- Nhằm củng cố khắc sâu kiến thức về hình thái giải phẫu và tiến hóa của các cơ quan trong cơ thể.
- Nắm được vai trò và sự phối hợp hoạt động của các cơ quan.
- Có được biện pháp bảo vệ cơ thể và phòng chống một số bệnh thường gặp.
- Rèn kỹ năng quan sát so sánh nhận biết.
- GD ý thức tự học tự tìm hiểu thực tế, bảo vệ cơ thể.
Chủ đề 1: Hệ thống kiến thức sinh học lớp 8 *Mục tiêu: Nhằm củng cố khắc sâu kiến thức về hình thái giải phẫu và tiến hóa của các cơ quan trong cơ thể. Nắm được vai trò và sự phối hợp hoạt động của các cơ quan. Có được biện pháp bảo vệ cơ thể và phòng chống một số bệnh thường gặp. Rèn kỹ năng quan sát so sánh nhận biết. GD ý thức tự học tự tìm hiểu thực tế, bảo vệ cơ thể. Ngày soạn:21/8/2010 Tiết 1: Hệ thống kiến thức sinh học lớp 8 (t1) I. Mục tiêu: - Hệ thống hóa kiến thức học kỳ 1 môn sinh học lớp 8. - Nắm chắc các kiến thức cơ bản đã học. - Vận dụng kiến thức khái quát theo chủ đề. GD ý thức học tập bộ môn. B. Phương pháp: - Luyện tập theo nhóm, Luyện tập thực hành... C. Chuẩn bị: - Các tranh về hệ cơ quan: Vận động tuần hoàn, hô hấp,... D. Tiến trình bài giảng: I. Sĩ số: (1p) Ngàydạy Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 8A1 8A2 II.Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp) IIICác hoạt động dạy- học: Hoạt động 1 . Hệ thống hóa kiến thức học kỳ 1 môn sinh 8 GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng kiến thức HS : Vận dụng kiến thức đã học thảo luận nhóm để hoàn thành bảng GV: Nội dung kiến thức chuẩn các bảng trong SGV. Hoạt động 2. Thảo luận câu hỏi GV: Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK Tr 112. (?): Chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống. ĐA: a) TB là đơn vị cấu trúc: Mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào VD: TB xương , tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu. b) TB là đơn vị chức năng: Các tế bào tham gia vào hoạt động chức năng của các cơ quan. VD: - Hoạt động của các tơ cơ trong tế bào giúp bắp cơ co, dãn. - Các tế bào cơ tim co, dãn giúp tim co bóp tạo lực đẩy máu vào hệ mạch. - Các tế bào tuyến tiết dịch vào ống tiêu hóa để biến đổi thức ăn về mặt hóa học . (?): Trình bày mối liên hệ về chức năng giũa các hệ cơ quan đã học (bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa) ĐA: Sơ đồ phản ánh mối liên hệ. Hệ vận động Hệ tuần hoàn Hệ hô hấp Hệ tiêu hóa Hệ bài tiết Giải thích: + Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác. + Hệ cơ: Hoạt động giúp xương cử động. + Hệ tuần hoàn: Dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan giúp các hệ TĐC + Hệ hô hấp: Lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn. + Hệ tiêu hóa: Lấy thức ăn từ môi trường ngoài , biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn. + Hệ bài tiết: Giúp thải các chất cặn bã, thừa trong TĐC ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn. (?): Các hệ tuần hoàn, tiêu hóa , hô hấp, tham gia vào hoạt độngTĐC và chuyển hóa như thế nào. ĐA: + Hệ tuần hoàn: Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ tiêu hóa đến tế bào. Mang sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và bài tiết + Hệ hô hấp: Lấy O2 từ môi trường cung cấp cho tế bào và thải CO2 do tế bào thải ra. + Hệ tiêu hóa: Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho tế bào. IV. Củng cố: (6’) Về nhà ôn lại các kiến thức đã học. V. HDVN-Rút kinh nghiệm: (3’) Học thuộc nội dung bài. Tự xác định cho bản thân phương pháp học tập bộ môn. --------&-------- Ngày soạn:6/9/2010 Tiết 2: Hệ thống kiến thức sinh học lớp 8 (t2) I. Mục tiêu: - Hệ thống hóa kiến thức học kỳ 2 môn sinh học lớp 8. - Nắm chắc các kiến thức cơ bản đã học. - Vận dụng kiến thức khái quát theo chủ đề. GD ý thức học tập bộ môn, vận dụng lý thuyết vào thực tế đời sống. B. Phương pháp: - Luyện tập theo nhóm, Luyện tập thực hành... C. Chuẩn bị: - Các tranh về hệ cơ quan: Bài tiết thần kinh và giác quan, ... - Nội dung bảng 66.1 -> 66.8 SGK sinh8 D. Tiến trình bài giảng: I. Sĩ số: (1’) Ngàydạy Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 8A1 8A2 II.Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp) IIICác hoạt động dạy- học: *Hoạt động 1. hệ thống kiến thức của học kì 2 môn sinh lớp 8 GV: y/ c các nhóm hoàn thành nội dung các bảng từ bảng 66.1 -> 66.8 HS : Trao đổi nhóm hoàn thành . Bảng 1. Các cơ quan bài tiết. Các cơ quan bài tiết chính Sản phẩm bài tiết Phổi Da Thận Bảng 2. Quá trình tạo thành nước tiểu của thận Các gđchủ yếu trong quá trình tạo thành nước tiểu Bộ phận thực hiện Kết quả Thành phần các chất Lọc Cầu thận Hấp thụ lại ống thận Bảng 3. Cấu tạo và chức năng của da Các bộ phận của da Các thành phần cấu tạo chủ yếu Chức năng của từng thành phần Lớp biểu bì Tầng sừng, tế bào biểu bì sống, các hạt sắc tố Bảo vệ, ngăn vi khuẩn, các hóa chất, ngăn tia cực tím Lớp bì Mô liên kết, trong có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, cơ co chân lông, mạch máu, lông Điều hòa nhiệt, chống thắm nước, mềm da.Tiếp nhận các kích thích của môi trường Lớp mỡ dưới da Mỡ dự trữ Chống tác động cơ học, cách nhiệt Bảng 4. Cấu tạo và chức năng của ác bộ phận thần kinh Các bộ phận của HTK Não Tiểu não Tủy sống Trụ não NTG Đại não Cấu tạo Bộ fận TW Chất xám Các nhân xám đồi thị và nhân dưới đồi thị Vỏ não (Các vùng TK) Vỏ tủy não Nằm giữa tủy sống thành cột liên tục Chất trắng Các đường truyền giữa não và tủy sống Nằm xen giữa các nhân Đường dẫn truyền nối 2 bán cầu đại não với các phần dưới Đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não với các phần khác nhau của hệ TK Bao ngoài cột chất xám Bộ fận ngoại biên Dây TK não và các dây TK đối giao cảm - Dây TK tủy. -Dây TK sinh dưỡng. - Hạch TK giao cảm Chức năng Điều khiển, điều hòa và phối hợp họat động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ chế phản xạ có và không ĐK TW điều khiển và điều hòa các hoạt động Tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa TW điều khiển điều hòa TĐC và thân nhiệt TW của PXCĐK. Điều khiển các hoạt động có ý thức, tư duy Điều hòa phói hợp các cử động phức tạp TW của cá PXKĐK về vận động và dinh dưỡng Bảng 5. Hệ thần kinh sinh dưỡng Cấu tạo Chức năng Bộ fận TW Bộ phận ngoại biên Hệ TK vận đông Não tủy sống Dây TK não Dây TK tủy Điều khiển hoạt động của hệ cơ xương Hệ TK sinh dưỡng Giao cảm Sừng bên tủy sống Sợi trước hạch (ngắn) hạch giao cảm Sợi sau hạch (dài) Có tác dụng đối lập trong điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng Đối giao cảm Trụ não và đoạn cùng tủy sống Sợi trước hạch (dài) hạch đối giao cảm Sợi sau hạch (ngắn) Bảng 6. Các cơ quan phân tích quan trọng Thành phần cấu tạo Bộ phận thụ cảm Đường dẫn truyền Bộ phận TW Chức năng Thị giác Màng lưới (Cầu mắt) Dây TK thị giác (dây II) Vùng thị giác ở thùy chẩm Thu nhận kích thích của sóng ánh sáng từ vật Thính giác Cơ quan Coocti (trong ốc tai) Dây TK thính giác (dây III) vùng thính giác ở thùy thái dương Thu nhận kích thích của sóng âm thanh từ nguồn phát ra Bảng 7. Chức năng của các thành phần cấu tạo mắt và tai Các thành phần cấu tạo Chức năng Mắt -Màng cứng và màng giác. - Màng mạch: + Lớp sắc tố + Lòng đen, đồng tử - Màng lưới: + TB que, TB nón + TB TK thị giác - Bảo vệ cầu mắt và màng giác cho ánh sáng đi qua. - Giữ cho trong cầu mắt hoàn toàn tối, không bị phản xạ ánh sáng. - Có khả năng điều tiết ánh sáng. - TB que thu nhận kích thích ánh sáng. TB nón thu nhận kích thích màu sắc (TB thụ cảm) - Dẫn truyền xung Tk từ các TB thụ cảm về TW Tai - Vành và ống tai. - Màng nhĩ - Chuỗi xương tai - ốc tai – cơ quan coocti - Vành bán khuyên - Hứng và hướng sóng âm - Rung theo tần số của sóng âm - Truyền rung động từ màng nhĩ vào màng của bầu (của tai trong) - Cơ quan coocti trong ốc tai tiếp nhận kích thích của sóng âm chuyển thành xung thần kinh về Tw - Tiếp nhận kích thích về tư thế và chuyển động trong không gian *Hoạt động 2. tổng kết sinh học 8 (?): Trong chương trình sinh học 8 giúp em có những kiến thức gì về cơ thể người và vệ sinh HS : - Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống Các hệ cơ quan trong cơ thể có cấu tạo phù hợp với chức năng Các hệ cơ quan hoạt động nhịp nhàng là nhờ sự điều khiển của hệ TK và thể dịch -> tạo sự thống nhất Cơ thể thường xuyên TĐC với môi trường để tồn tại và phát triển Cơ quan sinh sản thực hiện chức năng đặc biệt đó là sinh sản bảo vệ nòi giống Biết các tác nhân gây hại cho cơ thể và biện pháp rèn luyện bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân IV. Củng cố: (5’) Nhắc lại kiến thức V. HDVN-Rút kinh nghiệm: (1’) Ôn lại nội dung đã học. --------&-------- Chủ đề 2 Bài tập về phép lai *Mục tiêu: - Nhằm củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật của Men Đen. - Biết vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập - Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập về phép lai, biện Luận và viết sơ đồ lai. - GD ý thức tự học Ngày soạn: 23/9/2010 Tiết 3. bài tập lai một cặp tính trạng A. Mục tiêu: - Nhằm củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật của Men Đen qua giải các bài Lai 1 cặp tính trạng . - Biết vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập - Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập về phép lai, biện Luận và viết sơ đồ lai. - GD ý thức tự học B. Phương pháp: - Luyện tập theo nhóm, Luyện tập thực hành... C. Chuẩn bị: - Các bài tập về lai 1 cặp tính trạng D. Tiến trình bài giảng: I. Sĩ số: (1’) Ngàydạy Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 9A1 9A2 II.Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp) IIICác hoạt động dạy- học: TG Hoạt đông của giáo viên Hoạt động của học sinh 19’ 18’ GV cho HS chép đề bài vào vở Bài 1: ở lúa, tính trạng hạt gạo đục trội hoàn toàn so với tính trạng hạt gạo trong. Cho cây lúa có hạt gạo đục thuần chủng thụ phấn với cây lúa có hạt gạo trong. a. Xác định kết quả thu được ởF và ở F b. Nếu cho cây F và cây F có hạt gạo đục nói trên lai với nhau thì kết quả thu được sẽ như thế nào? * GV hướng dẫn cách giải. GV yêu cầu các nhóm viết sơ đồ lai từ P -> F2 GV nhận xét. * Bài 2: ở cà chua, quả đỏ là tính chội hoàn toàn so với quả vàng. Hãy lập sơ đồ lai để xác định kết quả về kiểu gen và kiểu hình của con lai F trong các trường hợp sau đây: -Trường hợp 1: p : quả đỏ x quả đỏ -Trường hợp 2: p : quả đỏ x quả vàng -Trường hợp 3: p : quả vàng x quả vàng * GV hướng dẫn cách giải. -Trường hợp 1: p : quả đỏ x quả đỏ * Yêu cầu HS viết các kiểu gen có thể có của P * Yêu cầu HS viết các phép lai cho mỗi trường hợp? -Trường hợp 2: p : quả đỏ x quả vàng -Trường hợp 3: p : quả vàng x quả vàng HS chép đề bài vào vở Giải Q uy ước. -Gen A quy định hạt gạo đục -Gen a quy định hạt gạo trong. a) Xác định kết quả ở F và ở F Cây P thuần chủng hạt gạo đục có kiểu gen AA hạt gạo trong có kiể gen aa Kết quả ở F và ở F HS viết sơ đồ lai. Các nhóm cử đại diện trình bày lên bảng, nhóm khác nhận xét. Giải Q uy ước. -Gen A quy định tính trạng quả đỏ -Gen a quy định tính trạng quả vàng. P : AA x AA P : AA x Aa P : Aa x Aa - HS lên bảng viết cho từng trường hợp P : AA x aa P : Aa x aa P :aa x aa HS làm tương tự như TH 1 & 2 . IV. Củng cố: 6’ - Nhận xét giờ học - Nhắc lại phương pháp làm bài tập. -BTVN *ở bí, tính trạng quả trò ... Phương tiện, chuẩn bị: 1. GV: -Tranh hình sgk, tư liệu về ô nhiễm môi trường. 2: HS: - Nghiên cứu thông tin về ô nhiễm môi trường. D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: (1’) Ngàydạy Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 9A1 9A2 9A3 II. Kiểm tra bài cũ: Trình bày các hoạt động của con người làm suy thoái môi trường? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: (1’) ? Em hãy nêu những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và biện pháp khắc phục.( Săn bắt ĐV hoang dã, đốt rừng lấy đất trồng trọt, chăn thả gia súc, khai thác khoáng sản làm sói mòn và thoái hóa đất, cháy rừng, hạn hán, ô nhiễm môi trường). Vậy ô nhiễm môi trường do nhứng những tác nhân chủ yếu nào gây ra và tác hại của nó là gì. 2. Phát triển bài: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 10’ 13’ 13’ HĐ 1: ? Theo em thế nào là ô nhiễm môi trường ? Em thấy ở đâu bị ô nhiễm môi trường. Do đâu môi trường bị ô nhiễm. - GV gọi hs đọc thông tin sgk - Qua đó em hãy nêu khái niệm ô nhiễm môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm. HĐ 2: - GV chia lớp thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. - GV y/c hs thảo luận hoàn thành phiếu và câu hỏi lệnh ( 5’) - GV y/c hs lên trình bày: chỉ tranh và nội dung của phiếu. - GV gọi hs khác trả lời câu hỏi lệnh. ? Em sẽ làm gì trước tình hình đó. - GV chốt kiến thức và treo bảng chuẩn. - GV phân tích: Việc đốt cháy nhiên liệu trong gia đình như: than củi, gas..sinh ra lượng CO2 chất này tích tụ gây ô nhiễm đo đó phải có phương pháp thông thoáng khí. HĐ3 - GV cho hs hoàn thành bảng 55 SGK ( T 168) - GV gọi đại diện các nhóm trình bày, cho nhóm khác bổ sung ( nếu cần ) - GV chốt lại đáp án đúng: I. Ô nhiễm môi trường là gì. - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác. - Nguyên nhân: II. Các tác nhân chủ yéu gây ô nhiễm. 1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. 2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. 3. Ô nhiễm do chất phóng xạ. 4. Ô nhiễm do các chất thải rắn. 5. Ô nhiễm do VSV gây bệnh. III. Hạn chế ô nhiễm môi trường. * Thảo luận. * Kết luận: + 1( a, b, d, e, g, i, k, l, m) + 2 ( c, d, e, g, i, k, l, m, ) + 3 ( g, k, l, n, ) + 4 ( e, g, h, k, l, m ) + 5 ( g, k, l, n ) + 6 ( d, e, g, k, l, m, n) + 7 ( g, k ) - GV y/c các nhóm sữa chữa (nếu cần ) - Bảng 55 ( SGK ) IV. Củng cố: (5’) Gọi hs đọc kết luận sgk? - Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường.Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì ? E. Hướng dẫn về nhà - RKN: (1’) - Học bài và làm bài tập số 3, 4 sgk ( T165) - Tìm hiểu phần hạn chế ô nhiễm môi trường. * Rút kinh nghiệm: --------&-------- Ngày soạn: / / 2010 Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường *Mục tiờu: - Nhằm củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về bảo vệ môi trường tự nhiên. - Biết vận dụng lý thuyết vào việc vận động bảo vệ môi trường tự nhiên. - Rèn luyện kỹ năng lý luận, giải thích, tổng hợp... - GD ý thức tự học. Tiết 14: sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên A. Mục tiêu: - Giúp hs phân biệt được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên, nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và khái niệm phát triển bền vững. - Rèn cho hs kĩ năng hoạt động nhóm, tổng hợp kiến thức và vận dụng vào thực tế. - Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên. B. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề,... C. Phương tiện, chuẩn bị: 1. GV: -Tư liệu tài nguyên thiên nhiên. Tranh cánh rừng, ruộng bậc thang. 2: HS: - Nghiên cứu SGK. D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: (1’) Ngàydạy Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 9A1 9A2 II. Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm nguyên nhân, hạn chế ÔNMT ? III. Bài mới: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 16’ 20’ HĐ 1: - GV y/c hs ng/cứu thông tin & trả lời câu hỏi: ? Em hãy kể tên và cho biết đặc điểm của các dạng tài nguyên thiên nhiên.(hs: 3 dạng tài nguyên) - GV y/c các nhóm hoàn thành bảng 58.1 - GV y/c đại diện các nhóm trình bày. - GV y/c hs dựa vào bảng 58.1 và khái quát kiến thức. HĐ 2: - GV y/c hs làm BT s SGK T 174 - 176. - GV thông báo đáp án đúng trong các BT. - GV nếu vấn đề: Những nội dung chúng ta vừa ng/cứu thấy rõ hậu quả của việc sử song không hợp lí nguồn tài nguyên đất, nước, rừng ƯVậy cần có biện pháp gì để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên này ? - GV y/c hs hoàn thành phiếu học tập. - GV treo phiếu chuẩn. I. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. - Có 3 dạng tài nguyên: + Tài nguyên tái sinh: Có khả năng phục hồi khi sử dụng hợp lí. + Tài nguyên không tái sinh: Là dạng tài nguyên sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. + Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường. II. Tác động của con người làm suy thoái tự nhiên. Tài nguyên đất Tài nguyên nước Tài nguyên rừng 1. Đặc điểm Đất là nơi ở, nơi sản xuất Nước là nhu cầu không thể thiếu của tất cả các SV trên trái đất Rừng là nguồn cung cấp lâm sản, thuốc, gỗ Rừng điều hòa kh hậu 2. Loại t.nguyên Tái sinh Tái sinh Tái sinh 3. Cách sử dụng Cải tạo đất, bón phân hợp lí Chống xói mòn đất, chống khô cạn, chống ô nhiễm. Khơi thông dòng chảy, không xả rác, chất thải CN Tiết kiệm nguồn nước ngọt. Khai thác hợp lí kết hợp trồng bổ sung. Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. IV. Củng cố: (5’) Gọi hs đọc kết luận sgk, ? Sử dụng câu hỏi SGK. E. Hướng dẫn về nhà - RKN: (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Đọc trước bài: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã. --------&-------- Ngày soạn: / / 2010 Tiết 15 khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã. A. Mục tiêu: - Giúp hs hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã, nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã. - Rèn cho hs kĩ năng hoạt động tư duy logic, khả năng tổng hợp kiến thức. - Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ thiên nhiên. B. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề,... C. Phương tiện, chuẩn bị: 1. GV: -Tư liệu về công việc bảo tồn gen động vật, tranh ảnh bảo vệ rừng. 2: HS: - Tranh ảnh: Trồng rừng, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đầu nguồn D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: (1’) Ngàydạy Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 9A1 9A2 II. Kiểm tra bài cũ: Kể các tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên? III. Bài mới: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 16’ 20’ 10’ HĐ 1: - GV y/c hs ng/cứu thông tin SGK và trao đổi nhóm Ư thực hiện lệnh s SGK. - GV y/c đại diện các nhóm trình bày. - Qua đó GV y/c hs rút ra kết luận. HĐ 2: - GV y/c hs quan sát hình 59 SGK ( T 178) Và thực hiện lệnh s SGK. - GV gọi đại diện nhóm trình bày - GV cho nhóm khác bổ sung và sửa chữa ( nếu cần) - GV cho hs tự rút ra kết luận. - GV y/c hs qua thông tin sgk, hoàn thành bảng 59 SGK ( T179) - Các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng. - GV gọi đại diện các nhóm trình bày HĐ 3: - GV y/c hs ng/cứu thông tin SGK và thực hiện lệnh s SGK. - GV y/c các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - GV cho hs thảo luận toàn lớp. - GV y/c hs rút ra kết luận. I. ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã. - Môi trường đang bị suy thoái: + Gĩư gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng tránh ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán. II. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên. 1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật. - Bảo vệ tài nguyên sinh vật gồm: + Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn. + Trồng cây gây rừng + Xây dựng khu bảo tồn, giữ nguồn gen quí + Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi. Cải tạo các hệ sinh thái bị thái hóa. - Bảng 59 SGK . III. Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã. - Tham gia tuyên truyền. - Nâng cao ý thức và trách nhiệm cho mỗi người. IV. Củng cố: (5’) Gọi hs đọc kết luận sgk, ? Sử dụng câu hỏi SGK. E. Hướng dẫn về nhà - RKN: (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Đọc trước bài: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. --------&-------- Ngày soạn: 28 / 4 / 2010 Tiết 16 bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái luật bảo vệ môI trường A. Mục tiêu: - Giúp hs đưa ra ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái và đề xuất biện pháp bảo vệ. - Rèn cho hs kĩ năng hoạt động nhóm, khái quát kiến thức. - Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ môi trường. B. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề,... C. Phương tiện, chuẩn bị: 1. GV: -Bảng phụ . 2: HS: - Nghiên cứu sgk D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: (1’) Ngàydạy Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 9A1 9A2 II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 7’ 30’ HĐ 1: - GV y/c hs ng/cứu thông tin SGK và bảng 60.1 SGK ( T180) - GV y/c hs trình bày đặc điểm của các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. - Qua đó GV y/c hs rút ra kết luận. HĐ 2: - GV y/c hs ng/cứu thông tin SGK và thực hiện lệnh s sgk. - GV gọi đại diện nhóm trình bày - GV cho nhóm khác bổ sung và sửa chữa ( nếu cần) - GV cho hs tự rút ra kết luận. - GV y/c hs ng/cứu thông tin SGK và thực hiện lệnh s SGK. - GV y/c các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - GV cho hs thảo luận toàn lớp. - GV y/c hs rút ra kết luận. - GV y/c hs ng/cứu thông tin sgk và bảng 60.4 ? Tại sao phải bảo vệ HST nông nghiệp. Có các biện pháp nào để bảo vệ HST NN. - GV y/c hs rút ra kết luận I. Sự đa dạng của các hệ sinh thái. - Có 3 hệ sinh thái chủ yếu: + HST trên cạn: Rừng, Savan + HST nước mặn: Rừng ngập mặn + HST nước ngọt: ao, hồ II. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. 1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng. - Xây dung kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên rừng để tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên. + XD khu bảo tồn để giữ cân bằng và bảo vệ nguồn gen. + Trồng rừng Ư phục hồi HST, chống xói mòn. + Vận động định cư Ư bảo vệ rừng đầu nguồn + Phát triển dân số hợp lí Ư giảm lực về tài nguyên. + Tuyên truyền bảo vệ rừng Ư toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng. 2. Bảo vệ hệ sinh thái biển. - Bảo vệ bãi cát và không săn bắt tự do. - Tích cực bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng. - Xử lí các nguồn chất thải trước khi đổ ra sông, biển. - Làm sạch bãi biển. 3. Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp. - HST NN cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. - Bảo vệ HST NN: + Duy trì HST NN chủ yếu: Lúa nước, cây CN + Cải tạo HST đưa giống mới để có năng suất cao. IV. Củng cố: (5’) Gọi hs đọc kết luận sgk ? Theo em bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái nhằm mục đích gì. ? Bản thân em làm gì đểbảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. E. Hướng dẫn về nhà - RKN: (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Chuẩn bị cho bài thực hành. --------&-------- TIết 17 Luật bảo vệ môi trường. Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trương ở địa phương.
Tài liệu đính kèm: