Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Chương I: Các thí nghiệm của Menđen (tiết 4)

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Chương I: Các thí nghiệm của Menđen (tiết 4)

 TIẾT 1 MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC

 I. Xác định mục tiêu bài học

 1. Kiến thức

. HS trình bày được mục đích , nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền họ

 Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp pân tích các thế hệ lai của Menđen

 Hiểu và ghi nhớ một số thuột ngữ và kí hiệu trong di truyền học

 2. Kĩ năng .

 Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

 

doc 114 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Chương I: Các thí nghiệm của Menđen (tiết 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án sinh 9
Ngày soạn : 	
Ngày dạy: 
Chương I
các thí nghiệm của menđen
 Tiết 1 Menđen và di truyền học 
 I. Xác định mục tiêu bài học
 1. Kiến thức 
. HS trình bày được mục đích , nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền họ
 Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp pân tích các thế hệ lai của Menđen 
 Hiểu và ghi nhớ một số thuột ngữ và kí hiệu trong di truyền học 
 2. Kĩ năng .
 Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình 
 Phát triển tư duy phân tích so sánh 
 3. Thái độ .
 Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học 
II.Xác định phương pháp : 
 Sử dụng phương pháp : Vấn đáp tìm tòi, trực quan, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
 III. Chuẩn bị .
 GV: Tranh phóng to hình 1.2 
 HS: Nghiên cứu SGK
IV.Hoạt động dạy học 
 1. ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ 
 3. Bài mới .
Vào bài : Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỉ XX nhưnh chiếm một vị trí quan trọng tronh sinh học . Menđen - Người đặt nền móng cho di truyền học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
GV: yêu cầ HS làm bài tập mục ẹ ( tr. 5 ) : Liên hệ bản thân mình có những điểm giống và khác bố mẹ ?
GV: Giải thích 
+ Đặc điểm giống bố mẹ đ hiện tượng di truyền 
+ Đặc điểm khác bố mẹ đ hiện tượng biến dị .
Thế nào là di truyền , biến dị ?
GV: Tổng kết lại 
GV: Giải thích rõ ý : "Biến dị và di truyền là hai hiện tượng sonh\g song gắn liền với quá trình sinh sản "
GV: Yêu cầu HS trình bày nội dung và ý ngĩa thực tiễn của di truyền học .
Hoạt động 2
GV: Giới thiệu tiểu sử của menđen 
GV: Giới thiệu tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỉ XIX và phương pháp nghiên cứu của menđen .
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 1.2 , nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai .
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin đ nêu phương pháp ngiên cứu của Menđen ?
GV: Nhấn manh thêm tính chất độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen và giải thích vì sao Menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu ?
Hoạt động 3
GV: Hướng dẫn học sinh nghiên cứu một số thuật ngữ .
GV: yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ cho từng thuật ngữ .
GV: Nhận xét , sửa chữa nếu cần .
GV: Giới thiệu một số kí hiệu 
VD: P : mẹ ´ bố 
Học sinh trình nhứng đặc điểm của bản thân giống và khác bố mẹ về chiều cao , màu mắt , hình dạng tai ...
HS: Nêu được hai hiện tượng di truyền và biến dị .
HS: Sử dụng tư liệu SGK để trả lời lớp nhận xét bổ sung hoàn chỉnh đáp án 
Một HS đọc tiểu sử tr. 7 cả lớp theo dõi .
HS: quan sát và phân tích hình 1.2 đ nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng .
HS: Đọc kĩ thông tin SGK đ trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai 
Một vài HS phát biểu , lớp bổ sung .
HS tự thu nhận thông tin ghi nhớ kiến thức .
HS: Lấy các ví dụ cụ thể .
HS: Ghi nhớ kiến thức 
I. Di truyền học .
Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tôt tiên cho các thế hệ con cháu .
Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết .
Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất , cơ chế , tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị 
II. Men đen - Người đặt nền móng cho di truỳên học .
Phương pháp phân tích các thế hệ lai 
Nội dung : SGK ( tr. 6)
III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học .
a, Thuật ngữ .
Tính trạng 
Cặp tính trạng tương phản .
Nhân tố di truyền .
giống ( dòng ) thuần chủng đ SGK tr. 6 
b, Kí hiệu .
P: Cặp bố mẹ xuất phát 
´ : Kí hiệu phép lai 
G: Giao tử 
 ♂ : Giao tử đực 
 ♀ : Giao tử cái 
F : Thế hệ con 
 4. Củng cố và đánh giá
1, Trình bày nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen 
2, Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện pháp lai ?
3, Lấy các VD về tính trạng ở người để minh ghoạ cho khái niệm 
 " Cặp tính trạng tương phản "
 5. Hướng dẫn về nhà .
Học bài theo nội dung SGk 
Kẻ bảng 2 tr. 8 vào vở bài tập 
Đọc trước bài 2 
Ngày soạn : 	
Ngày dạy: 
 Tiết 2 lai một cặp tính trạng 
I. Xác định mục tiêu bài học
 1. Kiến thức .
HS trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen .
Hiểu và ghi nhớ khái niệm kiểu hình , kiểu gen , thể đồng hợp , thể dị hợp 
Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li .
Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen .
 2. Kĩ năng .
Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình 
Rèn kĩ năng phân tích số liệu , tư duy logic .
 3. Thái độ .
 Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứ tính quy luật của hiện tượng sinh học
 II.Xác định phương pháp : 
 Sử dụng phương pháp : Vấn đáp tìm tòi, trực quan, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
 III. Chuẩn bị .
GV:Tranh phong to hình hình 2.1 và hình 2.3 SGK .
 IV.Hoạt động dạy học 
 1. ổn định lớp .
 2. Kiểm tra bài cũ .
 1, Trình bày nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen 
2, Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện pháp lai ?
3, Lấy các VD về tính trạng ở người để minh ghoạ cho khái niệm 
 3. Bài mới .
 Vào bài : GV cho HS trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen .
 Vậy sự di truyền các tính trạng của bố mẹ cho con cháu như thế nào .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
GV: hướng dẫn học sinh quan sát hình 2.1 . Giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Ha Lan 
GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm : Kiểu hình , tính trạng trội , tính trạng lặn .
GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 2 SGK đ thảo luận .
+ Nhận xét kiểu hình ở F1 ?
+ Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp ?
3
1
705
224
Đỏ
Trắng
ằ
=
487
177
=
Cao
Lùn
3
1
ằ
428
224
=
Lục
Vàng
3
1
ằ
Từ kết quả đã tính toán , GV yêu cầu HS rút ra tỉ lệ kiểu hình ở F2 .
yêu cầu HS trình bày thí nghiệm của Menđen ?
GV nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm mẹ thì kết quả thu được không thay đổi đ Vai trò di truyền như nhau của bố mẹ .
GV yêu cầu HS làm bài tập điền từ ( tr.9) .
GV yêu cầu HD nhắc lại nội dung quy luật phân li .
Hoạt động 2
GV giải thích quan niệm đương thời của Menđen về di truyền hoà hợp .
Nêu quan niệm của Menđen về giao tử thuần khiết .
GV yêu cầu HS làm bài tập mục ▼ (tr.9)
+ Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại giao tử ở F2 .
+ Tai sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng .
GV hoàn thiện kiến thức đ yêu cầu HS giải tích kết quả thí nghệm theo Menđen .
GV chốt lại cách giải thích kết quả là sự phân li mỗi nhân tố di truyền về một giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng P .
HS quan sát tranh , theo dõi và ghi nhớ cách tiến hành .
HS ghi nhớ khái niệm .
HS phân tích bảng số liệu , thảo luận trong nhóm đ nêu được :
Kiểu hình F1 mang tính trạng trội ( của bố hoặc mẹ ) 
+ Tỉ lệ kiểu hình ở F2 .
Đại diện nhóm rút ra nhận xét , các nhóm khác bổ sung .
HS dựa vào hình 2.2đtrình bày thí nghiệm . Lớp nhận xét bổ sung .
HS lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống :
1: đồng tính 
2: 3 trội : 1 lặn 
- 1 - 2 HS đọc lại nội dung 
HS ghi nhớ kiến thức .
HS quan sát hình 2.3 , thảo luận nhóm xác định được :
+ G F1 : 1 A : 1 a 
Hợp tử F2 có tỉ lệ :
 1 AA : 2 Aa : 1 aa
+ Vì hợp tử Aa , biểu hiện kiểu hình trội giống AA .
Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác bổ sung .HS ghi nhớ kiến thức 
I. Thí nghiệm của Menđen .
a. Các khái niệm .
- Kiểu hình : Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể 
- Tính trạng trội : là tính trạng biểu hiện ở F1 .
- Tính trạng lặn : Là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện .
b. Thí nghiệm .
- Lai hai giống đậu 
 Ha Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản .
VD:
P Hoa đỏ ´ Hoa trắng
F1 Hoa đỏ 
F2 3 hoa đỏ :1 hoa trắng 
( kiểu hình có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn )
c. Nội dung quy luật phân li .
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn .
II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm .
- Theo Menđen :
+ Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định .
+ Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền .
+ Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh .
 4. Củng cố và đánh giá .
HS: Đọc kết luận chung trong SGK 
1, Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng và giait thích kết quả thí nghiệm của Menđen .
2, Phân biệt tính trạng trội , tính trạng lặn và cho ví dụ minh hoạ 
 5. Hướng dẫn về nhà .
	Học bài trả lời câu hỏi 1 , 2, 3 SGK 
Làm bài tập 4 ( GV hướng dẫn học sinh quy ước gen và viết sơ đồ lai )
Ngày kí duyệt của BGH
Ngày tháng..năm 2011
Tuần 2
 Ngày soạn : 	
 Ngày dạy :
Tiết 3 : lai một cặp tính trạng
(tiếp theo)
 I.Xác định mục tiêu bai học.
 1. Kiến thức .
 HS hiểu và trình bày được nội dung , mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích .
Giải thích và sao quy luật phân li chỉ nghỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định .
Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩng vực sản suất .
Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn với di truyền trội hoàn toàn .
 2. Kĩ năng .
Phát triển tư duy lí luận như so sánh , phân tích .
Rèn kĩ năng hoạt động nhóm .
 Luyện kĩ năng viết sơ đồ lai .
II.Xác định phương pháp : 
Sử dụng phương pháp : Vấn đáp tìm tòi,trực quan, đặt và giải quyết vấn đề.
 III. Chuẩn bị .
 GV: Tranh minh hoạ lai phân tích .
 Tranh phóng to hình 3 SGK 
IV.Hoạt động dạy học 
 1. ổn định lớp .
 2. Kiểm tra bài cũ .
 HS1 : Chữa bài tập 4 SGK 
 HS2 : Phát biểu nội dung quy luật phân li .
3. Bài mới .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
GV: yêu cầu HS nêu tỉ lệ các laọi hợp tử ở F2 trong thí nghiệm của Menđen .
- Từ kết quả trên GV phân tích các khái niệm :Kiểu gen , thể đồng hợp , thể dị hợp .
GV: Yêu cầu HS xác định kết quả của các phép lai :
+P: Hoa đỏ ´ Hoa trắng 
 AA aa 
+P: Hoa đỏ ´ Hoa trắng
 Aa aa
GV chốt lại kiến thức và nêu vấn đề : Hoa đỏ có hai kiểu gen AA và Aa .
- làm thế nào để xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội ?
GV thông báo cho Hs phép lai đó gọi là phép lai phân tích và yêu cầu Hs làm tiếp bài tập điền từ tr. 11 .
GV gọi một HS nhắc lại khái niệm lai phân tích .
GV đưa thêm thông tin để Hs phân biệt được khái niệm lai phân tích với mục đích của lai phân tích là nhằm xác địng kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội .
Hoạt động 2
GV Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGKđ thảo luận .
+ Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên ?
+ Xác đinh tính trạng trội , tính trạng lặn nhằm mục đích gì ? 
+ Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất ?
+ Muốn xác định giống có thuần chủng hay không cần pfải thực hiện phép lai nào ? 
Hoạt động 3
GV yêu cầu HS quan sát hình 3 , nghiên cứu thông tin SGK đ nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F1, F2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của Menđen ?
GV yêu cầu HS làm bài tập điền từ .
Em hiểu thế nào là trội không hoàn toàn? 
1 HS nêu kết quả hợp tử ở F2 có tỉ lệ :
1 AA : 2 Aa : ... aog 
 VD: 
 - Cây lúa được chuyển gen quy định tổng hợp b- Caroten ( tiền vi ta min A ) vào tế bào cây lúa để tạo ra giống lúa giàu vitamin A 
 -ở Việt Nam chuyển gen kháng sâu kháng bệnh , tổng hợp vitamin A , Gen chín sớm vào cây lúa , ngô , khoai tây , đu đủ .
c. Tạo động vật biến đổi gen.
 Trên thế giới:Đã chuyển 
gen sinh
 trưởng ở bò vào lợn giúp hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn .
 -ở Việt Nam : Chuyển gen tổng hợp hoóc môn sinh trưởng của người vào cá trạch. 
III. Khái niệm công nghệ sinh học . 
 *Khái niệm công nghệ sinh học :
 Là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra sản phẩm sinh học cần thiết cho con người 
 Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học :
 +Công nghệ lên men ...
 +Công nghệ tế bào ...
 +ông nghệ nhân phôi ...
 4. Củng cố và đánh giá.
GV Yêu cầu hoc sinh nhắc lại một số khái niệm : Kĩ thuật gen , công nghê gen , công nghệ sinh học 
 5. Hướng dẫn về nhà 
Học bài , trả lời câu hỏi SGK 	
Đọc mục " Em có biết "
Ngày soạn:	
Ngày dạy:
Tiết 34 Ôn tập học kì I
Xác định mục tiêu bài học :
1.Kiến thức : 
-Hệ thống hoá nội dung đã học
2.Kỹ năng :
- Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm tự luận, hệ thống hoá kênh hình ,kênh chữ
 3.Thái độ:
Yêu thích môn học có ý thức tự tìm tòi học hỏi để khám phá thế giới tự nhiên, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống.
II Xác định phương pháp : 
Sử dụng phương pháp : Vấn đáp tìm tòi, trực quan, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
III- Chuẩn bị:
GV: Hệ thống hoá kT
HS: Nhớ lại KT
IV- Hoạt động dạy học
Phần 1: Khát quát về cơ thể người
Câu 1 : Trình bày cấu tạo chung và thành phần hoá học của các tế bào trong cơ thể. Tế bào có những đặc điểm nào thể hiện tính chất sống của nó.
Câu 2 : Có mấy loại mô ? Nêu rõ những đặc điểm cấu trúc liên quan đến chức năng của mỗi loại?
Câu 3: Thế nào là hệ cơ quan. Trong cơ thể có những hệ cơ quan nào? Mối quan hệ giữa hệ cơ quan đó với hoạt động chung của cơ thể.
Câu 4: Phản xạ là gì? Phân biệt cung phản xạ và vòng phản xạ ý nghĩa của chúng trong đời sống.
Phần 2 Vận động
Câu 1: Bộ xương người có chức năng gì? Chức năng nào là quan trọng nhất? Nêu cấu tạo phù hợp với chức năng?
Câu 2: Trình bày sự phát triển của bộ xương
Câu3 : Nêu rõ đặc điểm tiến hoá của bộ xương người so với thú ?
Câu 4 : Trình bày cấu tạo của bắp cơ ?
Câu 5 : Trình bày sự tiến hoá của hệ cơ người.
Phần 3 : Tuần hoàn
Câu 1 : Thành phần của máu ? Đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng thành phần.
Câu 2 : Cơ chế đông máu và ý nghĩa của sự đông máu với cơ thể ?
Câu 3 : Nêu nguyên tắc truyền máu ?
Câu 4 : Tim có cấu tạo và hoạt động như thế nào ? Vì sao tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi.
Câu 5: Nêu rõ cơ sở khoa học của biện pháp rèn luyện tim.
Phần 4: Hô Hấp.
Câu 1: Các bộ phận của hệ hô hấp có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào? Bộ phận nào quan trọng nhất ? Tại sao.
Câu 2: Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người.
Câu 3: Cho biết các tác nhân có hại cho hệ hô hấp và biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân có hại? Nêu Biện pháp tập luyện để có hệ hô hấp khoẻ mạnh.
Phần 5: Tiêu hoá
Câu 1: Nêu rõ vai trò của các cơ quan tiêu hoá đối với cơ thể.
Câu 2: Nêu sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng và dạ dày?
Phần 6 Thực hành
Câu 1: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương.
Câu 2: Sơ cứu cầm máu.
Câu 3: Hô hấp nhân tạo
Câu 1. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
 a. ở khoang miệng Gluxit ...............................
pepsin
HCl
 b. ở dạ dày .......................... prôtêin chuỗi ngắn 
 c. Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở .......................................
 d. Các chất dinh dưỡng được ................................. và ................................... theo
 hai con đường: đường máu và đường bạch huyết. 
Câu 2. Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
 1. Sản phẩm cuối cùng được tạo ra ở ruột non sau khi kết thúc biến đổi hoá học là ?
 A. đường đôi, lipit, prôtêin, axitbéo B. đường đơn, gluxit, axitamin, glixêrin
 C, axitamin, glixêrin, axitbéo, đường đơn D. đường đơn, glixêrin, prôtêin, axitbéo
 2. Dịch mật do:
 A. Gan tiết ra B. Dạ dày tiết ra 
 C. Tuyến nước bọt tiết ra D. Ruột non tiết ra 
 3. Vai trò chủ yếu của ruột già là? 
 A. Thải phân B. Hấp thụ nước C. Hấp thụ tinh bột D. Cả A và B
 4. Đặc điểm cấu tạo của dạ dày là?
 A. Gồm hai lớp cơ rất dày và khoẻ D. Cả A và C
 B. Gồm ba lớp cơ rất dày và khoẻ E. Cả B và C
 C. Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị 
Câu 3. Chọn các câu ở cột A ghép với những câu ở cột B để có được câu đúng: 
Cột A
Ghép
Cột B
1. Trong nước bọt có
2.Trong dịch vị có
3. Sự trao đổi khí ở phổi
4. Sự trao đổi khí ở tế bào
1 + ....
2 + ....
3 + ....
4 + ....
A. Gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu
B. Enzim Amilaza giúp tiêu hoá Gluxit
C. Gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí vào máu và của CO2 từ máu vào không khí
D. Enzim Pepsin giúp tiêu hoá Prôtêin
 4. Củng cố và đánh giá.
GV Yêu cầu hoc sinh nhắc lại một số khái niệm, quy luật dt 
 5. Hướng dẫn về nhà 
Học bài , trả lời câu hỏi SGK 	
Đọc mục " Em có biết
Ngày kí duyệt của BGH
Ngày tháng..năm 2011
Tuần 19
	Ngày soạn:	
	Ngày dạy:
Tiết 36 gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
I.Xác định mục tiêu bài học.
 1. kiến thức .
	HS trình bày được :
	Sự cần thiết phải chọn các tác nhân cụ thể khi gây đột biến .
	Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí và hoá học để gây đột biến .
	HS giải thích được sự giống nhau và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật 
 2. Kĩ năng .
	Nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức .
	Kĩ năng so sánh tổng hợp .
	Khái quát hoá kiến thức , hoạt động nhóm 
 3. Thái độ .
	Giáo dục ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học 
	Tạo lòng yêu thích môn học 
II Xác định phương pháp : 
Sử dụng phương pháp : Vấn đáp tìm tòi, trực quan, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
III. Chuẩn bị .
Tư liệu về chọn giống , thành tựu sinh học , sách "Di truyền học "của Phan cự Nhân 
	Phiếu học tập
Tìm hiểu tác nhân vật lí gây đột biến
Tác nhân 
Tiến hành 
Kết quả
ứng dụng
Tia phóng xạ a,b,g.
Tia tử ngoại 
Sốc nhiệt 
IV.Hoạt động dạy học .
	1. ổn định tổ chức .
	2. Kiểm tra bài cũ .
	 HS 1 Kĩ thuật gen là gì ? gồm những khâu cơ bản nào ? Công nghệ gen là gì 
	 HS 2 Công nghệ sinh học là gì ? Gồm những lĩnh vực nào ? cho biết vai trò của công nghệ sinh học và từng lĩnh vực của nó trong sản xuất và đời sống 
	3. Bài mới 
 Vào bài :Người ta đã gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí và hoá học để tăng nguồn biến dị cho quá trình chọn lọc . Vậy người ta đã làm như thế nào.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV yêu cầu :
 + Hoàn thành nội dung phiếu học tập .
 + Trả lời câu hỏi :
 * Tại sa tia phóng xạ có khả năng gây đột biến ?
 * Tại sao tia tử ngoại thường được dùng để xử lí các đối tượng kích thước nhỏ ?
 GV Chữa bài bằng cách kẻ phiếu trên bảng các nhóm ghi nội dung 
 GV : Đánh giá hoạt động và kết quả các nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức .
 HS nghiên cứu thông tin SGK ghi nhớ kiến thức . 
 Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời hoàn thành phiếu học tập .
 Đại diện nhóm chữa phiếu học tập trên bảng các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung. 
Các nhóm trả lời câu hỏi , nhóm khác bổ sung .
I. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí
* Kết luận 
Nội dung trong phiếu học tập 
Tác nhân 
Tiến hành 
Kết quả
ứng dụng
1. Tia phóng xạ a,b,g.
 Chiếu tia, các tia xuyên qua màng , mô ( xuyên sâu )
Tác động lên ADN 
 Gây đột biến gen 
 Chấn thương gây đột biến ở NST 
 Chiếu xạ vào hạt nảy mầm , đỉnh sinh trưởng 
 Mô thực vật nuôi cấy 
2. Tia tử ngoại 
 Chiếu tia , các tia xuyên qua màng 
 ( xuyên nông )
 Gây đột biến gen 
 Xử lí vi sinh vật bào tử và hạt phấn 
3. Sốc nhiệt 
 Tăng giảm nhiệt độ môi trừng đột ngột 
 Mất cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng
 Tổn thương thoi phân bào đ rối loạn thoi phân bào 
Đột biến số lượng NST 
 Gây hiện tượng đa bội ở một số cây trồng ( đặc biệt là ở cây họ cà ) 
Hoạt động 2
 GV Yêu cầu học sinh nghiên cứu , trả lời câu hỏi mục ▼SGK tr 97 .
 GV nhận xét giúp học sinh hoàn thiện kiến thức 
Hoạt động 3
 GV Định hướng trước cho HS sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống gồm:
 + Chọn giống vi sinh vật 
 + Chọn giống cây trồng 
 + Chọn giống vật nuôi 
 GV Nêu câu hỏi. 
 + Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo hướng nào ? Tại sao ?
 + Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi ?
 GV Nhận xét và giúp HS hoàn thiện kiến thức 
 HS Nghiên cứu SGK ghi nhớ kiến thức
 Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
 Một vài học sinh trình bày đáp án , học sinh khác theo dõi , nhận xét và bổ sung 
 HS tổng hợp kiến thức 
 HS Nghiên cứu SGK tr 97,98 kết hợp v[uis các tư liệu sưu tầm ghi nhớ kiến thức. 
 HS Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến .
 Yêu cầu :
 + Nêu điểm khác nhau trong việc sử dụng thể đột biến ở vi sinh vật , thực vật 
 + Đưa VD 
 Đại diện nhóm trìng bày nhóm khác bổ sung .
 HS Đưa VD :
 - Xử lí bào tử , nấm Penicillium bằng tia phóng xạ , tạo được chủng penicillium có hoạt tính penicillin tăng gấp 200 lần ( sản xuất kháng sinh )
 -Giống táo má hồng đã được xử lí bằng hoá chất NMU từ giống táo Gia Lộc ( Hải Dương ) cho 2 vụ 1 năm , quae tròn , ngọt , dòn , thơm phía bên má , khi chín có sắc tím hồng 
 - Sử dụng đa bội ở dâu tằm , dương liễu tạo giống cây ytrồng đa bội có năng suất cao 
II. Gây đột biến nhân tạo bằnh tác nhân hoá học .
*Kết luận :
 Hoá chất : EMS,NMU,NEU, Cônsisin 
 Phương pháp :
 + Ngâm hạt ngô ,hạy nảy mầm vào dd hoá chất , tiêm dd dịch vào bầu nhuỵ , tẩm dd vào bầu nhuỵ ...
 + DD hoá chất tác động lên phân tử ADN làm thay thế cặp nuclêotít , mất cặp nuclêotít , hay cản trở sự hình thành thoi vô sắc .
III. Sử dụng đột biến nhân tao trong chọn giống .
a. Trong chọn giống vi sinh vật 
( Phổ bến là gây đột biến và chộn lọc )
 - Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao 
 - Chọn thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn 
 - Chọn các thể đột biến giảm sức sống , không còn khả năng gây bệnh để sản xuất vác xin 
b. Trong chọn giống cây trồng. 
 - Chọn đột biến có lợi nhân thành giống mới hoặc dùng làm bố mẹ lai tạo giống mới 
 - Chú ý các đột biến: kháng bệnh , khả năng chống chịu , rút ngắn thời gian sinh trưởng 
c. Đối với vật nuôi 
 - Chỉ sử dụng động vật bậc thấp 
 - Các động vật bậc cao: cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể dễ gây chết khi xử lí bằng tác nhân lí hoá 
 4. Củng cố và đánh giá .
 GV hỏi : Con người đã gây đột biến nhân tạo bằng loại tác nhân nào và tiến hành như thế nào ?
 5. Hướng dẫn về nhà .
	Học bài trả lời câu hỏi SGK .
	Tìm hiểu hiện tượng thoái hoá giống .
Ngày kí duyệt của BGH
Ngày tháng..năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Sinh Chuan 2011.doc