Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương I: Các thí nghiệm của Men Đen (tiết 1)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương I: Các thí nghiệm của Men Đen (tiết 1)

I- Kiên thức

- HS nêu được muc đích nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học

- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen

- Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền học

 II- Kỹ năng

- Tiếp tục phát triển kỹ năng so sánh, phân tích

 

doc 147 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1114Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương I: Các thí nghiệm của Men Đen (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 14 /8 / 2010 Chương I: Các thí nghiệm của men đen
Giảng:16 /8 / 2010
Tiết 1: Men đen và di truyền học
A- Mục tiêu
I- Kiên thức
- HS nêu được muc đích nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học
- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen
- Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền học
	II- Kỹ năng
Tiếp tục phát triển kỹ năng so sánh, phân tích 
B- Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh phóng to hình H.1.2 SGK
C- Hoạt động dạy học
 I- Bài mới
* Mở bài:Grêgo Men đen(1822-1884) là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền học
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
I- Di truyền học:
Gv:yêu cầu học sinh lam bài tập mục I(tr5) Liên hệ bản thân mình có những điểm giống và khác bố mẹ?
+Giống bố, mẹlà hiện tượng di truỳênhiện tượng di truyền là gì?
+Khác bômẹ là hiện tượng biến dị 
Biến dị là gì?
-Thế nào là di truyền,biến dị ? 
GV: Vởy di truyền và biến dị là hai hiện tượng phát sinh từ đâu?
Gv:giải thích rõ ý : biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản
GV yêu cầu học sinh trình bày nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học?
Hs trình bày những đặc điểm của bản thân giống và khác bố mẹ về chiều cao, màu mắtvà nêu được :
-
*Kết Luận:
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho các cá thế hệ con cháu 
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết 
HS: 
*Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất , cơ chế , tính qui luật của hiện tượng di truyền và biến dị
Hoạt động 2
II- Men đen người đặt nền móng cho di truyền học 
Gv: giới thiệu tiểu sử của men đen
-Gv:giới thiệu tình hình nghiên cứú dui truyền ở thế kỷ XIX và phương pháp nghiên cứu của men đen
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2, nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tinh
Trạng đem lai
GV nhấn mạnh thêm tính chất độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của men đen và giải thích ví sao Menđen chon đậu hà lan làm đối tượng nghiên cứu ?
Hs quan sát và phân tích hình 1.2. nêu được sự tương phản của từnh cặp tính trạng 
HS đọc kĩ thông tin SGK ,trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai
HS:Một vài học sinh phát biểu , lớp lớp bổ xung
*KL:Phương pháp phân tích các thế hệ lai(Sgk)
Hoạt động 3
III- Một số thuật ngữ cơ bản của di truyền hoc:
Gvhướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ
GV yêu cầu HS lấy VD minh hoạ cho từng thuật ngữ
GV giới thiệu một số kí hiệu
VD: P: mẹ bố
a/ Thuật ngữ:
HS thu nhận thông tin nghi nhớ kiến thức . _Tính trạng.
_ Cặp tính trạng tương phản.
_ Nhân tố di truyền
_ giống(dòng) thuần chủng SGK(tr.6)
b/ Kí hiệu :
P: Cặp bố mệ xuất phát.
X: Kí hiệu phép lai.
G: giao tử.
 : Giao tử đực (cơ thể đực)
 : Giao tử cái( cơ thể cái)
F: Thế hệ con
	II/củng cố:
1/ Hãy lấy các VD về các cặp TT ở người để minh hoạ cho khái niệm “ cặp tính trạng tương phản”
2/ Nội dung cơ bản của phương pháp lai phân tíchcác thế hệ lai của MD gồm ngững điểm nào?
III/ Hướng dẫn về nhà:
Đọc bài tiếp theo +học thuộc bài
 IV/Rút kinh nghiệm
 Soạn:17 /8 /2010 
 Giảng: 19/8 /2010
 Tiết 2 Lai một cặp tính trạng
A- Mục tiêu
I- Kiên thức
- HS Trình bày và phân tích đươc thí nghiệm lai một cặp tính trạng của men Đen
- Hiểu và nghi nhớ khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp .
- Hiểu và phát biểu được định luật phân li.
- Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của men đen
	II- Kỹ năng
Tiếp tục phát triển kỹ năng phân tích kênh hình
Rèn kĩ năng phân tích số liệu
B- Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh phóng to hình H.1.2 SGK
C- Hoạt động dạy học
 I- Bài mới
* Mở bài:GV cho HS trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Den
Vậy sự di truyền các tính trạng của bố mẹ cho con cháu như thế nào
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
I- Thí nghiệm của MĐ:
- Gv:Hướng dẫn HS quan sát hình 2.1
Giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu hà lan.
- GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm :Kiếu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn.
-Thế nào là di truyền,biến dị ? 
GV: Vậy di truyền và biến dị là hai hiện tượng phát sinh từ đâu?
Gvyêu cầu HS nghiên cứu bảng 2 SGKthảo luận:
+Nhận xét kiểu hình ở F1 ?
+Xác định tỉ lệ kiẻu hình ở F2 trong từngtrường hợp?
GV yêu cầu HS trình bàyTN của MĐ:
Gv: Nhấn mạnh về sự thay đổigiống làm mẹ thì kết quả không thay đổi vai trò di truyền như nhau của bố và mẹ.
GV: yêu cầu HS lam bài tập điền từ (tr 9)
GV: y/c HS nhắc lại qui luật phân li.
a/ Các khái niệm:
Hs quan sát tranh nghi nhớ cách tiến hành
HS nghi nhớ khái niệm :
- Kiểu hình : Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
- Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện ở F1 
- Tính trạng lặn: Là tính trạng đến F2Mới được biểu hiện.
HS phân tích bảng số liệu , thảo luận trong nhóm nêu được:
- kiểu hình F1mang tính trạng trội(của bố hoạc của mẹ)
- Tỉ lệ kiểu hình ở F2 (từ kết quả TN rút ra tỉ lệ 3 : 1 đối với các cặp tính trạng)
b/ Thí nghiệm :
- Lai hai giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thần chủng tương phản.
VD: P : Hoa đỏ hoa trắng
 F1 :Hoa đỏ
 F2 : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
(Kiểu hình 3 trội : 1lặn )
HS: chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
1: Đồng tính
2: 3 trội : 1 lặn
c/ Nội dung qui luât phân li:
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội :1 lặn
Hoạt động 2
II- Men đen giải thích kết quả thí nghiệm:
Gv: giải thích quan niệm đương thời của MĐ về di truyền hoà hợp.
- Nêu quan niệm của MĐvề giao tử thuần khiết .
GV: y/c HS làm bài tập mục (tr 9 )
+Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 .
-Gv: 
+Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng 
GV: hoàn thiện kiến thức y/c HS giải thích kết quả TN yheo MĐ:
GV: chốt lại cách giải thích lết quả là sự phân li mỗi nhân tố di truyền về một giao tử và giữ nguyen bản chất như cơ thể thuần chủng của P
HS quan sát h 2.3 thảo luận nhóm xác định được :
+G F1 : 1A :1a
Hợp tử F2 có tỉ lệ: 1AA : 2A a :1aa
+Vì hợp tử Aa, biểu hình trội giống hợp tử AA.
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ xung
*Theo MĐ:
+Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền qui định .
+trong quà trình phát sinh giao tử có sự phân li của của cặp nhân tố di truyền 
+các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh.
	II/củng cố:
1/trình bày TN lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả TN theo MĐ?
2/Phân biệt tính trạng trội tính trạng lặn cho VD?
III/ Hướng dẫn về nhà:
Đọc bài tiếp theo +học thuộc bài trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK
 Soạn: 21 /8 / 2010 
 Giảng: 23/8/ 2010
 Tiết3. Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
A- Mục tiêu
I- Kiên thức
-HS Trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích .
_Giải thích được vì sao qui luật phân li chỉ nghiệm đúng trong nhứng trường điều kiện nhất định .
Nêu đươý nghĩa của qui luật phân li đối với lĩnh vực SX
_Hiểu và phân tích được di truyền trội không hoàn toàn với di truyền trội hoàn toàn .
	II- Kỹ năng
Tiếp tục phát triển tư duy lí luận phân tích so sánh.
_Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
Ren kĩ năng viết sơ đồ lai
B-Giáo viên: Tranh phóng to lai phân tích + tranh phóng to h 3 SGK
C- Hoạt động dạy học
 I- Kiểm tra bài cũ:
1/ Phát biểu nội dung qui kuật phân li?
2/ Một số HS làm bài tập số 4 trên bảng.
II/ Bài mới:
* Mở bài:GV cho HS trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Den
Vậy sự di truyền các tính trạng của bố mẹ cho con cháu như thế nào
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
I- Lai phân tích:
Gv:y/c h/s nêu tỉ lệ các loại hợp tử ở F2trong thí nghiệm của MĐ
-Từ kết quả trên GV phân tích các khái niệm :Kiểu gen ,thể đồng hợp ,thể dị hợp
GV y/c HS xác định kết quả của các phép lai:
+P: Hoa đỏ Hoa trắng 
 AA	aa
+P: Hoa đỏ Hoa trắng
 Aa	aa
GV chốt lại kiến thức và nêu ván đề:Hoa đỏ có 2 kiểu gen AA và Aa.
-Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội ?
GV: Thông báo cho HS phép lai đó gọi là phép lai phân tích và y/c HS làm yiếp bà tập điền từ (tr.11)
GV gọi 1 HS nhắc lại khái niệm lai phân tích.
GVđưa thêm thông tin để HS p/b được khái niệm lai phân tích với mục đích của lai phân tích là nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
a/ Một số khái niệm:
HS nêu kết quả hợp tử ở F2 có tỉ lệ:
1AA : 2Aa :1aa
Hs nghi nhớ khái niệm 
_Kiểu gen : Là tổ hợp toàn hợp các nghen trong tế bào của cơ thể 
_Thể đồng hợp : Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.
_Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gentương ứng khác nhau.
Hsviết sơ đồ lai: 
HS căn cứ vào hai sơ đồ lai thảo luận và nêu được:
+Muốn XĐ liểu gen của cá thể mang tính trạng trội đem lai với cá thể mang tính trạng lặn
HS lần lượt điền các cum từ  theo thứ tự :
1:Trội 2 :kiểu gen 3: Lặn 4: Đồng hơp. 5: Dị hợp
b/Lai phân tích:
_ Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tinh trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn .
+Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp
+Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thf cá thể mang tính trạng trội có kiể gen dị hợp.
Hoạt động 2
II- ý nghĩa của tương quan trội lặn :
Gvy/c HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận .
+Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên ?
+Xác định tính trạng trội lặn nhàm mục đích gì?
+Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất ?
+Muốn xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào
Tự thu nhận thong tin và xử lí thông tin.thảo luận nhóm, thống nhất đáp án
đại diện nhóm trình bày ý kiến nhóm klhác bổ xung:
Kết luận
_Trong tự nhiên mối tuương quan trội lặn là phổ biến .
_Tính trạng trội thường là tính trạng tốt Cần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen quí vào 1kiểu gen tạo giống có ý nghĩa kinh tế
_Trong chon giống để tránh sự phân li tính trạng phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.
HS: xác định được cần sử dụng phép lai phân tích (nêu nội dung phương pháp)
Hoạt động 3
III/Trội không hoàn toàn
GV y/c HS quan sát hình 3, nghiên cưú thông tin SGK Nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F1 , F2 giữa trội không hàon toàn với thí nghiệm của MĐ?
GV y/c HS làm bài tập điền từ .
+Em hiểu thế nào là trội không hoàn toàn ?
HS tự thu nhận thông tin ,kết hợp quan sát hình xác định được kiểu hình của trội không hoàn toàn :
F1: Tính trạng trung gian 
F2: 1 trội : 2 trung gian :1 lặn:
HS: Điền được các cum từ 1:”Tính trạng trung gian” 2 : “1 :2 :1”.
_Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của F1biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố mẹ, còn F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1: 2 :1.
 III/củng cố:
Khoanh tròn vào chữ cái (a,b.) chỉ ý trả lời đúng .
Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích . kết quả thu được :
a/ Toàn quả  ... t
- Tái sinh
- Cung cấp lâm sản, gỗ
- Rừng điều hoà khí hậu
- tái sinh
Cách sử dụng hợp lí
- Cải tạo đất, bón phân hợp lí
- Chống sói mòn đất, chống khô cạn, chống nhiễm mặn
- Khơi thông dòng chảy
- Không thả rác, chất thải CN, SH xuống sông, hồ, biển
- Tiết kiệm nguồn nước ngọt
- Khai thác hợp lí kết hợp bổ sung
- Tahnhf lập khu bảo tồn thiên nhiên
*Liên hệ:
+ Em hãy cho biết tình hình sử dụng nguồn tài nguyên rừng, nước, đất ở VN hiện nay?
Gv thông báo thêm:
- TĐ có 1 triệu 400 triệu tỷ lít nước và chỉ có 0,0001 % lượng nước ngọt được sử dụng
- Gv đưa thêm khối lượng phát triển bền vững
Gv yêu cầu hs liên hệ..
Hs có thể nêu:
+ Phủ xanh đất trống, đồi trọc
+ Ruộng bậc thang
+ Khử mặn, hạ mạch nước ngầm
* Khái niệm phát triển bền vững:
- Phát triển bền vững là sự phát triển không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm tổn hại đến thế hệ tương lai đáp ứng lại các nhu cầu của họ
 Sự phát triển bền vững là mối quan hệ giữa n hoá và thiên nhiên
IV- Củng cố
	1) Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh?
	2) Tại sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?
V- Hướng dẫn về nhà
Học bài tar lời câu hỏi SGK
D- Rút kinh nghiệm
Soạn: 15 /04/ 2012
Giảng: 18/04/ 2012
Tiết 62: 
Khôi phục môi trường và gìn giữ 
thiên nhiên hoang dã
A- Mục tiêu
1) Kiến thức
	- Hs hiểu và giải thích vì sao càn khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã
	- hs hiểu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã
	- Hiểu k/n phát triển bền vững
2) Kĩ năng
- rèn kĩ năng tư duy logic, khả năng tổng hợp kiến thức
B- Chuẩn bị
	Tranh tư liệu về trồng rừng
C- Hoạt động dạy học
I- Kiểm tra bài cũ
1) Hãy phân biệt các loại tài nguyên thiên nhiên? Cho VD?
2) Vì sao phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên
II- Bài mới
Hoạt động dạy 
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
I- ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã
Gv đưa câu hỏi:
+ Vì sao cần khôi phcụ và gìn giữ thiên nhiên hoang dã?
+ Tại sao gìn giữ thiên nhiên hoang dã góp phần cân bằng sinh thái?
Hs: nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi, yêu cầu nêu được:
*Kết luận:
- Môi trường đang bị suy thoái
- Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ môi trường sống của chúng, tránh ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán
Hoạt động 2
II- Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
Hs: quan sát tranh vẽ tar lời câ hỏi:
+ Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
Em hãy lấy VD minh hoạ các biện pháp trên? Chúng ta đã làm được gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật?
Gv yêu cầu hoàn thành cột 2 trong bảng 59 SGK tr 79
Gv hướng dẫn hs tới ghi nhớ kiến thức
Hs: quan sát tranh nêu được:
Bảo vệ tài nguyên sinh vật gồm:
+ Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn
+ Xây dựng các khu bảo tồn, các khu vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã
+ Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật
+ Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật
+ ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quí hiếm
Hs:
+ Xây dựng khu rừng quốc gia Ba Vì, Cát Bà
+ Bảo vệ sv có tên trong sách đỏ: sao la, sếu đầu đỏ, mang lớn
2) Cải tạo các hệ sinh thái bị suy thoái
Hs: thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, yêu cầu nêu được
+ Cải tạo khí hậu, tạo được môi trường sống
+ Hạn chế hạn hán và lũ
Các biện pháp
Hậu quả
Với vùng đất trống đồi núi trọc thì trồng cây gây rừng
- Tăng cường thuỷ lợi, tưới tiêu hợp lí
- Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh
- Thay đổi cây trồng hợp lí
- Chọn giống thích hợp
 Hạn chế sói mòn đất, hạn hán, lũ, cải tạo khí hậu, tạo môi trường sống cho sinh vật
 Điều hoà lượng nước, mở rộng diện tích trồng trọt
 Phát triển độ màu cho đất, không mang mầm bệnh
 Luân canh, xen canh, đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng
 Cho năng suất cao, lợi ích kinh tế Phát triển vốn đầu tư cho cải tạo đất
Gv đưa vấn đề để hs thảo luận: Nhiệm vụ của hs trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã là gì?
Gv đánh giá nội dung thảo luận thống nhất
Hs nêu được:
+ Trồng cây, bảo vệ cây
+ Không xả rác bừa bãi
+ Tìm hiểu thông tin trên sách báo về việc bảo vệ thiên nhiên
*Kết luận:
- Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cho cộng đồng
- Có nhiều biện pháp bảo vệ thiên nhiên nhưng phải nâng cao ý thức và trách nhiệm của bản thân về vấn đề này
IV- Củng cố
	Gv yêu cầu mỗi hs trả lời câu hỏi: Mỗi hs cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
V- Hướng dẫn về nhà
Học bài tar lời câu hỏi SGK
Tìm hiểu việc bảo vệ hệ sinh thái
D- Rút kinh nghiệm
Soạn: / / 200
Giảng: / / 200
Tiết 63: 
Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
A- Mục tiêu
1) Kiến thức
	- Hs đưa ra được VD minh hoạ các kiểu hệ sinh thái chủ yếu
	- hs trình bày được hậu quả các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái, từ đó đề xuất đưcợ những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh
2) Kĩ năng
- rèn kĩ năng hoạt động nhóm
- Kĩ năng khái quát hoá kiến thức
B- Chuẩn bị
	Tranh ảnh, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
C- Hoạt động dạy học
I- Kiểm tra bài cũ
1) Trình bày các biện pháp bảo vựê thiên nhiên hoang dã?
II- Bài mới
Hoạt động dạy 
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
I- Tìm hiểu sự đa dạng của các hệ sinh thái
Gv nêu câu hỏi:
+ Hệ sinh thái là gì?
+ Mỗi hệ sinh thái đều đặc trưng bởi những đặc điểm gì?
+ Mỗi hệ sinh thái có đặc điểm gì riêng biệt?
Gv chốt lại
Hs: nghiên cứu bảng 60.1 ghi nhớ kiến thức
Hs: Khí hậu, thực vật, động vật
- Mỗi hệ sinh thái có đặc điểm riêng như: Hệ đv, thực vật, độ phân tầng, chiếu sáng
Hs ghi:
*Kết luận: có 3 hệ sinh thái chủ yếu:
- Hệ sinh thái trên cạn: rừng xa van..
- Hệ sinh thái nước mặn: rừng ngập mặn
- Hệ sinh thái nước ngọt: Ao, hồ
Hoạt động 2
II- Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
Gv đặt câu hỏi:
+ Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?
+ Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng mang lại hiệu quả ntn?
- Gv liên hệ thực tế
- Gv kết luận
Gv nêu câu hỏi:
+ Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái biển?
+ Có biện pháp nào bảo vệ hệ sinh thái biển?
+ Liên hệ thực tế?
Gv công bố những ý kiến đúng
Gv đưa câu hỏi:
+ Tại sao phải bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp?
+ Có những biện pháp nào để bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp
+ Liên hệ thực tế?
Gv mở rộng
1) Bảo vệ hệ sinh thái rừng
Hs: nghiên cứu nội dung SGK tr 180 và bảng 60.2 ghi nhớ kiến thức
Hs: rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật
Hs: điền nội dung bảng 60.2 SGK tr 181
Hs ghi nhớ: 
*Kết luận:
- Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng để tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên
- Xây dựng khu bảo tồn để giữ cân bằng và bảo vệ nguồn gen
- Trồng rừng phục hồi hệ sinh thái, chống sói mòn
- vận động định cư bảo vệ rừng đầu nguồn
- tăng dân số hợp lí giảm áp lực về TN
- Tuyên truyền bảo vệ rừng toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng
2) Bảo vệ hệ sinh thái biển
Hs nghiên cứu SGK và nội dung bảng 60.3 thảo luận 1 nhóm ghi kết quả vào bảng phụ, các nhóm khác theo dõi bổ sung
*Kết luận:
- Bảo vệ bãi cát và vận động VD không săn bắt rùa tự do
- Bảo vệ rừng ngập mặn
- Sử lí các nguồn chất thải trước khi đổ ra sông biển
- Làm sạch bãi biển
3) Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp
Hs nghiên cứu SGK tr 182 và bảng 60.4 trả lời
 Hs khái quát hoá kiến thức
*Kết luận:
- Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người
- Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp
+ Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp như: Trồng lúa nước, cây công nghiệp, lâm nghiệp
+ Cải tạo hệ sinh thái đưa giống mới để có năng suất cao
IV- Củng cố
	- Vì sao phải bào vệ các hệ sinh thái? Nêu biện pháp bảo vệ hệ sinh thái?
V- Hướng dẫn về nhà
Học bài trả lời câu hỏi SGK
Đọc mục “em có biết”
D- Rút kinh nghiệm
Soạn: / / 200
Giảng: / / 200
Tiết 64: 
Luật bảo vệ môi trường
A- Mục tiêu
1) Kiến thức
	- Hs hiểu được sự cần thiết phải ban hành luật bảo vệ môi trường
	- hs nắm được những nội dung chính của chường II và III trong luật bảo vệ môi trường
2) Kĩ năng
- rèn kĩ năng tư duy logic
- Kĩ năng tổng hợp, khái quát hoá kiến thức
B- Chuẩn bị
	Bảng phụ
C- Hoạt động dạy học
I- Kiểm tra bài cũ
1) Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái
2) Nêu biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng, biển
II- Bài mới
* Mở bài: cho hs nhắc lại k/n phát triển bền vững ta vào bài mới
Hoạt động dạy 
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
Sự cần thiết ban hành luật
Gv nêu cau hỏi:
+ Vì sao phải ban hành luật bảo vệ môi trường?
+ Nếu không có luật bảo vệ môi trường thì hậu quả sẽ ntn?
Gv đánh giá, nhận xét các ý kiến đúng và chưa đúng
Hs nghiên cứu SGK ghi nhớ kiến thức
- Luật bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn, khôi phục
- Nếu không có thì môi trường sẽ bị huỷ diệt
* Kết luận:
- Luật bảo vệ môi trường nhằm năgn chặn, khắc phục những hậu quả xấu của con người cho môi trường
- Luật bảo vệ môi trường điều chỉnh sự khai thác, sử dụng các tàhnh phần tự nhiên đảm bảo sự phát triển bền vững cảu đất nước
Hoạt động 2
II- Một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường ở VN
Gv giới thiệu sơ lược về nội dung luật bảo vệ môi trường gồm 7 chương nhưng phạm vi bài học chỉ nghiên cứu 2 chương II và III
+ Trình bày sơ lược 2 nội dung về phòng chống suy thoái ô nhõêm môi trường, khắc phục ô nhiễm?
Gv để hs thảo luận toàn lớp, tự các em tìm ra
* Liên hệ: Em đã thấy sự cố môi trường chưa và em đã làm gì?
Đại diện hs đọc to, rõ cho cả lớp theo dõi trao đổi theo 2 nội dung
+ Khái quát được sự vận động từ các điều trong luật
+ Chsu ý tới vấn đề: Thành phần đất, nước, sv của môi trường
Kết luận:
+ Phòng chống suy thoái môi trường:
- Cá nhân, tập thể phải có trách nhiệm giữ cho môi trường sạch và xanh
- Cá nhân, tập thể phải có trách nhiệm giữ, sử lí chất tahỉ đúng qui trình để chống suy thoái ô nhiễm môi trường
- Cấm nhập khẩu chất thải vào VN
- Sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên
* Khắc phục suy thoái ô nhiễm môi trường thì cá nhân , tổ chức phải khắc phục kịp thời và báo cáo với cơ quan quản lí cấp trên ( nếu ở mức quan trọng )
Hoạt động 3
III- Trách nhệim của mỗi người trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường
Gv yêu cầu hs:
+ Trả lời 2 câu hỏi mục SGK tr 185
- Sau khi hs trao đổi nhất trí các nội dung, giáo viên nhận xét bổ sung và yêu cầu hs tự khái quát kiến thức
+ Gv liên hệ việc bảo vệ môi trường ở một số nước
- ở singgapo: vứt 1 mẩu thuốc lá ra đươcngf phạt 5 USD và tăng ở lần sau
Hs, cá nhân trao đỏi nhóm, yêu cầu nêu được:
+ Tìm hiểu luật 
+ Việc cần thiết phải chấp hành luật 
+ Tuyên truyền dưới nhiều hình thức luật
+ Vứt rác bừa bãi là vi phạm pháp luật
*Kết luận:
- Mỗi người dân phải tìm hiểu và nắm vững luật bảo vệ môi trường
- Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường
IV- Củng cố
	- Luật bảo vệ môi trường ban hành nằhm mục đích gì?
	- Bản thân em đã chấp hành luật ntn?
V- Hướng dẫn về nhà
Học bài trả lời câu hỏi SGK
Chuẩn bị cho bài thực hành
D- Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Sinh 9 CKTKN.doc