. Kiến thức:
-Mục đích ,nhiệm vụ và ý nghĩa của DTH.
-Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
-Hiểu và nêu được 1 số thuật ngữ ,kí hiệu trong DTH.
2.Kỹ năng: rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình tìm ra kiến thức
3.Thái độ:
Tuần 1 Ngày soạn: 17/8/2009 Tiết 1 Ngày dạy: 20/8/2009 Phần I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ. Chương I: Các thí nghiệm của Men đen Bài 1: Men –đen và Di truyền học. A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: -Mục đích ,nhiệm vụ và ý nghĩa của DTH. -Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. -Hiểu và nêu được 1 số thuật ngữ ,kí hiệu trong DTH. 2.Kỹ năng: rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình tìm ra kiến thức 3.Thái độ: B/ TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: * Di truyền học nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền, biến dị. Là cơ sở lý thuyết cho khoa học chọn giống , y học và công nghệ sinh học hiện đại. * Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen là phương pháp phân tích các thế hệ lai . C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh phóng to H.1 sgk. Tranh hay ảnh chân dung của Menđen. D/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC: Oån định tổ chức (2’) 91 92 Kiểm tra chuẩn bị của HS(5’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về sách vở, dặn dò phương thức soạn bài. Dạy bài mới (32’) Vào bài: (2’) Vì sao con được sinh ra lại có những tính trạng giống hay khác bố, mẹ?(nêu vấn đề) Tiến trình bài học :(30’) Họat động 1: (12’) - Mục tiêu: Tìm hiểu hiện tượng DT&BD. Liên hệ bản thân để thấy những đặc điễm giống và khác bố,mẹ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. NỘI DUNG -GV: yêu cầu HS đọc + trả lời 2 câu hỏi sau : Hiện tượng DT là gì? Hiện tượng BD là gì? -GV: giải thích rõ ý trong sgk: “ Biến dị và DT là hai hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản” -GV: Yêu cầu thực hiện lệnh ở sgk /trang 5 -> lập bảng và điền vào bảng theo mẫu sau: Tính trạng Bản thân Bố Mẹ Hìnhdạng tai Mắt Mũi Tóc Màu mắt Màu da -GV: Yêu cầu vài HS đọc bảng do bản thân lập và tự rút ra nhận xét đặc điểm di truyền và biến dị đối với bản thân. ?: DTH nghiên cứu điều gì? Có vai trò gì đối với công nghiệp sinh học hiện đại? - HS họat động cá nhân ->đọc và trả lời câu hỏi của GV - Học sinh nghe giảng. -Làm bài cá nhân. -Hs tự rút ra nhận xét : bản thân có nhiều điểm giống bố mẹ,nhưng cũng có những điểm khác với bố mẹ. -Học sinh tự đọc sgk và trả lời câu hỏi của GV I.Di truyền học Di truyền: là truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho con cái. Biến dị: là hiện tượng con cái sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết -DTH: nghiên cứu có sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. -DTH: có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống và y học, đặc biệt là trong công nghệ sinh học hiện đại Họat động 2: (13’) -Mục tiêu : Tìm hiễu từng cặp tinh trạng đem lại trong phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. NỘI DUNG -GV:gọi 1 hs đọc to thông tin/ phần II trang 5. ?: Người đặt nền móng cho DT học là ai? ?:Trong nghiên cứu DT ông đã dùng phương pháp nào? . -Treo tranh phóng to hình 12. à hướng dẫn HS quan sát hình chú ý các câu hỏi gợi ýà thảo lụân nhóm để thống nhất ý kiến. Câu hỏi: 1/Có nhận xét gì về sự tương phản của từng cặp tính trạng trong các thí nghiệm của Menđen.? 2/ Vì sao Menđen lại chọn đậu Hà lan làm đối tượng để nghiên cứu? 3/ Menđen sử dụng phương pháp nào để rút ra qui luật di truyền các tính trạng? -Giải thích thêm: năm 1865 công trình của Menđen được công bố nhưng đến 1900 mới được thừa nhận (do hạn chế sự hiễu biết về tế bào học lúc bấy giờ) -Menđen thành công hơn các nhà khoa học đương thời do biết tách ra từng cặp tính trạng để theo dõi, còn các nhà khoa học khác thì nghiên cứu tính di truyền qua toàn bộ các tính trạng trong 1 lần. -Họat động cá nhân . -1,2 HS trả lời câu hỏi. -HS: Menđen(1822-1884). Phương pháp phân tích các thế hệ lai. -Quan sát cá nhân H12, nghe GV hướng dẫn khi quan sát. -Thảo luận nhóm và thống nhất trả lời các câu hỏi Yêu cầu trả lời: * lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản. * Hoa lưỡng tính, dễ trồng ,thụ phấn nghiêm ngặt. * Theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng đem lại. * dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. II.Menđen – người đặt nền móng cho DTH. - Menđen(1822-1884). -Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai, Menđen đã phát minh ra các qui luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho Di truyền học. Họat động 3: (5’) -Mục tiêu:Tìm hiểu một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của DTH. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. NỘI DUNG -GV: cho HS đọc thông tin ?:Tính trạng là gì? Cho thí dụ (ngòai thí dụ trong sgk) ?: Cặp tính trạng tương phản là gì ?Cho thí dụ. ?:Nhân tố DT là gì? Cho td. -GV giải thích thêm: Giống (hay dòng ) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền thống nhất. -GV: -Hướng dẫn HS cách viết sơ đồ lai(sử dụng các kí hiệu) P: cặp bố mẹ xuất phát X : phép lai G : giao tử F : thế hệ con. F1 thế hệ thứ nhất - vài HS phát biểu, vài HS nhận xét , bổ sung. -Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. VD: thân cao, quả vàng -Là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. VD: hạt trơn và hạt nhăn. -Là những yếu tố quy định tính trạng của sinh vật.VD: màu sắc hạt đậu, màu hoa -Vài HS đọc lại các kí hiệu. P? G? đực? Cái? F1? F2 ? X ? III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học -Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. VD: thân cao, quả vàng -cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. VD: hạt trơn và hạt nhăn. -Nhân tố di truyền là những yếu tố quy định tính trạng của sinh vật.VD: màu sắc hạt đậu, màu hoa. -Một số kí hiệu: P: cặp bố mẹ xuất phát X : phép lai G : giao tử F : thế hệ con. F1 thế hệ thứ nhất Tổng kết bài: Cho 1 hs đọc lại khung tóm tắt ở cuối bài học. Củng cố (4’) 1) Nội dung và ý nghĩa thực tiễn của DTH? 2) Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những điểm nào? (* Theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng đem lại. * dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được.) 3) Tại sao Menđen lại chọn cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai? ( thuận tiện cho việc theo dõi sự di trtuyền của các cặp tính trạng). Dặn dò (2’) -Học bài + phần gạch dưới ở sgk. -Đọc “Em có biết “ trang 7. -Chuẫn bị bài 2: (đọc phần II ).Giải thích Kết quả của thí nghiệm trong trang 9.
Tài liệu đính kèm: