Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 13 - Năm 2012

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 13 - Năm 2012

I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

-Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học:Truyền thuyết,cổ tích,ngụ ngôn,truyện cười.

- Nội dung ,ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.

2. Kĩ năng:

-So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các truyện dân gian.

-Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại .

-Kể lại một vài truyện dân gian đã học.

 

doc 10 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 13 - Năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn:10/11/2012
Tiết 49+50 Ngày dạy:13/11/2012
 Văn bản:
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
-Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học:Truyền thuyết,cổ tích,ngụ ngôn,truyện cười.
- Nội dung ,ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.
2. Kĩ năng: 
-So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các truyện dân gian.
-Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại .
-Kể lại một vài truyện dân gian đã học.
3.Thái độ: 
-Biết sáng tạo ,yêu quý các sáng tác của dân gian.
 II. Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở sách chuẩn kiến thức ,sách giáo khoa +sách giáo viên và các tài liệu có liên quan để soạn bài.
 - HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
 1.Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
-Hỏi:Nêu ý nghĩa của truyện “Lợn cưới áo mới”.
 3. Bài mới: 
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động 1 :Khởi động:Phương pháp thuyết trình. 
ÚHoạt động2: Phương pháp vấn đáptái hiện ,thuyết trình ,nêu và giải quyết vấn đề.
-Hỏi: Chúng ta đã học được những thể loại truyện dân gian nào?
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung
ÚHoạt động 3 : Phương pháp vấn đáp,nêu và giải quyết vấn đề
-Hỏi: Thế nào là truyền thuyết?
- HS nhắc lại khái niệm 
- GV nhận xét , ghi điểm.
-H: Kể tên các truyện truyền thuyết đã học.
-Hỏi: HS kể tóm tắt một truyện truyền thuyết đã học.
- Lớp nhận xét 
- GV nhận xét ,ghi điểm cho HS.
Hỏi: Đặc điểm tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật, mục đích sáng tác của truyền thuyết?
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung
- HS minh hoạ cho các đặc điểm của truyền thuyết.
-Hỏi: Khi đọc truyện truyền thuyết em có tin là truyện có thật không? Vì sao.
- GV khái quát bằng bảng phụ - HS ghi vào vở.
Hỏi: Thế nào là truyện cổ tích?
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung
-Hỏi: Kể tên những truyện cổ tích đã học?
-Hỏi: Ngoài những truyện trên, em đã đọc những truyện cổ tích nào?
- Hỏi: kể một truyện cổ tích mà mình thích nhất?
-H: Nêu những đặc điểm của truyện cổ tích?
-HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung
-Hỏi: Cho biết kiểu nhân vật qua từng truyện đã học?
- GV củng cố lại nội dung bài qua bảng phụ.
Hết tiết 1
-Hỏi: Thế nào là truyện ngụ ngôn?
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung
-Hỏi: Nhắc lại tên các truyện ngụ ngôn đã học?
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung
- Hỏi: kể tóm tắt văn bản Thầy bói xem voi?
-Hỏi: Đặc điểm tiêu biểu của thể truyện ngụ ngôn?
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung
- HS lấy văn bản minh hoạ đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của truyện ngụ ngôn.
-Hỏi: Thế nào là truyện cười. Kể tên những truyện cười đã học?
- HS kể tóm tắt văn bản Lợn cưới, áo mới.
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, ghi điểm.
-Hỏi: Đặc điểm nổi bật về nội dung, nghệ thuật của truyện cười?
-Hỏi: Những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống là hiện tượng nào?
-Hỏi: Kể chuyện cười nhằm mục đích gì? Đọc truyện cười em có tin chuyện có thật không?
- HS lấy ví dụ từ các văn bản để minh hoạ.
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung và lấy ví dụ minh họa.
-GV khái quát kiến thức qua bảng phụ.
ÚHoạt động 4: Phương pháp vấn đáp,thuyết trình ,nêu và giải quyết vấn đề 
Hỏi :So sánh sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười?
-Học sinh thảo luận theo căp (4 phút)
- Đại diện các cặp trả lời, lớp nhận xét, bổ sung
- GV nhấn mạnh ý chính.
-Hỏi: So sánh sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười?
-Học sinh thảo luận theo căp (4 phút)
+ Đại diện các cặp trả lời, lớp nhận xét bổ sung
- GV nhấn mạnh ý chính
I. Các thể loại truyện dân gian:
1 Truyền thuyết.
2 Cổ tích.
3. Ngụ ngôn.
4. Truyện cười
II/ Những đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện dân gian:
Thể
loại
Nội dung
Nghệ thuật
Mục đích
Sáng tác 
Tâm lí
thưởng thức
Truyền thuyết
- Kể nhân vật,sự kiện lịch sử trong quá khứ, cốt lõi sự thật lịch sử.
- Yếu tố tưởng tượng kì ảo đan xen chi tiết đời thường trong cuộc sống.
- Thái độ, đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.
- Tin chuyện như có thật, dù có tưởng tượng kì ảo.
Cổ tích
- Kể cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc tưởng tượng ra, không có thật trong cuộc sống.
- Yếu tố tưởng tượng kì ảo đan xen với chi tiết đời thường.
- Ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện.
-Không tin chuyện là có thật.
Truyện
ngụ ngôn
-Truyện kể mượn chuyện về đồ vật, loài vật hay chính chuyện con người để nói bóng gió chuyện con người
-Nói bóng gió, ngụ ý.
-Khuyên nhủ, răn dạy.
-Không tin chuyện có thật
Truyện cười
Kể về những hiện tượng đáng cười trong 
cuộc sống.
Yếu tố gây cười
Mua vui, phê phán.
Không tin chuyện có thật.
III/ So sánh sự giống và khác nhau giữa:
1. Truyền thuyết và cổ tích:
- Giống: đều có yếu tố hoang đường ,kì ảo nguồn gốc ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính.
- Khác: Truyền thuyết kể nhân vật,sự kiện lịch sử trong quá khứ, cốt lõi sự thật lịch sử và thái độ, đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.Cổ tích kể cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc tưởng tượng ra, không có thật trong cuộc sống và ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện
2. Truyện ngụ ngôn và truyện cười:
- Giống: Thường có yếu tố gây cười,tình huống bất ngờ.
- Khác: Mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn khuyên nhủ, răn dạy,mục đích sáng tác của truyện cười là mua vui, phê phán.
 4. Củng cố:
-GV hệ thống lại toàn bài.
 5. Dặn dò:
-Đọc lại các truyện dân gian ,nhơ nội dung và nghệ thuật mỗi truyện.
- Nắm vững đặc điểm từng thể loại.
-Chuẩn bị cho tiết viết bài làm văn số 3
IV. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................
Tuần 13 Ngày soạn: 10/11/2012
Tiết 51+52 	 Ngày dạy: 13/11/2012
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3-LỚP 6
-------- VĂN KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG ----------
 Làm tại lớp.Thời gian:90 phút
 I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
 1.Kiến thức:
- Biết cách làm văn tự sự qua thực hành viết.
2.Kĩ năng:
 - Biết vận dụng các kĩ năng; kiến thức về văn tự sự vào bài làm.
3.Thái độ:
 - Giáo dục HS tính cẩn thận trung thực trong kiểm tra.
 II.Chuẩn bị:
 - GV: Ra đề kiểm tra + đáp án 
 - HS: Xem lại kiến thức về văn kể chuyện
 III / Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
 A. Đề: Kể về một người thân của em (ông bà,bố mẹ ,anh chị ...)
 B. Đáp án 
 1. Mở bài: (1.5đ)
 -Giới thiệu chung về người thân (về tuổi tác,vóc dáng,nghề nghiệp...)
 2. Thân bài(7đ)
-Kể cụ thể về người thân
+Công việc hằng ngày (làm gì ? ở đâu? tinh thần,thái độ ,làm việc như thế nào?...) (2đ)
+Sở thích của người thân (ngoài công việc hằng ngày ,người thân của em thích làm gì?...)và thể hiện sở thích đó như thế nào? Em học tập được gì? (3đ)
+Tình cảm của người thân đối với em và gia đình như thế nào?...(1đ)
+Thái độ của em và mọi người trong gia đình đối với người thân đó như thế nào?(1đ)
 3. Kết bài: (1.5đ)
- Nêu cảm nghĩ của em về người thân đó
+ Yêu mến, học tập ...
+ Tình cảm càng ngày càng gắn bó hơn.
 C.Biểu điểm :
 -Điểm 9 -10: Làm bài hoàn chỉnh về mặt hình thức (3 phần rõ ràng),nội dung đầy đủ các ý Trong quá trình viết bài có sự sáng tạo độc đáo ,diễn đạt mạch lạc ,trôi chảy ,không có lỗi chính tả . 
 -Điểm 7-8: Làm hoàn chỉnh về mặt hình thức ,diễn đạt trôi chảy ,có sự sáng tạo nhưng chưa đặc sắc ,không mắc lỗi chính tả .
 -Điểm 5-6: Hình thức trình bày được ,nội dung đủ ý nhưng cách diễn đạt chưa trôi chảy,chưa có sự sáng tạo trong bài viết ,mắc dưới 10 lỗi chính tả .
 -Điểm 3-4: Bài làm bố cục chưa trọn vẹn .Nội dung sơ sài ,diễn đạt lủng củng ,sai nhiều lỗi chính tả .
 - Điểm 1-2: Bài làm quá sơ sài ,chỉ viết được một đoạn văn rời rạc ,không đảm bảo về nội dung ,hình thức.
 -Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn .
4. Củng cố: 
- Thu bài và nhận xét giờ làm bài.
- 5. Dặn dò: 
- Về nhà xem lại nội dung và yêu cầu của đề ra.
- Soạn bài kể chuyện tưởng tượng 
 Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt của CMT Giáo viên ra đề+đáp án
Nguyễn Trọng Hiệp Đồng Thị Ngọc

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13.doc