I.Mục tiêu::
Hiểu được những cảm nhận tinh tế về sự biến đổi cảu đất trời từ cuối hạng sang đầuthu.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
GANV9T27 TIẾT:121 - 125 NS: 25/02 ND :28 – 03/03 SANG THU I.Mục tiêu:: Hiểu được những cảm nhận tinh tế về sự biến đổi cảu đất trời từ cuối hạng sang đầuthu. II. Kiến thức chuẩn: 1. Kiến thức: Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. - Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tac phẩm thơ. III.Hướng dẫn – thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động - Ổn định tổ chức: - Kiểm tra bài cũ: -Hãy đọc thuộc lòng bài thơ Viếng lăng Bác. Cho biết nội dung của bài thơ? -Hãy tóm tắt đôi nét về tiểu sử của nhà thơ Viễn Phương? - Giới thiệu bài:Đây là bài thơ rất hay, rất điển hình của Hữu Thỉnh Hoạt động 2:Đọc – hiểu văn bản Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: *GV gọi HS đọc phần chú thích để tìm hiểu về tác giả, tác phẩm? * Phân tích bố cục của bài thơ? - Nêu chủ đề cảu bài thơ? *GV đọc bài thơ một lần và gọi HS đọc lại H:Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?(ngọn gió se – nhẹ, khô và hơi lạnh- mang theo hương ổi – đang vào độ chín) H:Tâm trạng của tác giả như thế nào khi bắt gặp được những dấu hiệu báo hiệu thu sang?(Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ bỗng, hình như) H:Em có nhận xét gì về sự cảm nhận của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu?( cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế) Hướng dẫn các nhóm phát huy tính cảm thụ, bày tỏ rung cảm của mình, tự do thể hiện cảm xúc -Cần lưu ý tính ẩn dụ của hình ảnh, diễn giải được hai tầng ý nghĩa thể hiện trong hai câu thơ? - Nêu những nhận xét về nghệ thuật ccảu bài thơ? *Tổng kết: -Nêu những thành công về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?-Nhận xét về nội dung? Hoạt động 4: Luyện tập -Nhắc nhở HS dựa vào hình ảnh , bố cục của bài thơ để viết bài văn ngắn theo yêu cầu của bài. Hoạt động 5:Củng cố - dặn dò: *Củng cố: -Đọc lại bài thơ và cho biết nội dung của bài thơ -Học thuộc bài – chuẩn bị:Mây và sóng Hoạt động 3:Củng cố - dặn dò: *Củng cố: - Học thuộc lòng bài thơ. - Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong bài. - Sưu tầm thêm một vài đoạn thơ, bài thơ viết về mùa thu, cảm nhận để thấy được nét đặc sắc của mỗi bài. *Hướng dẫn tự học: - Xem trước văn bản “ Nói với con”, tìm hiểu nội dung, nghệ thuật bài thơ? -Lắng nghe -Ghi tựa bài -Thảo luận tìm hiểu bài: -Đọc phần chú thích, tìm hiểu từ khó -Tìm hiểu tác giả và tác phẩm. - Thực hiện theo yêu cầu của Giáo Viên -Các nhóm đọc cả bài thơ 03 lần -Thảo luận các yêu cầu của GV -Đại diện các nhóm nêu ý kiến -Các nhóm đưa ra những nhận xét của nhóm -GV tích hợp và chốt, tuyên dương các ý kến sáng tạo, gợi cảm Thực hiện theo yêu cầu của GV -Các nhnóm thảo luận tổng kết bài -Chuẩn bị thực hành bài tập ở nhà Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV Khởi động I.Tìm hiểu chung 1/Tác giả: -Hữu Thỉnh tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê tỉnh Vĩnh Phúc. -Ông nhập ngũ 1963 sau đó trở thành cán bộ văn hoá, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ -Ông tham gia Ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam rất nhiều năm. -Năm 2000, ông là tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam -Hữu thỉnh viết nhiều, viết hay về con người , cuộc sống ởu nông thôn. 2/Tác phẩm: Bài thơ Sang thu được sáng tác vào gần cuối năm 1977 3/ Bố cục:Cả bài thơ là những quan sát và cảm nhận của tác giả về thiên nhiên vào thu, từng khổ nối tiếp nhau đều như vậy nên không cần thiết phải chia đoạn. 4.Chủ đề: Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. 1/Khổ thơ I: -Bổng nhận ra hương ổi trong gió se -Sương chùng chình qua ngõ -Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ bỗng, hình như ->Cảm nhận của tác giả về dấu hiệu khi sang thu 2/Khổ thơ II: -Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se. -Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng -Sông dềnh dàng -Chim vội vã -Đám mây mùa hạ giắt nửa mình sang thu -Sấm bớt bất ngờ , những cơn mưa mùa hạ cũng ít đi Sự tinh tế của tác giả được thể hiện qua các từ:bổng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình ->Những dấu hiệu của đất trời khi thu sang =>Sự cảm nhận rất tinh tế, tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của tác giả trước sự biến đổi của trời đất khi giao mùa. 3/Phân tích, hình ảnh, câu thơ đặc sắc nhất theo cảm nhận của mình, phân tích hai dòng thơ cuối bài. -Mỗi cá nhân HS cố gắng bày tỏ cảm xúc của mình -Về hai câu cuối: +Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ, hàng cây cũng không còn giật mình nửa,cũng có thể hiểu là khi con ngbười đã từng trãi thì sẽ vững vàng hơn trước những thử thách trước cuộc đời. →Những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu làm nên đặ điểm cảu cái tôi trữ tình sâu sắc trong thơ. 2.Nghệ thuật: - Khắc họa được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ. - Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ ( Sương chùng chình, sông được lúc dềnh dàng,...), phép ẩn dụ ( Sấm, hàng cây đứng tuổi ). *Tổng kết: Từ cuối` hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà không rõ rệt.Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài “Sang thu”. IV.Luyện tập: Gợi ý cho HS về nhà viết một bài văn ngắn theo yêu cầu trong SGK TẾT:122 NÓI VỚI CON I.Mục tiêu : Cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của « người đồng mình » và mong muốn của mỏi của một người cha với con qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương. II. Kiến thức chuẩn: 1. Kiến thức: - Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái. - Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương. - Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo cảu tác giả trong bài thơ 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình. - Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi. III.Hướng dẫn – thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động - Ổn định tổ chức: - Kiểm tra bài cũ: -Hãy đọc lại bài Sang thu. Cho biết nội dung của bài thơ? -Hãy tóm tắt đôi nét về tiểu sử của nhà thơ Hữu Thỉnh? -Giới thiệu bài:Bài thơ thể hiện được những hình ảnh gợi cảm, giàu cảm xúc. Hoạt động 2:Đọc – hiểu văn bản: -Tích hợp kĩ năng sống: + Nhnđược cội nguồn sâu sắc của cuộc sống chính là gia đỉnh, quê hương, dân tộc. Làm chủ bản thân đặt mục tiêu về cách sống của bản thân qua lời tâm tư của người cha, về vẻ đẹp những hình ảnh thơ trong bài thơ. +Suy nghĩ sáng tạo:đánh giá, bính luận về những lới tâm tư của người cha, về vẻ đẹp những hình ảnh thơ trong bài thơ. - Những kĩ thuật dạy học:thảo luận nhóm, động não. -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: GV gọi HS đọc phần chú thích để tìm hiểu về tác giả, tác phẩm? *GV đọc một đoạn và gọi HS đọc tiếp H:Hãy cho biết bài thơ này ta có thể chia làm mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn.( 2 đoạn : Khổ 1 -> Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống mạnh mẽ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương; Khổ 2 ->Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy tiếp tục xứng đáng với truyền thống ấy.) - Nêu chủ đề cảu văn bản? - Hoạt động 3: Phân tích: H:Hãy chỉ ra và phân tích các câu thơ nói lên ý : con được lớn lên trong tình thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương? H:Rừng núi quê hương ra sao? H:Người cha nhận thấy người đồng minh thế nào? Từ đó mong ước con mình ra sao? H:Em cảm nhận thế nào về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ? H:Điều lớn lao nhất mà cha truyền tới được cho con qua những lời này là gì?(lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tự hào khi bước vào đời) -H.Trình bày những cảm nhận về tình cảm của người cha đối với con? H.Phân tích những thành công về nghệ thuật của bài thơ? *Tổng kết: Hướng dẫn HS tổng kết bài: +Nhận xét về nội dung? +Nêu những đặc sắc về nghệ thuật? Hoạt động 4: Luyện tập Hoạt động 5:Củng cố - dặn dò: *Củng cố: -Gọi HS đọc lại bài thơ. -Con người lớn lên trong sự yêu thương nào? Con người phải làm gì đối với những tình yêu thương ấy? -Học thuộc bài +Đọc văn bản. +Tìm hiểu tác giả? +Bước đầy tìm hiểu về nội dung, nghệ thuật của văn bản? *Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lòng và đọc diễn cảm bài thơ. -Cảm thụ, phân tích những hình ảnh thơ độc đáo, giàu ý nghĩa trong bài. -Hướng dẫn các nhóm thực hành luyện tập:đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ, soạn một bài nói ngắn về cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con. -Chuẩn bị: Mây và sóng -Lắng nghe -Ghi tựa bài -Thảo luận tìm hiểu bài: -Tìm hiểu tác giả và tác phẩm -Phân tích bố cục - Thực hiện theo yêu cầu của Giáo Viên - Thực hiện theo yêu cầu của Giáo Viên -Thảo luận về tình yêu thương con của cha mẹ -Đại diện các nhóm nêu ý kiến -Phân tích truyền thống của quê hương và lời nhắn nhủ của người cha -Phân tích tình cảm của người cha đối với con -Thảo luận tìm ra những nét đặc sắc về nghệ thuật Các nhóm thảo luận tông kết bài -Các nhóm thực hành luyện tập -Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV - Khởi động I.Tìm hiểu chung 1/Tác giả: -Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê tỉnh Cao Bằng. -Nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại sở văn hoá – thông tin Cao Bằng. -Từ năm 1993, ông là chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng. -Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi 2/Tác phẩm: Nói với con là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của ông 3 Bố cục:Văn bản có thể chia làm hai đoạn. - Khổ 1 : Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống mạnh mẽ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương. - Khổ 2 :Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy tiếp tục xứng đáng với truyền thống ấy. 4.Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tiùnh yêu, niềm tự hào.về quê hương, đất nước. II.Phân tích: 1.Nội dung: a./Tình yêu thương con của cha mẹ Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười ->Con lớn lên trong tình thương và sự chăm chút của cha mẹ. Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ nhớ về ngày cưới ->Con trưởng thành trong cuộc sống lao động vui tươi, trong tình nghĩa của quê hươ ... hoà nhập, dâng hiến cho đời H:Vấn đề nghị luận của bài văn này là gì?(Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. H:Bài văn nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ? H:Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm? H:Hãy chỉ ra các phần : Mở bài; Thân bài; kết bài của bài văn? H:Em có nhận xét gì về cách diễn đạt trong từng đoạn văn của bài văn? Hoạt động 3: Luyện tập - Nêu thêm luận điểm về bài thơ mùa xuân nho nhỏ. - Gợi dẫn: Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ ở văn bản trên, hãy suy nghĩ và nêu thêm những luận điểm khác nữa về bài thơ đặc sắc nầy. Hoạt động 4:Củng cố - dặn dò: *Củng cố: -Thế nào là nghĩa hàm ý, nghĩa tường mnh? -Học thuộc bài – làm các bài tập còn lại *Hướng dẫn tự học: - Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài nghị luận về một bài thơ hoặc đoạn thơ? -Chuẩn bị:Nghĩa tường minh và hàm ý (tt) + Xem các ví dụ, tìm hiểu cách vân dụng nghĩa tường minh và hàm ý trong giao tiếp? -Lắng nghe -Ghi tựa bài -Thảo luận tìm hiểu bài: -Đọc văn bản “Khát vọng” -Thảo luận các yêu cầu của GV -Các nhóm thống nhất ý kiến -Đại diện các nhóm nêu ý kiến Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên -Tìm hiểu bố cục của bài văn Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên -Lắng nghe gợi ý và thực hành phần luyện tập -Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV - Khởi động I.Hình thành kiến thức: 1. TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ. a/Vấn đề nghị luận: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ b/Những luận điểm: a/ Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Trong đó, hình ảnh nào cũng thật đáng yêu. b/ Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ. c/Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khác vọng hoà nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, đất nước ở trước. =>Để chứng minh cho các luận điểm, người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, đã phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ. 3/Bố cục của bài văn a/Mở bài: đáng trân trọng b/Thân bài: . Chính là sự láy lại các hình ảnh ấy của mùa xuân. ->Trình bày sự cảm nhận, đánh giá cụ thể những đặc sắc nghệ thuật về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, là sự triển khai các luận điểm. c/Kết bài: Phần còn lại =>Các phần của văn bản có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt - Hình thành khái niệm: t. -Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ ấy. -Nội dung :Cần nêu lên được những nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ rịêng của người viết.Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,...của đoạn thơ, bài thơ ấy. - Hình thứ :Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, luận điểm, luận cứ rõ ràng; thể hiện rung động chân thành của người viế II.Luyện tập: -Có thể nêu luận điểm về kết cấu, về giọng điệu trữ tình hay về ước mong hòa nhập, cống hiến của nhà thơ. TIẾT:125 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ. I.Mục tiêu: Nắm vững hơn cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. II. Kiến thức chuẩn: 1. Kiến thức: - Đặc d8iểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Các bước khi làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 2. Kĩ năng: - Tiến hành các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Tổ chức triển khai các luận điểm. III.Hướng dẫn – thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động - Ổn định tổ chức: - Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là nghị luận về đoạn thơ, bài thơ? -Để làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ta cần chú ý những gì của đoạn thơ, bài thơ? -Giới thiệu bài:Tiết học giúp chúng ta rèn luyện vững vàng hơn về cách nghị luận bài thơ, đoạn thơ. Hoạt động 2:Hình thành kiến thức -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: -Gọi HS đọc các đề bài: +Có các đề định hướng rất rõ +Có đề đòi hỏi người làm phải tự khuôn hẹp, tự xác định để tập trung vào hướng nào, vào phương diện nào đángchú ý nhất của đối tượng (như đề 4,7 ) -GV giới thiệu đề bài trong SGK H.Tìm hiểu đề và tìm ý? ( SGK) H.Bài thơ đượcsáng tác trong thời gian nào? Ơ địa điểm nào?Trong tâm trạng như thế nào? (1939, khi xa quê hương, nhớ quê hương ) H.Trong cách xa, nhà thơ nhớ về quê hương như thế nào?hình ảnh làng quê hiện lên trong nỗi nhớ của Tế Hanh có những đặc điểm và vẻ đẹp gì? (Nhà thơ viết về Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng , đầy thơ mộng của mình, hình ảnh làng quê hiện lên trong nỗi nhớ thật lảng mạn và da diết) H.Bài thơ có những hình ảnh câu thơ nào gây ấntượng sâu sắc đối với em? Ngôn từ, giọng điệu của Quê hương có gì đặc sắc? ( +Nổi bật lên là hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức mạnh khi ra khơi +Cảnh trở về tấp nập no đủ +Hình ảnh người dân chài giữa đất trời lộng gió với vị nồng mặn của biển +Hình ảnh ngôn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện một tâm hồn phong phú, rung động tinh tế. H.Từ việc tìm hiểu kĩ bài thơ Quê hương, có thể khái quát thành những luận điểm nào về tình yêu quê hương trong bài thơ ? ( những giá trị đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ Quê hương) -Hường dẫn HS phân tích dàn ý -Hướng dẫn các nhóm viết bài, sau đó tổ chức cho các nhóm chữa bài và nhận xét lẫn nhau. Cuối cùng GV nhận xét chung và chốt -Hướng dẫn các nhóm về cách tổ chức triển khai luận điểm H.Trong văn bản trên đâu là phần thân bài? Ở phần này, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương? H.Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài và Kết bài ra sao? Văn bản có tính thuyết phục. Sức hấp dẫn không? Vì sao ?Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này? - Hướng dẫn HS rút ra các yêu cầu cơ bản để làm tốt bài văn nghị luận Hoạt động 3: Luyện tập Hướng dẫn HS luyện tập: -Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu thỉnh +Nội dung cảm xúc của khổ thơ này là gì? +Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của thiên nhiên?Hình ảnh , ngôn từ trong khổ thơ đặc sắc như thế nào? +Lập dàn ý chi tiết theo các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.? Hoạt động 4:Củng cố - dặn dò: *Củng cố: Xem lại các nội dung đã phân tích *Hướng dẫn tự học: - Hoàn thành bài văn nghị luận theo dàn bài trên. - Soạn trước tiết trả bài Tập làm văn số 06 -Lắng nghe -Thảo luận tìm hiểu bài: -Đọc các đề trong SGK, nhận xét các đề đó. Thảo luận các yêu cầu của GV -Đại diện các nhóm nêu ý kiến - Thực hiện theo yêu cầu của Giáo Viên -Đọc văn bản “Quê hương trong tình thương, nỗi nhờ” -Thảo luận và đi đến sự đồng thuận các vấn đế GV đã nêu ra. -Đại diện các nhóm nêu ý kiến. -Cùng phân tích các nguyên nhân tạo nên tính thuyết phục của văn bản -Tổ chức rút ra các yêu cầu cơ bản để làm tốt bài văn nghị luận. Tổ chức cho HS luyện tập trên lớp -Lập ý mở bài -Hệ thống luận cứ, lập luận ở thân bài.. -Lập ý ở kết bài -Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV - Khởi động I.Hình thành kiến thức 1.Nhắc lại được những kiến thức cơ bản của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ đã được học ở tiết trước. 2.ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ Sgk/ trang 79 ->sự phong phú của các dạng đề văn nghị luận đoạn thơ, bài thơ. 3.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ: -Giới thiệu đề bài trong SGK( phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh) +Nghiên cứu thật kĩ đề bài +Tìm hiểu đề và tìm ý -Đọc thật kĩ phần lập dàn bài trong SGK -Viết bài, sửa chữa, nhận xét lẫn nhau giữa các nhóm 4..Nhận xét về cách tổ chức, triển khai luận điểm của người viết, tổ chức thiết lập dàn bài a.Văn bản cóbố cục mạch lạc, chặt chẽ: *Phần Mở bài (từ đầu đến rửc rỡ): Phần này chỉ ra dòng cảm xúc dạt dào, lai láng chảy suốt đời thơ Tế Hanh trong đó bài Quê hương là thành công xuất sắc có ý nghĩa khởi đầu. *Phần Thân bài:(Tiếp đến....thành thực của Tế Hanh) : Phần này trình bày cảm nhận về cảm xúc lúc nồng nàn, mạnh mẽ, lúc lắng sâu, tinh tế của Tế Hanh khi ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống lao động của quê hương, về hình ảnh, nhịp điệu đặc sắc của bài thơ. *Phần Kết bài: ( hai câu còn lại ): Khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ Quê hương và ý nghĩa bồi đắp tâm hồn người đọc của bài thơ. -Những nhận xét chính về tình quê hương trong bài thơ Quê hương được người viết trình bày ở phần Thân bài. -Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng của mình. -Hình ảnh ngôn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện một tâm hồn phong phú, rung động tinh tế -Những suy nghĩ, ý kiến của người viết luôn được gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệucủa bài thơ. -Phần Thân bài được nối kết với phần Mở bài một cách chặt chẽ, tự nhiên.Đó chính là chứng minh làm sáng tỏ nhận xét bao quát đã nêu ở phần Mở bài.Từ các luận điểm này đã dẫn đến phần kết bài đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa của bài thơ. b.Các nguyên nhân chính làm nên tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản: -Văn bản ngắn, tặp trung trình bày nhận xét, đánh giá về những giá trị đặc sắc nổi bật nhất về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài văn. -Bố cục của văn bản mạch lạc, sáng rõ. -Qua văn bản có thể thấy người viết đã trình bày cảm nghĩ, ý kiến bằng cả lòng yêu mến, rung cảm thiết tha đối với bài thơ Quê hưuơng. -Tổ chức viết bài, sửa chữa - Hình thành khái niệm: Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần: -Mở bài : Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình. -Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật Của đoạn thơ, bài thơ. -Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. Bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cần nêu lean được nhữg nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết.những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá, ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc.của tác phẩm. II.Luyện tập GV dựa vào đề và gợi ý trong SGK để hướng dẫn HS lập dàn ý chi tiết theo các phần Mở bài, Thân bài. Kết bài -Gợi dẫn: +Mở bài: *Giới thiệu bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng +Thân bài: *Phân tích cảm nhận về mùa thu thông qua các biện pháp nghệ thuật *Hình ảnh ngôn từ trong bài thơ +Kết bài: *Nêu giá trị của đoạn thơ KIỂM TRA 15 PHÚT Viết một văn bản ( đề tài tự chọn ) có ít nhất hai đoạn văn: cho biết các phương tiện liên kết câu và liên kết đoạn văn (gạch dưới các từ ngữ liên kết và cho biết đó là phép liên kết gì)? Duyệt của tổ trưởng Ngày 26/02 2012 Lê Lĩnh Nam
Tài liệu đính kèm: