Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiết 3)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiết 3)

Kiến thức:

- Hiểu và trình bày được nội dung, mục đích , ứng dụng của phép lai phân tích

- Hiểu được quy luật phân li độc lập chỉ nghiệm đúng trong một số trường hợp nhất định

- Hiểu được trường hợp trội không hoàn toàn

2. Kĩ năng:

- Phát triển được tư duy lí luận, phân tích, so sánh

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1173Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 03: Ngày soạn://2010.
 Bài 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (Tiếp theo).
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu và trình bày được nội dung, mục đích , ứng dụng của phép lai phân tích
- Hiểu được quy luật phân li độc lập chỉ nghiệm đúng trong một số trường hợp nhất định
- Hiểu được trường hợp trội không hoàn toàn
2. Kĩ năng:
- Phát triển được tư duy lí luận, phân tích, so sánh
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu thích bộ môn
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Hỏi đáp - Tìm tòi
- Quan sát - Tìm tòi
- Thuyết trình - Tái hiện 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: 
- Tranh minh hoạ Lai phân tích
- Tranh phóng to hình 3 sgk 
2. HS: 
- Xem nội dung bài lai Một cặp tính trạng tiết trước và nội dung bài mới
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số:
- Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu kết luận về lai một cặp tính trạng của Menđen(Ở F1, F2)
- Viết sơ đồ từ Ptc đến F2 của phép lai sau:	Hạt xám x Hạt trắng 
(Biết gen A: Quy định hạt xám, gen a: Quy định hạt trắng, Hạt xám trội hoàn toàn)
III. Nội dung bài mới: (32’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Ở tiết đầu, ta biết được kiểu gen AA và Aa đều cho kiểu hình như nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt được ha cơ thể này? Giả sử vai tro của A và a như nhau thì sẽ xẫy ra điều gì với cơ thể Aa? Bài hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời về hai vấn đề nêu trên. 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: ( ’)
Gv: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk và trả lời yêu cầu thứ nhất của phần tam giác sgk.
Hs: lên bảng để làm
Gv: Hướng dẫn, gợi ý cho học sinh
Hs: Tự hoàn chỉnh bài
Gv: Hoàn thiện nội dung, kết luận
Hs: Ghi nhớ nội dung bài học
Gv: yêu cầu học sinh điền vào phần sgk
Hs: Điền nội dung, nhận xét nhau
Gv: Hoàn chỉnh kiến thức
Hs: Ghi nhớ nội dung
III. Lai phân tích:
- Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mạng tính trạng trôi. Nếu kết quả:
+ 100% thế hệ con mang tính trạng trội thì đối tợng đem xét có kiểu gen đồng hợp
+ 1trội:1lặn thì đối tượng đem xét có kiểu gen dị hợp
Hoạt động 2: ( ’)
Gv: Lai phân tích có vai trò gì trong sản xuất hay không? 
Hs: Trả lời, nhận xét nhau
Gv: Yêu cầu học sinh hoàn thiện phần tam giác sgh
Hs: Thảo luận, đưa ra kết quả
Gv: Chuẩn hoá nội dung kiến thức
Hs: Ghi nhớ nội dung
IV. Ý nghĩa tương quan trội lặn:
- Thông thường tính trạng trội là tính trạng tốt, tính trạng lặn là tính trạng xấu.
- Để xác định tương qua trội lặn của một cặp tính trạng tương phản ở giống vật nuôi, cây trồng, người ta thường dùng phương pháp phân tich các thế hệ lai của Menđen.
Hoạt động 3: ( ’)
Gv: Yêu cầu học sinh quan sát hình 3sgk, nhận xét xem kết quả có gì khác với thí nghiệm của Menđen?
Hs: kiểu gen AA và Aa không có kiểu hình giống nhau
Gv: Nêu ra trường hợp trội không hoàn toàn
Hs: Lắng nghe
Gv: Yêu cầu học sinh hoàn thiện phần ▼
Hs: Thảo luận, điền vào chỗ trống
Gv: Kết luận
Hs: ghi nội dung vào vỡ
V. Trội không hoàn toàn:
Hiện tượng biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ ở F1 và ở F2 có kiểu hình: 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn gọi là trội không hoàn toàn 
	IV. Củng cố: (5’)
- Đọc phần tóm tắt sgk
- Nhắc lại trường hợp lai phân tích và trội không hoàn toàn
- Yêu cầu một số học sinh lấy vài ví dụ minh hoạ
	V. Dặn dò: (2’)
- Yêu cầu học sinh xem kỉ lại pháp la phân tích để thấy rỏ hơn lợi ích thực tiển của phép lai này.
- Làm các bài tập sgk
- Đọc nội dung bài mới, soạn trước nội dung bài mới.
NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:	

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 3 sinh 9.doc