Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 44

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 44

Tiết 1+2: phong cách hồ chí minh

 ( Lê Anh Trà)

A/- Mục tiêu bài học: Giúp HS

 - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu góp phần làm nỗi bạt phong cách HCM: Kết hợp kể , bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại mà bình dị.

- Từ lòng kính yêu và tự hào về Bác Hồ, HS có ý thức trong học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ.

* Trọng tâm: Hiểu được phong cách của nhà văn hóa HCM

B/- Chuẩn bị:

- Giáo viên: Soạn bài – đèn chiếu

- HS: soạn bài – sưu tầm tư liệu về Bác Hồ.

 

doc 86 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 44", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phong cách Hồ Chí Minh ( 2 tiết)
Các phương châm hội thoại
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Ngày soạn:12-09-2009
Tuần 1: 
Tiết 1+2: 	phong cách hồ chí minh
 ( Lê Anh Trà)
A/- Mục tiêu bài học: Giúp HS
 - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu góp phần làm nỗi bạt phong cách HCM: Kết hợp kể , bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại mà bình dị.
- Từ lòng kính yêu và tự hào về Bác Hồ, HS có ý thức trong học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ.
* Trọng tâm: Hiểu được phong cách của nhà văn hóa HCM
B/- Chuẩn bị:
Giáo viên: Soạn bài – đèn chiếu
HS: soạn bài – sưu tầm tư liệu về Bác Hồ.
C/- Lên lớp:
1- Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2- Giới thiệu bài :
	Bác không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách HCM. Đó cũng là nội dung bài học hôm nay.
3- Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1: Tìm hiểu Tác giả – tác phẩm
Do phần tác giả không có trong SGK nên GV tự nghiên cứu và giới thiệu cho HS rõ
Xuất xứ của tác phẩm này? 
Ngoài ra em còn biết những tác phẩm nào viết về HCM? 
Hoạt động2: đọc và tìm hiểu chú thích
GV đọc mẫu 1 đoạn, hướng dẫn cách đọc phải khúc chiết, mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính Hồ Chủ Tịch.
Gọi HS đọc, các em còn lại dò theo, gạch dưới những từ quan trọng.
HS đọc thầm các chú thích, sau đó GV vấn đáp và giải thích thêm 1 số từ ngữ khó.
Văn bản viết theo phương thức nào? Thuộc loại văn bản gì? Vấn đề gì được đặt ra trong văn bản? ( Phương thức biểu đạt chính luận – văn bản nhật dụng)
Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần
Hoạt động 3: phân tích
Gọi HS đọc lại phần 1 văn bản
GV ôn lại cho HS kiến thức về tiểu sử hoạt động cách mạng của HCM và quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Bác.
Bác đã tiếp thu những tinh hoa nhân loại trong hoàn cảnh nào?
Bác suy nghĩ chìa khóa để mở kho tri thức là gì?
Bác đã đi đến những đâu? Và biết được những thứ tiếng nào?
Để khám phá tri thức Bác đã trãi qua sách vỡ hay thực tiễn?
Động lực nào khiến người ham học hỏi như vậy?
Tìm những dẫn chứng cho việc học của Bác?
Qua việc học của người, em có nhận xét gì về phong cách HCM?
* GV bình thêm bằng cách đưa câu chuyện: Bác và Bác phê để thấy được lòng yêu nước và phong cách của Bác.
Kết quả học tập Bác có những kiến thức ntn?
Cách tiếp thu các nền văn hóa của Bác ntn? Cách đó có gì hiệu quả?
Câu văn nào đã nói lên điều đó? Vai trò của nó trong đoạn văn?
Qua đoạn văn bản em hiểu gì về sự tiếp thu văn hóa nhân lọai của Bác?
Hoạt động 4: Thảo luận
Để làm nổi bật sự tiếp thu văn hóa của HCM tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? ( đối lập)
Xem câu văn cuối đoạn 1 đã khép lại vấn đề gì và mở ra vấn đề gì?
 TIẾT 2
Hoạt động 5: Phân tích phần 2
Gọi HS đọc lại phần 2 văn bản
Khi miêu tả lối sống của Bác hồ, tác giả đã tập trung ở những khía cạnh nào?
Gợi ý: nơi ở, trang phục, ăn uống
Nơi ở và nơi làm việc của Bác được giới thiệu ntn?
Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả ra sao? Biểu hiện cụ thể?
Việc ăn uống của Bác diễn ra ntn? Cảm nhận của em về bửa ăn đó?
Em thử hình dung cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới ntn?
Còn cuộc sống của bác Hồ thì sao? Vì sao Bác lại không chấp nhận sự đãi ngộ đó?
Qua đó em có cảm nhận gì về lối sống của HCM?
-Gọi HS đọc đoạn cuối
Tác giả đã so sánh lối sống giản dị của Bác với ai?
Theo em điểm giống và khác giữa Bác và Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Giống: giản dị, thanh cao
Khác: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm: sống ẩn dật – HCM: gắn bó, sẻ chia gian khổ cùng nhân dân
Hoạt động 5: bình giảng mở rộng
Trong cuộc sống phát triển hiện đại này thì ta có những thuận lợi và nguy cơ gì?
Chính vì thế chúng ta phải tiếp thu văn hóa ntn? ( GV: Chúng ta cần sống và làm việc theo gương Bác Hồ, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống có văn hóa)
Em thử nêu 1 vài trường hợp em cho là phi văn hóa? Lối sống đó có cần tồn tại không?
Hoạt động 6: thảo luận rút ra TK
Qua văn bản đã học em cảm nhận được điều gì trong phong cách của HCM?
HS thảo luận rút ra phần tổng kết, sau đó tự ghi vào vở
Hoạt động 7: làm bài tập
I/- Giới thiệu về tác giả,tác phẩm:
à Lê Anh Trà là 1 nhà văn, nhà báo thường viết về thể nghị luận, thành công lớn nhất của ông là tác phẩm viết về phong cách HCM
- Văn bản trích trong tác phẩm “ Phong cách HCM cái vĩ đại gắn với cái giản dị”
II/- Đọc – hiểu văn bản:
* Bố cục: 
- Phần 1: HCM và sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Phần 2: Những nét đẹp chính trong lối sống của HCM
II/- Phân tích:
1/- HCM tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại:
- Phải nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ các nước.
- Qua công việc lao động mà học hỏi và tự tìm hiểu các vấn đề
--> Bác là người thông minh, ham học hỏi, cần cù, yêu lao động.
- HCM có vốn kiến thức uyên thâm.
- Tiếp thu có chọn lọc, tiếp nhận những cái hay, loại trừ mặc tiêu cực.
--> HCM tiếp thu văn hóa nhân loại dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc
 2/- Nét đẹp trong lối sống của HCM:
- Nơi ở và nơi làm việc: nhỏ bé, mộc mạc vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp bộ chính trị.
- Trang phục giản dị: Quần áo bà ba, dép lốp đơn sơ
- Aên uống đạm bạc với những bữa cơm dân dã, bình dị.
--> HCM tự nguyện chọn cho mình 1 lối sống giản dị
III/- Tổng kết:
- Vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và sự giản dị
 4- Luyện tập:
- BT1: kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị, thanh cao của chủ tịch HCM
- BT2: sưu tầm những bài hát về Bác Hồ
- BT3: Sưu tầm những bài văn viết về Bác
5- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm BT/SGK
- Mỗi tổ sưu tầm 1 bức ảnh về Bác
- Chuẩn bị bài : Phương châm hội thoại
IV/- Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 13-09-2009
Tiết 3: 	CÁC PHƯƠNG CHÂM 
 HỘI THOẠI
A/- Mục tiêu : Giúp HS
- Nắm được hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp
* Trọng tâm: Luyện tập, thực hành 2 phương châm hội thoại
B/- Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ, mẫu ví dụ
-HS đọc bài và làm bài tập
C/- Lên lớp:
1- Ổn định :
2- Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
Nêu vẻ đẹp trong phong cách của HCM
Kiểm tra vở bài tập và bài soạn cho HS
3- Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần I
GV : Phương châm hội thoại tức là những nguyên tắc được sử dụng trong quá trình đối thoại, nói chuyện với nhau
Gọi HS đọc VD 1 – gợi ý trả lời
Khi An hỏi “ học bơi ở đâu: mà Ba trả lời “ ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng yêu cầu ma An muốn biết không?
Vậy điều An muốn biết là gì? ( Địa điểm học bơii)
Cần phải trả lời ntn?
- Từ đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
Đọc VD2: Lợn cưới, áo mới
Nêu tình huống gây cười trong truyện?
Lẽ ra anh “ Lợn cưới” và anh “ Aùo mới” chỉ cần nói ntn là người ta đã hiểu?
Vậy em thấy lời nói của họ ntn?
- Vậy ta cần tuân thủ yêu cầu nào khi giáo tiếp?
Hoạt động 2: Gọi HS đọc VD quả bí khổng lồ
- Truyện này phê phán điều gì? ( Phê phán tính nói khoác( nói nổ)
- Nếu ta cứ nói như vậy thì người nghe sẽ cảm thấy ntn?
- Tình huống: Có 1 bạn trong lớp nghỉ học không có lý do ( không ai biết lý do) tự dưng em nói: Thưa thầy bạn ấy nghỉ học để đi bơi rồi ạ? à Bản thân em cũng không biết thì em có được nói không?
- vậy khi giao tiếp ta chỉ nên nói những điều gì?
Hoạt động 3: Thảo luận
- Mỗi nhóm hãy tìm ra 1 tình huống đối thoại không đảm bảo về lượng hoặc chất 
I/- Phương châm về lượng:
 -Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp.
-Cần nói đầy đủ nội dung, không thiếu, không thừa
II/- Phương châm về chất:
Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
4- Luyện tập:
Bài tập 1: Phân tích lỗi
a. Trâu là 1 loài gia súc nuôi ở nhà à thừa cụm từ “ nuôi ở nhà” bởi vì gia súc là đã hàm chứa ý nghĩa là thú nuôi trong nhà à phương châm về lượng.
b. Eùn là 1 loài chim có 02 cánh à thừa cụm từ “ Có hai cánh” bởi vì loài chim bàn chất là có 02 cánh à phương châm về lượng.
Bài tập 2: Điền từ vào ô trống
a. Nói có sách, mách có chứng
b. Nói dối
c. Nói mò
d. Nói nhăng nói cuội
e. Nói trạng
5- Hướng dẫn về nhà:
Soan bài sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Làm tiếp các bài tập cịn lại
IV/- Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 15-08-2009
Tiết 4: 	SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG 
VĂN BẢN THUYẾT MINH
A/- Mục tiêu : Giúp HS
- Biết thêm phương pháp thuyết minh những vấn đề trừu tượng ngoài trình bày, giới thiệu cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
- Tập sử dụng các bịên pháp nghệ thuật trong thuyết minh
* Trọng tâm: Thực hành làm bài tập nhằm phát hiện các yếu tố nghệ thuật trong bài thuyết minh.
B/- Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ, đoạn văn bản
- HS đọc bài và làm bài tập
C/- Lên lớp:
1- Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
Hãy nêu phương châm về chất và phương châm về lượng
Kiểm tra vở bài tập và sửa bài tập 4,5/11SGK
2- Giới thiệu bài: Trong chương trình Ngữ va ... nào mà em biết điều đó?
- Từ đó em thấy Lão Hạc đang ở tâm trạng nào?
- Tâm trạng được miêu tả theo cách nào?
Hoạt động 2: Thảo luận rút ra bài học
- Miêu tả nội tâm nhân vật là gì?
- Nhân vật sẽ trở nên ntn?
Có mấy cách miêu tả nội tâm? Đó là những cách nào?
Hoạt động 3: Làm BT/SGK
- Gọi HS đọc đề bài?
- GV hướng dẫn cách làm
BT2: kể lại theo ngôi thứ nhất – nàng Kiều
I/- Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:
- Văn bản: “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
 + Tả cảnh à tả bên ngoài
 + Tả tâm trạng à tả nội tâm
Văn bản: Lão Hạc
à Tâm trạng: đau đớn, xót xa, hối hận
II/- Bài học:
1/- Miêu tả tâm trạng trong văn tự sự:
Là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật, làm cho nhân vật trở nên sinh động hơn.
2/- Cách miêu tả nội tâm: 
- Miêu tả trực tiếp: diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật
- Miêu tả gián tiếp: miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật
III/- Luyện tập:
- Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi – chú ý nội tâm của Kiều
Hãy thay lời nàng Kiều – viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, bộc lộ trực tiếp tâm trạng Kiều gặp Hoạn Thư
4- Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học bài và làm bài tập 2
- Soạn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn
IV/- Rút kinh nghiệm:
________________________________
Tuần 9: 
Ngày soạn: 21/10/09
Tiết 42: 	Lục Vân Tiên Gặp Nạn
( Trích truyện Lục Vân Tiên)
A/- Mục tiêu bài học: Giúp HS
- Cảm nhận được sự đối lập giữa cái thiện – cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ tình cảm và long tin của tác giả gửi gắm vào những người lao động bình thường.
- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật trong đoạn trích
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm
* Trọng tâm: Phân tích hình ảnh Ngư Ông
B/- Chuẩn bị:
Giáo viên: Soạn giáo án – chuẩn bị tranh ảnh 
HS: học bài – làm bài tập
III/- Lên lớp:
1- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
	- Kiểm tra vỡ bài soạn và BT của HS
	- Kiểm tra bài cũ: 	Đọc thuộc văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
2- Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí đoạn trích
Gọi HS đọc
- Đoạn trích được trích ở phần nào trong tác phẩm? 
- Đại ý của đoạn trích
Hoạt động 2: Phân tích tác phẩm
Gọi HS đọc 2 lần
- Tìm hiểu các chú thích khó
- Kể lại bằng văn xuôi đoạn thơ trên?
GV: Sau khi nghe tin mẹ mất LVT bỏ thi về quê chịu tang, trên đường về bị ốm, khóc nhiều nên bị mù. Giữa đường gặp Trịnh Hâm đã trói tiểu đồng vào rừng, sau đó lừa Vân Tiên xuống thuyền và đẩy chàng xuống sông và giả vờ kêu cứu, may mà nhờ có gia đình ông Tiều cứu giúp
- Em hãy cho biết động cơ hãm hại Vân Tiên của Trịnh Hâm?
- Hắn đã lên kế hoạch và hành động ntn?
- Phân tích hành động và tâm địa tàn bạo của hắn
- Qua đó em thấy Trịnh Hâm là người ntn?
- Hắn tiêu biểu cho lớp người nào trong xã hội?
Gọi HS đọc đoạn Ngư Ông cứu LVT
- Duyên cớ nào mà Ngư Ông cứu được LVT?
- Ngư Ông đã làm già để cứu LVT?
- Sau khi Vân Tiên tỉnh lại Ngư Ông đã nói với chàng điều gì?
- Ngư ông đã giải bày quan điểm sống về cuộc sống của ông ntn?
- Em có nhận xét gì về cuộc sống của ông?
- Qua đó Nguyễn Đình Chiểu đã gởi gắm điều gì qua nhân vật này?
GV: Tác gải gởi gắm niềm tin vào ngừơi lao động bình thường. Quan điểm của nhân dân rất tiến bộ, cái ác thường lẫn sau mũ cao áo rộng, cái tốt đẹp bền vững ở những ngừơi nghèo, nhân hậu
Hoạt động 3: Thảo luận 3 phút
- Trình bày những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích?
- Qua đó thể hiện nội dung gì?
- Sau thời gian thảo luận, HS tự tóm ý ghi vào vỡ
I/- Vị trí đoạn trích:
- Đoạn trích nằm ở phần 2, nêu lên việc LVT bị Trịnh Hâm hãm hại và đựơc Ngư Ông cứu giúp
II/ Hướng dẫn đọc:
III/- Phân tích:
1/- Hành động và tâm địa của Trịnh Hâm:
- Động cơ của Trịnh Hâm: đố kị, ghanh ghét tài năng, lo cho đường tiến thân của mình
- Lên kế hoạch hành động: phân tán thầy trò, lừa đẩy Vân Tiên xuống nước và giả vờ kêu cứu
è Là người mưu mô xảo quyệt, bất nhân, bất nghĩa, tiêu biểu cho cái ác trong xã hội
2/- Hành động của Ngư Ông:
- Ngư Ông vớt Vân Tiên và cả gia đình chữa trị cho chàng
- Hành động khẩn trương, ân cần, chu đáo, quan tâm đến Vân Tiên
- Nhã ý mời Vân Tiên ở lại hưởng cuộc sống an nhàn, tự do, tự tại
è Ngư Ông tiêu biểu cho cái thiện, là hình ảnh người lao động nhân hậu, có cuộc sống thơ mộng, hòa hợp với thiên nhiên.
III/- Tổng kết:
- Nghệ thuật: ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc, hình ảnh khoáng đạt
- Nội dung: Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác và những toan tính thấp hèn. Gởi gắm lòng tin và tình cảm của nhân dân lao động.
IV/- Luyện tập: BT/SGK
4- Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học thuộc đoạn trích
- Nắm được nghệ thuật và nội dung
- Sọan bài : chương trình địa phương
IV/- Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:24-10-2009
Tiết 43+44: 	TỔNG KẾT TỪ VỰNG
I/- Mục tiêu bài học: Giúp HS
- Nắm vững hơn, hiểu sâu hơn, biết vận dụng những kiến thức từ vựng đã học từ lớp 6-9
- Rèn luyện kỹ năng dùng từ đúng, chính xác, linh hoạt và hiệu quả
* Trọng tâm: Ôn tập về cấu tạo từ và thành ngữ
II/- Chuẩn bị:
Giáo viên: Soạn giáo án – chuẩn bị BT
HS: học bài – làm BT và soạn bài
III/- Lên lớp:
1- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
	- Kiểm tra vỡ bài soạn và BT
2- Giới thiệu:
3- Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Gv triển khai các nội dung sẽ thực hiện
Hướng dẫn cách làm
GV áp dụng phương pháp hỏi đáp, lần lượt làm hết các bài tập
GV cho ôn lại các khái niệm
- Thế nào gọi là từ đơn? 
- Từ phức là gì? Từ phức gồm có những loại nào?
- Thế nào gọi là từ ghép? Từ ghép có những quan hệ nào?
- Từ láy gồm những loại nào? Láy bộ phận là gì?
Gọi HS đọc đề BT 2-3
- Trong những từ sau, từ nào là từ ghép và từ nào là từ láy?
- Trong các từ láy trên từ láy nào là giảm nghĩa? Từ láy nào là tăng nghĩa?
- Thành ngữ là gì? Cho 1 ví dụ về thành ngữ và giải thích?
- Trong những cụm từ sau đâu là tục ngữ và đâu là thành ngữ?
- Giải thích và đặt câu với những thành ngữ đó?
- Tìm 2thành ngữ chỉ yếu tố thực vật và động vật? Sau đó đặt câu và giải thích ý nghĩa?
- Tìm 2 dẫn chứng trong xã hội sử dụng thành ngữ?
- Thế nào gọi là nghĩa của từ? ( Là nội dung mà từ biểu thị, từ có 1 nghĩa, nhưng có thể có nhiều nghĩa) 
- Gọi HS đọc bài tập 2-3 và đoạn đáp án đúng nhất
- Tại sao gọi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Cho ví dụ
- Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ
- Trong 2 trường hợp a,b trường hợp nào là hiện tượng chuyển nghĩa? Trường hợp nào là đồng âm? Vì sao?
- Thế nàp gọi là từ đồng nghĩa? Cho 1 số VD về từ đồng nghĩa?
- Chọn đáp án đúng? Giải thích tại sao?
- Giải thích nghĩa của từ Xuân?
- Thế nào gọi là từ trái nghĩa? Cho 5 cặp từ trái nghĩa mà em biết?
- Phân biệt các cặp từ trái nghĩa?
- Sắp xếp thành nhóm cho các cặp từ trái nghĩa?
I/- Từ đơn và từ ghép:
1/- Khái niệm:
- Từ đơn
- Từ phức: từ ghép
 từ láy
- Từ ghép: đẳng lập
 chính phụ
- Từ láy: hoàn toàn
 bộ phận ( láy âm, láy vần)
2/- Phân biệt:
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lãnh lùng, xa xôi, lấp lánh
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn, lấp lánh
3/- Phân biệt:
- Tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô
- Giảm nghĩa: Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
II/- Thành ngữ:
1/- Khái niệm:
2/- Phân biệt:
- Tục ngữ: gần mực thì đen, gần đèn thì sáng- chó treo, mèo đậy
- Thành ngữ: 
Đánh trống bỏ dùi
Được voi đòi tiên
Nước mắt cá sấu
- Giải thích và đặt câu
3/- Tìm thành ngữ:
* Thực vật:
Dậu đỗ bìm leo
Cây ngay không sợ chết đứng
Bèo dạt mây trôi
Cây cao bóng cả; cây nhà lá vườn
* Động vật:
Eách ngồi đáy giếng
Đầu voi đuôi chuột
Mỡ treo miệng mèo
Mèo mã gà đồng
4/- Tìm dẫn chứng:
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chím với nước non”
(HXH – Bánh trôi nước)
“ Vợ chàng quỷ quái tinh ma
phen này kẻ cắp bà già gặp nhau”
( Kiều báo ân báo oán)
III/- Nghĩa của từ:
1/- Nghĩa của từ:
2/- Đáp án đúng: a
3/- Đáp án đúng: b
IV/- Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
1/- Khái niệm:
- Từ: nghĩa gốc; nghĩa chuyển
2/- Hoa: Thềm hoa à nghĩa gốc
Hoa : lệ hoa à nghĩa chuyển
V/- Từ đồng âm:
1/- Khái niệm: là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau
2/- Phân biệt: 
a) Hiện tượng chuyển nghĩa:
- lá 1: nghĩa gốc
- Lá 2: nghĩa chuyển
b) Đồng âm khác nghĩa:
- Đường 1: đường đi
- Đường 2: đường ăn
VI/- Từ đồng nghĩa:
1/- Khái niệm:
2/- Đáp án: 
Vì trong 1 số trường hợp từ đồng nghĩa không thể thay thế cho nhau.
3/- từ “ xuân” à “ tuổi” à bắt nguồn từ nghĩa của từ mùa xuân khởi đầu cho 1 năm, con người thêm 1 tuổi
Việc thay thề từ tuổi à xuân, câu văn sẽ có sức biểu cảm hơn
VII/- Từ trái nghĩa:
1/- Khái niệm:
2/- Tìm từ trái nghĩa:
Xấu – đẹp
Xa – gần
Rộng – hẹp
3/- Nhóm 1: chỉ tính chất trái ngược nhau, phải chọn 1 trong 2
Nhóm 2: Chỉ mức độ của sự việc, gọi là trái nghĩa thang độ
VIII/- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
Từ 
Từ phức
Từ đơn
Từ láy
Từ ghép
Đẳng lập
Bộ phận
Hoàn toàn
Chính phụ
Láy vần 
Láy âm
IX/- Trường từ vựng:
1/- Khái niệm: Trường từ vựng là những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa
2/- Tìm trường từ vựng:
Tắm - bể 
Chém - giết
X/- Bổ sung bài tập – luyện tập:
1/- Phân biệt nghĩa của các từ sau:
Gia nhân
Giai nhân
Danh nhân
Tiểu nhân
Đại 
nha
2/- Đặt câu với những từ đó:
4- Hướng dẫn học tập ở nhà:

Tài liệu đính kèm:

  • docga 9 dam bao uy tin.doc