Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Các quy luật di truyền (bổ sung)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Các quy luật di truyền (bổ sung)

Câu1: Vì sao hiện tượng DTLK lại hạn chế sự xuất hiện BDTH?

Trả lời:

 -Trong cơ thể sinh vật chứa rất nhiều gen.

 -Theo Menđen thì mỗi gen nằm trên 1 NST và di truyền độc lập với nhau do đó qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra vô số loại giao tử và qua quá trình thụ tinh sẽ tổ hợp tự do cỏc loại giao tử tạo ra vô số các biến dị tổ hợp.

 

doc 15 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2564Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Các quy luật di truyền (bổ sung)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN (bổ sung)
Câu1: Vì sao hiện tượng DTLK lại hạn chế sự xuất hiện BDTH?
Trả lời: 
	-Trong cơ thể sinh vật chứa rất nhiều gen.
	-Theo Menđen thì mỗi gen nằm trên 1 NST và di truyền độc lập với nhau do đó qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra vô số loại giao tử và qua quá trình thụ tinh sẽ tổ hợp tự do cỏc loại giao tử tạo ra vô số các biến dị tổ hợp.
	-Còn theo Moocgan thì nhiều gen nằm trên 1 NST và các gen đó di truyền liên kết với nhau, trong quỏ trỡnh phỏt sinh giao tử chỳng cựng phõn li về một giao tử.
*Do đó trong trường hợp P thuần chủng khác nhau về 2, 3 hay nhiều cặp tính trạng được quy định bởi những cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST, thì ở F2 vẫn thu được những KH giống bố mẹ và phân li theo tỉ lệ 3:1, giống như trong trường hợp lai một cặp tính trạng ( tức là không làm xuất hiện các BDTH ). 
	Vậy di truyền liờn kết hạn chế xuất hiện cỏc biến dị tổ hợp.
Câu 2: Hiện tượng DTLK đã bổ sung cho quy luật PLĐL của Menđen như thế nào ?
Trả lời:
	- Khi giải thích các thí nghiệm ( Định luật ) của mình Menđen cho rằng các tính trạng được quy định bởi các nhân tố di truyền.Và sau này thì đã được Moocgan khẳng định nhân tố di truyền chính là các gen tồn tại trên NST.
	- Theo Menđen thì mỗi gen nằm trên 1 NST và di truyền độc lập với nhau, nhưng trên thực tế với mỗi loài SV thì số lượng gen trong tế bào là rất lớn nhưng số lượng NST lại có hạn do đó theo Moocgan là trên 1 NST có thể chứa nhiều gen và các gen đó đã di truyền cùng nhau ( phụ thuộc vào nhau). 
Câu 3: Nêu ý nghĩa của sự phân li ĐL của các cặp tính trạng? vì sao nói rằng BDTH có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống?
Trả lời 
	a. ý nghĩa của sự phân li độc lập các cặp tính trạng:
	Hiện tượng phân li độc lập của các cặp tính trạng là cơ sở tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, làm phong phú và đa dạng về KG và KH của sinh vật, có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hoá và chọn giống.
b. Biến dị tổ hợp có ý nghĩa đối chọn giống thể hiện:
 Trong chọn giống: nhờ có BDTH, trong các quần thể vật nuôi hay cây trồng luôn làm xuất hiện các tính trạng mới, qua đó giúp con người dễ dàng chọn lựa và giữ lại những dạng cơ thể ( những biến dị ) mang các đặc điểm phù hợp với lợi ích của con người để làm giống hoặc đưa vào sản xuất để tạo ra những giống cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Câu 4: Vì sao BDTH là rất phong phú ở các loài giao phối? Vì sao ở các loài SS sinh dưỡng không có loại biến dị này? 
Trả lời:
 	- BDTH là rất phong phú ở các loài giao phối vì: trong cơ thể của sinh vật số lượng gen là rất nhiều, và phần lớn các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp do đó trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra vô số các loại giao tử ( nếu có n cặp gen dị hợp phân li độc lập sẽ cho ra 2n loại giao tử ) , và trong quá trình thụ tinh các loại giao tử đó lại tổ hợp tự do ngẫu nhiên với nhau do đó đã tạo ra vô số các biến dị tổ hợp, tạo nên sự đa dạng về KG, phong phú về KH ở các loài giao phối.
	- ở các loài SS sinh dưỡng thì lớn lên và phát triển chủ yếu bằng hình thức nguyên phân không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái do đó thế hệ con cái sinh ra là giống với cơ thể bố mẹ ban đầu. 
VD: hiện tượng gặp phổ biến trong tự nhiên là hình thức giâm, chiết, ghép cây.
Câu 5: : Sự DTĐL của các cặp tính trạng là gì ? Nguyên nhân của hiện tượng nói trên và cho VD để chứng minh?
 Trả lời:
 a: Sự DTĐL của các cặp tính trạng 
-Là hiện tượng các cặp tính trạng di truyền không thuộc vào nhau.Sự di truyền của cặp tính trạng này độc lập với sự di truyền của các cặp tính trạng khác
b.Nguyên nhân:
-Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.Vì vậy trong giảm phân, các cặp gen này PLĐL cùng với các cặp NST mang chúng, trong thụ tinh các cặp gen lại có khả năng tổ hợp tự do với nhau
c.VD: Pt/c vàng trơn x xanh nhăn (giao phấn)
 	F1:100% Vàng ,trơn
 	F1 x F1 : vàng trơn x vàng ,trơn
 	 F2: 9 V-T: 3V-N: 3X-T :1X-N
-Qua kết quả trên thấy ở P, F1 gen qui định hạt vàng tổ hợp với gen qui định hạt trơn,xanh với nhăn .Tuy nhiên do các gen PLĐL và tổ hợp tự do nên xuất
hiện 2 kiểu hình mới :xanh-trơn và xanh- nhăn
-Có thể khái quát sự xuất hiện kiểu hình do sự PLĐL và tổ hợp tự do của các gen qui định các tính trạng
(V-X). (T-N)= 2x2 =4 KH (V-T ; V-N; X-T ; X-N)
CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ (bổ sung)
Câu 1: Hãy giải thích ý nghĩa của nguyên phân (NP) đối với di truyền, đối với sinh trưởng, phỏt triển của cơ thể.
Trả lời:
àĐối với Di Truyền:
-NP là phương thức truyền đạt, ổn định bộ NST đặc trưng của loai qua các thế hệ TB trong quá trình phát sinh cá thể ở các loài sinh sản vô tính
 Bộ NST đặc trưng của loài được ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 2 cơ chế nhõn đụi NST (kì TG) và phân li NST (Kì sau)
àĐối với sinh trưởng, phát triển cơ thể:
-NP làm số lượng TB tăng g mô, cơ quan phát triển g cơ thể đa bào lớn lên
-NP phát triển mạnh ở các mô, cơ quan còn non. NP bị ức chế khi mô, cơ quan đạt tới khối lượng tới hạn.
-NP tạo các TB mới thay thế các TB bị tổn thương( chết)
Câu 2: Cơ chế nào đảm bảo cho bộ NST của loài ổn định? Những chức năng cơ bản của NST? 
Trả lời: 
Cơ chế đảm bảo cho bộ NST của loài ổn định:
- ở các loài giao phối bộ NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể nhờ sự kết hợp 3 quá trình: Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. 
Trong đó các sự kiện quan trọng nhất là: sự tự nhân đôi, phân li, tổ hợp của các NST trong nguyên phân và giảm phân, sự tổ hợp các NST tương đồng có nguồn gốc từ bố và từ mẹ trong quá trình thụ tinh.
+ Nhờ khả năng tự nhân đôi và phân li chính xác mà bộ NST lưỡng bội từ hợp tử được sao chép y nguyên cho tế bào con.
+ Nhờ sự tự nhân đôi, kết hợp với sự phân li độc lập của các NST tương đồng trong giảm phân mà tạo nên các giao tử chứa bộ NST đơn bội.
+ Trong quá trình thụ tinh 2 giao tử đơn bội của cơ thể đực và cơ thể cái kết hợp với nhau, do đó mà bộ NST lưỡng bội củat loài được khôi phục.
- ở các loài sinh sản sinh dưỡng bộ NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế nguyên phân.
2. Chức năng cơ bản của NST:
- Là vật chất mang thông tin di truyền 
- Có khả năng tự nhân đôi, phân li, tổ hợp trong nguyên phân, giảm phân, thụ tinh nhằm đảm bảo sự truyền đạt thông tin di truyền ổn định ở cấp độ tế bào.
- NST chứa các gen có cấu trúc khác nhau, mỗi gen giữ một chức năng di truyền nhất định.
- Những biến đổi về số lượng, cấu trúc của NST sẽ gây ra những biến đổi ở các tính trạng di truyền.
Câu 3: Trình bày vai trò của cặp NST thứ 23 trong việc xác định giới tính ở người?
Trả lời
 - ở người cặp NST số 23 là cặp NST giới tính có vai trò xác định giới tính ở người, trong đó: 
+ ở nam giới cặp này gồm 2 chiếc: 1 chiếc hình gậy, 1 chiếc hình móc và được kí hiệu là XY.
+ ở nữ giới cặp NST này gồm 2 chiếc giống nhau và có hình gậy, được kí hiệu là XX
 - NST giới tính mang các gen quy định các tính trạng liên quan và không liên quan tới giới tính.
Câu 4: Trình bày cơ chế NST xác định giới tính ở người?
Trả lời
 - Cơ chế NST xác định giới tính ở người được xác định bởi sự kết hợp 2 cơ chế là phân li của cặp NST giới tính trong GP và tổ hợp NST giới tính trong thụ tinh. 
	+ ở nam giới khi giảm phân cho 2 loại tinh trùng mang X và mang Y với tỉ lệ ngang nhau; ở nữ giới khi giảm phân chỉ tạo ra 1 loại trứng mang X.
	+ Khi thụ tinh, nếu TB trứng gặp tinh trùng mang X thì hợp tử có cặp NST giới tính XX, phát triển thành con gái; nếu TB trứng gặp tinh trùng mang Y thì hợp tử có cặp NST giới tính XY, phát triển thành con trai.
	Viết sơ đồ về cơ chế hình thành giới tính ở người (SGK)
Vì số lượng 2 loại tinh trùng mang X và mang Y chiếm tỉ lệ tương đương nên tỉ lệ con trai và con gái xấp xỉ bằng nhau. ( 1:1)
Câu 5: Khái niệm về thụ tinh. Giải thích ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh
Trả lời
1. Khái niệm về thụ tinh
	Thụ tinh là sự kết hợp giữa 1 giao tử đực ( tinh trùng ) và 1 giao tử cái ( Trứng ) để tạo thành hợp tử.
2. ý nghĩa của GP,TT: 
+ Trong quá trình giảm phân đã tạo ra các giao tử trong đó bộ NST giảm đi 1 nửa (n) nhờ qua quá trình thụ tinh bộ NST của loài được khôi phục. Vậy hai quá trình giảm phân và thụ tinh giúp ổn định bộ NST ( 2n) đặc trưng qua các thế hệ của loài
 	+ Trong giảm phân có xảy ra hiện tượng phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST đã tạo nên nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc. 
+ Trong quá trình thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đã tạo nên vô số biến dị tổ hợp, từ đó tạo nên sự đa dạng, phong phú ở những loài sinh sản hữu tính.
CƠ SỞ VẬT CHẤT DI TRUYỀN
AND – ARN - PROTEIN
Câu 1: Nờu đặc điểm cấu tạo hoá học, và cấu trỳc khụng gian của ADN? 
a. Cấu tạo hoá học:
- AND là một loại axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học C, H, O, N và P
- AND thuộc loại đại phân tử có kích thước lớn có thể dài tới hàng trăm mircômét và khối lượng đạt tới hàng triệu đơn vị cácbon.
- AND được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân. Đơn phân là Nuclêôtít, mỗi nuclêôtit có khối lượng trung bình là 300 đvC và kích thước trung bình là 3,4 Ao, bao gồm 3 thành phần:
 + Một phân tử axit phốtphoric: H3PO4
 + Một phân tử đường đêôxiribô C5H10O4
 + Một trong 4 loại bazơ nitơ: A,T, G, X
- Các loại nuclêôtít liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị giữa các axit phốtphoric của nuclêôtít này với phân tử đường của nuclêôtít kế tiếp hình thành nên chuỗi pôlinuclêôtít
- Bốn loại Nuclêôtít sắp xếp với thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp khác nhau tạo cho AND có tính đa dạng và tính đặc thù là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù ở các loài sinh vật
b. Cấu trúc không gian:
- AND là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch polinuclêôtít quấn quanh một trục tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải. 
- Các nuclêôtít trên hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng hai liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng ba liên kết hiđrô.
- Các nuclêôtít liên kết với nhau tạo nên các vòng xoắn, mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp nuclêôtít, có đường kính 20Ao và chiều dài là 34Ao
- Dựa vào nguyên tắc bổ sung, nếu biết trình tự sắp xếp của một mạch thì có thể suy ra trình tự sắp xếp của mạch còn lại và trong phân tử AND luôn có : A = T, G = X , tỉ số hàm lượng luôn là một hằng số khác nhau cho từng loài
Câu 2: Tính đặc trưng và đa dạng của ADN được thể hiện như thế nào? 
Trả lời
 Tính đặc trưng của ADN:
- Từ 4 loại nu ( A,T,G,X ) với số lượng và những cách sắp xếp xác định đã tạo ra các loại phân tử ADN đặc trưng bởi bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nu. Từ đó đã tạo nên tính đặc trưng của ADN.
- Đặc trưng bởi tỉ lệ 
- Đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các gen trong nhóm gen liên kết 
Tính đa dạng của ADN:
	- Với 4 loại nu với số lượng và những cách sắp xếp khác nhau đã tạo ra vô số loại phân tử AND khác nhau bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nu. Từ đó đã tạo nên tính đa dạng của AND.
Câu 3: Hãy nêu các ... n thành các noãn bào bậc I.
- Noãn bào bậc I tham gia giảm phân, lần I tạo ra một noãn bào bậc 2 và một thể cực thứ nhất, lần II tạo ra 1 tế bào trứng và thể cực thứ hai. 
- Kết quả tạo ra một tế bào trứng cú n NST và 3 thể cực cú n NST, chỉ có tế bào trứng tham gia thụ tinh còn 3 thể cực bị tiêu biến.
Cõu 5: Giao tử là gỡ? Thụ tinh là gỡ ? Giải thớch ý nghĩa của nguyờn phõn, giảm phõn và thụ tinh ?
+ Giao tử:
- Giao tử là tế bào sinh dục có bộ NST đơn bội được hình thành từ quá trình giảm phân của tế bào sinh giao tử có khả năng thụ tinh tạo thành hợp tử. Có hai loại giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng)
+ Thụ tinh
- Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực và một giao tử cái tạo thành hợp tử
+ Mối liên hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
- Nhờ nguyên phân, các thế hệ tế bào khác nhau ở cùng một cơ thể vẫn chứa đựng thông tin di truyền đặc trưng cho loài
- Nhờ giảm phân tạo ra các giao tử mang bộ NST đơn bội 
- Nhờ thụ tinh, các giao tử đực và cái kết hợp với nhau tạo ra hợp tử có bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài 
- ở các loài sinh sản hữu tính, sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh là cơ chế vừa tạo ra sự ổn định vừa làm phong phú, đa dạng thông tin di truyền ở sinh vật
BIẾN DỊ
Cõu 1: Đột biến là gỡ ? vỡ sao đột biến lại di truyền được cho thế hệ sau ?
Trả lời:
* Đột biến: - Là những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử(AND) hay cấp độ tế bào(NST).
* Đột biến di truyền được vì:
 - Là những biến đổi trên NST , ADN mà NST, ADN có khả năng tự nhân 2 và truền cho các thế hệ TB. Do đó những biến đổi xảy ra ở chúng cũng được sao chép lại và truyền cho thế hệ sau.
Cõu 2: Thế nào là đột biến gen? Nờu nguyờn nhõn và cơ chế biểu hiện đột biến gen ?
Trả lời:
a. Khái niệm:
- Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan một hoặc một số cặp nuclêôtít, xảy ra tại một điểm hoặc nhiều điểm nào đó trên phân tử AND
- Gồm các dạng: mất, thêm, thay thế, đảo vị trí cặp nuclêôtít
b. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen:
- Đột biến gen phát sinh do tác nhân gây đột biến lí hoá trong ngoại cảnh hoặc rối loạn trong các qua trình sinh lí, hoá sinh của tế bào gây nên những sai sót trong quá trình tự sao của AND ( sao chộp nhầm) hoặc trực tiếp biến đổi cấu trúc của nó.
- Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng, cường độ của tác nhân và đặc điểm cấu trúc của gen.
c. Cơ chế biểu hiện đột biến gen:
- Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế tự nhân đôi của AND .
- Nếu đột biến phát sinh trong giảm phân sẽ tạo đột biến giao tử qua thụ tinh đi vào hợp tử. Đột biến trội sẽ biểu hiện ngay thành kiểu hình của cơ thể mang đột biến. Đột biến lặn sẽ đi vào hợp tử ở dạng dị hợp qua giao phối lan truyền dần trong quần thể, nếu gặp tổ hợp đồng hợp trhì biểu hiện ra thành kiểu hình.
- Khi đột biến xảy ra trong nguyên phân, chúng sẽ phát sinh ở một tế bào sinh dưỡng rồi được nhân lên trong một mô và không thể di truyền qua sinh sản hữu tính
- Nếu đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, trong giai đoạn 2 – 8 tế bào (đột biến tiền phôi) thì nó sẽ đi vào quá trình hình thành giao tử và truyền qua thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính.
Câu 3: Tại sao đột biến gen thường có hại cho sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong sản xuất.
* Đột biến gen biểu hiện ra KH có hại cho sinh vật vì: đột biến gen đã phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong KG đã qua chọn lọc tự nhiên và được duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp.
* Đột biến gen có ý nghĩa trong sản xuất vì thực tế có những đột biến gen có lợi cho con người. Ví dụ làm tăng khả năng chịu hạn, chịu rét ở lúa.
- Đột biến gen ở vật nuôi và cây trồng có lợi cho con người vì cung cấp cho con người nguồn biến dị để chọn lựa những dạng phù hợp có lợi với con người qua đó tạo ra các giống mới có năng suất và chất lượng tốt.
Cõu 4: Trỡnh bày khỏi niệm , nguyờn nhõn phỏt sinh đột biến cấu trỳc NST ?
Trả lời: 
- Khái niệm: là những biến đổi trong cấu trúc của NST gồm các dạng mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn
- Nguyên nhân: 
+ Nguyên nhân bên ngoài: do các tác nhân vật lý như tia phóng xạ, hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
+ Nguyên nhân bên trong: do sự biến đổi sinh lý nội bào đã phá vỡ cấu trúc NST ảnh hưởng đến quỏ trỡnh tỏi bản, tiếp hợp, trao đổi chéo của NST gây ra sự sắp xếp lại các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.
Cõu 5: So sỏnh đột biến gen với đột biến cấu trỳc NST ?
Trả lời:
* Giống nhau:
- Đều là những biến đổi xảy ra trên cấu trúc vật chất di truyền trong TB (AND,NST)
- Tác nhân đều do tác động của MT bên ngoài hoặc bên trong cở thể .
- Đều di truyền cho thế hệ sau. 
- Phần lớn gây hại cho bản thân sinh vật
* Khác nhau:
ĐB gen
ĐB cấu trúc NST
- Làm biến đổi cấu trúc của gen
- Gồm các dạng : Mất cặp nu
 Thêm cặp nu
 Thay thế cặp nu
 Đảo cặp nu
- Làm biến đổi cấu trúc của NST
- Gồm các dạng : Mất đoạn
 Thờm đoạn
 Lặp đoạn
 Đảo đoạn
Cõu 6: Phân biệt thường biến với đột biến ?
Thường biến
Đột biến
1. Do những biến đổi môi trường ngoài.
1. Do những biến đổi rất mạnh của môi trường ngoài và rối loạn trao đổi chất nội bào.
2. Biến đổi kiểu hình.
2. Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (AND, NST).
3. Không di truyền.
3. Di truyền.
4. Phát sinh đồng loạt trong đời sống cá thể theo cùng một hướng.
4. Xuất hiện ngẫu nhiên.
5. Có lợi cho sinh vật và thích nghi với điều kiện môi trường.
5. Có hại.
Cõu 7: Thể 3 nhiễm, thể 1 nhiễm là gỡ ? Giải thớch cơ chế tạo ra thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm ? viết sơ đồ minh họa.
Trả lời:
 + Thể 1 nhiễm (2n – 1): Trong tế bào sinh dưỡng chỉ chứa một NST của cặp NST tương đồng
 + Thể 3 nhiễm (2n + 1): Trong tế bào sinh dưỡng một cặp NST tương đồng nào đó có thêm 1 NST
* Giải thớch: Trong TB sinh dưỡng, mỗi cặp NST luôn có 2 chiếc 
Vậy thể 3 nhiễm : là thể mà trong TB thừa 1 NST ở 1 cặp nào đó kí hiệu là 2n+ 1
 Thể 1 nhiễm: là thể mà trong TB thiếu 1 NST ở 1 cặp nào đó kí hiệu là 2n – 1
- Cơ chế: Trong quá trình phát sinh giao tử, có 1 cặp NST của TB sinh giao tử không phân li trong quỏ trỡnh phõn bào giảm phõn(các cặp NST còn lại phân li bình thường) tạo ra 2 loại giao tử: Loại chứa có 2 NST của cặp đó (n+1) và (n – 1) .Hai loại giao tử này kết hợp với giao tử bình thường n trong thụ tinh tạo ra hợp tử 3 nhiễm (2n + 1), 1 nhiễm (2n - 1)
P: bố hoặc mẹ mẹ hoặc bố
GP:
F:
 (2n+1) (2n-1)
- Sơ đồ minh hoạ:
Cõu 8: Thế nào là, thể đa bội ? Nờu nguyờn nhõn, cơ chế hỡnh thành thể đa bội ?
 Trả lời:
* Khái niệm
+ Thể đa bội: là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n, thường có hai dạng là đa bội chắn (4n, 6n) và đa bội lẻ (3n, 5n)
* Nguyên nhân: 
+ Nguyên nhân bên ngoài: do các tác nhân vật lý như tia phóng xạ, hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
+ Nguyên nhân bên trong: do sự biến đổi sinh lý nội bào đã phá vỡ cấu trúc NST ảnh hưởng đến quỏ trỡnh tỏi bản, tiếp hợp, trao đổi chéo của NST gây ra sự sắp xếp lại các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.
* Cơ chế:
 Sự hình thành đa bội chẵn: Trong quá trình nguyên phân, các NST đã tự nhân đôi nhưng thoi phân bào không hình thành làm cho tất cả các cặp NST không phân li kết quả là bộ NST tăng lên gấp bội (4n...)
 Sự hình thành đa bội lẻ: Trong giảm phân hình thành giao tử, các NST phân li không đồng đều về các giao tử tạo ra giao tử có 2n NST, giao tử này kết hợp giao tử n tạo hợp tử 3n, hình thành thể tam bội 
Câu 9: So sánh thể dị bội và thể đa bội ?
 Trả lời: 
* Giống nhau:
- Đều là ĐB số lượng NST
- Tác nhân: giống nhau
- Biểu hiện KH không bình thường 
- Số lượng NST trong TB sinh dưỡng đều sai khác so với 2n.
- Cơ chế: đều do sự phân li không bình thường của cặp NST trong phân bào
- ở thực vật: Đều được ứng dụng trong trồng trọt
* Khác nhau: 
Thể dị bội
Thể đa bội
- Sự thay đổi ở 1 hoặc 1 số cặp NST 	
2n + 1, 2n – 1, 2n – 2	
- Sự thay đổi các cặp NST trong TB đ tăng theo bội số của n ( 3n, 4n, 6n)
- Xảy ra ở TV, ĐV kể cả con người
- Xảy ra Hầu hết ở thực vật, không tìm thấy ở động vật bậc cao và con người
- Gây thay dổi KH ở 1 số bộ phận nào 
đó trên cơ thể đ có hại
 (bệnh hiểm nghèo)
- Thực vật có cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt với điều kiện môi truờng
 Cõu 10: Thường biến là gỡ ? lấy vớ dụ về thường biến ? Nờu nguyờn nhõn phỏt sinh và đặc điểm của thường biến ?
a. Khái niệm:
- Thường biến là những biến đổi kiểu hình của một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường
Vớ dụ: Cõy rau dừa nước: sống trờn cạn mấu thõn khụng cú phao nổi, sống nổi trờn mặt nước thỡ mẫu thõn cú phao nổi.
b. Nguyờn nhõn:
 Do tỏc động trực tiếp của mụi trường sống như: Đất, nước, khớ hậu, dinh dưỡng...
c. Đặc điểm: 
- Không làm biến đổi kiểu gen nờn khụng di truyền được
- Thường biến xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định đối với một nhóm cá thể có cùng kiểu gen, sống trong điều kiện môi trường giống nhau
- Thường biến phát sinh trong suốt quá trình phát triển của các thể và chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường
- Có tính thích nghi tạm thời.
Cõu 11: So sỏnh thường biến và đột biến ?
+ Giống nhau:
 Đều làm biến đổi kiểu hỡnh của cơ thể, liờn quan đến tỏc động của mụi trường sống.
+ Khỏc nhau: ( xem cõu 6)
Câu 12: Phân tích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình qua một ví dụ cụ thể. Từ đó rút ra két luận về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trưởng và kiểu hình.
- Ví dụ: Cây rau dừa khúc thân mọc trên bờ có thân nhỏ, chắc, lá nhỏ; khúc thân mọc ven bờ có thân và lá lớn hơn; khúc thân mọc dưới nước thì to hơn, mềm, ở mỗi đốt có phần rễ biến thành phao, lá to.
- Kết luận về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình:
+ Bố mẹ không truyền cho con các tính trạng có sẵn mà chỉ truyền cho con 1 kiểu gen .
+ Kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
+ Môi trường qui định kiểu hình cụ thể của cơ thể trong giới hạn mức phản ứng do kiểu gen qui định.
+ Các tính trnạg chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
+ Các tính trạng số lượng chịu ảnh huởng của môi trường.
Câu 13: Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng, về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng cây trồng như thế nào?
- Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng trong trường hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới kiểu hình tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ành huởng xâu, làm giảm năng suất.
- Người ta đã vận dụng những hiểu biết về mức phản ứng để tăng năng suất vật nuôi, cây trồng theo 2 cách: áp dụng kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt thích hợp hoặc cải tạo, thay giống cũ bằng giống mới có tiềm năng, năng suất cao hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docCau hoi li thuyet on tap sinh 9 vao THPT Phan 3.doc