Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Bài 1: Menden và di truyền học (tiết 1)

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Bài 1: Menden và di truyền học (tiết 1)

A/Mục tiêu:

1/ Kiến thức:-Học xong bài này HS phải:

+ Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.

+ Hiểu được công lao và trình bày được p2 phan tích các thế hệ lai của Menđen.

+ Hiểu và sử dung được một số thuật ngữ, kí hiệutrong di truyền học.

2/ Kỹ năng:

 +Rèn luyện kĩ năng tư duy logic:phân tích,quan sát,tổng hợp và sử dụng đúng một số thuật ngữ sinh học.

3/ Thái độ:

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Bài 1: Menden và di truyền học (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	N.Soạn:
Tiết:	N.Dạy:
Chương 1 MENDEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
Bài 1 	MENDEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
A/Mục tiêu:
1/ Kiến thức:-Học xong bài này HS phải:
+ Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
+ Hiểu được công lao và trình bày được p2 phan tích các thế hệ lai của Menđen.
+ Hiểu và sử dung được một số thuật ngữ, kí hiệutrong di truyền học.
2/ Kỹ năng:
	+Rèn luyện kĩ năng tư duy logic:phân tích,quan sát,tổng hợp và sử dụng đúng một số thuật 	ngữ 	sinh học.
3/ Thái độ:
+Gd lòng yêu thích,hứng thú học tập bộ môn.
B/Chuẩn bị:
 GV:-Tranh phóng to H 1.2 SGK
 -Anh chân dung của Menđen.
C/Các hoạt đông học tập:
1/Mở bài: H:Tại sao con cái sinh ra có cả đặc điểm giống và khác so với bố mẹ?Di truyền học sẽ nghiên cứu về 2 hiện tượng di truyền và biến dị.
GV nêu 2 hiện tượng này và giải thích moi quan hệ của 2 hiện tương trên là:Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng diễn ra song song và gắn liền với quá trình sinh sản.
2/ Phát triển bài:
I/ DI TRUYỀN HỌC:
Hoạt động 1:DI TRUYỀN HỌC
*Mục tiêu:-HS hiểu được và phân biệt được 2 khái niệm di truyền và biến dị,ý nghĩa của di truyền học.
*Thực hiện:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
- YC HS nghiên cứu thông tin trong SGK để phân biệt di truyền và biến dị, và nắm vững ý nghĩa, mục đích của di truyền học.
- YC HS liên hệ bản thân để thấy được những đặc điểm giống và khác với bố mẹ.
- YC HS hoạt động thực hiện hoàn thành bảng:
- HS nghiên cứu thông tin SGK trong vòng 2 phút.
- HS tìm ra các đặc điểm của bản thân giống và khác so với bố mẹ: hình dạng tai, hình dạng mắt, mũi, tóc màu da..
- HS tự rút ra nhận xét về đặc điểm di truyền, biến dị, các tính trạng của bản thân.
Tính trạng
Bản thân HS
Bố 
Mẹ 
Hình dạng tai:
Hình dạng mắt:
Hình dạng mũi
Hình dạng tóc
Màu mắt:
Màu da:
	* Tiểu kết: - Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính ttrạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ 	con cháu.
	- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
II/ MENĐEN- NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO DI TRUYỀN HỌC:
Hoạt động 2: MENĐEN- NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO DI TRUYỀN HỌC
	* Mục tiêu: - HS hiểu và nắm được nội dung của pp lai phân tích các thế hệ lai của Menđen.
	* Thực hiện:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
- YC HS nghiên cứu thông tin trong SGK mục II.
- Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình 1.2 SGK để rút ra kết luận về sự tương phản của từng cặp tính trạng.
H: Cho biết nội dung của pp nghiên cứu di truyền của Menđen?
- GV nhấn mạnh thêm tính chất độc đáo của pp phân tích thế hệ lai và giải thích 1 vài vấn đề:
+ Chon đối tượng nghiên cứu là đậu hà lan vì dễ trồng và phân biệt rõ ràng các tính trạng tương phản.
+ Công trình được công bố 1865 nhưng đến 1900 mới được công nhận: do những hiểu biết về lĩnh vực tế bào học còn hạn chế.
- HS nghiên cứu thông tin SGK.
- HS phân tích được hình và hiểu được khái niệm tương phản của từng cặp tính trạng.
- HS tóm tắt lại nội dung của pp phân tích thế hệ lai của menđen.
- HS lắng nghe 1 số thông tin do GV cung cấp để biết được lý do của việc chon đối tượng nghiên cứu là đậu Hà lan.
	* Tiểu kết: - Bằng pp phân tích thế hệ lai, Menđen đã phát minh ra các qui luật di truyền từ 	thực nghiệm, đặt nền móng cho di truyền học.
III/ MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KÍ HIỆU CƠ BẢN CỦA DI TRUYỀN HỌC:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
- YC HS tìm hiểu 1 số thuật ngữ thông dụng qua nghiên cứu thông tin SGK.
- YC HS lấy thêm một vài ví dụ cho các thuật ngữ này.
- GV giải thích thêm về khái niệm: “giống thuần chủng”.
- Giới thiệu 1 số kí hiệu thường dùng trong sinh học.
- HS tìm hiểu và ghi nhớ nội dung thông tin về 1 số thuật ngữ sinh học này.
- HS suy nghĩ lất thêm một vài ví dụ cho mỗi khái niệm.
3/ Củng cố:
	- YC HS trả lời câu hói, 2 SGK.
4/ Dặn dò:
	- VN học bài làm bài 3, 4
	- Chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 1.doc