Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Bài 3: Lai một cặp tính trạng. (tiếp theo)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Bài 3: Lai một cặp tính trạng. (tiếp theo)

1/ Kiến thức:

 Hình thành và khắc sâu khái niệm kiểu gen- thể đồng hợp trội, thể đồng hợp lặn, thể dị hợp.

 Nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.

 Hiểu và giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định.

 Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất,

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 5991Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Bài 3: Lai một cặp tính trạng. (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn:25/8/2009
Tiết 3 Ngày dạy: /8/2009
Bài 3:
LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG.
(tiếp theo)
A/ MỤC TIÊU:
 	1/ Kiến thức:
 œ Hình thành và khắc sâu khái niệm kiểu gen- thể đồng hợp trội, thể đồng hợp lặn, thể dị hợp.
 œ Nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.
 œ Hiểu và giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định.
 œ Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất,
 œ Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn (di truyền trung gian) với di truyền trội hoàn toàn.
 	2/ Kỹø năng : Phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh.
	3/ Thái độ :
B/ TRỌNG TÂM: * Khái niệm , phương pháp và ý nghĩa củaphép lai phân tích.
 * Khái niệm trội không hoàn toàn.
C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh phóng to H 2.3 sgk + H.3/ trang 12.
 - Sơ đồ động “ 2 sơ đồ lai của phần lai phân tích”
 -Bảng so sánh DT trội không hoàn toàn và TN của Menđen.
D/ HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
Oån định tổ chức (2’)
91 
92 
Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu 1: Em hãy trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen và nêu kết luận của TN đóù?
ĐA: -Chọn đậu Hà Lan thuần chủng, cây chọn làm mẹ cắt bỏ nhị từ khi chưa chín, khi chín lấy phấn trên cây được chọn làm bố rắc vào đầu nhuỵ của hoa được chọn làm mẹ. 
- Kết luận: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
Câu 2: Menđen giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng như thế nào? Từ đó ông phát hiện ra qui luật gì?
ĐA: - Menđen đã giải thích thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp các nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng tương phản thông qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
-Từ đó ông phát hiện ra quy luật phân li: trong qua trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở thể thuần chủng của P
Dạy bài mới (32’)
Mở bài: (2’)Chúng ta đã tìm hiểu về TN và cách giải quyết TN của Menđen trong “lai 1 cặp tính trạng” .Hôm nay ta sẽ tìm hiểu tiếp 1 số nội dung khác có liên quan đến lai một cặp tính trạng (->ghi tựa bài 3) 
 -Chuyển ýù : trong chọn giống vật nuôi và cây trồng người ta thường áp dụng phương pháp lai phân tích . Vậy lai phân tích là gì? (-. Phần III)
Tiến trình bài giảng: (30’)
Họat động 1: (13’) III/ LAI PHÂN TÍCH
 -Mục tiêu : Hình thành &và khắc sâu 1 số khái niệm : kiểu gen ,thể ĐH,thể DH.
 -Khái niệm ,nội dung và mục đích của phép lai phân tích.
GV
HS
NỘI DUNG
?: Nêu khái niệm kiểu hình? Cho thí dụ? 
- GV y/c HS tự đọc thông tin và gạch dưới những cụm từ dùng để trả lời các câu hỏi của GV
1/ Kiểu gen là gì? Cho thí dụ.
2/ Kiểu gen như thế nào gọi là thể đồng hợp? Cho thí dụ.
3/ Phân biệt thể đồng hợp trội và thể đồng hợp lặn.
4/ Kiểu gen như thế nào gọi là thể dị hợp?
?:Chuyển ý bằng câu hỏi: trong thí nghiệm của Menđen, tính trạng trội hoa đỏ ở F2 do 2 kiểu gen nào biểu hiện ? ( dựa theo H.2.3 )
GV: Nếu đem lai 2 cây hoa đỏ có 2 kiểu gen trên với cây hoa trắng ( mang tính lặn ) thì kết quả ra sao? à y/c các nhóm thảo luận 3 ý:
* Hoàn thành 2 sơ đồ laiĐ SGK/11.
* Trả lời câu hỏi SGK/11: làm thế nào để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội?
* Điền từ thích hợp.
- GV đặt vấn đề : phân tích xem tại sao P giống nhau mà kết quả ở F1 khác nhau để từ đó tìm ra kết luận cho các câu hỏi ở sgk/ trang 11.
?: Qua 2 sơ đồ lai à ta có thể kết luận được điều gì? (Đem cá thể mang tính trạng trội X cá thể mang tính trạng lặn à F1 đồng tính à kiểu gen đồng hợp trội..
 F1 phân tính ( 1 trội:1 lặn ) à kiểu gen dị hợp)
- GV: cho 1 – 2 đại diện nhóm điền vào câu, 1-2 nhóm nhận xét, bổ sung, 1-2 nhóm đọc lại câu hoàn chỉnh.
à cho ghi tiểu kết:
- HS à trả lời câu hỏi:
y/c trả lời: kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể
thí dụ: kiểu hình hoa đỏ , hoa trắng ( theo H.2.3)
- Hoạt động cá nhân : tự đọc thông tin , gạch dưới trong sgk những cụm từ về:
* Kiểu gen:là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
* Thể đồng hợp: kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng giống nhau ( thể đồng hợp trội AA, thể đồng hợp lặn aa)
* Thể dị hợp: kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng khác nhau.
- Tính trạng trội hoa đỏ do 2 kiểu gen AA và Aa cùng biểu hiện.
- Hoạt động nhóm: thảo luận à hoàn thành 2 sơ đồ lai:
 P : hoa đỏ X hoa trắng
 AA aa
GP : A a
F1 : Aa ( 100% hoa đỏ ) 
P : hoa đỏ X hoa trắng
 Aa aa
GP : A, a a
F1 : 1 Aa : 1 aa
 1 hoa đỏ:1 hoa trắng 
y/c trả lời: P giống nhau ( cùng là hoa đỏ lai với hoa trắng ) 
sơ đồ 1: F1 : 100% hoa đỏ ( đồng tính)
sơ đồ 2: F1: 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng ( phân tính )
- Cử đại diện nhóm trả lời:
 * Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải thực hiện phép lai phân tích.
* Điền từ thích hợp:
1/trội
2/kiểu gen
3/lặn
4/đồng hợp trội
5/dị hợp
III/ LAI PHÂN TÍCH
-Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
-Thể đồng hợp: kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng giống nhau ( thể đồng hợp trội AA, thể đồng hợp lặn aa)
-Thể dị hợp: kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng khác nhau.
Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
Hoạt động 2:(10’)
IV/ Ý NGHĨA CỦA TƯƠNG QUAN TRỘI- LẶN:
- Mục tiêu: xác định được phép lai dùng để xác định độ thuần chủng của giống.
- GV y/ c HS tự đọc thông tin trang 11
?: Mục tiêu trong chọn giống là xác định điều gì?
- HS tự đọc thông tin ( tt) trang 12 sgk à ?: Để xác định được tương quan trội- lặn của một cặp tính trạng tương phản, người ta sử dụng phương pháp nào? mục đích của phương pháp này là gì?
- GV giảng thêm: Cá thể mang tính trạng trội có thể thuần chủng hoặc không thuần chủng à cần phải xác định độ thuần chủng của giống để có hiệu quả kinh tế tránh được sự phân li tính trạng ( xuất hiện tính trạng lặn- xấu ) 
?: Vậy để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào?
?: Vậy tương quan trội- lặn có ý nghĩa gì?
- HS hoạt động cá nhân: trả lời câu hỏi của GV
* mục tiêu của chọn giống là xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào 1 kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.
- Hoạt động cá nhân:
* Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
* Mục đích của phương pháp này là xác định tính trạng trội ( thường có lợi )
* Lai phân tích dùng để xác định giống có thuần chủng hay không
 - HS tự rút ra kết luận.
IV/ Ý NGHĨA CỦA TƯƠNG QUAN TRỘI- LẶN:
Tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến ở sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi.
Trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội ( thường có lợi ) để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.
Hoạt động 3:(7’)
V/ TRỘI KHÔNG HOÀN TOÀN.
- Mục tiêu: so sánh di truyền trội không hoàn toàn và thí nghiệm của Menđen ( trội hoàn toàn)
- Chuyển ý: Trong thí nghiệm của Menđen : khi lai 2 bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì kết quả F1, F2 như thế nào?
GV: điều này có đúng trong mọi trường hợp không?
Chúng ta sẽ tìm hiểu mục V: trội không hoàn toàn.
- Sử dụng H.3 / trang 12 sgk à y/c HS đọc thông tin à thảo luận nhóm thực hiện lệnh s
- GV treo bảng ( bài tập 3/ trang 13 sgk )
y/c các nhóm hoàn tất nội dung bảng 3 và điền từ thích hợp vào chỗ trống.
ð1 HS trả lời.
ð HS tự quan sát tranh + đọc thông tin .Sau đó thảo luận nhóm à thực hiện lệnh s
ð Đại diện 2 nhóm lên hoàn tất bảng 3 .Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Đặc điểm
Trội hoàn toàn
Trội không hoàn toàn
Kiểu hình ở F1
Tính trạng trội
Tính trạng trung gian
Kiểu hình ở F2
3 trội: 1 lặn
1 trội: 2 trung gian: 1 lặn
Phép lai phân tích được sử dụng trong trường hợp
 X
ð Đại diện nhóm à đọc lại toàn bộ câu đã điền từ.
1/trung gian giữa bố và mẹ
2/1 trội: 2 trung gian: 1 lặn
V/ TRỘI KHÔNG HOÀN TOÀN.
-Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian gữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn
TỔNG KẾT BÀI: một HS đọc phần tóm tắt ở cuối bài / trang 13
Củng cố (4’)
CÂU 1: Ý nghĩa của phép lai phân tích là gì?
a/ phát hiện được thể đồng hợp trong chọn giống
b/ phát hiện được thể dị hợp trong chọn giống
c/ để kiểm tra độ thuần chủng của giống
d/ phát hiện được tính trạng trội và tính trạng lặn.
 Câu c
CÂU 2: Khi cho lai cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được :
a/ toàn cà chua quả vàng
b/ toàn quả đỏ
c/ tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng
d/ tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
 Câu c
CÂU 3: Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
a/ Để nâng cao hiệu quả lai
b/ Xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
c/ Để phân biệt thể đồng hợp trội với thể dị hợp
d/ Cả b và c đều đúng
 Câu b
CÂU 4: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về kiểu gen aa
a/ Cá thể có kiểu hình trội
b/ là kiểu gen đồng hợp trội
c/ Luôn biểu hiện kiểu hình lặn
d/ Biểu hiện kiểu hình trung gian 
 Câu c
Dặn dò (2’)
- Học bài ( tập + phần gạch dưới trong sgk ) 
- Làm bài tập số 3/ trang 13
- Đọc trước phần I/ bài 4 

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 3.doc