Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Di truyền và biến dị (tiếp)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Di truyền và biến dị (tiếp)

MỤC TIÊU :

 - Trình bày được đối tượng nhiệm vụ và vai trò của di truyền học. Giải thích được phương pháp nghiên cứu độc đáo của MenĐen .

 - Trình bày được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học.

 - Rèn kĩ năng quan sát và tiếp thu được kiến thức từ hình vẽ, rèn kĩ năng làm việc với SGK và hoạt động theo nhóm .

 - Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 

doc 138 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Di truyền và biến dị (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng ngày 
 Di truyền và biến dị 
	Chương I :các thí nghiệm của MenĐen
Tiết 1 : BàI I : MenĐen và di truyền học 
I . Mục tiêu : 
 - Trình bày được đối tượng nhiệm vụ và vai trò của di truyền học. Giải thích được phương pháp nghiên cứu độc đáo của MenĐen .
 - Trình bày được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học.
 - Rèn kĩ năng quan sát và tiếp thu được kiến thức từ hình vẽ, rèn kĩ năng làm việc với SGK và hoạt động theo nhóm .
 - Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn
II Đồ dùng dạy học: 
 Tranh phóng to hình vẽ trong SGK 
III. Hoạt động dạy và học :
 Giáo viên giới thiệu nội dung chương trình sinh học 9, phương pháp học, phân nhóm, các tài liệu sách vở học tập phục vụ cho môn sinh học 9 .
 Hoạt động I : tìm hiểu về di tryuền học 
Hoạt động của GV và học sinh 
- GV: yêu cầu học sinh đọc thông tin ở phần I .
 - HS: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi :
 + Thế nào là di truyền học ?
 +Thế nào là biến dị ?
 + Đối tượng nội dung và ý nghĩa của di truyền học là gì ?
GV: Giải thích thêm : Di truyền và biến dị là hai hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản
HS : Cho học sinh tự liên hệ bản thân xem giống và khác bố mẹ ở những điểm nào ?
 Nội dung bàI học 
đ Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu .
-đ Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ .
-đ Di truyền học nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền biến dị .
- Di truyền học đề cập đến cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền, biến dị .
 - Di truyền học cung cấp cơ sở lí thuyết cho khoa học chọn giống, có vai trò rất quan trọng trong y học và trong công nghệ sinh học 
Hoạt động II: Tìm hiểu Menđen người đặt nền móng 
 cho di tryuền học 
- GV: yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi.
- HS: Nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi
- Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của MenĐen là gì ? 
- GV : nhấn mạnh thêm MenĐen đã chọn cây đậu Hà lan làm đối tượng nghiên cứu bởi chúng có 3 đặc điểm ưu việt sau :
 +Thời gian sinh truởng và phát triển ngắn.
 + Là cây tự thụ phấn cao độ.
 + Có nhiều tính trạng tương phản và trội lấn át lặn một cách hoàn toàn.
-Phương pháp phân tích các thế hệ laicó nội dung cơ bản là:
 + Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuàn chủng tương phản , rồi theo dõi di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
 + Dùng toán thống kê để phân tích các só liệu thu được .Từ đó rút ra các quy luật di truyền các tính trạng. 
Hoạt động III: Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản 
 của di truyền học 
- GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK thảo luận nhóm để phát biểu định nghĩa về các thuật ngữ và các kí hiệu cơ bản của di truyền học. 
- Tính trạng là những đặc điểm cụ thể về hình thái cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.
- Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái khác nhau của cùng một loại tính trạng biểu hiện trái ngược nhau.
 - Gen là nhân tố di truyền quy định một hoặc một số tính trạng của sinh vật. 
- Dòng (giống ) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất các thế hệ sau giống các thế hệ trước.
Các kí hiệu :
 + P là cặp bố mẹ xuất phát ( thuần chủng )
 + G là giao tử ( đực , cái )
 +F là thế hệ con.
3 .Củng cố và tóm tắt nội dung bài học :
 - Trình bày đối tượng, nội dung, ý nghĩa của di truyền học 
 - Thế nào là cặp tính trạng tương phản ? cho ví dụ 
 	Chọn các câu trả lời đúng trong các câu sau :
 Tại sao MenĐen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai ?
Để thuận tiện cho việc tác động vào các tính trạng
Để dễ theo dõi những biểu hiện của tính trạng .
Để dễ thực hiện phép lai 
Cả a và b 
4. Dặn dò : 
 Học kĩ bài, trả lời 4 câu hỏi sgk , đọc mục em có biết 
Giảng ngày 
 Tiết 2 : bàI 2 : lai một cặp tính trạng 
 I.Mục tiêu :
 - Kiến thức : Học xong bài này học sinh có khả năng:
	+ Trình bày được thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của MenĐen.
	+ Phân biệt được kiểu gen và kiểu hình thể đồng hợp tử với thể dị hợp.
	+ Phát biểu được nội dung của định luật phân li
	+ Giải thích được kết quả thí nghiệm của MenĐen
Rèn kĩ năng quan sát và thu nhận kiến thức từ kênh hình .
Giáo dục học sinh yêu thích môn học 
II. Đồ dùng dạy học 
 Giáo viên tranh phóng to hình 2.1, 2.2, 2.3.SGK 
III Hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ
 - Trình bàyđối tưượng, nội dung , ý nghĩa thực tiễn của di truyền học 
2.Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài
Hoạt động I : tìm hiểu thí nghiệm của MenĐEn
 Hoạt động dạy và học
- GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thí nghiệm của MenĐen, quan sát hình 2.1 
- HS: Nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm, cử đại diện học sinh trình bày trước lớp 
 - Điền tỉ lệ kiểu hình ở F1 và tỉ lệ kiểu hình ở F1 
 - GV: lưu ý : tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội ( hoa đỏ , thân cao, quả lục) 
Tính trạng biểu hiện ở F2 là tính trạng lặn 
 ( hoa trắng, thân lùn, quả vàng )
 - GV: Hướng dẫn Học sinh rút kết luận: dựa vào hình 2.2 F1
 Nội dung – kiến thức
Kiểu hình ở F1 đồng tính ( hoa đỏ , thân cao, quả lục )
Tỉ lệ kiểu hình ở F1 : - 3,15
2,84
2,82
Kết luận :
Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng ( của bố hoặc của mẹ ), F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình: 3 trội : 1 lặn
Hoạt động II:Tìm hiểu sự giải thích thí nghiệm của MenĐen
- GV: Treo sơ đồ phóng to hình 2.3 trên bảng lớn yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS : Thảo luận theo nhóm cử đại diện trình bày.
 + Qua kết quả thí nghiệm MenĐen đã nhận thấy điều gì ?
 + MenĐen đã giải thích thí nghiệm như thế nào ?
 + Tỉ lệ các giao tử ở F1 và các loại giao tử ở F2 như thế nào ?
 + Tại sao ở F1 lại có kiểu hình
 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng ? 
- GV: lưu ý thêm : ở các thế hệ P, F1 , F2 , gen tồn tại thành từng cặp tương đồng tạo thành kiểu gen. Kiểu gen quy định kiểu hình của cơ thể.
 - GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quy luật phân li tính trạng của MenĐen
F1 mang tính trạng trội và tính trạng lặn lại xuất hiện ở F2 giúp cho MenĐen nhận thấy các tính trạng không trộn lẫn vào nhau.
MenĐen đã giải thích thí nghiệm : Trong quá trình phát sinh giao tử, các gen phân li vễ các Tb con( giao tử) , chúng được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh hình thành hợp tử.
Tỉ lệ giao tử ở F là1A: 1a, nên tỉ lệ gen ở F là 1AA : 2Aa : 1 aa
F có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng vì kiểu gen dị hợp Aa biểu hiện kiểu hình trội ( màu đỏ) còn aa biểu hiện kiểu hình lặn ( màu trắng) 
Kết luận : Quy luật phân li :
 Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyển trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. 
Cũng cố :
 - Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh hoạ 
 - Phát biểu nội dung của quy luật phân li
 - MenĐen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu hà lan như thế nào ?
* Giáo viên Hướng dân bài tập 4 :
-Vì F1 toàn là cá kiếm mắt đen, cho nên mắt đen là tính trạng trội, còn mắt đỏ là tính trạng lặn . 
 Quy ước gen A quy định mắt đen, gen a quy định mắt đỏ 
 Ta có sơ đồ lai sau :
P :	Mắt đen X mắt đỏ
	AA aa
GP A a
F1 : Aa X Aa
G : A , a A , a
F2 : 1 AA : 2 Aa : 1 aa
	3 cá mắt đen : 1 cá mắt đỏ
4. Dặn dò :
Về nhà học kĩ bài, hoàn thành phần bài tập
Tìm hiểu bài lai một cặp tính trạng tiếp theo
	Giảng ngày 
Tiết 3: Bài 3 : Lai một cặp tính trạng 
 (tiếp theo )
I . Mục tiêu:
 - Nêu được mục đích, nội dung ý nghĩa của phép lai phân tích . 
 - Xác định được ý nghĩa của tương quan trội lặn trong thực tiển đời sống và sản xuất. 
 -Phân tích được thể đồng hợp tử và thể dị hợp tử, trội hoàn toàn với trội không hoàn toàn .
 - Rèn kĩ năng quan sát và phân tích để tiếp thu được kiến thức từ hình vẽ.
 - Kĩ năng làm việc với sách giáo khoa và thảo luận nhóm.	
II Đồ dùng dạy học :
 Tranh phóng to hình3 SGK
III. Hoạt động dạy và học 
	1 : Kiểm tra bài cũ :
 - Phát biểu nội dung của định luật phân li độc lập 
	 - Gọi học sinh chữa bài tập số 4 
 2.Bài mới :
Hoạt động I : Tìm hiểu thế nào là lai phân tích 
 Hoạt động dạy và học 
- GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK 
- HS: Đọc thông tin ở SGK và thảo luận theo nhóm nội dung phần hoạt động .
 Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
 + Khi cho đậu hà lan ở F1 hoa đỏ và hoa trắng giao phấn với nhau thì kết quả sẻ như thế nào?
 - GV: Giải thích thêm : khi lai cây đậu có kiểu gen AA và Aa với đậu có kiểu gen aa Do có sự phân li của các kiểu gen trong phát sinh giao tử trong thụ tinh nên :
 AA X aa Aa ( hoa đỏ )
 Aa X aa 1Aa : 1 aa 
Phép lai trên gọi là phép lai phân tích . 
 Vậy phép lai phân tích là gì ?
 Nội dung – kiến thức 
P Hoa đỏ X Hoa trắng 
 AA X aa
 A a ( 100% hoa đỏ )
P Hoa đỏ X Hoa trắng 
 Aa X aa 
 1 Aa : 1 aa 
( Hoa đỏ : Hoa trắng ) ( 1 : 1 )
Kết luận : Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội với một cá thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. 
+ Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang lai có kiểu gen là đồng hợp trội là cơ thể thuần chủng( có kiểu gen đồng hợp ).
+ Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen là dị hợp.
Hoạt động II : Tìm hiểu ý nghĩa của tương quan trội lặn 
- GV: yêu cầu Học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi:
 +Trong sản xuât nếu sử dụng các giống không thuần chúng sẻ có tác hại gì ?
 + Để xác định độ thuần chủng của giống cần phải thực hiện phép lai nào ? 
- Trong sản xuất nếu ta dùng những giống không thuần chủng thì trong các thế hệ con cháu của chúng sẽ xuất hiện các tính trạng lặn, làm cho giống mất tính đồng nhất và ổn định có thể xuất hiện tính trạng xấu .
- Để xác định độ thuần chủng của giống ta dùng phương pháp lai phân tích .
Hoạt động III: Tìm hiểu thế nào là trội không hoàn toàn
- GV: yêu cầu Học sinh quan sát tranh hình phóng to SGK để trả lời câu hỏi :
 + Tại sao F1 có tính trạng trung gian ? 
 + Tại sao F1 lại có tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1? 
 + Thế nào là trội không hoàn toàn ?
đF1 mang tính trạng trung gian là vì gen trội A không lấn át hoàn toàn gen lặn a .
đ F1 có tỉ lệ 1: 2 : 1 ( không phải là 3 : 1 ) là vì gen trội A không trội hoàn toàn, không át được hoàn toàn gen lặn a .
 Kết luận : Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền, trong đó kiểu hình của cơ thề lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian
 ( giữa bố và mẹ ), còn F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 2 : 1 
3 Cũng cố : Học sinh đọc kết luận chung SGK
- Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì ?	
 - Thế nào là phép lai phân tích ?
- So sánh trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn 
 Đặc điểm
Trội hoàn toàn 
Trội không hoàn toàn
Kiểu hình F1 ( Aa )
Trội 
Trung gian 
Tỉ lệ kiểu hình ở F1
3 trội : 1 lặn 
1 trội : 2 trung gian : 1 lặn 
Phép lai phân tích được dùng tr ... n B. Công nghệ tế bào C.Công nghệ sinh học D. Kĩ thuật gen
2. Động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên có tác dụng gì ?
 A. Phát hiện con mồi tốt hơn B. Săn bắt con mồi tốt hơn
 C.Trốn tránh kẻ thù tốt hơn D. Tất cả các ý trên
3. Các sinh vật khác loài tranh giành thức ăn, chổ ở và các điều kiện sống khác là đặc điểm của mối quan hệ nào ?
 A.Cộng sinh B. Hội sinh C. Cạnh tranh D. Kí sinh
4.Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu:
 A.Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ .
 B.Các chất vô cơ, sịnh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
 C. Sịnh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
 D.Chất vô cơ, chất hữu cơ và sinh vật.
5. Nhóm động vật nào sau đây không thuộc nhóm động vật hằng nhiệt.
 A .Chim cánh cụt, ếch đồng, giun đất B. Cá voi, cá heo, hải cẩu
 C. Chim sẻ, chim bồ câu lợn, khỉ D.Dơi, gà mía, gà đông cảo. 
6.Quan hệ đối địch là :
 A. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi B. Quan hệ giữa động vật ăn thực vật
 C. Là quan hệ cả hai bên đều có lợi D. Cả A, B đều đúng
7. Dấu hiệu nào sau đậy không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể
 A. Mật độ B. Độ nhiều C. Cấu trúc tuổi D. Tỷ lệ đực cái
8. Nhân tố sinh thái bao gồm :
 A. Khí hậu , ánh sáng, động vật.
 B. Nước, con người động vật, thực vật.
 C. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh và con người.
 D. Vi khuẩn, đất, ánh sáng, cây rừng.
Phần II : câu hỏi tự luận :
Câu 1:Công nghệ tế bào gồm những công đoạn chủ yếu nào? Hiện nay công nghệ tế bào được ứng dụng trong lĩnh vực nào ?
Câu 2: Thế nào là quần thể sinh vật ? Những dấu hiệu đặc trưng của quần thể ?
Câu 3:Hãy sắp xếp các mối quan hệ sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp :
1.Chim ăn sâu.
2.Dây tơ hồng sống bám trên cây bụi .
3.Vi khuẩn cố định đạm trong nốt sần của rễ họ đậu .
4.Giun kí sinh trong ruột của động vật và người.
5.Sâu bọ sống nhờ trong tổ môí, tổ kiến.
6. Địa y sống bám trên cành cây khác .
7. Hiện tượng liền rễ của các cây thông.
8. Địa y 
9. Loài cây cỏ mọc quần tụ thành từng nhóm.
10.Cáo ăn thỏ.
Đáp án:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
Tự luận :
Câu 
 Nội dung 
Điểm
- Công nghệ tế bào gồm hai công đoạn chủ yếu: Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo, dùng hooc môn sinh trưởng kích thích vào mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Hiện nay công nghệ tế bào được ứng dụng trong lĩnh vực: Vi nhân giống hay nhân giống bản vô tính hoặc trong chọn dòng tế bào xôma biến dị để tạo ra giống cây trồng mới.
1 đ
1 đ
2
- Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành.
 những thế hệ mới.
- Những đặc trưng cơ bản của quần thể :
+ Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái.
+ Thành phần nhóm tuổi quần thể gồmm nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau.
 + Mật độ quần thể : Mật độ quần thẻ là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích
1 đ
1 đ
3
 - Quan hệ cùng loài : 7, 9
 - Quan hệ khác loài : 1,2,3,4,5, 6, 8, 10
 + Quan hệ cộng sinh : 3, 8
+ Quan hệ hội sinh: 5, 6
+ quan hệ kí sinh và nữa kí sinh : 2, 4
+ Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác 1, 10
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
 Đề kiểm tra học kì II- năm học 2008 -2009 Sinh 9 
Đề I :
I. Trắc nghệm khách quan:
 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1.Quan hệ giữa các loài trong các ví dụ sau, đâu là quan hệ cộng sinh?
	A.Sâu bọ sống trong tổ kiến và tổ mối
	B.Trâu bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng cỏ.
	C.Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó mà cá được đưa đi xa.
	D.Tảo, tôm và cá sống trong hồ nước.
2.Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản thành những thế hệ mới là:
	A.quần xã sinh vật B.quần thể sinh vật
	C.hệ sinh thái D. tổ sinh thái
3.Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây nhiều hậu quả xấu là:
	A.khai thác khoáng sản.
	B. săn bắt động vật hoang dã
	C. phá huỷ thảm thực vật, đốt rừng lấy đất trồng trọt.
	D.chăn thả gia súc.
4. Những hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường là :
	A. các chất thải từ hoạt động sinh hoạt và công nghiệp, bụi bặm do nham thạch của núi lữa.
	B.các chất thải bảo vệ thực vật, các chất phóng xạ và lũ lụt.
	C. các chất thải từ hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, các chất bảo vệ thực vật và các chất phóng xạ.
	D. các chất thải từ hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, các chất bảo vệ thực vật và các chất phóng xạ, bụi bặm do nham thạch của núi lữa và lũ lụt.
5. Trong các tài nguyên sau, tài nguyên nào là tài nguyên tái sinh?
	A.Khí đốt thiên nhiên	B. Nước
	C. Than đá 	D. Bức xạ mặt trời.
6. Tài nguyên vĩnh cữu là :
	A. nước	B. đất	C. gió D. dầu lữa.
7.Nguyên nhân phá hoại nhiều nhất đến hệ sinh thái biển là :
	A .săn bắt động vật biển
	B. phá rừng ngập mặn để nuôi tôm
	C. phá rừng ngập mặn để xây dựng các khu du lịch
	D. các chất thải công nghiệp theo sông đổ ra biển
8. Vi khuẩn sống ở ruột già người có mối quan hệ:
	A. cộng sinh hoặc cạnh tranh
	B. kí sinh hoặc cộng sinh
	C. kí sinh hoặc cạnh tranh
	D. kí sinh hoặc sinh vật ăn sinh vật khác.
II. Tự luận: ( 6 đ )
Câu 1: ( 1 đ) ưu thế lai là gì ? Cho ví dụ .
Câu 2 ( 2 đ )Thế nào là quần xã sinh vật ? Nêu các dấu hiệu điển hình của quần xã.
Câu 3: ( 1 đ ) Theo em nguồn năng lượng chủ yếu của con người trong tương lai là gì ? Giải thích .
Câu 4 ( 2 đ) Thế nào là mật độ quần thể? Mật độ quần thể tăng hay giảm phụ thuộc vào những yếu tố nào ? cho ví dụ ?
 Đáp án và biểu điểm chấm ( Đề I) 
I.Phần trắc nghiệm khách quan ( 4 đ )
 Mỗi câu đúng 0,5 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
C
C
B
C
D
B
II. Tự luận ( 6 Đ )
Câu
 Nội dung trả lời
Điểm
1
ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 sức sống cao hơn, sinh trưỏng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ .
Ví dụ gà đông cảo X gà ri 
1 đ
2
- Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định. Các sinh vật trong quàn xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất do vậy mà quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
- Các dấu hiệu điển hình của một quần xã :
Số lượng các loài trong quần xã:
Độ đa dạng : Là mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
Độ nhiều : Là mật độ cá thể của từng quần thể trong quần xã.
Độ thường gặp : Tỷ lệ phần trăm địa điểm bắt gặp một loài trong số địa điểm quan sát
Thành phần loài trong quần xã :
Loài ưu thế : Là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
 - Loài đặc trung : là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các quần xã khác
0,5 đ
1 đ
0,5 đ
3
Nguồn năng lượng chủ yếu trong tương lai sẻ là nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều hoặc năng lượng nhiệt từ lòng trái đất.Bởi chúng không gây ô nhiễm môi trường mà còn cho ta hiệu quả cao. Hơn nữa một số nguồn năng lượng phổ biến hiện nay dần cạn kiệt như dầu lữa, khí đốt, than đá..
1 đ
4
- Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
- Mật đô quần thể thay đổi phụ thuộc và những yếu tố sau:
 + Theo thời gian( theo mùa, theo năm ) cho ví dụ 
 + Chu kì sống của sinh vật , cho ví dụ 
 + Và các điều kiện sống của sinh vật như thức ăn, nơi ởví dụ 
1 đ
1 đ
 Sinh 9 : Đề II: 
I. Trắc nghệm khách quan:
 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1.Các con cá chép trong hồ nứoc có mối quan hệ :
	A.cạnh tranh B. cộng sinh 
	C. vừa cộng sinh vừa cạnh tranh D. hội sinh 
2.Giun đũa sống trong ruột người là ví dụ về mối quan hệ:
	A. cộng sinh 	B. hội sinh
	C. cạnh tranh D. kí sinh 
3. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể ?
	A. Mật độ B. Độ nhiều
	C. Cấu trúc tuổi	D.Tỉ lệ đực cái
4. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây hậu quả xấu tới môi trường là:
	A.khai thác khoáng sản
	B. săn bắt động vật hoang dã
	C.phá huỷ thảm thực vật, lấy rừng lấy đất trồng trọt
	D. chăn thả gia súc.
5. Cây trồng nổi tiếng của vùng núi phía Bắc là :
	A. cây công nghiệp như quế hồi..; cây lương thực có lúa nương..
	B. chè,sắn, khoai lang
	C . cà phê, cao su, chè..
	D. lúa nước.
6. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều loài chim, thú rừng quí hiếm bị tuyệt chủng?
	A.Khí hậu thay đổi.
	B.Chim, thú sinh sản ít
	C.Người săn bắn bừa bãi.
	D. Nạn phá rừng làm cho rừng bị thu hẹp, không có môi trường sống thích hợp cho chim, thú.
7. ở ĐV biến nhiệt nhân tố sinh thái nào ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ phát triển và số thế hệ trong một năm?
	a.áng sáng B. Nhiệt độ
 C. Độ ẩm D. Không khí
8. Vi khuẩn gây bệnh dại ở chó thuộc loại sinh vật nào?
	A.kí sinh B. Nữa kí sinh
	C. Cộng sinh D. Hội sinh 
II. Tự luận ( 6 đ )
 Câu 1: ( 1 đ ) Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng? 
 Câu 2 : ( 2 ) Trình bày hậu quả của việc chặt phá rừng.
 Câu 3 ( 2 đ ) : Giả sử có các quần thể sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu ăn hại thực vật, hổ , vi sinh vật, mèo rừng.
Xây dựng các chuổi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên.
Nếu các loài sinh vật trên là một quần xã, hãy vẽ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.
Câu 4 : ( 1 đ ) Theo em nguồn năng lượng chủ yếu của con người trong tương lai là gì? Giải thích
 đáp án và biểu điểm chấm đề II - Sinh 9
I.Phần trắc nghiệm khách quan :
 Mỗi câu đúng 0,5 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
B
C
A
D
B
A
II.Tự luận 
Câu
 Nội dung 
Điểm
1
- Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hoà khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của trái đất. Ngoài ra rừng còn có vai trò bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước.
1 đ
2
Hậu quả của việc chặt phá rừng:
Làm mất nhiều gen quí giá, mất nhiều loài sinh vật
Gây mất cân bằng sinh thái, tăng tình trạng xói mòn đất, gây lũ lụt, hạn hán
Gây khó khăn cho việc điều hoà khí hậu, chặt phá rừng ảnh hưởng xấu tới khí hậu trái đất, đe doạ cuộc sống của con người và các sinh vật khác.
2 đ
3
a.Các chuổi thức ăn :
 - Cỏ đ thỏđ vi sinh vật
 - Cỏđ thỏ đhổ đ vi sinh vật
 - Cỏ đdê đvi sinh vật 
Cỏ đ dêđ hổ đ vi sinh vật
Cỏ đ thỏ đ mèo rừngđ vi sinh vật
Cỏđ sâu hại thực vật đ vi sinh vật
Cỏ đ sâu hại thực vật đ chim ăn sâu đ vi sinh vật
b.Sơ đồ lưới thức ăn của quần xã sinh vật:
 dê hổ
 Cỏ thỏ mèo vi sinh vật
 Sâu chim
1 đ
1đ
4
Nguồn năng lượng chủ yếu trong tương lai sẻ là nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều hoặc năng lượng nhiệt từ lòng trái đất. Bởi chúng không gây ô nhiễm môi trường mà còn cho ta hiệu quả cao. Hơn nữa một số nguồn năng lượng phổ biến hiện nay dần cạn kiệt như dầu lữa, khí đốt, than đá..
1 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Sinh 9(27).doc