ tha thiết nhỏ bé, khiêm tốn của nhà thơ
Dù là tuổi hai mươi 
Dù là khi tóc bạc
à Điệp ngữ “dù là” bất chấp thời gian, tuổi tác, bệnh tật
4- Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nhịp phách tiền đất Huế
à Giai điệu quê hương, thiết tha, sâu lắng 
III- Tổng kết: 
Ghi nhớ SGK trang 69
IV- Luyện tập 
1- Học thuộc lòng bài thơ
2- Viết một đoạn văn bình một khổ thơ trong bài mà em thích.
Tuần 24
Tiết 117
VIẾNG LĂNG BÁC
	Viễn Phương
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Giúp HS: 
	- Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả miền Nam  ...  hơn một luận cứ 
II- Lập luận ở đoạn trích a có một luận cứ 
III- Lập luận ở đoạn trích b có hai luận cứ 
? Đọc các đoạn trích a, b của điểm 2, tìm luận cứ và kết luận, ở đoạn trích a có bao nhiêu luận cứ các luận cứ này thuận chiều với nhau hay là nghịch đối với nhau? Ở đoạn trích b có bao nhiêu luận cứ, các luận cứ này thuận chiều với nhau hay nghịch đối với nhau? Kết luận trong lập luận này phù hợp với luận cứ nào(tức là được rút ra chủ yếu từ luận cứ nào)
- Số lượng luận cứ: hai luận cứ (chất đem tuyên truyền  và cách tuyên truyền )
IV- Hướng của hai luận cứ: thuận chiều nhau (bổ sung cho nhau)
V- Số lượng luận cứ: hai luận cứ (ông bà cũng là người Nhưng mà có lệnh )
VI- Hướng của hai luận cứ: Ngược chiều nhau (loại trừ nhau)
VII- Kết luận phù hợp với luận cứ mạnh (luận cứ có nhưng đứng đầu)
* Hoạt động 2: Làm việc với phần ghi nhớ 
- Cho HS đọc phần ghi nhớ
? Nếu trong lập luận chỉ có một luận cứ thì có thể nóiđến sự đồng hướng hay nghịch hướng của luận cứ không? 
VIII- Không 
? Các câu ở đoạn trích b của điểm 2 nếu được viết lại như sau đây thì đâu là luận cứ đâu là kết luận? 
- Ông bà cũng là người làm ăn tử tế cả, nhưng đành nhẽ là ông bà kiếm chỗ khác vậy , vì có lệnh (chúng tôi) biết làm thế nào
* Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hiện phần luyện tập
1- Phân tích mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận theo các câu hỏi gợi ý
? Trong đoạn trích a đâu là luận cứ, đâu là kết luận? 
IX- Luận cứ “Mỗi tác phẩmta nghĩ”
X- Kết luận “Những nghệ sĩ tâm hồn”
? Trong câu cuối, thứ ánh sáng riêng nói ở câu đầu được diễn đạt bằng từ ngữ nào? 
- Cách sống của tâm hồn
? Trong đoạn trích b câu nào là luận cứ, câu nào là kết luận
- Luận cứ: “Trong nghệ thuậtcuộc sống” 
- Kết luận: “ Tư tưởng trên cao”
? Trong câu cuối có hai ý cần được chứng minh: Không “trừu tượng” và không “ một mình trên cao”. Từ ngữ nào ở câu trước cho thấy tư tưởng trong nghệ thuật không trừu tượng và không một mình trên cao? 
- Từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, thấm trong tất cả cuộc sống 
? Trong đoạn trích c kết luận được đặt ở vị trí nào?
- Kết luận: “Nghệ sĩ chúng ta”
? Hãy tìm xem trong câu sau những từ ngữ nào ứng với “ điện” trong câu đầu, những từ ngữ nào ứng với “ truyền thẳng” trong câu đầu
- Kết tinh của tâm hồn, sợi dây truyền
2- Từ những hiểu biết thu nhận được ở bài tập 1, cho biết quan hệ về số lượng và chất lượng giữa luận cứ và kết luận phải thế nào? 
	Trong số các gợi ý sau, hãy chọn ba ý thoả đáng – hai ý cho luận cứ và một ý cho kết luận
- Chất lượng của luận cứ phải là cần thiết đối với kết luận
- Luận cứ phải vừa đủ đối với kết luận 
- Kết luận bao quát vừa đủ nội dung của các luận cứ cần thiết
3- Đặt quan hệ từ thích hợp vào dấu ba chấm trong các ví dụ mà vẫn giữ nguyên kiểu quan hệ nghịch hướng giữa các luận cứ và giữ nguyên quan hệ giữa các luận cứ và kết luận 
a) Tuy ông bà nhưng mà có . . 
b). Khác vậy mặc dầu ông bà 
c)Vì có lệnh tôi biết làm thế nào mặc dầu ông bà. 
4- Xem lại các chuỗi câu a, b, c ở bài tập 3 và cho biết vị trí của kết luận và vị trí của luận cứ mạnh trong từng chuỗi câu
- a) Luận cứ mạnh: “ Nhưng mà có lệnh biết làm thế nào” đứng trước kết luận “ông bà cả” 
- b) Luận cứ mạnh: “Có lệnh tôi biết làm thế nào” đứng trước kết luận: “Đành nhẽvậy”
- c) Luận cứ mạnh: “ Có lệnh. . thế nào” đứng sau kết luận “Đành nhẽvậy”
5- Hãy xét xem các luận cứ trong đoạn trích là đồng hướng hay nghịch hướng
XI- Các luận cứ đồng hướng
6- Hãy cho biết Nguyễn Đình Thi đã chứng minh luận điểm Văn nghệ tái tạo được sự sống cho tâm hồn con người bằng những ý nào? Đây có phải là lập luận không? Nếu phải thì đâu là luận cứ, đâu là kết luận? 
Hướng dẫn học sinh làm rõ cách thức ứng dụng lập luận vào việc chứng minh một ý tưởng
A- NHẬN BIẾT LẬP LUẬN
I- LUẬN CỨ VÀ KẾT LUẬN
1- Đoạn trích
a) Chị không dám đưa con qua rừng 
à Kết luận
Cái cảnh đơn giản
à Luận cứ 
b) Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng
à Kết luận (khác vị trí so với a)
c) Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống
à Kết luận
Những người buổi chèo
à Luận cứ (có độ dài hơn so với luận cứ của a và b)
2- Ghi nhớ: SGK trang 73
II- LUYỆN TẬP
B- LUẬN CỨ ĐỒNG HƯỚNG VÀ LUẬN CỨ NGHỊCH HƯỚNG
I- TÌM HIỂU LUẬN CỨ ĐỒNG HƯỚNG VÀ LUẬN CỨ NGHỊCH HƯỚNG
1- Đối chiếu các lập luận
Lập luận có 1 luận cứ
Lập luận có 2 luận cứ 
2- Tìm luận cứ và kết luận
Hai luận cứ đồng hướng
Hai luận cứ nghịch hướng 
3- Ghi nhớ: SGK trang 76
II- LUYỆN TẬP
Tuần 24
Tiết 120 
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
 BÌNH LUẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Giúp HS: 
	- Hiểu rõ bình luận tác phẩm văn học, nhận diện một bài văn bình luận tác phẩm văn học
	- Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn bình luận tác phẩm văn học để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo	 
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	1. Ổn định. 
	2. Kiểm tra bài cũ. 
	3. Giới thiệu bài mới. 
	4. Các hoạt động của thầy và trò: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc bài văn (bàn về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa)
Bước 1: Cho HS hiểu vấn đề nghị luận chính là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận, chính nó là mạch ngầm làm nên tính thống nhất, chặt chẽ của bài văn
? Vấn đề nghị luận của bài văn này là gì? 
- Vẻ đẹp cuộc sống mới, con người lao động mới trên miền Bắc nước ta những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong cái lặng lẽ ở bên ngoài, những nhân vật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, mỗi người một việc, đang cần mẫn và nhiệt thành đóng góp cho đất nước và họ dành cho nhau những tình cảm thật đẹp
? Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho bài văn? 
- Vẻ đẹp của lối sống và tình người trong “Lặng lẽ Sa Pa” hay Náo nức trong “Lặng lẽ Sa Pa”
Bước 2: ? Tìm những câu văn quan trọng có ý nghĩa nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của bài văn? 
- Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào trong “Lặng lẽ Sa Pa” cũng hiện lên với nét cao qúy đáng khâm phục (câu nêu luận điểm)
- “Lặng lẽ Sa Pa” còn đẹp ở mối quan hệ thân ái, tin cậy giữa con người với con người(câu nêu luận điểm)
- Cuộc sống của chúng ta thật đáng yêu(đoạn cuối- những câu cô đúc vấn đề nghị luận)
Bước 3: Nhận xét về cách khẳng định các luận điểm của người viết? 
- Các luận điểm được nêu lên rõ ràng, ngắn gọn, gợi được ở người đọc sự chú ý
- Từng luận điểm được phân tích, chứng minh một cách thuyết phục bằng dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm. Các luận cứ được sử dụng đều xác đáng, sinh động bởi đó là những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm
- Bài văn được dẫn dắt tự nhiên, có bố cục chặt chẽ. Từ nêu vấn đề, người viết đi vào phân tích, diễn giải rồi sau đó khẳng định, nâng cao vấn đề nghị luận
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài văn (phát biểu cảm nghĩ về tác phẩmMùa xuân nho nhỏ) trong SGK
Bước 1: Cho HS đọc kĩ bài văn và đúc kết những điểm đặc sắc nổi bật của Mùa xuân nho nhỏ mà người viết muốn khẳng định? Bài văn nêu lên những luận điểm gì về đặc sắc nổi bật của Mùa xuân nho nhỏ? Người viết đã nêu những luận cứ gì để rút ra các luận điểm đó? 
- Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ mang nhiều tầng lớp ý nghĩa. Trong đó, mùa xuân nào cũng thật gợi cảm, cũng thật đáng yêu
- Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ
- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân trước
- Để chứng minh cho các luận điểm, người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ hình ảnh đặc sắc, phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ
Bước 2: Nhận xét bố cục bài văn
Bài văn tuy ngắn nhưng được bố cục chặt chẽ, có đầy đủ các phần thông thường của một bài văn nghị luận
- Bốn câu đầu là phần mở bài
- Ba câu cuối là phần kết bài
- Phần giữa là những cảm nhận, đánh gía cụ thể những đặc sắc nổi bật về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, là sự triển khai các luận điểm- Thân bài
Bước 3: Cho HS phát biểu cảm nhận về thái độ, tình cảm của tác giả 
- Tác giả đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha trìu mến. Lời văn toát lên sự rung động trước đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải
* Hoạt động 3: Cho HS đọc kĩ và củng cố phần ghi nhớ
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
I- TÌM HIỂU CHUNG VỀ BÌNH LUẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC
1- Bài văn: Lặng lẽ Sa Pa
a- Vấn đề nghị luận: 
Vẻ đẹp của cuộc sống mới, con người lao động mới trên miền Bắc nước ta những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong cái lặng lẽ bên ngoài, những nhân vật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, mỗi người một việc, đang cần mẫn, nhiệt thành đóng góp cho đất nước và họ dành cho nhau những tình cảm thật đẹp
b- Các luận điểm: 
- Dù đượckhâm phục
- Lặng lẽcon người
- Cuộc sốngđáng yêu
c- Cách lặp luận: 
- Rõ ràng, ngắn gọn
- Luận điểm được phân tích, chứng minh bằng dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm, luận cứ xác đáng, sinh động, bố cục chặt chẽ
2- Bài văn: Mùa xuân nho nhỏ
a) Những luận điểm: 
- Hình ảnhđáng yêu
- Hình ảnh nhà thơ
- Hình ảnhxuân trước
b) Bố cục 
- Bốn câu đầu: Mở bài
- Phần giữa: Thân bài
- Ba câu cuối: Kết bài
c) Thái độ tình cảm của người viết
- Thái độ tin yêu, tình cảm thiết tha trìu mến, sự rung động và đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải
II- Ghi nhớ: sgk trg 83
III- Luyện tập:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc