Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Di truyền và biến dị năm 2008

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Di truyền và biến dị năm 2008

. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học

- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.

- Hiểu được một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện tinh thần xây dựng bài của học sinh

 

doc 14 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 966Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Di truyền và biến dị năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 01: Ngày soạn://2010.
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CHƯƠNG I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN
BÀI 1. MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC.
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học
- Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
- Hiểu được một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện tinh thần xây dựng bài của học sinh
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng say mê nghiên cứu khoa học thông qua tấm gương của Menđen
- Xây dựng ý thức tự giác và hình thành thói quen đối với môn học
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Vấn đáp gợi mở.
- Trực quan 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: Hệ thống câu hỏi SGK, bảng phụ 
2. HS: Ôn tập kiến thức
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số:
- Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (0’)
III. Nội dung bài mới: (37’)
1. Đặt vấn đề: (2’) Thế giới sinh vật vô cùng phong phú và đa dạng. Thế nhưng, làm thế nào để giải thích được con cái có những điểm giống bố mẹ hoặc có những sai khác? Mối quan hệ giữa các sinh vật như thế nào? Các kiến thức sinh học lớp 6, 7, 8 không thể giải thích được. vậy người nào đặt nền móng cho những giải thích các vấn đề trên? Bài hôm nay sẽ trả lời phần nào câu hỏi trên. 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: ( ’)
Gv: Yêu cầu học sinh hoàn thành phần tam giác Sgk
Hs: Liên hệ bản thân để trả lời
Gv: Thông báo-Con sinh ra giống bố mẹ gọi là di truyền, ngược lại là biến dị. Vậy Di truyền là gì? Biến dị là gì?
Hs: Tham khảo Sgk để trả lời
Vậy di truyền học nghiên cứu những lĩnh vực nào?
Hs: Trả lời và đưa ra kết luận khái niệm “Di truyền học” dựa vào Sgk
I. Di truyền học:
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng bố mẹ, ông bà tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
- Di truyền học: là khoa học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị
Hoạt động 2: ( ’)
Gv: giới thiệu qua lịch sử của Menđen
Hs: Lắng nghe
Gv: Yêu cầu học sinh trình bày tóm tắt phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
Hs: Xem Sgk, trả lời và nhận xét nhau
Gv: chốt lại nội dung
Hs: Ghi nhớ nội dung
II. Menđen-Người đặt nền móng cho di truyền học:
- Menđen(1822-1884)
- Phương pháp phân tích các thế hệ lai:
+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thuần chủng rồi theo dõi qua nhiều thế hệ con cháu
+ Dùng toán thống kê phân tích kết quả thu được
Hoạt động 2: ( ’)
Gv: Để dễ dàng học phần Di truyền học, các em cần nắm một số thuật ngữ và kí hiệu của Di truyền học. trước hết hãy tìm hiểu một số thuật ngữ
Hs: Tham khảo Sgk ốt lần lượt nắm các thuật ngữ
Gv: Chốt lại nội dung các thuật ngữ
Hs: Ghi chép
Gv: Đưa ra các kí hiệu để yêu cầu học sinh tham khả Sgk để trả lời.
Hs: xem sgk để trả lời các thuâth ngữ
Gv: giải thích thêm về một số thuật ngữ
Hs: ghi chép 
III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học:
- Một số thuật ngữ:
+ Tính trạng: Là những đặc điểm về cấu tạo, hình thái, sinh lí của một cơ thể.
+ Cặp tính trạng tương phản; là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng.
+ Nhân tố di truyền: Quy định tính trạng của sinh vật.
+ Giống thuần chủng: Có đặc tính di truyền đồng nhất, thế hệ sau giống thế hệ trước.
- Một số kí hiệu:
+ P: Cặp bố mẹ xuất phát
+ X: Phép lai
+ G: Giao tử
+ F: Thế hệ con
+ ♂: Giống đực
+ ♀: Giống cái
	IV. Củng cố: (5’)
- Đọc phần tóm tắt SGK
- GV nhắc lại từng phần của bài học
	V. Dặn dò: (2’)
- Học nội dung bài cũ và làm bài tập 1,2,3,4 SGK
- Đọc phần em có biết
- Soạn phần hoạt động ở bài lai một cặp tính trạng.
NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:	
Tiết 02: Ngày soạn://2010.
 Bài 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG.
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Trình bày và phân tích được thí nghiệm “Lai một cặp tính trạng của Menđen”
- Nêu được khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp và thể dị hợp
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình
- Phát triển kĩ năng phân tích số liệu, tư duy logic
3. Thái độ:
- Củng cố niềm tin và khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng sinh học
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Vấn đáp gợi mở.
- Trực quan 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: Chuẩn bị tranh phóng to 21.1, 21.2, 21.3 
2. HS: Giấy nháp, máy tinh
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số:
- Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?
- Nêu các thuật ngữ và kí hiệu di truyền đã học?
III. Nội dung bài mới: (32’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Nhờ có phương pháp phân tích các thế hệ lai mà Menđen đã tìm ra các quy luật. Những quy luật đó có nội dung như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu hai trong số ba quy luật mà ông tìm ra. 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: ( ’)
Gv: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk và cho biết Menđen tiến hành thí nghiệm như thế nào?
Hs: liên hệ sgk để nêu cách tiến hành tí nghiệm của Menđen.
Gv: yêu cầu học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi: 
+Bố mẹ đem lai như thế nào?
+Vai trò của bố mẹ như thế nào?
+Kết quả F1?
+Kết quả F2
Hs:Dựa vào thí nghiệm để trả lời
I.Thí nghiệm của Menđen:
- Thí nghiệm:(sgk)
- Nhận xét:
+ Bố mẹ phải khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, thuần chủng
+ Vai trò của bố mẹ như nhau
+ F1: Đồng tính, mang tính trạng của bố hoặc mẹ
+ F2: Phân tính theo tỉ lệ trung bình 
3 trội: 1 lặn
- Kết luận: Phần tam giác sgk trang 9
Hoạt động 2: ( ’)
Gv:Yêu cầu Hs nhắc lại: yếu tố nào quy định tính trạng?
Hs: liênhệ bài cũ để trả lời
Gv: yêu cầu Hs xem sgk để cho biết: Mỗi cặp tính tạng do cái gì quy định? Ông kí hiệu các cặp nhân tố di truyền như thế nào?
Hs:Liên hệ sgh trả lời lần lượt, nhận xét lẫn nhau.
Gv: Nhận xét, chốt ý
Gv: Giải thích kết quả thí nghiệm bằng sơ đồ
Hs: Quan sát, lắng nghe và ghi nhớ
Gv: Vừa trình bày sơ đồ, vừa giải thích để học sinh quá trình tạo thành F1, F2 về KG, KH
Hs: Lắng nghe
II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm:
- Mỗi cặp tính trạng ở cơ thể đều do một cặp nhân tố di truyền quy định.
- Dùng chữ cái in hoa để kí hiệu nhân tố di truyền trội(A, B,C), quy đinh tính trạng trội. Chữ cái in thường (a,b,c) kí hiệu là nhân tố di truyền lặn, quy định tính trạng lặn.
- Sơ đồ lai:
 Ptc Hoa đỏ x Hoa trắng
 AA aa
Gp A a
F1: KG Aa
 KH 100% hoa đỏ 
F2= F1xF1
 Hoa đỏ x Hoa đỏ 
 Aa Aa
GF1 A, a A, a
A
a
A
AA
Aa
a
Aa
aa
KG: 1AA : 2Aa : 1aa
KH: 3Hoa đỏ : 1Hoa trắng 
	IV. Củng cố: (5’)
- Đọc nội dung tóm tắt sgk
- Ptc Hạt vàng x Hạt xanh(Hạt vàng trội, hạt xanh lặn). Cho biết kết quả ở F1 và F2 về kiểu hình. Nếu em nào minh hoạ được bằng sơ đồ thì càng tốt.
	V. Dặn dò: (2’)
- Học nội dung bài cũ và làm tất cả các bài tập sgk
- Hãy tự kí hiệu kiểu gen và viết một số sơ đồ các cạp tính trạng tương phản, thuần chủng ở người hoặc các loài sinh vật mà em biết.
NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:	
Tiết 03: Ngày soạn://2010.
 Bài 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (Tiếp theo).
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu và trình bày được nội dung, mục đích , ứng dụng của phép lai phân tích
- Hiểu được quy luật phân li độc lập chỉ nghiệm đúng trong một số trường hợp nhất định
- Hiểu được trường hợp trội không hoàn toàn
2. Kĩ năng:
- Phát triển được tư duy lí luận, phân tích, so sánh
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu thích bộ môn
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Hỏi đáp - Tìm tòi
- Quan sát - Tìm tòi
- Thuyết trình - Tái hiện 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: 
- Tranh minh hoạ Lai phân tích
- Tranh phóng to hình 3 sgk 
2. HS: 
- Xem nội dung bài lai Một cặp tính trạng tiết trước và nội dung bài mới
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số:
- Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu kết luận về lai một cặp tính trạng của Menđen(Ở F1, F2)
- Viết sơ đồ từ Ptc đến F2 của phép lai sau:	Hạt xám x Hạt trắng 
(Biết gen A: Quy định hạt xám, gen a: Quy định hạt trắng, Hạt xám trội hoàn toàn)
III. Nội dung bài mới: (32’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Ở tiết đầu, ta biết được kiểu gen AA và Aa đều cho kiểu hình như nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt được ha cơ thể này? Giả sử vai tro của A và a như nhau thì sẽ xẫy ra điều gì với cơ thể Aa? Bài hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời về hai vấn đề nêu trên. 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: ( ’)
Gv: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk và trả lời yêu cầu thứ nhất của phần tam giác sgk.
Hs: lên bảng để làm
Gv: Hướng dẫn, gợi ý cho học sinh
Hs: Tự hoàn chỉnh bài
Gv: Hoàn thiện nội dung, kết luận
Hs: Ghi nhớ nội dung bài học
Gv: yêu cầu học sinh điền vào phần sgk
Hs: Điền nội dung, nhận xét nhau
Gv: Hoàn chỉnh kiến thức
Hs: Ghi nhớ nội dung
III. Lai phân tích:
- Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mạng tính trạng trôi. Nếu kết quả:
+ 100% thế hệ con mang tính trạng trội thì đối tợng đem xét có kiểu gen đồng hợp
+ 1trội:1lặn thì đối tượng đem xét có kiểu gen dị hợp
Hoạt động 2: ( ’)
Gv: Lai phân tích có vai trò gì trong sản xuất hay không? 
Hs: Trả lời, nhận xét nhau
Gv: Yêu cầu học sinh hoàn thiện phần tam giác sgh
Hs: Thảo luận, đưa ra kết quả
Gv: Chuẩn hoá nội dung kiến thức
Hs: Ghi nhớ nội dung
IV. Ý nghĩa tương quan trội lặn:
- Thông thường tính trạng trội là tính trạng tốt, tính trạng lặn là tính trạng xấu.
- Để xác định tương qua trội lặn của một cặp tính trạng tương phản ở giống vật nuôi, cây trồng, người ta thường dùng phương pháp phân tich các thế hệ lai của Menđen.
Hoạt động 3: ( ’)
Gv: Yêu cầu học sinh quan sát hình 3sgk, nhận xét xem kết quả có gì khác với thí nghiệm của Menđen?
Hs: kiểu gen AA và Aa không có kiểu hình giống nhau
Gv: Nêu ra trường hợp trội không hoàn toàn
Hs: Lắng nghe
Gv: Yêu cầu học sinh hoàn thiện phần ▼
Hs: Thảo luận, điền vào chỗ trống
Gv: Kết luận
Hs: ghi nội dung vào vỡ
V. Trội không hoàn toàn:
Hiện tượng biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ ở F1 và ở F2 có kiểu hình: 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn gọi là trội không hoàn toàn 
	IV. Củng cố: (5’)
- Đọc phần tóm tắt sgk
- Nhắc lại trường hợp lai phân tích và trội không hoàn toàn
- Yêu cầu một số học sinh lấy vài ví dụ minh hoạ
	V. Dặn dò: (2’)
- Yêu cầu học sinh xem kỉ lại pháp la phân tích để thấy rỏ hơn lợi ích thực tiển của phép lai này.
- Làm các bài tập sgk
- Đọc nội dung bài mới, soạn trước nội dung bài mới.
NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:	
Tiết 04: Ngày soạn://2010.
Bài 4: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG. 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Mô tả được thí nghiệm “lai hai cặp tính trạng của Menđen”
- Học sinh ... p tính trạng so với lai một cặp tính trạng?
Hs: Kế quả đều cho 3 trội: 1 lặn
Gv: Dựa vào kết quả trên hãy điền vào ô trống phần hoạt động
Hs: Thảo luận, điền vào ô trống
Gv: Nhận xét, kết luận
Hs: Ghi nhớ
I.Thí nghiệm của Menđen:
1. Thí nghiệm: sgk
2. Kết quả:
Ptc Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn
F1: 100% Vàng, trơn
F2: Vàng/xanh = 416/140 = 3:1
 Trơn/nhăn = 423/133 = 3:1
KH: 9/16 vàng, trơn: 3/16 vàng, nhăn: 3/16 xanh, trơn: 1/16 xanh, nhăn
3. Kết luận:
Khi lai một cặp bố mẹ khác nhau hai cặp tính trạng tương phản, thuần chủng, di truyền độc lập, thì F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Hoạt động 2: ( ’)
Gv: Dựa vào thí nghiệm của Menđen hãy cho biết: Có những kiểu hình nào khcs với bố mẹ?
Hs: vàng, nhăn và xanh, trơn
Gv: Kiểu hình này có được là do đâu?
Hs: Sự tổ hợp một nữa của bố và một nữa của mẹ
Gv: Minh hoạ thêm về trường hợp biến dị tổ hợp
Hs: Lắng nghe và ghi nhớ
II. Biến dị tổ hợp:
- Biến dị tổ hợp là biến dị di truyền do sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P
- Nguyên nhân của biến dị tổ hợp là do sự phân li dộc lập và tổ hợp tự do của các các nhân tố di truyền. 
IV. Củng cố: (5’)
- Đọc phần tóm tắt sgk
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kết quả F1, F2 ở lai hai cặp tính trạng của Menđen.
- Nhấn mạnh lại trường hợp biến dị tổ hợp 
V. Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ và làm bài tập sgk
- Xem trước bài mới và kẻ trước bảng 5 vào vỡ bài tập
NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:	
Tiết 05: Ngày soạn://2010.
Bài 5. LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG(Tiếp theo) 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Giải thích được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen
- Trình bày được hiện tượng phân li độc lập và ý nghĩa của nó trong tiến hoá và chọn giống
2. Kĩ năng:	
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu thích bộ môn
- Tích cực, hăng say trong việc hoạt động nhóm để tìm hiểu bài
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Hỏi đáp - Tìm tòi
- Quan sát - Tìm tòi
- Thuyết trình - Tái hiện 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: 
-Tranh phóng to hình 5sgk
-Bảng phụ 5 sgk
2. HS: 
Xem trước nội dung bài mới
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số:
- Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Bài tập 3 sgk trang 13
- Thế nào là biến dị tổ hợp? Cho ví dụ: 
III. Nội dung bài mới: (32’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Menđen đã tiến hành lai hai cặp tính trạng thì F2 xuất hiện kiểu hình khác P, 4 kiểu hình, 16 tổ hợp. Kết quả trên được giải thích như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu và giải thích được điều đó. 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: ( ’)
Gv: Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2 thì kết quả sẽ như thế nào ở thí nghiệm của Menđen khia lai hai cặp tính trạng?
Hs: Tỉ lệ từng cặp T2 ở F2: 3 trội: 1 lặn
Gv: Kết quả từng cặp tính trạng khi lai hai cặp và một cặp tính trạng đều như nhau, điều đó chứng tỏ cái gì?
Hs: Các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.
Gv: Ông xem mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định. Ông quy ước như thế nào?
Hs: Liên hệ bài cũ và sgk để trả lời
Gv: Giải thích thêm về hình 5 sgk và yêu cầu học sinh hoàn thiện phần hoạt động
Hs: Thảo luận nhóm, trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau
Gv: Nhận xét các nhóm, đưa ra đáp án.
Hs: Quan sát, tự rút ra kiến thức cho bản thân
Gv: Qua nội dung thầy trình bày, em nào có thắc mắc gì không?
Hs: Trình bày quan điểm
Gv: Tuỳ từng tình huống để giải thích
III. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm:
- Mỗi cặp tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền quy định
- Ông dùng các chữ cái để quy định các nhân tố di truyền
A: Quy định hạt vàng 
a: Quy định hạt xanh
B: Quy định hạt trơn
b: Quy định hạt nhăn
Kết quả
Tỉ lệ mỗi 
kiểu gen ở F2
Tỉ lệ mỗi
kiểu hình ở F2
Hạt
vàng
trơn
1AABB
2AABb 9A-B-
2AaBB
4AaBb
9 Hạt vàng, trơn
Hạt vàng nhăn
1Aabb 3A-bb
2Aabb
3 Hạt vàng, nhăn
Hạt xanh trơn
1aaBB 3aaB-
2aaBb
3 hạt xanh, trơn
Hạt xanh nhăn
1aabb
1 Hạt xanh, nhăn
Ghi chú
16 tổ hợp
4 loại kiểu hình
Hoạt động 2: ( ’)
Gv: Các em xem sgk và trả lời yêu cầu của phần IV.
Hs: Xem sgk, liên hệ thực tế để trả lời
Gv: Nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò của quy luật phân li độc lập
Hs: Tự ghi nhớ
Gv: Nếu em nào chưa hiểu thì hãy sử dụng bảng ở hình 5sgk
Hs: Xem sgk để hiểu vấn đề hơn
IV. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập
- Tạo nguồn biến di tổ hợp vô cùng phong phú cho các loài sinh vật.
- Tạo kiểu hình, kiểu gen phong phú cho sinh vật
IV. Củng cố: (5’)
- Học sinh đọc phần tóm tắt sgk
- Làm bài tập 3 sgk 
V. Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ và làm bài tập 1,2,4 sgk trang 1	9
- Đọc trước bài mới, kẻ bảng 6.1, 6.2 sgk để tiết sau thực hành.
 NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:	
Tiết 06-07: Ngày soạn://2010.
Bài 6: THỰC HÀNH-TÍNH XÁC SUẤT XUẤT HIỆN CÁC MẶT CỦA 
MỘT ĐỒNG KIM LOẠI. 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết xác định xác xuất một và hai sự kiện xẩy ra đồng thời thông qua việc gieo một và hai đồng kim loại
- Biết dùng toán thống kê để hiểu được tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong lai một cặp tính trạng
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
- Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu bằng toán thống kê
3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học
- Có thái độ yêu thích bộ môn 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Thực hành 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: 
Chuẩn bị các đồng kim loại đủ cho 4 nhóm hoạt động
2. HS: 
Kẻ trước hai bảng sgk và đọc qu yêu cầu của bài thực hành
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số:
- Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Hãy hoàn thành sơ đồ lai sau đến F1: (Thân cao trội hoàn toàn, thân thấp lặn) 
	P Thân cao x Thân cao
 Aa Aa 
III. Nội dung bài mới: (32’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Dựa vào nội dung kiểm tra bài cũ để chuyển vào bài mới
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: ( ’)
Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm, yêu cầu Hs đọc phần thông tin sgk
Hs: Lắng nghe hướng dẫn của giáo viên, đọc sách để biết nội dung công việc
Gv: Cho học sinh ra sân trường, chia nhóm để học sinh làm.
Hs: Làm theo nhóm, thống kê kết quả
Gv: Quán xuyến các nhóm, hướng dẫn kịp thời cho các nhóm
Hs: Điền kết quả vào bảng 6.1
Gv: Hướng dẫn Hs xử lí kết quả
Hs: Tính toán để rút được mối quan hệ giữa bài thực hành và thí nghiệm của Menđen.
Gv: Đính chính và kết luận
Hs: Ghi nhớ
1. Gieo một đồng kim loại:
- Tỉ lệ xuất hiện mặt sấp, ngữa gần bằng 1:1, càng gieo nhiều lần thì kết quả càng gần đúng tỉ lệ 1:1
- Tỉ lệ sấp ngữa nói lên mối quan hệ với tỉ lệ giao tử của cơ thể Aa
Hoạt động 2: ( ’)
Gv: yêu cầu học sinh đọc nội dung sgk để nắm cách làm, hướng dẫn thêm cách làm
Hs: Lắng nghe hướng dẫn của giáo viên, tham khảo thêm sgk để nắm nội dung công việc
Gv: Yêu cầu học sinh làm theo nhóm và điền nội dung vào bảng 6.2
Hs: Làm, điền nội dung vào bảng 6.2
Gv: Hướng dẫn Hs xử lí kết quả
Hs: Tính toán để rút được mối quan hệ giữa bài thực hành và thí nghiệm của Menđen.
Gv: Đính chính và kết luận
Hs: Ghi nhớ
2. Gieo hai đồng kim loại:
Tỉ lệ 1SS: 2SN: 1NN nói lên mối liên hệ với kết quả kiểu gen F2 khi lai hai cơ thể Aa x Aa
IV. Củng cố: (5’)
- Các nhóm tập hợp kết quả để tổng hợp vào một bảng chung có mẫu như sau
Mẫu 1
Nhóm
Số lần gieo
S
N
1
2
3
4
Tổng
Số lượng
Tỉ lệ 
Mẫu 2
Nhóm 
Số lần gieo
SS
SN
NN
1
2
3
4
Tổng 
SL
Tỉ lệ 
- Liên hệ kết quả mẫu 1 với giao tử của cơ thể Aa, liên hệ kết quả mẫu 2 với kiểu gen của cơ thể con khi lai Aa với Aa 
V. Dặn dò: (2’)
- Hoàn thiện nội dung bảng mẫu 1, 2 phần trên đã yêu cầu - Về nhà học các nội dung lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng để tiện cho tiết sau ôn tập.
 NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:	
Tiết 08: Ngày soạn://2010.
Bài 8: NHIỄM SẮC THỂ.
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài
- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân
- Hiểu được chức năng của NST đối với di truyền các tính trạng
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong tiết học
- Có thái độ yêu thích bộ môn, biết lắng nghe giáo viên và tìm hiểu các nội dung sgk 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Hỏi đáp-Tái hiện
- Giải bài toán-Tái hiện
- Hoạt động nhóm 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: 
Tranh phóng to hình 8.1 đến 8.5 
2. HS: 
Làm bài cũ, xem trước nội dung bài mới 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số:
- Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (0’)
III. Nội dung bài mới: (37’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Ở chương trước, ta biết rằng: các tính trạng do các nhân tố di truyền quy định. vậy, nhân tố di truyền nằm ở đâu? Bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi đó. 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: ( ’)
Gv: Yêu cầu học sinh xem bảng 8 sgk và cho biết vì sao Bộ NST tế bào sinh dưỡng là số chẵn?
Hs: Xem sgk để trả lời câu hỏi, nhận xét nhau
Gv: Giới thiệu qua cặp NST tương đồng
Hs: Lắng nghe, ghi nhớ
Gv: Yêu cầu học sinh xem bảng 8 sgk và hình 8.2 để hoàn thiện phần hoạt động
Hs: Thảo luận nhóm, trình bày kết quả và nhận xét lẫn nhau
Gv: Đính chính, đưa ra nội dung ghi nhớ
Hs: Ghi chép nội dung 
I. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể:
- Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng(1/2có nguồn gốc từ bố, 1/2 có nguồn gốc từ mẹ), kí hiệu là 2n
- Nhiễm sắc thể trong giao tử chiếm 1/2 bộ NST trong tế bào sinh dưỡng, kí hiệu là n
- Mỗi loài có số lượng và hình dạng đặc trưng
Hoạt động 2: ( ’)
Gv: yêu cầu học sinh xem thông tin sgk và hình 8.5 để hoàn thiện yêu cầu phần hoạt động
Hs: Quan sát, trả lời và nhận xét lẫn nhau
Gv: Giúp đỡ học sinh đưa ra câu trả lời đúng, đưa ra kết luận cuối cùng
Hs: ghi chép nội dung chính vào vở
II. Cấu trúc nhiễm sắc thể:
- Ở kì giữa, nhiễm sắc thể gồm hai Crômatit va và tâm động
- Một Crômatit gồm một phân tử ADN và 8 h phân tử prôtêin loại Histôn.
Hoạt động 3: ( ’)
Gv: Cho học sinh quan sát hình 19.3 sgk để cho biết NST chứa yếu tố nào.
Hs: Nêu được NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN 
Gv: ADN nhân đôi dẫn đến điều gì?
Hs: Liên hệ sgk để trả lời
Gv: Đính chính nội dung để đưa ra nội dung cần ghi nhớ
Hs: Ghi chép nội dung
III. Chức năng của Nhiễm sắc thể:
- Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN 
- ADN nhân đôi tạo điều kiện cho NST nhân đôi. Nhờ đó, các gen quy định các tính trạng được duy trì qua các thế hệ 
IV. Củng cố: (5’)
- Đọc nội dung tóm tắt sgk
- Giáo viên nêu lại nội dung chính của ba phần
- Học sinh làm bài tập 1 sgk
V. Dặn dò: (2’)
- Làm bài tập 2, 3 sgk trang26
- Kẻ trước bảng 9.1, 9.2 sgk và xem trước phần hoạt động sgk 
 NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 9 t1.doc