Giáo án lớp 8 môn Lịch sử - Hoàng Năng Anh

Giáo án lớp 8 môn Lịch sử - Hoàng Năng Anh

Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được: nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của Cách Mạng Hà Lan giữa thế kỷ XVI, Cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập hợp chủng quốc Mĩ (Hoa Kỳ)

- Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “ cách mạng tư sản”

 

doc 114 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Lịch sử - Hoàng Năng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 
 Tiết 1 Soạn ngày 22/8/2010
 PHẦN I LỊCH SỬ THẾ GIỚI
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI 
(TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI ĐẾN NĂM 1917)
CHƯƠNG I : THỜI KỲ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
 (TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỶ XIX)
BÀI I
NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
 A/ Mục tiêu bài học:
 + Kiến thức: 
Giúp học sinh nắm được: nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của Cách Mạng Hà Lan giữa thế kỷ XVI, Cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập hợp chủng quốc Mĩ (Hoa Kỳ)
Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “ cách mạng tư sản”
 + Tư tưởng:
Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, xong vẫn là chế độ bóc lột thay cho chế độ phong kiến.
 + Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
Kỹ năng độc lập suy nghĩ.
B/ Thiết bị, tài liệu cần thiết
 Bản đồ thế giới 
 Vẽ, phóng to các lược đồ trong SGK
C/ Tiến trình bài dạy:
 * Kiểm tra: Sách vở, đồ dùng.
 * Giới thiệu chương trình 
 Giáo viên nhắc lại những kiến thức đã học ở lớp 7, dẫn dắt chuyển sang bài mới: “ Trong lòng chế độ phong kiến suy yếu đã nảy sinh và bước đầu phát triển nền sản xuất của chủ nghĩa tư bản” Bài hôm nay.
 HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV yêu cầu H/S đọc mục 1 SGK.
GV : 
 Nền sản xuất mới được ra đời trong điều kiện lịch sử như thế nào?
GV: Trong lòng xã hội phong kiến ., bị chính quyền phong kiến kìm hãm, xong không ngăn được sự phát triển của nó.
GV (học sinh khá)
 Vì sao nó không bị ngăn chặn?
GV? 
Những sự kiện nào chứng tỏ nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa phát triển? 
Học sinh trả lời
Giáo viên nhấn mạnh về sự ra đời của các xưởng thủ công, thành thị ngân hàng..Đó là nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
GV?
 Cùng với sự phát triển của sản xuất, sự chuyển biến của XH ra sao? 
GV?
 Sẽ dẫn tới hậu quả gì?
Giáo viên; Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các cuộc đấu tranh.
Giáo viên dẫn dắt chuyển ý: 
Cho toàn lớp đọc thầm mục 2.
GV?
 Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc đấu tranh nhân dân Nê-Đéc- Lan?
GV?
 Tóm tắt diễn biến chính của cuộc Cách mạng.
Học sinh tóm tắt.
Giáo viên nhắc lại.
? Kết quả ra sao?
Giáo viên:
Hà Lan được giải phóng tạo điều kiện cho Chủ nghĩa tư bản phát triển.
GV? 
Cách mạng Hà Lan được coi là cuộc Cách mạng Tư sản đầu tiên trên thế giới vì sao?
(Nó đánh đổ chế độ phong kiến, xây 
dựng một xã hội mới tiến bộ hơn).
Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi.
GV?
 Sự phát triển chủ nghĩa Tư bản ở Anh như thế nào?
Các mặt phát triển?
Hệ quả khác?
GV? Vì sao nông dân phải rời bỏ quê hương đi nơi khác sinh sống?
Giáo viên giải thích.
GV?
 Em hiểu quý tộc mới như thế nào/
GV?
 Vẽ sơ đồ về cấu tạo xã hội Anh?
Vua(chế độ quân chủ chuyên chế)>< Tư sản(quý tộc mới)
 Nông dân lao động 
 Cách mạng 
Giáo viên: Sự thay đổi về kinh tế, nguyên nhân>< gay gắt.cuộc cách mạng
- Giáo viên dựa vào lược đồ
SGK trình bày cuộc nội chiến xảy ra.
GV?
 Các đại biểu đã có hành động như thế nào? 
(Tố cáo chính sách cai trị của vua sáclơ I.)
GV?
 Thái độ của nhân dân như thế nào?
? cuộc nội chiến bùng nổ vào thời gian nào? kết quả?
Cho các nhóm thảo luận giai đoạn 2.
Nội dung thảo luận:
GV?
 Giai đoạn 2 diễn ra như thế nào?
GV? 
Trước sức ép của nhân dân, crômoen đã làm gì?
GV?
 Mọi quyền hành thuộc về tầng lớp nào?
GV?
 Quyền lợi của nông dân, binh lính như thế nào?
GV?
 Cuộc đảo chính tháng 12-1688 đem lại kết quả gi?
Giáo viên giải thích: Thế nào là “ quân chủ lập hiến” 
(Nhà vua không nắm thực quyền, mọi quyền lực quốc gia thuộc về Tư sản và quý tộc mới – Thực chất vẫn là chế độ tư bản)
GV?
 Cuộc cách mạng tư sản Anh đưa lại quyền lợi cho ai? Ai lãnh đạo CM? CM có triệt để không?
Học sinh đọc câu hỏi của Mác
GV? Em hiểu như thế nào về câu nói trên của Mác.
I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỷ XV-XVII. Cách mạng Hà Lan Thế kỷ XVI
1. Một nền sản xuất mới ra đời.
- Trong lòng Xã hội phong kiến đã suy yếu
- ở Tây Âu Xã hội các xưởng dệt vải, luyện kim, nấu đường Thuê mướn nhân công..
- Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất, buôn bán 
- Các ngân hàng được thành lập
- Các giai cấp mới: Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ra đời.
- Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân
Dẫn tới các cuộc đấu tranh 
2. Cách mạng Hà Lan TK XVI.
+ Nguyên nhân:
Vào đầu TK XVI vùng đất Nê-Đéc- Lan
(Hà Lan và Bỉ) có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất Tây Âu. Sự thống trị của vương Quốc Tây ban Nha ngăn cản.
+ Diễn biến;
Nhân dân Nê-Đéc- Lan nhiều lần nổ dậy mạnh mẽ nhất là cuộc đấu tranh tháng 8-1566
+ Kết quả:
Bị đàn áp đẫm máu
- Đến năm 1581 thành lập nước cộng hoà Hà Lan.
 - Đến năm 1648 Nền độc lập của Hà Lan mới chính thức được công nhận.
 + ý nghĩa:
Cách mạng Hà Lan được coi là cuộc Cách mạng Tư sản đầu tiên trên thế giới
II. Cách mạng Anh giữa TK XVII.
 1. Sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản ở Anh.
- Nhiều công trường thủ công ra đời.
- Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành(tiêu biểu là Luân Đôn)
- Những phát minh mới về kỹ thuật.
- Số đông địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ kinh doanh theo lối tư bản
đuổi tá điền, thuê nhân công. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới.
- Nông dân trở nên nghèo khổ phải đi nơi khác.
2. Tiến trình cách mạng.
a.giai đoạn 1(từ 1642 -1648)
- Các đại biểu tố cáo chính sách cai trị độc đoán của Vua SáclơI
- Nhân dân ủng hộ quốc hội, lên án nhà vua.
- 8-1642 Cuộc nội chiến bùng nổ quân đội quốc hội đánh bại quân đội vua
- Giai đoạn 1: Chấm dứt vào năm 1648
b. Giai đoạn 2(1649-1688)
- Ngày 30/01/1649 Xác lơ I bị sử tử
nước Anh trở thành nước cộng hoà
- Mọi quyền hành thuộc về quý tộc mới và tư sản.
-Nông dân, binh lính khó khăn được hưởng một chút quyền lợi , họ tiếp tục nổi dậy đấu tranh
- 12-1688 quốc hội đảo chính  chế độ quân chủ lập hiến ra đời.
3. ý nghĩa lịch sử của cánh mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII.
- Mở đường cho CNTB phát triển mạnh mẽ hơn, đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.
* Củng cố hướng dẫn
- Giáo viên khái quát nội dung bài học
 Tiết 2 Soạn ngày 24/8/2010
NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN 
(TIẾP THEO)
 A/ Mục tiêu bài học : (Mục tiêu chung)
 B/ Thiết bị và tài liệu (như tiết 1)
 C/ Tiến trình lên lớp :
 - ổn dịnh
 - Kiểm tra bài cũ
 ? Tóm tắt diễn biến của cách mạng tư sản Anh?
 ? ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh?
Bài mới
III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
HOẠT ĐỘNG THÀY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
1. Giới thiệu baì: Giáo viên dẫn dắt đi vào mục III
- Giáo viên treo lược đồ :13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ
- Chỉ trên lược đồ 13 thuộc địa cho học sinh quan sát.
Học sinh đọc phần chữ nhỏ SGK
GV?
 Vì sao mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc nảy sinh ?
 H/S trả lời
Thực dân Anh cướp đoạt tài nguyên thuế má nặng nề, độc quyền buôn bán
 GV chốt và chuyển mục
GV?
 Tóm tắt diễn biến của chiến tranh?
 H/S nêu tóm tắt theo SGK
- GV giới thiệu đôi nét về tiểu sử và vai trò của Oasinhtơn
- GV yêu cầu H/S đọc đoạn chữ nhỏ SGK
“ Mọi người có quyền bình đẳng.Tạo hoá ban cho họ những quyền không thể tước bỏ. Trong số những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
GV phân tích một số điểm trong tuyên ngôn độc lập.
- Liên hệ đến bản tuyên ngôn của Việt Nam năm 1945.
GV? 
Ở Mỹ, Nhân dân lao động có được hưởng các quyền đã nêu trong tuyên ngôn hay không?
- Học sinh đọc tiếp SGK “ Chiến tranh vẫn tiếp diễn”
- Học sinh đọc phần chữ nhỏ SGK
- Ngày 17-10-1777 Quân khởi nghĩa thắng một trận lớn ở Xaratôga
GV?
 Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ đem lại kết quả như thế nào?
 H/S trả lời 
GV bổ sung 
- H/S đọc đoạn chữ nhỏ SGK
GV giải tích thêm
GV?
 Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ có ý nghĩa như thế nào?
 1. Tình hình các thuộc địa.
Nguyên nhân của chiến tranh.
- Từ đầu thế kỷ XVII đến Thế kỷ XVIII, thực dân Anh đã thống lĩnh 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. Kinh tế 13 thuộc địa phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Thực dân Anh tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở các thuộc địa.
=> Nhân dân đối lập gay gắt với chính quốc
 2. Diễn biến cuộc chiến tranh
- Tháng 12-1773 Nhân dân cảng Bơxtơn tấn công 3 tàu chở chè của Anh.
- Từ 5-9 đến 26-10 –1774 đại biểu các thuộc địa ở Bắc Mỹ họp hội nghị lục địa
- Tháng 4 –1775 chiến tranh bùng nổ. Nhgiã quân do Oa-Sinh-Tơn chỉ huy.
- 4-7-1776, Tuyên ngôn độc lập dược công bố
- Chiến tranh vẫn tiếp diễn
3. Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh
ở Bắc Mĩ.
 a/ Kết quả
- Năm 1783 ra đời một quốc gia mới gọi là “Hợp chủng quốc Hoa Kì” ( Mĩ ) 
- Năm 1787 Hiến pháp được ban hành 
 Quốc hội gồm 2 viện: Thượng Viện và hạ viện, nắm quyền lập pháp, => Quyền dân chủ bị hạn chế.
 b/ ý nghĩa:
- Đã giải phóng nhân dân Bắc Mỹ khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân,
Sơ kết bài học: 
- Giáo viên nhấn mạnh một số ý cơ bản:
- Đối lập giữa chế độ phong kiến với sự phát triển của sản xuất TBCN dẫn tới những cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu là cách mạng Hà Lan. Cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.
- Nhân dân có vai trò quyết định thắng lợi của cách mạng.
- Thắng lợi của Cách Mạng mở ra một kỷ nguyên, thời kỳ mới trong lịch sử
4. Củng cố và hướng dẫnH/S trả lời và lảm bài tập ở SGK
Tuần 2
Tiết:3 Ngày soạn:30/8/2010 
BÀI 2 CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP
(1789-1794)
A/ Mục tiêu
 + Kiến thức
- Học sinh hiểu biết và hiểu những sự kiện cơ bản và diễn biến của cách mạng qua các giai đoạn, vai trò của nhân dân trong việc đưa đến thắng lợi và phát triển của cách mạng.
- Nắm được ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản.
 + Tư tưởng
Nhận thức tính chất hạn chế của cách mạng tư sản
Bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng tư sản pháp(1789)
 + Kỹ năng
- Vẽ, sử dụng bản dồ, lập niên biểu, bảng thống kê
- Biết phân tích, so sánh các sự kiện, liên hệ kiến thức đang học với cuộc sống.
B/ Tài liệu thiết bị
 - Bản dồ nước pháp thế kỷ XVIII
 - Tìm hiểu nội dung các hình trong SGK 
 - Tra cứu các thuật ngữ, khái niệm.
C/ Tiến trình lên lớp
 * Kiểm tra bài cũ
? Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
 1. Giới thiệu bài:
GV: Cách mạng tư sản đã thành công ở một số nước như chúng ta đã học. Cách mạng tiếp tục nổ ra trong đó ở nước pháp đạt đến sự phát triển cao. Vì sao cách mạng tư sản nổ ra và phát triển ở pháp? Cách mạng trải qua những giai đoạn nào? ý nghĩa lịch sử ra sao? Chúng ta cần tìm hiểu.
2. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV?
 Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp pháp thể hiện ở chỗ nào? Nguyên nhân của sự lạc hậu là do đâu?
H/S (Do s ... Hương Khê.
 5/ Khởi nghĩa Ba Đình.
 6/ Nguyễn Lộ Trạch đưa ra đề nghị canh tân.
 7/ Đinh Văn Điền đưa ra đề nghị canh tân.
 8/ Khởi nghĩa Yên Thế.
 9/ Phan Đình Phùng hy sinh.
II/ Tự luận ( 7 điểm ): 
Câu 1(3đ):
 a/ Căn cứ: Phía tây tỉnh Bắc Giang, diện tích: 40-50 km.
 b/ Dân cư: Là những nông dân từ nhiều nơi chạy loạn đến.
 c/ Nguyên nhân:
Thực dân Pháp muốn bình định Yên Thế.
Đa phần nông dân Yên Thế bị 2 lần mất đất, họ rất căm thù thực dân Pháp.
d/ Diễn biến:
 + Giai đoạn 1 (1884-1892): nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự lãnh đạo của Đề Nắm.
 + Giai đoạn 2 (1893-1908): vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở dưới sự lãnh đạo của Đề Thám, ông 2 lần đề nghị đình chiến với Pháp.
 + Giai đoạn 3 (1909-1913): 
Pháp tập trung lực lượng, liên tiếp càn quét và tấn công Yên thế.
10/02/1913, Đề thám hy sinh, phong trào tan rã.
Câu 2(4đ):
a/ Bối cảnh:
* Kinh tế: nông nghệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt; đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
 * Xã hội: 
 + Mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt.
 + Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi.
b/ Nguyên nhân:
- Đất nước ngày một nguy khốn.
 - Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn làm cho nước nhà giàu mạnh của một số quan lại, sĩ phu.
c/ Nguyên nhân cải cách không được thực hiện: 
 Nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh.
d/ Tích cực:
Tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại, đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó.
đ/ Hạn chế:
 + Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.
 + Chưa đề cập đến những mâu thuẫn của xã hội Việt Nam.
e/ Ý nghĩa: 
 + Góp phần tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình.
 + Thể hiện trình độ nhận thức của con người Việt Nam.
V/ THU BÀI-NHẬN XÉT
	Yêu cầu HS dừng bút nộp bài khi hết giờ và nhận xét về tiết kiểm tra.
Tuần 31 - Tiết 47
 08 – 04 – 2009
Chương II
XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918
Bài 29 (tiết1):	CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN
PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài, HS cần đạt
1. Về kiến thức:	Giúp HS nắm được 
- Mục đích và nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Những biến đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ở nước ta dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
	2. Về tư tưởng:
- Học sinh thấy được âm mưu và dã tâm của thực dân Pháp; mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX; thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp đối với độc lập dân tộc.
- Trân trọng hành động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX.
	3. Về kỹ năng:
	Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá, sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
 B/ CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
GV: Sưu tầm tranh ảnh có liên quan.
HS: Học bài đọc bài và trả lời các câu hỏi trong bài.
 C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	I/ Kiểm tra bài cũ: không tiến hành.
II/ GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
Sau khi đàn áp xong các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần vương, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa ở nước ta. Chính sách khai thác của thực dân Pháp đã tác động ra sao tới nước ta, thầy trò ta cùng trả lời câu hỏi này qua tiết học hôm nay.
III/ DẠY VÀ HỌC BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* HĐ1: Tìm hiểu về tổ chức nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên.
 - GV sử dụng sơ đồ trình bày:
 + Việt Nam bị chia thành 3 xứ: Bắc Kì (Nứa bảo hộ), Trung Kì (Bảo hộ), Nam Kì (Thuộc địa).
 + Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do thực dân Pháp chi phối.
 1) Em có nhận xét gì khi quan sát bộ máy nhà nước do thực dân Pháp thiết lập trên đây?
 2) Mục đích của thực dân Pháp khi thiết lập bộ máy nhà nước trên đây là gì?
 - Chia rẽ các dân tộ ĐD.
 - Tăng cường áp bức, kìm kẹp, làm giàu cho tư bản Pháp.
 - Biến ĐD thành 1 tỉnh của Pháp, xóa tên 3 nước ĐD trên bản đồ thế giới.
* HĐ2: Tìm hiểu những chính sách cai trị của thực dân Pháp trong lĩnh vực kinh tế và mục đích của những chính sách đó.
 3) HS chia nhóm thảo luận: Mỗi nhóm hãy tìm ra những chính sách của thực dân Pháp trong các ngành NN, CN, TN, GTVT.
 - Các nhóm trình bày, nhận xét => GV nhận xét, chốt ý.
 4) Vì sao chúnh thực hiện chính sách phát canh thu tô?
 - Thu lợi nhuận, người nông dân phụ thuộc vào chủ.
 5) Các chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì?
* HĐ3: Tìm hiểu bản chất các chính sách văn hóa, giáo dục của thực dân pháp thực hiện ở nước ta.
 6) Thực dân Pháp thi hành các chính sách gì về văn hoá, giáo dục? 
 7) Chính sách văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp có phải để “khai hoá văn minh” cho người Việt Nam hay không? Vì sao?
I/ CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP (1897 – 1914):
 1/ Tổ chức bộ máy nhà nước:
Toàn quyền Đông Dương
Bắc kì
(Thống sứ)
Trung Kì
(Khâm sứ)
Nam kì
(Thống đốc)
Bộ máy chính quyền cấp kì (Pháp)
Bộ máy chính quyền cấp Tỉnh, Huyện (Pháp+bản xứ)
Bộ máy chính quyền cấp Xã, Thôn (Bản xứ)
 => Bộ máy nhà nước thiết lập chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở đều do thực dân Pháp chi phối.
 2/ Chính sách kinh tế:
 * Nông nghiệp:
 + Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất.
 + Phát canh thu tô để thu lợi nhuận tối đa.
 * Công nghiệp:
 + Tập trung khai thác than và kim loại.
 + Sản xuât xi măng, gạch, ngói, điện, nước
 * Giao thông vận tải: Tăng cường xây dựng hệ thống đường giao thông.
 * Thương nghiệp: 
 + Độc chiếm thị trường.
 + Đánh thuế nặng vào các mạt hàng: muối, rượu, thuốc phiện 
=> Vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta.
 3/ Chính sách văn hoá, giáo dục:
 - Duy trì chế độ giáo dục phong kiến. Sau đó, có thêm môn tiếng Pháp.
 - Mở trường học và một số cơ sở văn hoá, y tế.
 - Hệ thống giáo dục chia làm 3 bậc: Ấu học, Tiểu học, Trung học.
IV/ Đánh giá HĐNT – BTVN:
* Gv nhắc lại những nội dung cơ bản của bài mà học sinh cần ghi nhớ.
	* HS học bài, đọc trước bài mới; sưu tầm tranh ảnh liên quan.
Tuần 32 - Tiết 48
 15 – 04 – 2009
Bài 29 (tiết 2):	CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN
PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài, HS cần đạt
1. Về kiến thức:	Giúp HS nắm được 
- Mục đích và nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Những biến đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ở nước ta dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
	2. Về tư tưởng:
- Học sinh thấy được âm mưu và dã tâm của thực dân Pháp; mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX; thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp đối với độc lập dân tộc.
- Trân trọng hành động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX.
	3. Về kỹ năng:
	Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá, sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
 B/ CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
GV: Sưu tầm tranh ảnh có liên quan.
HS: Học bài đọc bài và trả lời các câu hỏi trong bài.
 C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	I/ Kiểm tra bài cũ: 
* Câu hỏi:	Nêu các chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công, thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính? Các chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì?
	* HS trả lời, nhận xét; GV nhận xét, ghi điểm.
II/ GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
Sau khi đàn áp xong các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần vương, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa ở nước ta. Chính sách khai thác của thực dân Pháp đã tác động ra sao tới nước ta, thầy trò ta cùng trả lời câu hỏi này qua tiết học hôm nay.
III/ DẠY VÀ HỌC BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* HĐ1: Tìm hiểu những thay đổi của giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân dưới thời Pháp thuộc.
 1) Dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, giai cấp phong kiến Việt Nam phát triển như thế nào?
 - GV: Bên cạnh địa chủ người Việt còn có địa chủ người Pháp và địa chủ nhà chung (nhà thờ).
 - Hs đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK.
 2) Em có nhận xét gì về cuộc sống của người nông dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp?
 - GV phân tích.
 - GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 99.
 3) Trước cảnh sống cực khổ như vậy, người nông dân có thái độc hính trị như thế nào?
* HĐ2: Tìm hiểu sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới và thái độ chính trị của họ.
 4) Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất, đô thị Việt Nam phát triển như thế nào?
 5) Tầng lớp tư sản Việt Nam ra đời như thế nào?
 6) Tại sao tư sản Việt Nam vừa mới ra đời lại bị thực dân Pháp chèn ép và kìm hãm?
 7) Thái độ chính trị của tầng lớp tư sản là gì?
 8) Tầng lớp tiểu tư sản thành thị ra đời và phát triển như thế nào?
 9) Đời sống và thái độ chính trị của tiểu tư sản ra sao?
 10) Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời như thế nào?
 - HS đọc đoạn chữ nhỏ và nhận xét về cuộc sống của giai cấp công nhân.
 11) Thái độ chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam như thế nào? Vì sao họ có tinh thần cách mạng triệt để?
 - GV: Là giai cấp vô sản “bán công nuôi miệng”; bị áp bức bóc lột nặng nề; kg có tài sản gì để mất.
* HĐ3: Tìm hiểu sự xuất hiện củ ãu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.
 12) Xu hướng cách mạng DCTS ở Việt Nam đầu TK XX xuất hiện trên những cơ sở nào?
 13) Tại sao các nhà yêu nước Việt nam thời bấy giừo muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?
II - NHỮNG BIẾN CHUYỂN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM:
 1/ Các vùng nông thôn:
 a/ Giai cấp địa chủ phong kiến:
 - Số lượng ngày càng đông, làm tay sai cho Pháp áp bức, bóc lột nhân dân.
 - Một số địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước.
 b/ Giai cấp nông dân:
 - Bị bần cùng hóa, không lối thoát. 
 + Một bộ phận nhỏ thành tá điền.
 + Số ít thành công nhân.
 - Họ rất căm ghét thực dân Pháp và phong kiến, sẵn sàng đứng lên đâu tranh giành lấy tự do, ấm no.
 2/ Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:
 * Đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều.
 * Tầng lớp tư sản ra đời:
 + Họ là các nhà thầu khoán, đại lí, chủ xínghiệp, chủ hãng buôn. Bị Pháp chèn ép, kìm hãm.
 + Thái độ chính trị là “cải lương” mang tính hai mặt.
 * Tầng lớp tiểu tư sản thành thị:
 + Thành phần: Tiểu thương, tiểu chủ, trí thức, học sinh, sinh viên 
 + Cuộc sống bếp bênh. Họ sẵn sàng tham gia cách mạng.
 * Giai cấp công nhân: ra đời đầu thế kỉ XX.
 + Số lượng khoảng 10 vạn người.
 + Đời sống rất khốn khổ.
 + Có tinh thần cách mạng triệt để, sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống bọn chủ, đòi cải thiện đời sống.
 3/ Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc:
 - Xã hội Việt nam phân hoá sâu sắc, tầng lớp tư sản dân tộc ra đời.
 - Qua sách báo của TQ, tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu truyền bá vào nước ta.
 - Muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.
=> Xu hướng cách mạng dân chủ tư sản đã xuất hiện tại Việt Nam.
IV/ Đánh giá HĐNT – BTVN:
* Gv nhắc lại những nội dung cơ bản của bài mà học sinh cần ghi nhớ.
	* HS học bài, đọc trước bài mới, làm bài tập 3 trong SGK.
Tuần 33 - Tiết 49
 22 – 04 – 2009
Bài 30 (tiết 1)
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SU 8.doc