Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chủ đề : Bài tập di truyền

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chủ đề : Bài tập di truyền

. Mục tiêu:

 - Hs hệ thống lại kiến thức ở bài 2,3 Sgk

 - Biết cách giải các dạng toán di truyền trong phép lai một cặp tính trạng

II. Chuẩn bị

- Gv: Các dạng toán thuận nghịch

- Hs: Ôn lại kiến thức đã học

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3203Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chủ đề : Bài tập di truyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề : BÀI TẬP DI TRUYỀN
Tiết 1 : LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. Mục tiêu:
 - Hs hệ thống lại kiến thức ở bài 2,3 Sgk
 - Biết cách giải các dạng toán di truyền trong phép lai một cặp tính trạng
II. Chuẩn bị 
Gv: Các dạng toán thuận nghịch
Hs: Ôn lại kiến thức đã học
III. Tiến trình bài giảng
 1. Kiến thức: ( Gọi Hs nhắc lại )
 a. Nội dung quy luật phân li 
 Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ trung bình 3 trội :1 lặn.
 b. Lai phân tích: 
 Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với các thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó mang kiểu gen dị hợp.
 c. Trội không hoàn toàn:
 Là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình trong cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn F2 phân li tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1.
 2. Bài tập:
 a. Dạng toán thuận:
 * Phương pháp giải:
 B1: Quy ước gen( Nếu chưa quy ước)
 B2: Xác định kiểu gen của P
 B3: Viết sơ đồ lai, xác định kiểu gen và kiểu hình con lai.
 * Lưu ý: Nếu bài tập chưa cho tương quan trội lặn thì phải xác định trội lặn trước khi quy ước gen.
 * Ví dụ 1: Ở chuột tính trạng lông đen trội hoàn toàn so với tính trạng lông trắng. Khi cho chuột đực lông đen giao phối với chuột cái lông trắng thì kết quả giao phối sẽ ntn?
 Giải:
 B1: Gọi A là gen quy định tính trạng lông đen
 Gọi a là gen quy định tính trạng lông trắng
 B2: Chuột đực lông đen có kiểu gen AA, Aa
 Chuột cái lông trắng có kiểu gen aa
 B3: Theo đề bài ta có sơ đồ lai sau:
 + Trường hợp 1: 
 P AA x aa
 Gp A a
 F1 Aa ( 100% lông đen)
 + Trường hợp 1: 
 P Aa x aa
 Gp A,a a
 F1 Aa aa ( 50% lông đen, 50%lông trắng)
* Ví dụ 2: Ở cá kiếm mắt đen trội hoàn toàn so với cá kiếm mắt đỏ.
 a. Khi cho lai hai cá kiếm thuần chủng về về tính trạng mắt đen và tính trạng mắt đỏ thì F1 sẽ cho kiểu hình ntn?
 b. Gen A quy định tính trạng mắt đen, gen a quy ddinhj tính trạng mắt đỏ. Viết sơ đồ lai từ P đến F1
 c. Làm thế nào để biết cá kiếm mắt đen thuần chủng hay không?
 Giải
Vì cá kiếm mắt đen thuần chủng và trội hoàn toàn so với cá kiếm mắt đỏ. Do đó theo định luật đồng tính của Menđen thì F1 đồng tính ( KH là mắt đen )
Theo đề bài thì cá kiếm mắt đen có KG : AA, cá kiếm mắt đỏ có KG : aa
Ta có sơ đồ lai
 P AA x aa
 Gp A a
 F1 Aa ( 100% mắt đen)
 c. Để biết cá kiếm mắt đen thuần chủng hay không ta thực hiện phép lai phân tích 
+ Trường hợp 1: 
 P AA x aa
 Gp A a
 F1 Aa ( 100% mắt đen) Thuần chủng
 + Trường hợp 1: 
 P Aa x aa
 Gp A,a a
 F1 Aa aa ( 50% mắt đen, 50%mắt đỏ) Không thuần chủng
Tiết 2 : LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (TT)
I. Mục tiêu:
 Biết giải toán di truyền khi cho lai một cặp tính trạng ( dạng toán nghịch)
II. Chuẩn bị
 Các bài tập
III. Hoạt động dạy học
 * Dạng toán nghịch: là dạng toán dựa vào kết quả lai để xác định kiểu gen, kiểu hìnhcủa bố và lập sơ đồ lai.
* Trường hợp 1: Nếu đề bài đã nêu tỉ lệ phân li kiểu hình của con lai thì ta giải như sau:
B1 : Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình của con lai từ đó suy ra kiểu gen của bố mẹ
B2 : Lập sơ đồ lai và nhận xét kết quả.
 * Lưu ý: Nếu đề bài chưa xách định tính trạng trội lặn thì có thể căn cứ vào tỉ lệ ở con lai để quy ước gen.
* Ví dụ: Khi lai giữa hai cây lúa thân cao.Người ta thu được kết quả như sau:
 3018 hạt của cây thân cao, 1004 hạt của cây thân thấp. Biện luận và lập sơ đồ lai.
 Giải
B1 Xét tỉ lệ kiểu hình của con lai 3018/1004= 3/1
 Tỉ lệ 3 : 1 theo định luật phân tính của Menđen, suy ra tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp.
 Theo quy ước gen A quy định tính trạng thân cao, gen a quy định tính trạng thân thấp.
Tỉ lệ 3 : 1 chứng tỏ bố mẹ có KG dị hợp.
B2 Ta có sơ đồ lai
 P AA x aa 
 Gp A a
 F1 Aa ( 100% thân cao)
F1 x F1 Aa x Aa
 GF1 A,a A,a
 F2 AA, Aa, Aa, aa ( 3 thân cao, 1 thân thấp)
* Trường hợp 2: Nếu đề bài không nêu tỉ lệ kiểu hình ở con lai, khi giải ta phải dựa vào cơ chế phân li và tổ hợp NST trong quá trình giảm phân và thụ tinh. Cụ thể là căn cứ vào KG của con để suy ra loại giao tử mà con có thể nhận từ bố mẹ. Từ đó xác định KG của bố mẹ.
* Ví dụ: Ở người mắt nâu là trội so với mắt xanh. Trong một gia đình bố mẹ đều có mắt nâu, các con sinh ra có một người con gái mắt xanh.
Xác định KG của bố mẹ và lập sơ đồ lai
 Giải
Theo quy ước ta có gen A quy định tính trạng mắt nâu, gen a quy định mắt xanh
Người con gái có mắt xanh như vậy mang kiểu gen lặn: aa. Kiểu gen này là do tổ hợp 1 gen a từ bố và 1 gen a từ mẹ.Như vậy bố mẹ đều mang 1 giao tử a.
Nhưng đề bài cho bố mẹ đều có mắt nâu, vậy bố mẹ phải mang kiểu gen dị hợp: Aa
 Sơ đồ lai
 P Aa x Aa
 Gp A,a A,a
 F1 AA, Aa, Aa, aa ( KG : 1 AA, 2Aa, 1aa) (KH :3 mắt nâu, 1 mắt xanh)
 Tiết 3 : LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
I. Mục tiêu:
 - Hs hệ thống lại kiến thức ở bài 4,5 Sgk
 - Biết cách giải các dạng toán di truyền trong phép lai hai cặp tính trạng
II. Chuẩn bị 
Gv: Các dạng toán thuận nghịch
Hs: Ôn lại kiến thức đã học
III. Tiến trình bài giảng
 1. Dạng toán thuận:
 * Phương pháp giải:
 B1: Quy ước gen( Nếu chưa quy ước)
 B2: Xác định kiểu gen của P
 B3: Viết sơ đồ lai, xác định kiểu gen và kiểu hình con lai.
 * Lưu ý: Nếu bài tập chưa cho tương quan trội lặn thì phải xác định trội lặn trước khi quy ước gen.
 * Ví dụ 1: Ở cà chua lá chẻ trội so với lá nguyên,quả đoe trội so với quả vàng.Mỗi tính trạng do một gen quy định, các gen nằm trên một NST thường.
Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai từ P đến F2, khi cho cà chua thuần chủng lá chẻ, quả vàng thụ phấn với cà chua lá nguyên, quả đỏ.
 Giải:
 B1: Gọi A là gen quy định tính trạng là chẻ, gen a quy định tính trạng là nguyên
 Gọi B là gen quy định tính trạng quả đỏ, gen b quy định tính trạng quả vàng
 B2: Theo đề bài ta có: Cà chua quả đỏ,là nguyên có KG là aaBB, Cà chua quả vàng,là chẻ có KG là AAbb
 B3: Sơ đồ lai sau:
 P AAbb x aaBB
 Gp Ab aB
 F1 AaBb ( 100% là chẻ, quả đỏ)
 F1 x F1 AaBb x AaBb
 G F1 AB,Ab,aB,ab AB,Ab,aB,ab
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
Aabb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
 F2 có KG : 9A-B- ; 3A-bb ; 3aaB- ; 1aabb
 KH : 9 lá chẻ, quả đỏ; 3 lá chẻ, quả vàng; 3 lá nguyên, quả đỏ; 1 lá nguyên, quả vàng.
2. Dạng toán nghịch
 Dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình ở con lai, nếu xấp xỉ là 9 : 3 : 3 : 1. Căn cứ vào quy luật phân li độc lập của Menđen suy ra bố mẹ dị hợp tử về 2 cặp gen ( AaBb ) Từ đó quy ước gen. Kết luận tính chất của phép lai và lập sơ đồ lai.
Ví dụ: Xác định KG của P và lập sơ đồ lai khi bố mẹ đeeuf là lá chẻ, quả đỏ, con lai có tỉ lệ 64 cây lá chẻ, quả đỏ; 21 cây lá chẻ, quả vàng; 23 cây lá nguyên, quả đỏ; 7 cây lá nguyên, quả vàng. Biết một gen quy định một tính trạng và các gen nằm trên NST khác nhau.
 Giải
- Xét tỉ lệ kiểu hình ở con lai F1
Có 64 cây là chẻ, quả đỏ; 21 cây là chẻ, quả vàng; 23 nguyên đỏ; 7 nguyên vàng suy ra tỉ lệ xấp xỉ là 9 : 3 : 3 : 1( Quy luật phân li độc lập)
Vậy bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp về hai cặp gen
- Xét từng tính trạng của con lai F1
+ Về dạng lá : Lá chẻ/ lá nguyên= 64+21/23+7= 3/1 (Lá chẻ trội hoàn toàn so với lá nguyên 
Quy ước Gen A lá chẻ, gen a lá nguyên
+ Về màu quả: Quả đỏ/ quả vàng= 3/1 9 quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng
Quy ước gen B quả đỏ, gen b quả vàng
Theo đề ta có kiểu gen của bố mẹ là: AaBb ( KH Lá chẻ, quả đỏ)
Sơ đồ lai
P AaBb x AaBb 
Gp AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F1 KG : 9A-B- ; 3A-bb ; 3aaB- ; 1aabb
 KH : 9 lá chẻ, quả đỏ; 3 lá chẻ, quả vàng ; 3 lá nguyên, quả đỏ ; 1 lá nguyên, quả vàng
Tiết 4 BÀI TẬP NHIỄM SẮT THỂ VÀ SỰ PHÂN BÀO
I. Mục tiêu
- Hs giải được các bài toán về nguyên phân và giảm phân
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
II. Chuẩn bị 
 Gv: Các bài tập và cách gải
 Hs Ôn lại kiến thức đã học
III. Tiến trình bài giảng
1. Dạng toán 1: Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con tạo ra sau nguyên phân
a. Công thức :
 Số lần nguyên phân Số tế bào con 
 2 = 21 
 4 = 22
 8 = 23 Gọi X là số lần nguyên phân của tế bào thì số tế bào được tạo ra là 2
b. Ví dụ : Có 4 tế bào của cùng 1 loài, nguyên phân 3 lần bằng nhau. Xác định số tế bào con được tạo thành 
 Giải
Số tế bào con tạo ra từ mỗi tế bào mẹ là 23 = 8 tế bào
Tổng tế bào con sau quá trình nguyên phân của 4 tế bào mẹ là 4.8 = 32 tế bào con
c. Ví dụ 2: Một hợp tử nguyên phân 1 số lần và đã tạo ra 64 tế bào con. Xác định số lần nguyên phân của hợp tử
 Giải 
Gọi n là số lần nguyên phân của hợp tử.Ta có số tế bào con tạo ra là: 
 2x = 64 suy ra x = 6.Vậy hợp tử đã nguyên phân 6 lần
2. Dạng 2 : Xác định số lượng NST môi trường cung cấp cho tế bào nguyên phân. Số NST và số tâm động trong các tế bào con
a. Công thức: Một tế bào có bộ NST là 2n thực hiện nguyên phân x lần tạo ra 2 tế bào con giống hệt nhau và giống tế bào mẹ thì:
 + Tổng số NST môi trường đã cung cấp cho quá trình nguyên phân là: (2x – 1). 2n
 + Số NST bằng tâm động trong các tế bào con là: 2x . 2n
b.Ví dụ : Ở ruồi giấm có bộ NST là 2n = 8, có 4 tế bào lưỡng bội của RG nguyên phân 1 số lần liên tiếp bằng nhau và đã tạo ra 32 tế bào con
- Tính số NST môi trường cung cấp cho mỗi tế bào nói trên nguyên phân
- Tính số tâm động trong các tế bào con được tạo ra từ mỗi tế bào mẹ ban đầu
 Giải
- Số NST môi trường cung cấp 
Gọi x số lần nguyên phân của mỗi tế bào mẹ
Ta có số tế bào con tạo ra từ mỗi tế bào mẹ là: 2x = 32/4 = 8
Suy ra x = 3. Vậy mỗi tế bào nguyên phân 3 lần
Số NST môi trường cung cấp cho mỗi tế bào nguyên phân
(2x-1).2n = (2x -1) . 8 = 56
Số tâm động trong các tế bào con được tạo ra từ mỗi tế bào mẹ ban đầu
 2x . 2n = 23 . 8 = 64 Tâm động
* Ví dụ 2:
Một hợp tử của 1 loài nguyên phân 5 lần liên tiếp tạo ra các tế bào con chứa tất cả 448 NST
Xác định bộ NST lưỡng bọi của loài
Xcá định NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân nói trên
 Giải
Bộ NST 2n là:
Số NST trong tế bào con được tạo ra là:
2x .2n = 448 ; 25 . 2n = 448 suy ra 2n = 448/32 = 14 NST
Số NST môi trường cung cấp cho qua strình nguyên phân là:
 (2x – 1) . 2n = ( 25 – 1 ) . 14 = 434 NST
3. Dạng 3Tính thời gian và chu kỳ NST
* Ví dụ 1
Một tế bào nguyên phân tong 42 phút tạo ra 8 tế bào con. Trong một lần nguyên phân, kỳ trung gian có thời gian gấp 3 lần so với mỗi chu kỳ còn lại và tốc độ nguyên phân của tế bào luôn thay đổi.
Xcá định thời gian của mỗi kỳ trong 1 lần nguên phân
 Giải
Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào ta có : 2x = 8 suy ra x = 3 
Thời gian của 1 lần nguyên phân : 42 :3 = 14 phút
Mỗi lần nguyên phân tế bào có 1 kì trung gian và 4 kì chính
Gọi a là thời gian của mỗi kỳ còn lại
Theo đề bài ta có thời gian của kỳ trung gian là 3a
 3a x 4 = 14 phút
 A = 2 phút
Vậy trong mỗi lần nguyên phân kì trung gian kéo dài 3.2 phút = 6 phút, các kỳ còn lại mỗi kỳ 2 phút
Tiết 5 BÀI TẬP DI TRUYỀN PHÂN TỬ
I. Mục tiêu
 Hs biết cách giải các dạng toán về tính chiều dài, số lượng nuclêôtit và khói lượng của ADN
II. Hoạt động dạy và học
1. Tính chiều dài và số lượng nuclêôtit và khối lượng ADN
 a. Công thức: Kí hiệu N : Số nuclêôtit của ADN
 N/2 Số nuclêôtit của 1 đoạn mạch
 L: Chiều dài của ADN
 M : Khối lượng của ADN
Mỗi nuclêôtit dài 3,4 A0 và khối lượng tế bào là 300 đvC nên L = N/2. 3,4 A0
N = 2.L/3,4A0 ; M = N. 300 đvC
b. Ví dụ 
 Có 2 đoạn mạch ADN
 - Đoạn 1 có khối lượng là 900000 đvC
 - Đoạn 2 có 2400 nuclêôtit
 Cho biết đoạn ADN nào dài hơn và dài hơn bao nhiêu
 Giải
- Xét đoạn ADN 1: 
Số lượng Nuclêôtit của đoạn N = M/ 300 = 900000/ 300 = 3000 Nu
Chiều dài của đoạn ADN là
L = N/2.3,4 A0 = 5100A0
- Xét đoạn ADN thứ 2
Chiều dài đoạn ADN: l = N/2 .3,4A0 = 2400/2.3,4A0 = 4080A0
Vậy đoạn mạch 1 dài hơn đoạn mạch 2 là: 5100-4080 = 1020 A0
 2. Tính số lượng và tỉ lệ từng loại Nucleôtit cảu ADN
a. Công thức: 
- Theo NTBS trong ADN số nucleotit loại A = T; G = X
- Số lượng nucleotit của ADN là: N = A + T + G + X hay N = 2A + 2G
 A+G = N/2 Suy ra tương quan tỉ lệ các loại Nu trong ADN
 A + G = 50%N ; T + G = 50%
b. Ví dụ: Một đoạn của ADN có M = 144.0000đvC và có số Nu loại A là 960Nu
- Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại Nu của đoạn phân tử ADN
- Tính chiều dài của đoạn ADN
 Giải
- Số lượng và tỉ lệ từng loại Nu của ADN
 Tổng số Nu của ADN : N = M/300 = 1440000/300 = 4800 Nu
Số lượng và tỉ lệ từng loại Nu của ADN là: 
 A = T = 900Nu = 960/4800.100% = 20%
 G = X = 50% - 20% = 30% - 4800 = 1440 Nu
chiều dài của ADN : L= N/2.3,4A = 4800/2.3.4A0 = 8160A0
* Ví dụ 2
Gen 1 có 900G = 30% tổng số Nu của gen; gen 2 có khối lượng 900000đvC. Hãy xác định gen nào dài hơn
 Giải
- Xét gen 1:
 Số lượng nu của gen thứ 1: N = 900.111/30 = 3000Nu
chiều dài gen thứ 1: L = N/2.3,4A0 = 3000/2.3,4A = 5100A0
Xét gen 2 
 Số lượng Nu của gen 2: N = 900000/300 = 3000Nu
 Chiều dài gen 2; 3000-/2.3,4A = 5100A0 
Vậy gen 1 = gen 2
* Ví dụ 3
Một đoạn ADN có Nu loại X = 150 = 20% tổng số Nu của ADN
Tính tổng số Nu của ADN
Tính chiều dài của ADN
Đoạn ADN trên có khối lượng phân tử bao nhiêu
 Giải
Tổng số Nu của ADN là : N = 150.100/20 = 750 Nu
Chiều dài của ADN là: L = N/2.3,4A0 = 750/2.3,4A0 = 1275A0
Khối lượng phân tử : M = N.300 = 750.300 = 225000đvC
 ...................................Hết........................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chon 9.doc