Giáo án sinh học 9 - Trường THCS Phú Mỹ

Giáo án sinh học 9 - Trường THCS Phú Mỹ

* Kiến thức:

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.

- Nêu được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.

- Trình bày được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học.

 

doc 160 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án sinh học 9 - Trường THCS Phú Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Tiết 1: BÀI 1: MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
- Nêu được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
- Trình bày được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học.
* Kỷ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ phương tiện trực quan.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh phóng to hình 1 SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ổn định lớp.
KTBC:
Bài mới: 
* HĐ1: Tìm hiểu về di truyền học
- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân: Xem bản thân giống và khác bố mẹ ở những đặc điểm nào? Tại sao?
- GV phân tích để HS hiểu được bản chất của sự giống và khác nhau đó.
- GV giải thích
+Đặc điểmgiống bố mẹ ->Hiện tượng di truyền
+ Đặc điểmgiống bố mẹ ->Hiện tượng biến dị
* Thế nào là di truyền, 
biến dị
- GV cần giải thích cho HS thấy rõ: Di truyền và biến dị là 2 hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản.
- GV yêu cầu HS đọc SGK để trả lời câu hỏi: Đối tượng, nội dung và ý nghĩa của di truyền học là gì?
- GV cần gợi ý cho HS trả lời lần lượt từng nội dung.
I/ Di truyền học :
HS liên hệ bản thân: Xem bản thân giống và khác bố mẹ ở những đặc điểm nào? Tại sao?
HS nêu được
Hiện tượng di truyền , biến dị
- HS đọc SGK, trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày câu trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Dưới sự hướng dẫn của GV, HS cả lớp xây dựng nội dung bài học. 
- HS phát biểu ý kiến.
I/ Di truyền học :
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
- Di truyền học cung cấp cơ sở khoa học cho chọn giống, có vai trò quan trọng trong y học, đặc biệt là trong công nghệ sinh học.
* HĐ2: Tìm hiểu về Menđen – Người đặt nền móng cho di truyền học
- GV treo tranh phóng to hình 1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen là gì?
- GV cần chỉ ra cho HS các đặc điểm của từng cặp tính trạng tương phản (trơn – nhăn, vàng– lục, xám– trắng......)
II/ Menđen – Người đặt nền móng cho di truyền học 
- HS quan sát tranh, nghiên cứu SGK rồi thảo luận theo nhóm và đại diện trình bày kết quả trước lớp.
- Các nhóm khác trình bày bổ sung và cùng nhau rút ra kết luận chung.
II/ Menđen – Người đặt nền móng cho di truyền học 
- Grêgo MenĐen là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền.
- Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai: 
 + Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính mạng rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ từng cặp tính mạng đó ở con cháu.
 + Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu thập được để rút ra các quy luật di truyền.
* HĐ3: Tìm hiểu một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học
- GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm để phát biểu định nghĩa về các thuật ngữ và nêu các kí hiệu cơ bản của di truyền học. 
- GV cần phân tích thêm khái niệm thuần chủng và lưu ý HS về cách viết công thức lai.
III/ Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học 
- HS đọc SGK thảo luận theo nhóm, cử đại diện phát biểu ý kiến của nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung và cùng thống nhất câu trả lời.
 à Kết luận
III/ Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học 
-Tính trạng: là những đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể.
- Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái khác nhau của cùng một loại tính trạng biểu hiện trái ngược nhau.
- Gen là nhân tố di truyền quy định một hoặc một số tính trạng của sinh vật.
- Dòng (giống) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế sau giống các thế hệ trước.
- Các kí hiệu:
 + P: cặp bố mẹ xuất phát (thuần chủng).
 +X: Kí hiệu phép lai
 + G : giao tử.
 + F : thế hệ con.
4. Kiểm tra – đánh giá: 
- GV sử dụng các câu hỏi cuối bài.
- Đánh dấu + vào ô 1 chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau. 
Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai:
1 a. Để thuận tiện cho việc tác động vào các tính mạng.
1 b. Để theo dõi những biểu hiện của tính mạngÁ
1 c. Để dễ thực hiện phép lai.
1 d. Cả b và c.
Đáp án: b
+Trong các cặp tt sau . cặp tt nào không phải là cặp tt tương phản:
a/ Hạt trơn- hạt nhăn 
b/ Hoa đỏ – hoa vàng
c/ Hạtvàng – hạt lục
 Đáp án: c
5. Dặn dò:
- Học thuộc phần tóm tắt cuối bài.
- Trả lời các câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài mới. Tìm hiểu thí nghiệm lai 1 cặp tt củaMenĐen
- f1, f2 có kết quả ntn?
- xác định được KH, KG, thể ĐH, thể DH.
- Hiểu được nội dung định luật phân li
- Cách giải thích kết quả TN theo Men Đen
 Tiết 2: 	 BÀI 2 : LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức:
- Trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
- Phân biệt được kiểu gen với kiểu hình, thể đồng hợp với thể dị hợp.
- Phát biểu được nội dung định luật phân li.
- Giải thích được kết quả của Menđen.
* Kỷ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và thu nhận kiến thức từ các hình vẽ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Tranh phóng to hình 2.1- 3SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ổn định lớp.
KTBC:
- Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học?
- Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen? Hãy lấy ví dụ về các tính trạng ở người để minh họa cho khái niệm “cặp tính trạng tương phản”?
Bài mới:
* HĐ1: Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen
- GV treo tranh phóng to hình 2.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em nghiên cứu SGK để xác định kiểu hình ở F1 và tỉ lệ kiểu hình ở F2.
- GV lưu ý cho HS:
 + Tính trạng biểu hiện ngay ở F1 là tính trạng trội (hoa đỏ, thân cao, quả lục).
 + Tính trạng đến F2 mới biểu hiện là tính trạng lặn (hoa trắng, thân lùn, quả vàng)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 2.2 SGK, rút ra nhận xét về quy luật di truyền các tính trạng trội, lặn đến F2.
I/ Thí nghiệm của Menđen 
- HS quan sát tranh, nghiên cứu SGK và thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bàu ý kiến của nhóm.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm phải xác định được kiểu hình ở F1 và tỉ lệ kiểu hình ở F2 như sau:
 + Kiểu hình F1: Đồng tính (hoa đỏ, thân cao, quả lục).
 + Kiểu hình F2: Phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm
-> cử đại diện trình bày-> yêu cầu: Ở F2 có: 1/3 số cây trội thuần chủng, 2/3 trội không thuần chủng, 1/3 số cây biểu hiện tính trạng lặn thuần chủng.
HS quan sát tranh phóng to hình 2.2 SGK, rút ra nhận xét về quy luật di truyền các tính trạng trội, lặn đến F2
I/ Thí nghiệm của Menđen 
a. Các khái niệm:
- Kiểu hình: Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
- Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ở F1.
- Tính trạng lặn: Làtính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
b. Thí nghiệm: 
Lai 2 giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
* VD: 
P: Hoa đỏ x hoa trắng 
F1: Hoa đỏ
F2: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
c. Nội dung của định luật phân li:
Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì ở F1 đồng tính về tính trạng (của bố hoặc mẹ), F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn. 
* HĐ2: Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
- GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 2.3 SGK và nghiên cứu SGK để trả lời 3 câu hỏi:
 + Menđen giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào?
 + Tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các loại kiệu gen ở F1 là bao nhiêu?
 + Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng?
- GV lưu ý: Men đen cho rằng mổi tính trạng trên cơ thể do 1 cặp nhân tố di truyền quy định (Gọi là gen). Ông giả định trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp và dùng chữ làm kí hiệu cho các nhân tố di truyền (chữ in hoa quy định tính trạng trội, chữ in thường quy định tính trạng lặn)
II/ Menđen giải thích kết quả thí nghiệm 
- HS quan sát tranh , thảo luận theo nhóm và cử đại diện phát biểu ý kiến của nhóm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung-> yêu cầu:
- Ở các thế hệ P, F1, F2: gen tồn tại thành từng cặp tương ứng tạo thành kiểu gen. Kiểu gen qui định kiểu hình của cơ thể. 
 + Nếu kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau gọi là thể đồng hợp (AA đồng hợp trội, aa đồng hợp lặn)
 + Nếu kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau (Aa) gọi là thể dị hợp.
- Trong quá trình phát sinh giao tử, các gen phân li về các tế bào con (giao tử), chúng được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh hình thành hợp tử.
- Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 là: 1A, 1a nên tỉ lệ kiểu gen ở F2 là 1AA: 2Aa: 1aa.
- F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng, vì kiểu gen dị hợp Aa biểu hiện kiểu hình trội còn aa biểu hiện kiểu hình lặn.
* Kết luận:
II/ Menđen giải thích kết quả thí nghiệm 
Theo Menđen:
- Mổi tính trạng do cặp nhân tố di truyền qui định.
- Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền.
- Các nhân tố di truyền được tổ hợp lai trong thụ tinh.
4. Kiểm tra – đánh giá: 
- GV sử dụng các câu hỏi cuối bài.
- Đánh dấu + vào ô 1 chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau. 
Tại sao khi lai 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì ở F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn? 
1 a. Các giao tử được tổ hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh. 
1 b. Cặp nhân tố di truyền được phân li trong quá trình ... Họat động của HS
- GV cho HS nghiên cứu các câu hỏi ở SGK tr.190.
- Thảo luận để trả lời và các nhóm bổ sung.
- Nếu hết giờ thì phần này HS tự trả lời.
- Lưu ý: GV giới thiệu câu hỏi số 4: Phân biệt quần xã và quần thể.
Quần thể
Quần xã
Thành phần SV
Thời gian sống
Mối quan hệ
- Các nhóm nghiên cứu câu hỏi-> thảo luận để trảlời-> Các nhóm khác bổ sung.
- Hòan thành câu trả lời số 4 SGK tr.190.
Quần thể
Quần xã
1. Thành phần SV
Tập hợp cá thể cùng lòai sống trong 1 sinh cảnh
Tập hợp các cá thể khác lòai cùng sống trong 1 sinh cảnh.
2. Thời gian sống
Sống trong cùng 1 thời gian
Được hình thành trong quá trình lịch sử lau dài.
3. Mối quan hệ
 Chủ yếu là thích nghi về mặt dinh duỡng, nơi ở, và đặc biệt là sinh sản-> nhằm đảm bảo sự tồn tại của quần thể.
- Mối quan hệ sinh sản trong quần thể.
- Mối quan hệ giữa các quần thể thành một thể thống nhất nhờ quan hệ sinh thái hỗ trợ và đối địch.
IV. KIỂM TRAĐÁNH GIÁ
GV nhắc nhở HS hòan thành nội dung ở các bảng trong bài.
V. DẶN DÒ
- Hòan thành nốt một số câu hỏi ôn tập của mục 2
- Ôn tập lại chương trìng sinh học lớp 6 và chuẩn bị nội dung ở bảng 64.1-> 64.6.
TIẾT 67: KIỂM TRA HỌC KÌ II
TIẾT 68: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TÒAN CẤP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS hệ thống được kiến thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm thực vật và các nhóm động vật.
- HS nắm được sự tiến hóa của giới động vật, sự phát sinh phát triển của thực vật.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thục tiễn.
- Kĩ năng tư duy so sánh, kĩ năng khái quát hóa kiến thức.
II. ĐDDH
- Máy chiếu, bút dạ
- Phim trong có in sẵn nội dung các bảng 64.1->064.5.
- Tờ giấy khổ to có in sẵn nội dung bảng 64.4.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY- HỌC
* HĐ1: ĐA DẠNG SINH HỌC.
Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức về đặc điểm các nhóm thực vật, động vật.
Họat động dạy
Họat động học
Nội dung
- Gv chia lớp thành 5 nhóm.
+ Giao việc cho từng nhóm.
+ Yêu cầu: Hòan thành nội dung công việc trong 10 phút.
+ Gv chữa bài bằng cách chiếu phim của các nhóm. 
- GC để các nhóm lần lượt trình bày, nhưng lưu ý sau mỗi nội dung của nhóm GV cần phải đưa ra đánh giá và yêu cầu HS liên hệ thực tế, hãy lấy ví dụ cho bài học sinh động. 
- Các nhóm tiến hành thảo luận vể nội dung được phân công.
- Thống nhất ý kiến-> ghi vào phim trong hoặc giấy khổ to.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình trên máy chiếu hoặc trên giấy khổ to.
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung, hoặc hỏi thêm về vấn đề chưa rõ.
- Các nhóm tìm ví dụ cho bài.
* Kết luận: nội dung các bảng kiến thức như SGK
* HĐ2: SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT.
Mục tiêu: HS chỉ ra được sụ tiến hóa của giới động vật và sự phát sinh phát triển.
Họat động dạy
Họat động học
Nội dung
- GV yêu cầu
+ Hòan thành bài tập mục‚ ở SGK tr. 192+193.
- Gv chữa bài bằng cách gọi đại diện từng nhóm lên viết bảng.
- Sau khi nhóm thảo luận-> GV thông báo đáp án đúng.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ động vật và thực vật đại diện cho các nghành động vật và thực vật.
- Các nhóm tiếp tục thảo luận để hòan thành 2 bài tập SGK tr. 192+193.
- Đại diện 2 nhóm lên viết kết quả lên bảng để lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Các nhóm so sánh bài với kết quả GV đưa ra-> tự sữa chữa.
- HS nêu ví dụ:
+ Thực vật: Tảo xoắn, tảo vòng, cây thông, cây cải, cây bưởi, cây bàng...
+ Động vật: Trùng roi, trùng biến hình, sán dây, thủy tức, sứa, giun đất, trai sông, chau chấu, sâo bọ, cá ếch...gấu, chó , mèo.
* Kết luận: Sự phát sinh, phát triển của thục vật (SGK sinh học 6).
- Tiến hóa của giới động vật: 1-d, 2-b, 3-a, 4-e, 5-c, 6-i, 7-g, 8-h.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
GV đánh giá họat động và kết quả của các nhóm.
V. DẶN DÒ
Ôn tập các nội dung ở bảng 65.1-> 65.5 SGK.
TIẾT 69: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TÒAN CẤP
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS hệ thống hóa được kiến thức về sinh học cá thể và sinh học tế bào.
- HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tư duy so sánh tổng hợp.
- Kĩ năng khái quát hóa kiến thức.
II. ĐDDH
- Máy chiếu, butù dạ.
- Phim trong in sẵn nội dung cáv bảng từ 65.1-> 65.5 vào vở học bài.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY- HỌC
* HĐ1: SINH HỌC CÁ THỂ
Mục tiêu: - HS chỉ rõ và khái quát kiến thức về chức năng các hệ cơ quan của thực vật và của con người.
 - Lấy ví dụ về sự liên quan giữa các hệ cơ quan trong cơ thể.
Họat động dạy
Họat động học
Nội dung
- Gv yêu cầu:
+ Hòan thành bảng 65.1 và 65.2 SGk tr. 194.
+ Cho biết những chức năng của các hệ cơ quan ở thực vật và người.
- Gv theo dõi các nhóm họat động giúp đỡ nhóm yếu.
- GV chữa bài bằng cách chiếu phim trong của các nhóm-> lớp theo dõi.
- GV nhận xét đánh giá họat động nhóm-> giúp đỡ HS hòan thiện kiến thức.
* GV hỏi thêm: 
Em hãy lấy ví dụ chứng minh sự họat động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể sinh vật liên quan mật thiết với nhau?
- Các nhóm trao đổi-> thống nhất ý kiến-> ghi vào phim trong.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án tren máy chiếu.
- Các nhóm theo dõi bổ sung.
- Các nhóm sửa chữa dưới sự hướng dẫn của GV cho những nội dung còn thiếu.
- HS có thể nêu ví dụ.
* Ở thực vật
- Lá làm nhiệm vụ quang hợp -> để tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.
- Nhưng lá chỉ quang hợp được khi rễ hút nước, muối khóang và nhờ hệ mạch trong thân vận chuyển lên lá.
* Ở người:
- Hệ vận động có chức năng giúp cơ thể họat động, lao động, di chuyển. Để thực hiện được chức năng này, cần có năng lượng lấy từ thức ăn do hệ tiêu hóa cung cấp, O2 do hệ hô hấp và được vận chuyển tới từng tế bào nhờ hệ tuần hòan.
* Kết luận: 
- Kiến thức như SGK.
* HĐ2: SINH HỌC TẾ BÀO
Mục tiêu: - HS khái quát được chức năng về các bộ phận của tế bào.
 - Khái quát được các họat động sống của tế bào.
Họat động dạy
Họat động học
Nội dung
- GV yêu cầu:
+ Hòan thành nội dung các bảng 65.3-> 65.5.
+ Cho biế mối liên quan giữa quá trìng hô hấp và quang hợp ở tế bào thực vật.
- GV chữa bài như ở họat động 1.
- GV đánh giá kết quả và giúp HS hòan thiện kiến thức.
* GV lưu ý : nhắc nhở HS khắc sâu kiến thức về các họat động sống của tế bào, đặc điểm quá trình các nguyên nhân giảm phân.
- HS tiếp tục thảo luận-> khái qút kiến thức-> ghi ý kiến vào phim trong và vở học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày-> các HS khác bổ sung.
- HS tự sữa chữa nếu cần.
* Kết luận: 
Nội dung trong các bảng như SGV.
 IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
GV nhận xét kết quả họat động của các nhóm.
V. DẶN DÒ
- Ôn tập kiến thức trong chương trình sinh học 9.
- Hòan thành nội dung các bảng SGK tr. 196 + 197.
TIẾT 70: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS hệ thống hóa được kiến thức về sinh học cơ bản tòan cấp THCS.
- HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
2. Kĩ năng
- Tiếp tục rèn kĩ năng họat động nhóm.
- Rèn kĩ năng tư duy so sánh tổng hợp.
- Kĩ năng hệ thống hóa kiến thức.
II. ĐDDH
- Máy chiếu, bút dạ.
- Phim trong in sẵn nội dung các bảng từ 66.1-> 66.5 vào vở học bài.
- Phim trong in sẵn sơ đồn hình 66 (tr. 197 SGK)
III. HỌAT ĐỘNG DẠY- HỌC
* HĐ1: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Mục tiêu: - HS hệ thống được tòan bộ kiến thức về di truyền và biến bị.
Họat động dạy
Họat động học
Nội dung
- GV chia lớp thành 8 nhóm thảo luận chung 1 nội dung.
- GV cho HS chữa bài và trao đổi tòan lớp.
- GV nhận xét nội dung thảo luận của nhóm, bổ sung thêm kiến thức còn thiếu.
- GV nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảngg 66.1 và 66.3.
- GV yêu cầu HS phân biệt đươc đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến số lượng nhiễm sắc thể, nhận biết được dạng đột biến
- Các nhóm thảo luận thốnh nhất ý kiến-> ghi vào phim trong hay vở học bài.
- Đại diện nhóm trình bày trên máy chiếu kết quả của nhóm.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- HS theo dõi và tự sử chữa.
HS ấy ví dụ minh họa
+ Đột biến Thể hiện 
ở cà độc dược kích thước ở
+ Đột biến cơ quan 
ở củ cải sinh dưỡng 
 to
* Kết luận: 
- Kiến thức ở các bảng trong SGV
* HĐ2: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu: HS khái quát mối quan hệ và môi trường.
Họat động dạy
Họat động học
Nội dung
- GV yêu cầu: 
+ HS giải thích sơ đồ hình 66 SGK tr. 197.
- GV chũa bài bằng cách cho HS thuyết minh sơ đồ trên máy chiếu.
- GV tổng kết những ý kiến của HS và đưa nhận xét đánh giá nội dung đã hòan chỉnh và nội dung chưa hòan chỉnh để bô’ sung.
- GV tiếp tục yêu cầu HS hòan thành bảng 66.5.
- GV lưu ý: HS lấy được ví dụ để nhận biết quần thể, quần xã với tậo hợp nhẫu nhiên.
- HS nghiên cứu sơ đồ hình 66. Thảo luận nhóm-> thống nhất ý kiến giải thích mối quan hệ theo các mũi tên.
- HS đưa các ví dụ minh họa.
Yêu cầu nêu được: 
+ Giữa môi trường và các cấp độ tổ chức cơ thể thường xuyên có sự tác động qua lại.
+ Các cá thể cùng lòai tạo nên đặc trưng về tuổi, mật độ...có mối quan hệ sinh sản
-> quần thể.
+ Nhiều quần thể khác lòai có mối quan hệ dinh dưỡng.
- Các nhóm theo dõi bổ sung.
- Các nhóm hòan thảnh bảng 66.5 và trình bày-> nhóm khác bổ sung .
* HS nêu ví dụ: 
- Quần thể: rừng đước Cà Mau, đồi cọ Phú Thọ, rừng thông Đà Lạt.
- Quần xã: ao cá, hồ cá, rừng rậm
* Kết luận: 
Kiến thức trong các bảng như SGV.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
GV có thể kiểm tra HS bằng các câu hỏi: Trong chương sinh học THCS em đã học được những gì?
V. DẶN DÒ
- Kết thúc chương trình sinh học THCS.
- Ghi nhớ kiến thức đã học để chuẩn bị cho việc học kiến thức sinh học THPT.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sinh 9 3 cot tron bo.doc