Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Chương I: Các thí nghiệm của Men Đen năm 2011 - 2012

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Chương I: Các thí nghiệm của Men Đen năm 2011 - 2012

HIỂU BIẾT VỀ ĐỐI TƯỢNG

 1. Kiến thức đã biết:

- Trong thực tế học sinh đó thấy hiện tượng con cai sinh ra giống với cha mẹ tổ tiên ở một số ặc điểm. Nhiều đặc điểm khác.

 2. Kiến thức mới.

- Học sinh biết được: Các khái niệm di truyền, biến dị, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Menden. Các khái niệm và các kí hiệu cơ bản.

II- MỤC TIÊU

 

doc 69 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Chương I: Các thí nghiệm của Men Đen năm 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 14/8/2011
Tuần 1 Chương I: Các thí nghiệm của men đen
Tiết 1: Bài 1: Men đen và di truyền học
I. hiểu biết về đối tượng
	1. Kiến thức đã biết:
- Trong thực tế học sinh đó thấy hiện tượng con cai sinh ra giống với cha mẹ tổ tiờn ở một số ặc điểm. Nhiều đặc điểm khỏc.
	2. Kiến thức mới.
- Học sinh biết được: Cỏc khỏi niệm di truyền, biến dị, đối tượng và phương phỏp nghiờn cứu của Menden. Cỏc khỏi niệm và cỏc kớ hiệu cơ bản.
II- Mục tiêu
1- Kiên thức
-HS nêu được muc đích nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học
-Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen
-Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền học
	2- Kỹ năng
Phát triển kỹ năng so sánh, phân tích 
* Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh phóng to hình H.1.2 SGK
III. Hoạt động dạy học
 I- Bài mới
* Mở bài:Grêgo Men đen(1822-1884) là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền học
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
I- Di truyền học:
Gv:yêu cầu học sinh làm bài tập mục I(tr5) Liên hệ bản thân mình có những điểm giống và khác bố mẹ?
+Giống bố, mẹ là hiện tượng di truỳênhiện tượng di truyền là gì?
+Khác bố mẹ là hiện tượng biến dị Biến dị là gì?
+Thế nào là di truyền, biến dị ? 
+Nêu mối quan hệ giữa di truyền, biến dị ? Vậy di truyền và biến dị là hai hiện tượng phát sinh từ đâu?
- Nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học?
(ngành di truyền học giải thích nguyên nhân và các biện pháp khắc phục nhiều loại bệnh tật di truyền) 
Hs trình bày những đặc điểm của bản thân giống và khác bố mẹ về chiều cao, màu mắtvà nêu được :
*KL:
-Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho các cá thế hệ con cháu 
-Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết 
- Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản 
*Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất , cơ chế , tính qui luật của hiện tượng di truyền và biến dị
Hoạt động 2
II- Men đen người đặt nền móng cho di truyền học
Gv:Phương pháp nghiên cứu di truyền độc đáo của Men đen là gì? vì sao TN của Men đen thành công?
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2, nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai
+ Tại sao ông chọn đậu Hà lan là đối tượng nghiên cứu? 
HS: đọc mục em có biết
Hs quan sát và phân tích hình 1.2. HS đọc kĩ thông tin SGK.nêu được: sự tương phản của từng cặp tính trạng ,trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp thống kê, phân tích các thế hệ lai để tìm ra các qui luật di truyền.
HS: Một vài học sinh phát biểu, lớp bổ xung
*KL: Phương pháp phân tích các thế hệ lai(Sgk)
Hoạt động 3
III- Một số thuật ngữ cơ bản của di truyền học:
Gv: hướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ
GV yêu cầu HS lấy VD minh hoạ cho từng thuật ngữ
GV giới thiệu một số kí hiệu
VD: P: mẹ bố
*chú ý: Khi hình thành các khái niệm nên nhắc lại kiến thức về thụ tinh ở lớp 8 rồi hình thành luôn các sơ đồ lai (Hãy sử dụng các kí hiệu trên để viết sơ đồ lai giữa 2 giống đậu hà lan có thân thấp lai với cây thân cao được cơ thể lai F1 toàn thân cao.)
a/ Thuật ngữ:
H S thu nhận thông tin nghi nhớ kiến thức .
 -Tính trạng.
-Cặp tính trạng tương phản.
-Nhân tố di truyền
-Giống(dòng) thuần chủng SGK(tr.6)
b/ Kí hiệu :
P:Cặp bố mẹ xuất phát.
X:Kí hiệu phép lai.
G: giao tử +Giao tử đực (cơ thể đực) + Giao tử cái( cơ thể cái)
F: Thế hệ con
IV. Củng cố:
Hãy lấy các VD về các cặp TT ở người để minh hoạ cho khái niệm “ cặp tính trạng tương phản”
V. Hướng dẫn về nhà:
Đọc bài tiếp theo +học thuộc bài
	Soạn: 17/8/2011 
Tuần 1
Tiết 2
Bài 2: Lai một cặp tính trạng
I. hiểu biết về đối tượng
	1. Kiến thức đã biết:
- Phương phỏp nghiờn cứu của Menden.
- Cỏc kớ hiệu cơ bản của di truyền học.
	2. Kiến thức mới.
- Trỡnh bày và phõn tớch được thớ nghiệm lai một cặp tớnh trạng. 
- Biết được cỏc khỏi niệm kiểu gen, kiểu hỡnh...
II- Mục tiêu
1- Kiên thức
-HS Trình bày và phân tích đươc thí nghiệm lai một cặp tính trạng của men Đen
-Hiểu và nghi nhớ khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp .
-Hiểu và phát biểu được định luật phân li.
-Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của men đen
	2- Kỹ năng
-Tiếp tục phát triển kỹ năng phân tích kênh hình
-Rèn kĩ năng phân tích số liệu
* Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh phóng to hình H.1.2 SGK
III- Hoạt động dạy học
 I- Bài mới
* Mở bài: GV cho HS trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của MenĐen
Vậy sự di truyền các tính trạng của bố mẹ cho con cháu như thế nào
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
I- Thí nghiệm của MĐ:
Gv: Hướng dẫn HS quan sát hình 2.1 trình bàyTN của MĐ:
GV yêu cầu HS nhận xét kết quả thống kê ở bảng 2:
+Nhận xét kiểu hình ở F1 ?
+Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp?
+Kiểu hình ở F1 và F2 có gì khác nhau? Các nhân tố di truyền có hòa lẫn vào nhau không? vì sao?
-GV yêu cầu HS làm bài tập điền từ(tr 9 ) đó chính là kết luận về nội dung thí nghiệm.
-GVy/c HS nhắc lại kết quả thí nghiệm
Gv: Nhấn mạnh về sự thay đổi 
giống làm mẹ thì kết quả không thay đổi vai trò di truyền như nhau của bố và mẹ.
GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm : Kiếu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn.
a/ Thí nghiệm :
-Hs quan sát tranh nghi nhớ cách tiến hành
-Kiểu hình F1 đồng tính mang tính trạng trội(của bố hoặc của mẹ)
-Tỉ lệ kiểu hình ở F2 (từ kết quả TN rút ra tỉ lệ 3trội : 1lặn đối với các cặp tính trạng)
- F2 xuất hiện các tính trạng lặn, các tính trạng không hòa lẫn vào nhau.
HS : chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
b/ Kết luận:
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội :1 lặn
c/ Các khái niệm:
-Kiểu hình : Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
-Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện ở F1 
-Tính trạng lặn: Là tính trạng đến F2 Mới được biểu hiện.
-HS lên viết sơ đồ lai như (SGK) rồi trả lời theo nội dung câu hỏi:
Hoạt động 2
II- Men đen giải thích kết quả thí nghiệm:
GV giới thiệu thông tin phần đầu mục II SGK và giới thiệu tranh (sơ đồ hình 2.3 SGK) từ P đến F1 hỏi:
+Tỉ lệ các loại giao tử của F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2?
+Tại sao F1 đồng tính, F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng? 
+Men đen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào?
GV gợi ý và có thể giải thích như sau:
.Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền qui định(gen).
.trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của của cặp nhân tố di truyền (p/l cặp gen)
.các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh (Các giao tử tổ hợp thành hợp tử).
-Nếu P không thuần chủng có thu được kết quả trên không?
HS quan sát h 2.3 thảo luận nhóm xác định được :
+G F1 : 1A :1a ( mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố DT Aa đã phân li khỏi nhau trong quá trình phát sinh giao tử)
+Hợp tử F2 có tỉ lệ: 1AA : 2A a :1aa
Vì trong hợp tử Aa, nhân tố di truyền trội A đã lấn át hoàn toàn a
HS giải thích kết quả TN theo MĐ:
*Giải thích:
*Nội dung của qui luật: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P
-k/n:Gen là 1 đoạn phân tử axitnuclêic mang thông tin qui định cấu trúc của 1 chuỗi pôlipeptit nào đó.
IV. Củng cố:
1/Trình bày TN lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả TN theo MĐ?
2/Phân biệt tính trạng trội tính trạng lặn cho VD?
 V. Hướng dẫn về nhà: 
Đọc bài tiếp theo + học thuộc bài trả lời câu hỏi SGK 
Soạn: 20/8/2011 
Tuần 2 
Tiết3: Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
I. hiểu biết về đối tượng
	1. Kiến thức đã biết:
- Phộp lai một cặp tớnh trạng, nội dung quy luật đồng tớnh và phõn tớnh của Menden
- Hiện tượng trội khụng hoàn toàn và giao tử thuần khiết.
	2. Kiến thức mới.
- Trỡnh bày được khỏi niệm và cỏch tiến hành lai phõn tớch. So sỏnh được hiện tượng trội hoàn toàn và trội khụng hoàn toàn. 
II- Mục tiêu
1- Kiên thức
-HS Trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích .
-Giải thích được vì sao qui luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định .
-Nêu được ý nghĩa của qui luật phân li đối với lĩnh vực SX
-Hiểu và phân tích được di truyền trội không hoàn toàn với di truyền trội hoàn toàn. 
2- Kỹ năng
-Kĩ năng tự tin khi trỡnh bày ý kiến trước nhúm. tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tớch cực, trỡnh bày suy nghĩ 1ý tưởng, hợp tỏc trong hoạt động nhúm.
- Kĩ năng tỡm kiếm và xử lớ thụng tin khi đọc SGK, quan sỏt sơ đồ lai để tỡm hiểu về phộp lai phõn tớch. tương quan trội -lặn, trội khụng hoàn toàn.
III- Hoạt động dạy học
 1- Kiểm tra bài cũ:
1/ Phát biểu nội dung qui kuật phân li?
2/ Một số HS làm bài tập số 4 trên bảng.
2. Bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 Lai phõn tớch
Từ VD trên GV đưa thêm thông tin để HS phân biệt một số khái niệm: thể đồng hợp, thể dị hợp
GV: hai kiểu gen nhưng lại có chung một kiểu hình, có cách nào phân biệt từng kiểu gen trên?
GV giới thiệu về phép lai – hỏi:
+Em hãy nhận xét kết quả của 2 phép lai trên? và giải thích vì sao cùng một kiểu hình trội lại cho ra 2 kết quả trên?
+Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội? Dựa trên cơ sở khoa học nào để xác định được điều đó?
HS làm bài tập điền từ 
+ Vậy phép lai phân tích là gì?
a/ Một số khái niệm:
-Kiểu gen : Là tổ hợp toàn hợp các gen trong tế bào của cơ thể 
-Thể đồng hợp : Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.
-Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau.
b/Lai phân tích:	
HS căn cứ vào hai sơ đồ lai thảo luận và nêu được:
+Nếu đời con là đồng tính tức chỉ có 1 kiểu hình thì cơ thể mang TT trội chỉ cho ra 1 loại giao tử: nó phải có kiểu gen đồng hợp AA
+Nếu đời con phân tính thì cơ thể mang TT trội đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1, nó dị hợp tử.
+ đem lai với cá thể mang tính trạng lặn
HS lần lượt điền các cụm từ theo thứ tự 
*KL: SGK(T-11)
Hoạt động 2
II- ý nghĩa của tương quan trội lặn :
Gvy/c HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận. 
-GV Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên 
+Xác định tính trạng trội lặn nhằm mục đích gì?
+Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất ?
 +Muốn xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào?
Tự thu nhận thông tin và xử lí thông tinthảo luận nhóm, thống nhất đáp án
-Trong tự nhiên mối tương quan trội lặn là phổ biến vì kiêủ gen chịu sự ảnh hưởng của môi trường.
-Tính trạng trội thường là tính trạng tốt Cần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen quí vào 1kiểu gen tạo giống có ý nghĩa kinh tế
-Trong chọn giống để tránh sự phân li tính trạng phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.
HS: xác định được cần sử dụng phép lai phân tích (nêu nội dung phương pháp)
IV. Củng cố:
-  ... các dạng đột biến gen?
2) Tại sao đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật?
3) Nêu 1 vài VD về đột biến gen có lợi cho con người?
V- Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo nội dung SGK+ Đọc trước bài 22
Soạn:08 /11/2011
Tuần 12
Tiết 23:
Bài 22: Đột biến cấu trúc NST
I. HIỂU BIẾT VỀ ĐỐI TƯỢNG:
	 1. Kiến thức đó biết:
- Hs biết được kiến thức về Cơ sở vật chất và cơ chế di truyờn ở cấp độ tế bào( NST)
 2. Kiến thức mới hỡnh thành:
- Hs trình bày được khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trỳc NST
II- Mục tiêu
 	1- Kiên thức
- Hs trình bày được khái niệm và một số dạng của đột biến cấu trúc NST
- Giải thích được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc NST đối với bản thân sinh vật và con người
 	2 - Kỹ năng: Giỏo dục kĩ năng sống
- Kĩ năng hợp tỏc, ứng xử/giao tiếp, lắng nghe tớch cực. 
-Kĩ năng thu thập và xử li thụng tin khi đọc SGK. quan sỏt tranh ảnh. Phim, Internet..: đề tỡm hiểu khỏi niệm, nguyờn nhõn phỏt sinh và tớnh chất của đột biến và tinh chất cấu trỳc nhiễm sắc thể. 
-Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến. 	 
3- Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
* Chuẩn bị
 - Tranh các dạng đột biến cấu trúc NST
- Phiếu học tập: các dạng đột biến cấu trúc NST
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
1) Đột biến gen là gì? cho VD
2) em hãy mô tả cấu trúc điển hình của NST?
3 Bài mới
*Đặt vấn đề: 
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
I- Đột biến cấu trúc NST là gì?
Gv yêu cầu hs qs hình 22 hoàn thành phiếu học tập
- Gv kẻ phiếu lên bảng gọi hs lên điền
- Gv chốt lại đáp án đúng
Hs qs kĩ hình lưu ý các đoạn có mũi tên ngắn.
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, điền vào phiếu học tập, các nhóm theo dõi bổ sung
Phiếu học tập
STT
NST ban đầu
NST sau khi bị biến đổi
Tên dạng biến đổi
a
Gồm các đoạn: ABCDEFGH
Mất đoạn H
Mất đoạn
b
Gồm các đoạn: ABCDEFGH
Lặp lại đoạn BC
Lặp đoạn
c
Gồm các đoạn: ABCDEFGH
Trình tự đoạn BCD đổi thành DCB
Đảo đoạn
Gv: đột biến cấu trúc NST là gì? gồm những dạng nào?
+Đảo đoạn NST và chuyển đoạn NST khác nhau như thế nào?
+Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở những dạng nào?
+vì sao sự biến đổi số lượng NST thường gây ra hậu quả xấu?
Hs phát biểu lớp bổ sung hoàn thiện kiến thức
*Kết luận:
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST
- Các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn
Hoạt động 2
II- Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST
Gv hỏi:
+ Có những nguyên nhân nào gây đột biến cấu trúc NST?
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu ví dụ 1, 2 SGK
+ VD1 là dạng đột biến nào?
+ VD nào có hại? VD nào có lợi cho SV con người?
Hãy cho biết tính chất lợi, hại của đột biến cấu trúc NST?
Giáo dục môi trường:
- Cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu... hợp lí để bảo vệ môi trường đât, nước ...tránh các tác nhân gây đột biến.
a) Nguyên nhân phát sinh
*Kết luận:
- Đột biến NST có xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người
- Nguyên nhân: do các tác nhân vật lí, hóa họcphá vỡ cấu trúc NST
b) Vai trò
+ VD 1 là dạng mất đoạn
+ VD 1 có hại cho con người
+ VD 2 có lợi cho sinh vật
*Kết luận:
- Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân sinh vật.
- Một số đột biến có lợi có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá
IV- Củng cố
1) Gv treo tranh câm các dạng đột biến cấu trúc NST gọi hs lên gọi tên và mô tả từng dạng đột biến
2) Tại sao đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho sinh vật?
3) Nêu 1 vài VD về đột biến gen có lợi cho con người?
V - Dặn Dò:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị bài mới.
Soạn:14 /11/2011
Tuần 13
Tiết 26:
 Bài 23: Đột biến số lượng nhiểm sắc thể
I. HIỂU BIẾT VỀ ĐỐI TƯỢNG:
	 1. Kiến thức đó biết:
- Hs biết được kiến thức về cấu trỳc của NST, số lượng NST một số loài.
 2. Kiến thức mới hỡnh thành:
- Hs trình bày được khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến số lượng NST
II- Mục tiêu
1- Kiên thức
	- Hs trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở 1 cặp NST
	- Giải thích được cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n – 1)
	- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST
	2- Kỹ năng
Phát triển kĩ năng qs hình phát hiện kiến thức
Phát triển tư duy phân tích, so sánh
3- Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
* Chuẩn Bỵ - Tranh phóng to hình 23.1, 23.2 SGK
III. Hoạt động dạy học
 	1. ổn định tổ chức lớp
 	 2- Kiểm tra bài cũ
1) Đột biến NST là gì? Nêu 1 số dạng đột biến và mô tả từng dạng đột biến đó?
2) Những nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc NST?
 	 3- Bài mới	
Hoạt động của học sinh, giáo viên Nội dung ghi bảng
Gv kiểm tra kiến thức hs về:
+ NST tương đồng?
+ Bộ NST lưỡng bội?
+ Bộ NST đơn bội?
-Gv yêu cầu hs Quan sát hình 29.1, 29.2 SGKtrả lời câu hỏi:
+ Qua 2 hình trên, hãy cho biết ở người, cặp NST thứ mấy đã bị thay đổi và thay đổi như thế nào so với các cặp NST khác?
+ở cà độc dược, cặp NST nào bị thay đổi và thay đổi như thế nào?
+ Thế nào là hiện tượng dị bội thể? Có những dạng dị bội thể nào?
Gv hoàn chỉnh kiến thức:
Gv phân tích thêm có thể có 1 số cặp NST thêm hoặc mất 1 NST tạo ra các dạng khác: 2n – 2, 2n +- 1
Gv yêu cầu hs qs hình 23.1 làm bài tập mục6 tr. 67
+ Từ hình 29.1, 29.2 23.1. Nêu hậu quả hiện tượng dị bội thể?
-Ngoài các ví dụ trên em có thể lấy thêm các VD khác về hiện tượng DBT?
I- Hiện tượng dị bội thể 
- Là cặp NST giống nhau về hình thái, kích thước còn gọi là bộ NST lưỡng bội
- Là bộ NST trong giao tử chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng
-Người bị bệnh đao,cặp NST số 21 có 3 NST. Người bị bệnh tớc no, cặp NST 23 có 1 NST, các cặp khác đều có 2.
-Cà độc dược có 12 cặp NST người ta phát hiện có 12 thể dị bội ở cả 12 cặp NST cho 12 dạng quả về số lượng và số gai trên quả.
- Hiện tượng thêm hoặc mất 1 NST ở một cặp nào đódị bội thể
+ Các dạng: 2n + 1
 2n – 1
*Kết luận:
- Hiện tượng dị bội thể
là đột biến thêm hoặc mất 1 NST ở 1 cặp NST nào đó
- các dạng: 2n + 1(thể 3 nhiễm)	2n+2
 2n – 1(thể 1 nhiễm)	2n-2
hs qs kĩ hình đối chiếu các quả từ IIIV với nhau và với quả rút ra nhận xét
- Hậu quả: gây biến đổi hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở TV hoặc gây bệnh ở người
Hoạt động 2
II- Sự phát sinh thể dị bội:
Gv yêu cầu hs qs hình 23.2nhận xét
Sự phân li cặp NST hình thành giao tử trong:
+ Trường hợp bình thường?
+ Trường hợp bị rối loạn phân bào?
+Các giao tử nói trên tham gia thu tinh hợp tử có số lượng NST ntn?
-Cho HS quan sát hình 29.2 và thử giảo thích trường hợp hình thành bệnh tớcnơ. Viết sơ đồ lai minh họa:
-Từ 2 VD trên, cho HS nêu lên cơ chế phát sinh dị bội thể?
Giáo dục môi trường:
- Cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu... hợp lí để bảo vệ môi trường đât, nước ...tránh các tác nhân gây đột biến.
Hs thảo luận nhóm thống nhất ý kiến nêu được
+ Bình thường: mỗi giao tử có 1 NST 
+ Bị rối loạn
 1 giao tử có 2 NST
 1 giao tử không có NST nào
hợp tử có 3 NST hoặc có 1 NST của cặp tương đồng
- 1 hs lên trình bày, lớp nhận xét bổ sung
*Kết luận:
- Cơ chế phát sinh thể dị bội
+ Trong giảm phân có một cặp NST tương đồng không phân litạo thành giao tử mang 2 NST và 1 giao tử không mang NST nào
hs nêu:
IV- Củng cố:
- Viết sơ đồ minh hoạ cơ chế hình thành thể (2n + 1)?
V- Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo nội dung SGK - Đọc trước bài 24
Soạn: 15/11/ 2011
Tuần 14
Tiết 27:
Bài 24: Đột biến số lượng NST
I. HIểU BIếT Về Đối tượng:
1.Kiến thức đã biết:
- Bộ NST của loài : Lưỡng bội 2n, đơn bội n 
	- Hiện tượng dị bội thể: Số lượng NST ở một hay một số cặp bị thay đổi
	- Qúa trình nguyên phân, giảm phân
2. Kiến thức mới cần đạt: Khái niệm, các dạng, nguyên nhân, cách nhận biết thể đa bội và sự hình thành thể đa bội.
III- Mục tiêu
1- Kiên thức
	- Hs phân biệt được hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội
	- Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân dối loạn nguyên phân hoặc giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 tr/h trên 
	- Biết các dấu hiệu nhận biết thể đa bội bằng mắt thường và cách sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống
	 2- Kỹ năng
-Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình
-Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
 3- Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
*- Chuẩn bị
- Tranh: Sự hình thành thể đa bội - Phiếu học tập
III- TIếN TRìNH BàI MớI:
1- ổn định tổ chức lớp
2- Kiểm tra bài cũ
1) Sự biến đổi số lượng NST thường thấy ở những dạng nào?
2) Hãy nêu hậu quả các hiện tượng dị bội thể?
3- Bài mới
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
III- Hiện tượng đa bội thể
Gv: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sách giáo khoa trả lời câu hỏi:
-Thế nào là thể lưỡng bội?
Gv yêu cầu hs thảo luận:
+ Các cơ thể có bộ NST: 3n, 4n, 5n.... chỉ số n khác nhau thể lưỡng bội ntn?
+ Thể đa bội là gì?
Gv chốt lại kiến thức:
Gv thông báo: sự phát triển số lượng NST: ADNảnh hưởng tới cường độ đồng hoá, kích thước tế bào
Gv yêu cầu hs qs hình 24.1 24.4 
yêu cầu hs thảo luận
+ Sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan ntn?
+ Có thể nhận biết cây đa bội qua những dấu hiệu nào?
+ Có thể khai thác những đặc điểm nào của cây đa bội trong chọn giống?
Hs thảo luận thống nhất ý kiến
Gv kết luận:
- Thể lưỡng bội có bộ NST chứa các cặp NST tương đồng
+ Các cơ thể đó có bộ NST là bội sô của n
*Kết luận:
- Hiện tượng đa bội thể là trường hợp bộ NST trong tế bào sinh dưỡng phát triển lên theo bội số của n (lớn hơn 2n)hình thành các thể đa bội
+ Tăng số lượng NST Tăng kích thước t/b, cơ quan.
+ Nhận biết qua dấu hiệu kích thước các cơ quan của cây.
+ Làm tăng kích thước cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản năng suất cao.
*Kết luận:
- Dấu hiệu nhận biết: tăng kích thước các cơ quan
- ứng dụng:
+ Tăng kích thước thân, lá, củ, cành tăng sản lượng rau màu
+ Tạo giống có năng suất cao
Hoạt động 2
IV- Sự hình thành thể đa bội
Gv yêu cầu hs nhắc lại kết quả của quá trình nguyên phân và giảm phân.
Gv yêu cầu hs qs hình 24.5 trả lời câu hỏi
+ Hs : So sánh giao tử, hợp tử ở 2 sơ đồ 24.5 a và b?
+ Trong 2 t.h trên, trường hợp nào minh hoạ sự hình thành thể đa bội do nguyên phân hoặc giảm phân bị rối loạn?
+Cơ chế hình thành thể đa bội?
Gv chốt lại kiến thức
 HS khá: So sánh đa bội thể và dị bội thể?
Giáo dục môi trường:
- Cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu... hợp lí để bảo vệ môi trường đât, nước ...tránh các tác nhân gây đột biến
+ Hình a: giảm phân bình thường hợp tử nguyên phân lần đầu bị rối loạn 2n = 4n
+ Hình b: giảm phân bị rối loạn thụ tinh tạo hợp tử có bộ NST= 4n
 Hình a có rối loạn nguyên phân, hình b có rối loạn giảm phân.
*Kết luận:
- Cơ chế hình thành thể đa bội: do dối loạn nguyên phân hoặc giảm phân không bình thường không phân li tất cả các cặp NST Tạo thể đa bội.
IV- Củng cố
- Đột biến là gì? kể tên các dạng đột biến?
V- Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo nội dung SGK 
 - Làm câu 3 vào vở bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SH 9.doc