Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 11 - 12

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 11 - 12

Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.

- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ lãng mạn.

 

doc 41 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1782Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 11 - 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn . Tiết 51
Giảng9A:
	9B:
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
( Huy Cận)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ lãng mạn.
2. Kĩ năng:
- Đoc- hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong bài thơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết sáng tạo khi làm văn miêu tả
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :
GV : Thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo
HS : Đọc và soạn bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Kiểm tra :
- Sĩ số : 9A..................... 9B....................
- Bài cũ : Kiểm tra 15 phút:
Câu hỏi: Hình ảnh người chiến sĩ trong bài " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được khắc hoạ như thế nào?
Đáp án:
Hình ảnh người chiến sĩ: hiên ngang, bình tĩnh, tự tin, phẩm chất dũng cảm, tinh thần lạc quan coi thường gian khổ => thể hiện ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
2. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động : Tim hiểu chung
GV : Em hãy nêu vài nét về tác giả Huy Cận?
HS : Cù Huy Cận (1919-2005), nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập thơ “Lửa thiêng” (1940).
- Cảm hứng chính trong sáng tác của ông thường là hướng về thiên nhiên, vũ trụ. Trước cách mạng thiên nhiên, vũ trụ đi vào thơ ông thường gợi cảm giác về sự rợn ngợp trước cái mênh mông vô tận khiến con người trở nên nhỏ bé, cô độc và vô nghĩa còn sau cách mạng đặc biệt ở bài thơ Đoàn thuyền đánh cá” thiên nhiên vũ trụ trở nên tươi sáng, khoáng đạt và gần gũi với con người.
GV: Ông vốn là 1 kỹ sư nông nghiệp,sau CM ông giữ chức Bộ trưởng bộ nông nghiệp nước ta,những tp chính : “Lửa thiêng”, “Thơ Huy Cận” “Trời mỗi ngày lại sáng”...Ông mất ngày 19/2/2005 tại HN do bệnh nặng
GV :Bài thơ“Đoàn thuyền đánh cá”được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
HS : Bài thơ được sáng tác trong đợt đi thực tế ở vùng mỏ QN
GV: Như XDiệu nói “bài thơ là món quà đặc biệt của vùng mỏ Hồng Gai-Cẩm Phả cho vào túi thơ HC”
GV : Em hiểu gì về đất nước ta năm 1958?
HS: Sau kết thúc thắng lợi của cuộc k/c chống TDP 1954 Miền Bắc đi lên CNXHvới KH 5 năm lần 1-không khí hào hứng phấn khởi tin tưởng bao trùm trong đs XH và dấy lên phong trào sản xuất xây dựng đất nước
GV : Hướng dẫn học sinh đọc : 
Đọc với giọng vui phấn chấn, nhịp vừa phải, 4/3và 2-2/3
Khổ 2-3 và7giọng đọc cần cao lên nhịp cũng nhanh hơn.
GV: đọc mẫu và gọi HS đọc
GV:Kiểm tra việc hiểu chú thích của HS
GV: Giải nghĩa thêm
- Chú thích 1:Có thể là cái nhìn từ một hòn đảo trên vịnh Hạ Long thậm trí có thể hiểu đó chỉ là 1 câu thơ tưởng tượng và mang tính khái quát nghệ thuật không hẳn là từ vùng biển Hạ Long cụ thể.
- Kéo xoăn tay:Kéo nhanh, mạnh, liền tay.
GV:Bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung chính từng phần?
HS: Trả lời: 
GV: Hãy nêu cảm hứng bao trùm bài thơ?
HS: Cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động. Mạch cảm xúc trong bài thơ theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá
* Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản:
GV: Gọi HS đọc đoạn 1: 
GV: Cảnh hoàng hôn trên biển được miêu tả qua những hình ảnh nào?
HS: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
GV: Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào để miêu tả khung cảnh đó? Tác dụng?
HS: Nghệ thuật so sánh, nhân hoá ,liên tưởng thú vị: vũ trụ như một căn nhà khổng lồ, bước vào trạng thái nghỉ ngơi.
GV: Qua 2 câu thơ em có cảm nhận gì về cảnh hoàng hôn trên biển?
HS : Cảnh hoàng hôn huy hoàng ,rực rỡ tráng lệ gần gũi với con người
GV: Đây là cảnh mặt trời lặn xuống biển và đêm đến, với cái nhìn của một nhà thơ vốn có cảm hứng thiên nhiên vũ trụ thì cảnh biển bao la như một ngôi nhà lớn
GV: Câu hỏi thảo luận nhóm nhỏ:
? Đặt trong khung cảnh TN đó
con người và đoàn thuyền đã làm gì?
? Em hiểu như thế nào về từ “lại”
HS: Đại diện nhóm trả lời:
- Con người bắt đầu công việc của mình có sự đối lập giữa vũ trụ và con người: Vũ trụ nghỉ ngơi > Làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả. “lại ra khơi” công việc thường nhật, đã trở thành quen thuộc. hành động lặp-nhịp điệu thường xuyên 
GV: Họ mang theo âm hưởng tiếng hát hào hứng và sôi nổi. Nói lên niềm vui và sự hăng say đối với công việc lao động.
GV :Em hiểu như thế nào về câu :  Câu hát căng buồm cùng gió khơi”? 
HS : Họ ra khơi mang theo âm hưởng tiếng hát hào hứng và sôi nổi. Con người bắt tay vào công việc tinh thần phấn chấn hăng say.
GV: Người đọc có thể hình dung ra những chàng trai biển vừa chèo thuyền, đưa thuyền ra khơi vừa cất cao tiếng hát. Tiếng hát vang khoẻ, vang xa, bay cao, cùng với gió, hoà với gió thổi căng cánh buồm đó là tiếng hát chan chứa niềm vui của những người dân lao động
GV : Tác giả đã tạo ra một hình ảnh thật khoẻ khoắn,mạnh mẽ, là sự gắn ba sự vật hiện tượng: cánh buồm, gió khơi, câu hát -> niềm vui, sự phấn chấn tiếng hát của niềm tin,yêu đời của người lao động.
GV: Tác giả đã xử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả hình ảnh con thuyền ra khơi?
HS: Hình ảnh ẩn dụ ,nhân hoá
GV: Đó là tiếng hát chứa chan niềm vui của người dân lao động làm chủ thiên nhiên, công việc, đất nước. Tiếng hát của người yêu lao động tưởng như có sức mạnh căng cánh buồm
GV: Qua khổ thơ đâu, em hiểu gì về tâm trạng của người lao động?
HS: Lạc quan,yêu đời đầy niềm tin
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm :
* Tác giả:
- Tên đầy đủ Cù Huy Cận (1919 - 2005)- Quê: Hà Tĩnh.
- Là nhà thơ lớn trong phong trào thơ mới, sau CM thơ ông tràn ngập niềm vui cuộc sống
* Tác phẩm : 
- Bài thơ được viết vào năm 1958, in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”.
2. Đọc- tìm hiểu chú thích
* Đọc:
* Chú thích: SGK
3. Bố cục: 3 phần
+ P1: Hai khổ thơ đầu: Cảnh ra khơi 
+ P2: Bốn khổ thơ tiếp theo: Cảnh lao động trên biển.
+ P3: Khổ thơ cuối: Cảnh trở về.
II. Tìm hiểu văn bản :
1 Cảnh ra khơi : 
* Cảnh biển vào đêm :
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
- Nghệ thuật so sánh, nhân hoá ,liên tưởng thú vị: vũ trụ như một căn nhà khổng lồ, bước vào trạng thái nghỉ ngơi
-> Cảnh hoàng hôn huy hoàng ,rực rỡ tráng lệ gần gũi với con người
*Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
- lại ra khơi:->Công việc diễn ra thường ngày
“Đoàn thuyền ... lại ra khơi
Câu hát căng ... gió khơi”
-> Con người bắt tay vào công việc tinh thần phấn chấn hăng say.
-> Hình ảnh ẩn dụ ,nhân hoá gắn kết ba sự vật hiện tượng cánh buồm, gió khơi, câu hát.
=>Đoàn thuyền, con người khoẻ khoắn hào hứng mạnh mẽ ra khơi cùng câu hát tươi vui lạc quan,yêu đời đầy niềm tin
 3. Củng cố : 
 - HS đọc lại bài thơ
- NT thể hiện trong những khổ thơ đầu?
	4. Hướng dẫn về nhà : 
 - Đọc lại văn bản. Tưởng tượng cảnh đánh bắt cá trên biển và vẽ tranh theo sự tưởng tượng của mình.
- Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp tráng lệ thể hiện sự hài hòa với thiên nhiên và con người lao động trên biển
 - Trả lời câu hỏi còn lại ( SGK) giờ sau tìm hiểu tiết 2.
Soạn . Tiết 52
Giảng9A:
	9B:
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
( Huy Cận)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ lãng mạn.
2. Kĩ năng:
- Đoc- hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong bài thơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết sáng tạo khi làm văn miêu tả
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường biển mục 2,3
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :
GV : Thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo
HS : Đọc và soạn bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Kiểm tra :
- Sĩ số : 9A..................... 9B....................
- Bài cũ  
2. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Gọi HS nhắc lại kiến thức đã học giờ trước
* Hoạt động 1 : Phân tích cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển ở 4 khổ thơ giữa 
HS : Đọc đoạn thơ 2
GV: Cảnh biển về đêm hiện lên như thế nào? Được thể hiện qua những chi tiết nào?
HS: Khung cảnh biển đêm: thoáng đãng, lấp lánh, ánh sáng, vẻ đẹp lãng mạn kỳ ảo của biển khơi -> không gian rộng lớn.
GV: Đoàn thuyền được thể hiện qua những h/a nào?
HS: Khoẻ khoắn, tốc độ phi thường. GV: H/a “lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng”gợi em suy nghĩ gì? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?
HS : Gió là người lái, mảnh trăng là cánh buồm
- Bút pháp lãng mạn tả thực đã biến con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả bao la thành con thuyền kì vĩ hòa nhập với thiên nhiên. Con người làm chủ thiên nhiên
GV :Đoàn thuyền đã ra khơi và con người bắt tay vào lao động . Vậy công việc của họ diễn ra như thế nào?
HS : Họ chủ động dò bụng biển
dàn đan thế trận
->như trong một trận đánh,họ hăm hở tham gia lđ của những người được làm chủ
GV: Những chi tiết trên được tác giả miêu tả bằng biện pháp nghệ thuật nào?
HS: ẩn dụ hành động đánh cá của người dân như chuẩn bị một trận đánh lớn với vũ khí là lưới
GV : Cảm nhận của các em về công việc của người đánh cá trong những câu “Ta hátchùm các nặng”
HS: Công việc lao động được diễn tả thật cụ thể công việc nặng nhọc -> thành bài ca đầy niềm vui 
GV: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để sáng tạo hình ảnh về người lao động ? Tác dụng?
HS : Thủ pháp nghệ thuật phóng đại, bút pháp lãng mạn, sức tượng tượng phong phú 
GV: Quan sát h/a con người trong công việc đánh cá và cho biết kéo xoăn tay là ntn? Tưởng tượng ND câu hát lúc này của họ là gì?
HS: - Câu hát gọi cá, mong cho cá vào lưới nhiều 
- Hoạt động của con người phối hợp nhịp nhàng với sự vận động của TN
GV : Thể hiện niềm say mê cuộc sống, yêu biển, yêu quê hương, yêu lao động.
GV: Các loài cá trên biển được tác giả miêu tả ở những câu thơ nào?
GV: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả loài cá? Tác dụng?
HS : Đại từ “em” để gọi cá, động từ “loé”, tính từ “vàng choé” -> Tạo được hình ảnh sinh động, mới lạ về cá.
+ Liên tưởng, tưởng tượng bay bổng từ sự quan sát thực tế. -> Bức tranh sơn mài lung linh huyền ảo. biển vừa giàu vừa đẹp
GV : Cảm nhận của em về biển VN?
HS : Biển VN giầu đẹp con người VN cần cù nhiệt tình lao động yêu nghề yêu biển 
GV: Dưới ánh trăng mầu sắc cá càng lấp lánh rực rỡ như bức tranh sơn mài trong bể cá khổng lồ lung linh huyền ảo bầỳ cá như những nàng tiên. Với từ “đêm thở” mà ta thấy cả màn đêm phập phồng 
GV: Đắm mình trong khung cảnh ấy, t/g đã có  ...  chương.
1. Kiến thức:
- Hệ thống các kiến thức về nghiã của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ.
- Nắm được tác dụng của việc dùng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.
- Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản.
3. Thái độ:
- Vận dụng những kiến thức đó vào bài viết. Bồi dưỡng tình cảm, thái độ cảm nhận văn chương.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV: Thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo, thiết kế Powerpoint
HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi bài tập
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A................. 9B..................
- Bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: . So sánh dị bản trong 2 câu ca dao
HS: Đọc 2 dị bản của câu ca dao.
GV: Cho biết trong trường hợp này thì gật đầu hay gật gù thể hiện thích hợp hơn nghĩa cần biểu đạt? Vì sao?
HS:
- Gật gù: gật nhẹ nhiều là, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng.
- Gật đầu: cúi đầu xuống rồi ngẩng đầu lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.
GV:Tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui dơn sơ trong cuộc sống.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2
GV: Em hãy nhận xét cách hiểu nghĩa của từ ngữ của người vợ trong truyện cười? ( hiểu ntn về cụm từ “đội này chỉ có một chân sút?)
HS: ý nói cả đội chỉ có một cầu thủ có khả năng ghi bàn, không phải chỉ một cầu thủ chỉ thuận 1 chân, người vợ ấy lại nghĩ rằng “ cầu htủ ấy chỉ có một chân” để đi đá bóng làm sao được cho khổ => Đây là hiện tượng “ ông nói gà bà nói vịt” 
GV: . Hướng dẫn HS làm bài tập 3.
HS: Đọc đoạn thơ (SGK trang 158).
GV: Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ?
Bài tập 4: Phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ.
HS: Đọc bài thơ
GV: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?
HS:
GV: Chỉ ra các sự vật, hiện tượng chỉ màu sắc?
HS :
GV : Chỉ ra các sự vật, hiện tượng có liên quan đến lửa ?
GV : Vận dụng kiến thức vừa phân tích, em thử phân tích cái hay trong cách dùng từ trong đoạn trích ?
HS :
GV: Kết luận
GV: Hướng dẫn HS làm bài tâp 5.
HS đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi.
- Các sự vật và hiện tượng được đặt tên theo cách nào (đặt từ ngữ mới để gọi riêng sự vật, hiện tượng đó hay dùng từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung mới)?
HS:
GV: Hãy tìm 5 VD về những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng.
( ớt chỉ thiên, ong ruồi, mực, dưa bở, 
GV: . Hướng dẫn HS làm bài tập 6
HS: Đọc tình huống.
GV : Cho biết chi tiết gây cười ?
HS : Chi tiết gây cười: sự vô lí của thói dùng chữ. Thay vì dùng từ “ bác sĩ” kẻ sắp chết một mực đòi dùng từ “ đốc tờ”.
GV : Truyện cười phê phán điều gì ?
Bài tập 1. So sánh dị bản trong 2 câu ca dao
- Từ “ gật gù” thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt. Vì vừa có ý nghĩa chỉ sự tán thưởng vừa mô phỏng được tư thế của 2 vợ chồng. 
Bài tập 2: Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười
- Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói “chỉ có một chân sút” ( đây là cách nói theo phép hoán dụ- có nghĩa là cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn thôi).
- Người vợ hiểu nhầm-> gây cười
Bài tập 3
 Xác định từ nào dùng theo nghĩa gốc và dùng theo nghĩa chuyển
- Những từ dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân , tay.
- Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: vai (hoán dụ ) đầu ( ẩn dụ)
 Bài tập 4:
 Vận dụng kiến thức trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ.
- Biện pháp tư từ: hoán dụ, nói quá.
- Nhóm từ : đỏ, xanh, hồng nằm cùng trường nghĩa chỉ màu sắc.
- Nhóm từ : lửa, cháy, tro : nằm cùng trường nghĩa liên quan đến lửa.
- Các từ thuộc 2 trường từ vựng có liên quan chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai ( và bao người khác ) ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngất ngây( đến mức có thể cháy thành tro ) và lan cả ra không gian cũng biến sắc (Cây xanh như cũng ánh theo hồng)
-> thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng.
Bài tập 5.Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
- Dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới: rạch, rạch Mái Gầm.
- Dựa vào đặc điểm của sinh vật hiện tượng được gọi tên: kênh, kênh Bọ Mắt
- Tìm 5 VD :
+ Cà tím: cà quả tròn, màu tím hoặc nửa tím nửa trắng.
+ Cá kiếm: cá cảnh nhiệt đới cỡ nhỏ. Đuôi dài nhọn như cái kiếm
- Chè móc câu: chè búp ngọn, cánh săn, nhỏ và cong như hình cái móc câu.
- Chim lợn: cú có tiếng kêu eng éc như lợn.
6.Truyện cười
- Phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người.
3. Củng cố 
 - Hãy tìm 5 VD về những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào 
 đặc điểm riêng biệt của chúng ?
 4. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập 
 - Soạn bài : Luyện tập viết đoạn văn có sử dụng một trong số các phép tu từ so sánh, nhân hóa 
 + Đọc đoạn văn: Lỗi lầm và sự biết ơn, trả lời câu hỏi. làm bài tập phần 
 thực hành ( trang 161).
Soạn .......................... Tiết 60
Giảng 9A:
	 9B:
LUYỆN TẬP
VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nắm được đoạn văn tự sự
- Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ.
- Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết sáng tạo khi tạo lập văn bản .
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH:
GV: Thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo, bảng phụ
HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A ..................... 9B .........................
- Bài cũ: Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ? 
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự.
 HS đọc đoạn văn: Lỗi lầm và sự biết ơn.
GV: Câu chuyện kể về việc gì?
HS: Kể về 2 người bạn cùng đi trên sa mạc.
GV:Trong đoạn văn trên yếu tố nghị luận thể hiện những câu văn nào?
HS: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.” (thể hiện trong câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của văn bản)
GV: yếu tố nghị luận có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn?
HS:
GV: Giàu tính triết lí về cái giới hạn và cái trường tồn trong đời sống tinh thần của con người. 
GV: Bài học được rút ra từ câu chuyện này là gì? được thể hiện ở câu nào?
HS: 
- Bài học được rút ra : “ Vậy mỗi chúng ta.ghi những ân nghĩa lên đá”. Làm cho câu chuyện có ý nghĩa giáo dục. Là bài học về sự bao dung và lòng nhân ái, biết tha thứ, ghi nhớ ân nghĩa, ân tình.
-> Nhắc nhở con người có cách ứng xử có văn hóa trong cuộc sống vốn phức tạp.
GV: Nếu bỏ yếu tố nghị luận ấy đi thì nội dung đoạn văn tự sự sẽ như thế nào?
HS: Nếu bỏ yếu tố nghị luận ấy đi thì tư tưởng của đoạn văn sẽ giảm do đó ấn tượng về câu chuyện sẽ nhạt.
* Hoạt động 2: Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Hoạt động nhóm
* GV: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ.
GV: Giao yêu cầu, nhiệm vụ cho các nhóm (bảng phụ ghi gợi ý)
+ Nhóm 1,3,5 làm bài tập 1:
( Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.)
GV: Sử dụng bảng phụ ghi gợi ý cho HS viết đoạn văn
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra ntn? (thời gian địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao,...)?
- Nôi dung của buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó?
- Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là một người bạn tốt ntn (lí lẽ, ví dụ, lời phân tích,...)?
+ Nhóm 2,4,6 làm bài tập 2 
( Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động.)
Gợi ý (bảng phụ):
- Người em kể là ai? 
- Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? 
- Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị và sâu sắc, cảm động như thế nào?
- Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
* HS các nhóm thảo luận
- Thời gian: 10’
* Đại diện 1 số nhóm trả lời- nhóm khác nhận xét.
* GV nhận xét, sửa lỗi cho các nhóm.
I.THỰC HÀNH TÌM HIỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
- Yếu tố nghị luận: thể hiện trong câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của văn bản,
- Tác dụng: làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao.
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
1.Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp
2.Viết về những kỉ niệm sâu sắc với một người bà kính yêu.
VD: HS tham khảo:
 Bố mẹ tôi đều làm ruộng nên ngày ấy nhà tôi nghèo lắm. Bấy giờ bà nội tôi tuy tuổi đã cao, nhưng vẫn còn khoẻ mạnh nên bà thường đỡ đần bố mẹ tôi công việc nội trợ, bếp núc. bà tôi thường bảo: “Đối với con người, hạt gạo là quí giá nhất!”. Mỗi lần đong gạo từ thùng ra cái rá, bà tôi thường làm rất thong thả, cẩn thận; không bao giờ để vương vãi một hạt gạo nào ra ngoài. Một lần bà tôi bị mệt nên tôi phải thay bà lo chuyện cơm nước. Khi tôi bê cái rá gạo ra cửa không may bị trượt chân nhưng vẫn gượng lại được, chỉ có vài ba hạt gạo văng ra ngoài. tôi thản nhiên đi xuống bếp nấu cơm. Xong việc tôi định sẽ chạy lên nhà khoe với bà về sự giỏi giang của mình thì...Tôi bỗng đứng sững... Bà tôi đang chống gậy dò đi từng bước để nhặt các hạt gạo vương vãi trên nền nhà... Tôi vội chạy lại đỡ bà và nói: “ Bà ơi có mấy hạt gạo thì bõ bèn gì mà bà phải khổ sở thế?”. bà tôi thều thào: “Cháu ơi!... thóc gạo là Đức phật đấy... Không có nó thì cũng chẳng có ai hương khói nơi của Phật đâu...”. Lúc ấy tôi chưa hiểu câu nói của bà tôi lắm, nhưng bây giờ thì tôi đã hiểu... Suốt một đời tần tảo, lam lũ, bà tôi có gì đâu, ngoài những hạt gạo do chính bà làm ra bằng một nắng hai sương và cũng do chính tay bà xay, giã, giần sàng?
3. Củng cố 
 - Nhận xét về bài làm của các nhóm, ý thức học tập của học sinh.
 4. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Hoàn thiện các bài tập vào phu
- Rút ra bài học trong việc viết đoạn văn tự sự có sử dụng kết hợp được các yếu tố nghị luận 
- Đoạn văn được sắp xếp nhằm mục đích tự sự, các yếu tó nghị luận được đưa vào bài chỉ cần thiết và không làm ảnh hưởng tới việc kể chuyện
- Viết đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học:
 - Soạn văn bản: Làng: Đọc văn bản, tóm tắt được văn bản, nắm được những
 nét chính về tác giả, tác phẩm, đọc các chú thích.
 - Trả lời câu hỏi 1 (SGK trang 174).

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 tuan 11-12.doc