Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 29 (tiếp)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 29 (tiếp)

1. Kiến thức

- Học sinh nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.

- Mỗi HS hiểu được hiệu quả của việc phát hiện môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, phát hiện hiện kiến thức

- Hoạt động nhóm

- Khái quát hóa kiến thức

 

doc 21 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 29 (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Tiết 57	Ngày soạn:
Bài 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
MỤC TIÊU:
Kiến thức
Học sinh nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Mỗi HS hiểu được hiệu quả của việc phát hiện môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, phát hiện hiện kiến thức
Hoạt động nhóm
Khái quát hóa kiến thức
Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh ảnh SGK, tranh ảnh sưu tầm được trên sách báo.
Tư liệu về Ô nhiễm môi trường
Cuốn sách “Hỏi đáp về môi trường và sinh thái”
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1:
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
Mục tiêu:
Học sinh hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường.
Chỉ ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Phát triển:
Họat động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
G nêu vấn đề dưới dạng câu hỏi:
- Theo em như thế nào là ô nhiễm môi trường?
- Em thấy ở đâu bị ô nhiễm môi trường?
- Do đâu môi trường bị ô nhiễm
- Nghiên cứu SGK tr.161
- Kết hợp tài liệu sưu tầm
- Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến, yêu cầu nêu được:
+ Môi trường bị bẩn
+ Thay đổi bầu không khí.
+ Độc hại
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
-> Rút ra kết luận
I. Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
Ô nhiễmmôi trường do:
+ Hoạt động của con người.
+ Hoạt động tự nhiên: núi lửa, sinh vật
HOẠT ĐỘNG 2
CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM
Mục tiêu: HS chỉ ra được các tác nhân gây ô nhiễm và tác hại do các tác nhân gây ra, từ đó biết cách tránh ô nhiễm môi trường.
Tiến hành:
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hỏi:
Các chất khí thải gây độc đó là chất gì?
Các chất khí độc được thải ra từ hoạt động nào?
Yêu cầu thảo luận hòan thành bảng 54.1 SGK.
Đánh giá kết quả hoạt động của nhóm.
Liên hệ
Ở nơi gđ em sinh sống có hoạt động đốt cháy nhiên liệu gây ô nhiễm kk không?
Em sẽ làm gì trước tình hình đó?
G phân tích: Đốt cháy nhiên liệu sẽ sinh ra khí CO2 gây ô nhiễm vì vậy phải có biện pháp thông thoáng khí để tránh độc.
Yêu cầu HS làm bt mụcĐ
G treo tranh để phóng to hình 54.2 SGK.
G chữa bài trên tranh.
Hỏi: 	
Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu?
Các chất phóng xạ gây nên tác hại như thế nào?
Yêu cầu điền nội dung vào bảng 54.2
Hỏi: 
Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu?
Nguyên nhân của các bệnh giun sán, sốt rét,..
Để phòng tránh các bệnh do sinh vật gây nên chúng ta cần có biện pháp gì?
Nghiên cứu sách, trả lời: CO2, NO2, SO2, bụi
Thảo luận để tìm ý kiến và hoàn thành bảng: 54.1 SGK
Mỗi nhóm hoàn thành một nội dung.
Khái quát rút ra kết luận
Quan sát tranh, trao đổi nhóm, chú ý chiều mũi tên, màu sắc. Thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày.
Rút ra kết luận:
Từ nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân
Phóng xạ vào cơ thể người, động vật thông qua chuỗi thức ăn.
® Rút ra kết luận:
Thảo luận nhóm hòan thành bảng, thay nhau chữa bài theo sự hướng dẫn của GV.
® Rút ra kết luận:
Trả lời:
Do sinh hoạt và vệ sinh chưa sạch sẽ.
® Kết luận:
II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
Các chất thải ra từ nhà máy, phương tiện giao thông, cháy rừng, đun nấu sinh hoạt, gây ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
Các chất hóa học độc hại được phát tán và tích tụ:
Hóa chất ® nước mưa® đất ® tích tụ ® ô nhiễm mạch nước ngầm.
Hóa chất ® nước mưa ® ao, sông, biển ® tích tụ.
Hóa chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
Ô nhiễm do các chất phóng xạ:
Từ nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân vào cơ thể người và sinh vật qua chuỗi thức ăn gây đột biến, bệnh di truyền, ung thư.
Ô nhiễm do các chất thải rắn:
Các chất thải rắn gây ô nhiễm bao gồm các dạng vật liệu được thải ra qua quá trình sản xuất và sinh hoạt, như: đồ nhựa, cao su, giấy vụn,
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ rác thải không được xử lí ( phân, nước thải sinh hoạt, xác động vật,)
Chúng vào cơ thể con ngừơi gây bệnh do một số thói quen như: ăn gỏi, ăn tái, ngủ không màn,
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
Có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Con người và các sinh vật khác sẽ sống như thế nào và tương lai sẽ ra sao?
DẶN DÒ
Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
Chuẩn bị nội dung về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, công việc mà con người đã và đang làm để hạn chế ô nhiễm môi trường.
Tuần 29
Tiết 58	Ngày soạn:
BÀI 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (Tiếp theo)
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
HS nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Mỗi HS hiểu được hiệu quả của việc phát hiện môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát tranh hình, thu thập kiến thức
Hoạt động nhóm.
Trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể.
Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Giáo viên: Tư liệu về môi trường và phát triển bền vững.
HS: Tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm, tranh ảnh về xử lí rác thải, trồng rừng, trồng rau sạch.
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1
HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV tổ chức nội dung bài dưới dạng cuộc thi
Thể lệ:
+ Các nhóm bốc thăm câu hỏi, chuẩn bị 10 phút.
+ Mỗi nhóm 4 -6 HS đã chuẩn bị.
+ Trình bày từ 5 -10 phút.
+ Trả lời đúng được điểm và quà.
Câu hỏi: Nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí? Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí là gì? Bản thân em đã làm gì để góp phần giảm ô nhiễm không khí?
( Tương tự như vậy câu hỏi với các nội dung ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm do chất rắn)
GV và 2 HS làm giám khảo chấm.
GV lưu ý không để HS trình bày lan ma và hỏi ngoài trọng tâm, nếu có coi như phạm luật và trừ điểm.
Sau khi các nhóm trình bày lần lượt xong các nội dung thì ban giám khảo sẽ đánh giá và công bố kết quả.
+ Nhóm trả lời tốt nhất được 1 phần quà và cả nhóm được 10 điểm.
+ Nhóm trả lời tốt nhất được 1 phần quà và cả nhóm được 10 điểm.
+ Nhóm trả lời khá được 1 phần quà và cả nhóm được 9 điểm.
Đại diện nhóm bốc thăm câu hỏi ® chuẩn bị yêu cầu:
+ Sắp xếp tranh ảnh theo thứ tự để dán lên bảng khi trình bày.
+ Ghi nhanh ý kiến ra giấy.
+ Cử đại diện trình bày đáp án.
Các nhóm trình bày:
+ Yêu cầu: Nội dung lần lượt theo trình tự câu hỏi:
Nguyên nhân
Biện pháp
Yù nghĩa
+ Trong nhóm được phép bổ sung.
+ Các nhóm khác có thể hỏi và nhóm trình bày sẽ trả lời câu hỏi ® Nếu không trả lời được sẽ bị trừ điểm.
III. Hạn chế ô nhiễm môi trường:
HOẠT ĐỘNG 2
KẾT LUẬN
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
GV cho HS hoàn thành bảng 55 SGK tr.168.
GV thông báo đáp án đúng.
Mở rộng: Có bảo vệ được môi trường không bị ô nhiễm thì các thế hệ hiện tại và tương lai mới được sống trong bầu không khí trong lành, đó là sự bền vững.
HS điền nhanh vào bảng 55 từ nội dung các nhóm vừa trình bày.
Cá nhân tự sửa chữa nếu cần.
Rút ra kết luận:
HS đọc kết luận cuối bài.
HS ghi nội dung biện pháp hạn chế trong bảng 55.
KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ.
GV cho HS nhắc lại biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
DẶN DÒ.
Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
Các nhóm chuẩn bị nội dung: “ Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường” ở các bảng 56.1, 56.2, 56.3 SGKtr.170, 171, 172.
Tuần 31 	Ngày soạn: 03/04
Tiết 59	
BÀI 56 + 57 : THỰC HÀNH: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
MỤC TIÊU:
HS chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất các biện pháp để khắc phục.
Nâng cao nhận thức của HS đối với công tác chống ô nhiễm môi trường.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Giấy, bút.
Kẻ sẵn bảng 56.1 đến 56.3 vào giấy khổ to.
CÁCH TIẾN HÀNH:
Bài thực hành tiến hành trong 2 tiết:
Bài thực hành tiến hành trong 2 tiết.
Tiết 1: Hướng dẫn điều tra môi trường.
Tiết 2: Báo cáo tại các lớp.
Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG 1
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA MÔI TRƯỜNG
Hoạt động của GV
Họat động của HS
GV lưu ý: Tùy từng địa phương mà đề xuất địa điểm điều tra.
GV hướng dẫn nội dung bảng 56.1 SGK tr.170.
+ Tìm hiểu nhân tố vô sinh, hữu sinh.
+ Con người đã có họat động nào gây ô nhiễm môi trường.
+ Lấy ví dụ minh họa.
GV hướng dẫn nội dung bảng 56.2 SGK tr.171.
+ Tác nhân gây ô nhiễm: Rác, phân động vật,
+ Mức độ: Thải nhiều hay ít.
+ Nguyên nhân: Rác chưa xử lý, phân động vật còn chưa ủ thải trực tiếp,
+ Biện pháp khắc phục: Làm gì để ngăn chặn các tác nhân.
GV lưu ý: Chọn môi trường để điều tra tác động của con người tùy thuộc vào địa phương.
VD: 
+ Ở Hà Nội: Sông Tô Lịch bị ô nhiễm.
+ Ở Miền núi:Chặt phá, đốt rừng, trồng lại rừng.
+ Ở nông thôn: Mô hình VAC, nông lâm, ngư nghiệp.
Cách điều tra gồm 4 bước như SGK tr.171
+ Nội dung bảng 56.3
® Xác định rõ thành phần hệ sinh thái đang có.
® Xu hướng biến đổi các thành phần trong tương lai có thể theo hướng tốt hay xấu.
® Hoạt động của con người: Gồm gây biến đổi xấu hay tốt cho hệ sinh thái.
Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường:
HS nghe GV hướng dẫn, ghi nhớ để tiến hành điều tra.
Nôi dung các bảng 56.1, 56.2
Điều tra tác động của con người tới môi trường.
Nghiên cứu kĩ các bước thực hiện điều tra.
Nắm được yêu cầu của bài thực hành.
Hiểu rõ nội dung bảng 56.3
HS điều tra theo nhóm vào ngày nghỉ, ghi lại kết quả.
KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ:
Giáo viên nha ... i trọc thì trồng cây gây rừng
- Tăng cường thủy lợi, tưới tiêu hợp lí.
- Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.
- Thay đổi cây trồng hợp lí.
- Chọn giống thích hợp
- Hạn chế xói mòn đất, hạn hán, lũ lụt, cải tạo khí hậu, tạo môi trường sống cho sinh vật.
- Điều hòa lượng nước, mở rộng diện tích trồng trọt.
- Tăng độ màu cho đất, không mang mầm bệnh.
- Luân canh, xen canh, đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng.
- Cho năng suất cao, lợi ích kinh tế cao -> tăng vốn đầu tư cho cải tạo đất.
HOẠT ĐỘNG 3
VAI TRÒ CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC BẢO VỆ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ
Mục tiêu:
Nâng cao được ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Tuyên truyền về vấn đề bảo vệ thiên nhiên.
Hoạt động Giáo viên
Nội dung
G đưa vấn đề để H thảo luận: Vai trò của H trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã là gì?
H thảo luận, nêu được:
- Trồng cây, bảo vệ cây.
- Không xả rác bừa bãi.
- Tìm hiểu thông tin trên sách báo về việc bảo vệ thiên nhiên
Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
G đánh giá nộâi dung thảo luận của các nhóm.
Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng.
Có nhiều biện pháp bảo vệ thiên nhiên, nhưng phải nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người H về vấn đề này.
3. kiểm tra đánh giá
G yêu cầu H trả lời câu hỏi “Mỗi H cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên?”
4. dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu việc bảo vệ thiên nhiên.
Long Phước, ngày....... tháng ........ năm 2009
Phê Duyệt 
Tuần 33
Tiết 63	Ngày soạn: 15/04
BÀI 60: BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS đưa ra được ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái chủ yếu.
HS trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái từ đó đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hòan cảnh của địa phương.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹnăng hoạt động nhóm
- Kĩ năng khái quát hóa kiến thức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh ảnh về hệ sinh thái.
Tư liệu về môi trường và hệ sinh thái.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Oån định:
Kiểm tra bài cũ: Thông qua
Bài mới:
HỌAT ĐỘNG 1
TÌM HIỂU SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC HỆ SINH THÁI
Mục tiêu: 	HS nắm được đặc điểm nổi bật của hệ sinh thái.
	Lấy được ví dụ minh họa
Hoạt động Giáo viên
Nội dung
Hỏi:
- Trình bày đặc điểm của các hệ sinh thái trên cạn, nước mặn và nước ngọt?
- Cho ví dụ hệ sinh thái?
Đánh giá phần trình bày của HS, bổ sung:
- Mỗi hệ sinh thái đều đặc trưng bởi các đặc điểm: Khí hậu, động vật, thực vật.
- Mỗi hệ sinh thái có đặc điểm riêng. 
HS nghiên cứu bảng 60.1 ghi nhớ kiến thức.
- Quan sát tranh hình vẽ sưu tầm.
Tìm ví dụ minh họa cho hệ sinh thái.
Một vài học sinh trình bày.
HS khác nhận xét, bổ sung.
Rút ra kết luận
I. Sự đa dạng của các hệ sinh thái
Có 3 hệ sinh thái chủ yếu:
- Hệ sinh thái trên cạn: rừng, savan,...
- Hệ sinh thái nước mặn: rừng ngập mặn...
- Hệ sinh thái nước ngọt:Ao, hồ,...
HOẠT ĐỘNG 2
BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI
Mục tiêu: Chỉ ra được các biện pháp và hiệu quả của các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái.
Hoạt động Giáo viên
Nội dung
Hỏi:
- Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?
- Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng mang lại hiệu quả như thế nào?
HS: Cá nhân nghiên cứu SGK ghi nhớ kiến thức.
Thảo luận hiệu quả từ các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái
- Liên hệ thực tế
Rút ra nộidung
Hỏi:
- Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái biển?
- Có biện pháp nào bảo vệ hệ sinh thái biển?
- Liên hệ thực tế
Nhận xét đánh giá kết quả
HS nghiên cứu SGK và bảng 60.3.
Thảo luận tìm ra biện pháp phù hợp.
các nhóm ghi kết quả.
Khái quát kiến thức
Hỏi:
- Tại sao phải bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp?
- Có biện pháp nào để bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp?
- Liên hệ thực tế? 
HS: Nghiên cứu SGK và bảng 61.4, thảo luận trả lời các câu hỏi.
Khái quát hóa kiến thức
Kết luận chung: HS đọc kết luận chung trong SGK
II. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
- Xây dựng kế họach để khai thác nguồn tài nguyên rừng để tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- Xây dựng khu bảo tồn để giữ cân bằng và bảo vệ nguồn gen.
- Trồng rừng để phục hồi hệ sinh thái, chống xói mòn.
- Phát triển dân số hợp lí nhằm giảm áp lực về tài nguyên.
- Tuyên truyền bảo vệ rừng: Toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng.
2. Bảo vệ hệ sinh thái biển
- Bảo vệ bãi cát( nơi rùa hay đẻ trứng) và vận động người dân không săn bắt rùa tự do.
- Tích cực bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt.
- Xử lí các nguồn chất thải trước khi đổ ra sông, biển.
- Làm sạch bãi biển.
3. Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp
- Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.
- Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp:
+ Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu như: lúa nước, cây công nghiệp, lâm nghiệp,...
+ Cải tạo hệ sinh thái đưa giống mới để có năng suất cao.
4. Kiểm tra - đánh giá
- Vì sao phải bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu biện pháp bảo vệ hệ sinh thái?
5. Dặn dò
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục :"Em có biết?"
- Tìm đọc cuốn "Luật bảo vệ môi trường".
Tuần 33
Tiết 64	Ngày soạn:15/04
Bài tập: TÌM HIỂU LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được sự cần thiết phải ban hành luật Bảo vệ môi trường.
- HS nắm được những nội dung chính của chương II và III trong luật bảo vệ môi trường.
2. Kỹ năng:
- Tư duy lôgíc.
- Kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa kiến thức.
3. Thái độ:
Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ý thức chấp hành luật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- HS và GV sưu tầm cuốn :"Luật bảo vệ môi trường và nghị đinh hướng dẫn thị hành"
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Oån định:
Kiểm tra bài cũ: 
Sự đa dạng của các hệ sinh thái được thể hiện như thế nào?
Hãy nêu các biện pháp để bảo vệ các hệ sinh thái rừng, biển, nông nghiệp?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1
SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT
Mục tiêu: HS hiểu được sự cần thiết phải ban hành luật để ngăn chặn hậu quả xấu ảnh hưởng tới môi trường.
Hoạt động Giáo viên
Nội dung
Hỏi:
- Vì sao phải ban hành luật Bảo vệ môi trường?
- Nếu không có luật bảo vệ môi trường thì hậu quả sẽ như thế nào?
G cho các nhóm ghi ý kiến lên bảng
HS: Cá nhân nghiên cứu thông tin, ghi nhớ kiến thức.
Trao đổi nhóm, hoàn thành nội dung (cột 3) trong bảng 61 tr.184.
Đại diện nhóm trình bày. các nhóm khác bổ sung.
Rút ra kết luận
I. Sự cần thiết ban hành luật:
- Luật bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu của con người cho môi trường.
- Luật Bảo vệ môi trường điều chỉnh việc khai thác sử dụng các thành phần môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững cho đất nước.
HOẠT ĐỘNG 2
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Mục tiêu: HS nắm được nội dung chính của chương II và III về vấn đề suy thoái và khắc phục suy thoái môi trường.
Hoạt động Giáo viên
Nội dung
GV giới thiệu sơ lược về nội dung Luật Bảo vệ môi trường gồm 7 chương, nhưng phạm vi bài học chỉ nghiên cứu chương II và III.
Yêu cầu:
- 1 đến 2 HS đọc các điều 13, 14, 15, 16, 19, 20, 29, 31, 34, 36 tại chương II và III của luật bảo vệ môi trường.
- Trình bày sơ lược 2 nội dung về phòng chống suy thoái ô nhiễm môi trường, khắc phục ô nhiễm?
- GV để HS thảo luận toàn lớp
HS: Các nhóm trao đổi theo hai nội dung:
- Khái quát được vấn đề từ các điều trong luật.
- Chú ý tới vấn đề: Thành phần đất, nước, sinh vật của môi trường. Thống nhất ý kiến. trình bày.
rút ra kết luận
Liên hệ: Em đã thấy sự cố môi trường chưa và em đã làm gì?
Lưu ý: Tất cả các hành vi làm tổn hại tới môi trường của cá nhân, tập thể đều phải bồi thường.
HS trả lời
II. Một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam
* Phòng chống suy thoái ô nhiễm và sự cố môi trường.
- Cá nhân, tập thể phải có trách nhiệm giữ cho môi trường sạch và xanh.
- Cá nhân, tập thể có trách nhệm xử lí chất thải đúng qui trình để chống suy thóai và ô nhiễm môi trường.
- Cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam.
- Sử dụng tiết kiệm tài nguyên.
* Khắc phục suy thóai, ô nhiễm và sự cố môi trường.
Khi có sự cố về môi trường thì cá nhân, tổ chức phải khắc phụckịp thời và báo cáo với cơ quan quản lí cấp trên (nếu ở mức quan trọng) để xử lí.
HOẠT ĐỘNG 3
TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI NGƯỜI TRONG VIỆC CHẤP HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu: 
- HS nêu được trách nhiệm của bản thân và mọi người trong việc chấp hành luật.
- Nâng cao ý thức hơn nữa trong việc chấp hành luật.
Hoạt động Giáo viên
Nội dung
Yêu cầu HS:
- Trả lời 2 câu hỏi mục Đ SGK trang 185
Cá nhân suy nghĩ hay trao đổi trong nhóm để trả lời. Yêu cầu nêu được:
- Tìm hiểu luật.
- Việc cần thiết phải chấp hành luật.
- Vứt rác bừa bãi là vi phạm luật
- Sau khi trao đổi nhất trí nội dung, HS tự khái quát kiến thức.
Liên hệ:
- Ở các nước phát triển mỗi người dân đều rất hiểu luật và thực hiện tốt dẫn đến môi trường được bảo vệ bền vững.
HS có thể lấy ví dụ:
Singapo: Một mẩu thuốc lá vứt ra đường phạt 5USD và tăng ở lần sau.
-Giáo dục HS từ khi còn nhỏ
III. Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường.
- Mỗi người dân phải hiểu và nắm vững luật Bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường.
IV. KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ.
GV hỏi:
- Luật Bảo vệ môi trường ban hành nhằm mục đích gì?
- Bản thân em đã chấp hành luật như thế nào?
V. DẶN DÒ:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị cho bài thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 5657 sinh 9.doc