Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Di truyền và biến dị (tiết 44)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Di truyền và biến dị (tiết 44)

/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

a. Kiến thức :

- Nêu được mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của DTH.

- Trình bày được phương pháp phân tích cơ thể lai của Men Đen.

- Hiểu được một số thuật ngữ, kí hiệu trong DTH.

b. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.

- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế.

 

doc 134 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1548Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Di truyền và biến dị (tiết 44)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15 - 8 - 2010	Bài soạn tuần 1
Ngày dạy: 16 - 8 – 2010
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CHƯƠNG 1: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN
Tiết 1: MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
a. Kiến thức :
- Nêu được mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của DTH.
- Trình bày được phương pháp phân tích cơ thể lai của Men Đen.
- Hiểu được một số thuật ngữ, kí hiệu trong DTH.
b. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế.
c. Thái độ:
- Có ý thức vươn lên trong học tập, có niềm tin vào khoa học, vào bản thân.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.
C/ CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Hình vẽ chân dung của Menđen và hình 1.2 sgk.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
II.Kiểm tra bài cũ: 
III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề.
Tại sao gà chỉ đẻ ra gà mà không đẻ ra vịt? Hiện tượng đó gọi là gì? Ngành khoa học nào nghiên cứu những hiện tượng đó?
2/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về di truyền học.
- GV: Hãy thử dự đoán xem hiện tượng con cái sinh ra mang những đặc điểm giống bố mẹ là di truyền hay biến dị?
- HS suy nghĩ, trả lời từ đó GV khái quát thành khái niệm di truyền và biến dị.
- GV thông báo: DT và BD là 2 hiện tượng song song, gắn liền với nhau và với quá trình sinh sản. Từ đó GV cho HS thử xác định nhiệm vụ, ý nghĩa của DTH.
Liên hệ bản thân:
- GV phát phiếu học tập cho mỗi HS yêu cầu hoàn thành
Tính trạng
Bản thân 
học sinh
Bố
Mẹ
Màu mắt
Màu da
Hình dạng tai
Hình dạng mắt
...
HS hoàn thành phiếu, trình bày trước lớp, tự rút ra những đặc điểm di truyền, biến dị của bản thân.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Menđen.
- GV cho HS xem ảnh chân dung của Men đen, nói sơ lược về tiểu sử, nghiên cứu của Men đen.
- GV nhấn mạnh phương pháp nghiên cứu đọc đáo của Men đen.
- GV treo tranh H.1.2 cho HS quan sát, nêu những ưu điểm của đậu Hà Lan thuận lợi cho công tác nghiên cứu của Men đen.
- GV: Có nhận xét gì về đặc điểm của mỗi cặp tính trạng?
- Các nhóm thảo luận, trình bày
- GV thống nhất ý kiến của các nhóm. HS tự rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số kí hiệu và thuật ngữ cơ bản của di truyền học.
- GV đưa ra các ví dụ, yêu cầu HS khái quát thành khái niệm và lấy thêm một vài ví dụ cho mỗi thuật ngữ.
- GV có thể giải thích xuất xứ của từng kí hiệu để giúp HS dễ nhớ.
- Gv yêu cầu 1-3 HS đọc kết luận chung SGK.
1. Di truyền học
- Di truyền là hiện tượng con cái sinh ra mang những đặc điểm giống bố mẹ, tổ tiên.
- Biến dị là hiện tượng con cái sinh ra mang những đặc điểm khác nhau và khác với bố mẹ, tổ tiên ở nhiều chi tiết.
2.Men đen - Người đặt nền móng cho DTH (1822 - 1884)
* Kết luận: Các tính trạng trong cùng một cặp có sự tương phản với nhau gọi là cặp tính trạng tương phản.
3. Một số kí hiệu và thuật ngữ cơ bản của DTH.
* Một số thuật ngữ:
- Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể. Ví dụ: Mắt đen, hạt vàng,...
- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng. Ví dụ: Hạt trơn và hạt nhăn,...
- Nhân tố di truyền (gen) quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa,... 
- Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất thế hệ sau giống thế hệ trước.
* Một số kí hiệu:
P (parentes): Thế hệ bố mẹ.
Dấu X kí hiệu phép lai.
G (gamete): Giao tử
F (filia): Thế hệ con
♀: Cá thể (giao tử) cái
♂: Cá thể (giao tử) đực
* Kết luận chung: SGK
V. Củng cố:
- Lấy ví dụ về các cặp tính trạng tương phản ở người?
V. Dặn dò:
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc: "Em có biết?".
- Đọc bài: "Lai một cặp tính trạng".
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Ngày soạn: 15 - 8 - 2010	 Bài soạn tuần 1
Ngày dạy: 19 - 8 - 2010
Tiết 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
a. Kiến thức :
- Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
- Nêu được các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- Phát biểu được nội dung qui luật phân li và giải thích được qui luật theo quan điểm của Men đen.
b. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích số liệu và kênh hình.
- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế.
c. Thái độ:
- Quan điểm duy vật biện chứng, tình yêu và lòng tin vào khoa học.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh phóng to các hình 2.1 và 2.2 sgk.
 Phiếu học tập như bảng 2 sgk.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
II.Kiểm tra bài cũ: Đậu Hà lan có những cặp tính trạng tương phản nào?
III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề.
Khi nghiên cứu đối tượng đậu Hà lan Men đen đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm. Một trong những thí nghiệm cơ bản đầu tiên giúp ông tìm ra các qui luật di truyền là phép lai một cặp tính trạng. Vậy lai một cặp tính trạng là phép lai như thế nào? Men đen đã phát biểu định luật ra sao?
2/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV: treo hình 2.1 SGK, giới thiệu cách thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà lan.
- GV: Vì sao phải cắt nhị trên hoa của cây chọn làm mẹ? Vì sao không cần cắt nhụy trên hoa của cây chọn làm bố?
Hoạt động 1: Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu phần thông tin SGK mục 1 và nội dung bảng 2 thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
 Kiểu gen là gì? Kiểu hình là gì? Tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 như thế nào?
- GV lưu ý cho HS khái niệm KG, KH trong thực tế nghiên cứu.
Hoạt động 2: Điền từ vào ô trống
- Dựa vào kết quả hoạt động 1, GV phát phiếu học tập yêu cầu các nhóm thảo luận điền các cụm từ thích hợp vào ô trống để hoàn thiện nội dung định luật.
- GV cho HS đọc lại nội dung khái niệm.
- GV đưa qua các quan niệm về sự di truyền đương thời Men đen. Men đen có quan điểm như thế nào?
Hoạt động 3: Xác định tỉ lệ GF1 và F2 
- GV yêu cầu HS thảo luận tìm tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ kiểu gen ở F2.
- Vì sao ở F2 tỉ lệ kiểu hình là 3:1
- GV treo hình 2.3 chốt lại cách giải thích kết quả thí nghiệm của Men đen.
- 1-3 HS đọc kết luận chung SGK.
1. Thí nghiệm của Me đen.
- Kiểu gen là tổ hợp tất cả các gen của cơ thể.
- Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
Đáp án: Từ cần điền
1/ Đồng tính
2/ 3 trội : 1 lặn
2.Men đen giải thích kết quả thí nghiệm
- Nhân tố di truyền.
- Giao tử thuần khiết.
* Kết luận chung: SGK
V. Củng cố:
- Đọc nội dung định luật phân li?
- Làm bài tập 4 SGK?
V. Dặn dò:
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc: "Em có biết?".
- Đọc bài: "Lai một cặp tính trạng" (tiếp theo). Kẻ bảng 3 vào vở bài tập.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Ngày soạn: 18 - 8 - 2010	 Bài soạn tuần 2 
Ngày dạy: 23 - 8 - 2010
Tiết 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG ( tiếp theo)
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
a. Kiến thức :
- Hiểu, trình bày được mục đích, nội dung và ứng dụng của phép lai phân tích.
- Giải thích được các điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li, biết được ý nghĩa của định luật trong sản xuất.
- Phân biệt được sự di truyền tội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.
b. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ phân tích, so sánh.
- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế.
c. Thái độ:
- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, ý thức đúng trong lao động sản xuất.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh phóng to hình 3 sgk.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
II.Kiểm tra bài cũ: 1/ Phát biểu nội dung qui luật phân li?
 2/ Viết sơ đồ lai giải thích qui luật phân li của Menđen?
III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề.
Trong kết quả lai một cặp tính trạng của Men đen xuất hiện 3 kiểu hình trội. Làm thế nào để biết cá thể nào thuần chủng, cá thể nào không?
2/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu lai phân tích
- GV treo lại H.2.3, lưu ý HS các khái niệm: Thể đồng hợp, thể dị hợp.
- GV yêu cầu HS xác định kết quả 2 phép lai ở lệnh▼ thứ nhất?
- Cá nhân HS nghiên cứu, hoàn thành lệnh. 
- GV gọi đại diện HS lên bảng trình bày.
- Từ kết quả trên, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ.
- GV cho HS đọc lại nội dung phép lai phân tích.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của tương quan trội lặn.
- GV lấy một vài ví dụ về tương quan trội lặn trên vật nuôi, cây trồng và con người.
- GV nhấn mạnh: Muốn xác định tương quan trội lặn của một cặp tính trạng cần tiến hành phương pháp phân tích thế hệ lai của Men đen. 
- GV: Muốn xác định độ thuần chủng của một giống thì phải sử dụng phép lai nào?
- Hãy nêu rõ nội dung của phép lai đó?
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng trội không hoàn toàn
- GV đưa ra ví dụ:
Pt/c: Hoa đỏ × Hoa trắng
 AA aa
F1 Aa (Hoa hồng) 
- Hãy nhận xét về kết quả của phép lai và tính trạng xuất nhiện ở F1?
- Hãy cho biết kết quả ở F2 sẽ như thế nào nếu cho F1 tự thụ phấn? Kết quả này có đúng với đụnh luật phân li của Men đen hay không?
- GV treo tranh H.3 SGK yêu cầu HS thực hiện lệnh.
- Lớp thống nhất ý kiến. GV giúp HS hoàn thiện.
1-3 HS đọc kết luận chung SGK.
3. Lai phân tích
* Phép lai 1: 
P: Hoa đỏ × Hoa trắng
 AA aa
GP: A a
F1: Aa (Hoa đỏ)
* Phép lai 2: 
P: Hoa đỏ × Hoa trắng
 Aa aa
GP: A a a
F1: 1Aa (Hoa đỏ) : 1aa (Hoa trắng)
* Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
4. Ý nghĩa tương quan trội lặn
- Dùng phép lai phân tích, tức là đem cơ thể mang tính trạng trội lai với cơ thể mang tính trạng lặn để xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội
5. Trội không hoàn toàn 
Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 2 : 1.
- Kết luận chung: SGK
V. Củng cố:
- Hoàn thành bảng 3 SGK trang 13
V. Dặn dò:
- Học bài theo câu hỏi SGK, làm bài tập 4 trang 13 SGK
- Đọc bài: "Lai hai cặp tính trạng". Kẻ bảng 4 vào vở bài tập.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Ngày soạn: 20 - 8 - 2010	 Bài soạn tuần 2 
Ngày dạy: 26 - 8 - 2010
Tiết 4: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (T1)
A/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
a. Kiến thức :
- Mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men đen, biết phân tích thí nghiệm
- Phát biểu được nội dung quy luật PLĐL, giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp.
b. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ phân tích kết quả nhận định.
c. Thái độ:
- Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết ... 
Giáo viên: Như SGK
Học sinh: Tìm hiểu môi trường.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Nội dung bài mới: 
1/ Đặt vấn đề.
Trước thực trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, môi trường ở địa phương em có bị ảnh hưởng không? Tình hình môi trường ở đây như thế nào? Cần làm gì để bảo vệ môi trường sống ở địa phương?
2/ Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Thời gian
nội dung kiến thức
GV chia nhóm, phân công địa điểm cho từng nhóm, kiểm tra dụng cụ, tổ chức cho các nhóm quan sát, tìm hiểu môi trường:
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS quan sát môi trường và ghi chép lại các loài sinh vật, các nhân tố vô sinh đã quan sát được, tìm hiểu môi trường thông qua người dân sống trong môi trường và hoàn thành bảng 56.1 - 2.
HS tiến hành quan sát theo sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 2
HS tự chọn môi trường điều tra đã có sự tác động của con người.
+ Hoàn thành bảng 56.1 - 2.
+ Hệ sinh thái mà chúng ta quan sát có bị ô nhiễm không?
+ Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm hệ sinh thái đã quan sát?
+ Hãy đưa ra những biện pháp khắc phục mà theo em là phù hợp với tình hình của địa phương?
20’
18’
1. Điều tra tình hình môi trường
HS quan sát, ghi chép.
2. Thu hoạch
HS hoàn thành bài thu hoạch theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Củng cố: (5’)
GV nhận xét thái độ học tập của HS.
V. Dặn dò: (1’)
- Thống kê, tổng kết lại những gì đã quan sát được.
- Tự chọn cho mình một môi trường đã có sự tác động của con người để điều tra mối quan hệ giữa con người với môi trường đó?
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy.
Bài soạn tuần 32	 Ngày soạn: 01 – 04 – 2011
 Ngày dạy: 08 – 04 – 2011
Tiết 60: Bài 57: 	THỰC HÀNH: 
TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG ( tiếp theo)
A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:
- Nhận thấy được tác động của con người tới môi trường, trên cơ sở đó đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp nhất.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, điều tra và thu thập thông tin.
3. Thái độ:
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Tổ chức hoạt động ngoại khoá, dã ngoại, viết bài thu hoạch.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Như SGK
Học sinh: Tìm hiểu môi trường.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Nội dung bài mới: 
1/ Đặt vấn đề.
Trước thực trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, môi trường ở địa phương em có bị ảnh hưởng không? Tình hình môi trường ở đây như thế nào? Cần làm gì để bảo vệ môi trường sống ở địa phương?
 2/ Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Thời gian
nội dung kiến thức
GV chia nhóm, phân công địa điểm cho từng nhóm, kiểm tra dụng cụ, tổ chức cho các nhóm quan sát, tìm hiểu môi trường:
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS quan sát môi trường và tìm hiểu môi trường theo 4 bước:
+ Bước 1: Điều tra các thành phần hệ sinh thái trong môi trường.
+ Bước 2: Điều tra tình hình môi trường trước khi có sự tác động của con người.
+ Phân tích hiện trạng môi trường, phỏng đoán sự biến đổi của môi trường trong thời gian tới
+ Bước 4: Hoàn thành bảng 56.3.
Hoạt động 2
HS tự chọn môi trường điều tra đã có sự tác động của con người.
+ Thông qua các hình thức điều tra như ở phần 1 kết hợp công tác phỏng vấn những cư dân sống trong khu vực quan sát để hoàn thành bài thu hoạch theo những bước mà GV đã hướng dẫn.
+ Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi của HST đó?
+ Xu hướng biến đổi của HST đó là tốt lên hay xấu đi?
+ Em hãy đề ra các biện pháp khắc phục và bảo vệ HST đó?
20’
18’
1. Điều tra tác động của con người tới môi trường
HS quan sát, ghi chép.
2. Thu hoạch
HS hoàn thành bài thu hoạch theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Củng cố: (5’)
GV nhận xét thái độ học tập của HS.
 V. Dặn dò: (1’)
- Thống kê, tổng kết lại những gì đã quan sát được.
- Đọc bài 58, kẻ bảng 58.1 - 2 vào vở
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy.
Bài soạn tuần 33	 Ngày soạn: 04 – 04 – 2011
 Ngày dạy: 11 – 04 – 2011
CHƯƠNG IV: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Tiết 61: Bài 58: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Phân biệt được các dạng tài nguyên thiên nhiên
- Nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Đặt - giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, đàm thoại.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: H.58.1 - 2.
Học sinh: Đọc bài trước ở nhà, kẻ phiếu học tập.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: Thu bài thu hoạch thực hành. (2’)
III. Nội dung bài mới: 
1/ Đặt vấn đề.
Tài nguyên thiên nhiên là vật chất được hình thành và tồn tại trong tự nhiên. Sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy vậy, việc sử dụng không hợp lý nguồn tài nguyên này không những dẫn đến sự cạn kiệt mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Làm thế nào để sử dụngcó hiệu quả nguồn TNTN?
2/ Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Thời gian
nội dung kiến thức
Hoạt động 1
GV yêu cầu HS ghiên cứu thông tin SGK, liên hệ thực tế:
+ Có những dạng tài nguyên nào?
+ Hoàn thành bảng 58.1.
HS đọc thông tin SGK, liên hệ thực tế, trả lời các câu hỏi, hoàn thành bài tập.
+ Sự khác biệt cơ bản giữa các dạng tài nguyên là gì?
HS tự rút ra kết luận cần thiết
Hoạt động 2
+ Thế nào là sử dụng hợp lý nguồn TNTN?
+ Những dạng TNTN nào cần được sử dụng hợp lý? Vì sao?
+ Hoàn thành bảng 58.2
+ Làm thế nào để bảo vệ đất chống xói mòn, thoái hóa? Vài trò của thực vật?
GV giới thiệu cánh đồng ruộng bậc thang ở Philipin được Unessco công nhận là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới.
+ Nước có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người và sinh vật?
GV chiếu H.58.2, mô tả chu trình vòng tuần hoàn nước. Yêu cầu HS hoàn thành bảng 58.2.
+ Để nguồn nước không bị ô nhiễm và cạn kiệt chúng ta cần làm gì?
+ Cơ sở khoa học của các biện pháp đó là gì?
+ Hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng?
+ Hãy kể tên một số khu rừng nỏi tiếng ở nước ta và trên thế giới đang được bảo vệ?
+ Làm thế nào để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng?
1 - 3 HS đọc kết luận chung SGK
16’
20’
1. Các dạng tài nguyên thiên nhiên
*Kết luận: Các dạng tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên tái sinh được: Nếu sử dụng hợp lý sẽ có điều kiện phục hồi.
- Tài nguyên không tái sinh: Sau một thời gian sử dụng sẽ cạn kiệt.
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cữu: tài nguyên sạch, vô tận.
2. Sử dụng hợp lý nguồn TNTN
a. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất
- Thực vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất.
- Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
- Làm ruộng bậc thang ở vùng đồi dốc để chống xói mòn.
b. Sử dụng hợp lý tài nguyên nước
- Khơi thông dòng chảy, không đổ rác xuống các dòng sông.
- Trồng cây gây rừng, xử lý nghiêm nạn khai thác rừng bừa bãi.
c. Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng
- Bảo vệ các rừng nguyên sinh.
- Không khuyến khích lối sống du canh du cư, đốt rừng làm rẫy.
- Cấm chặt phá rừng bừa bãi, xây dựng luật bảo vệ rừng.
- Có kế hoạch trồng mới, phục hòi đi đôi với khai thác và bảo vệ.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục.
*Kết luận chung: SGK
 IV. Củng cố: ( 5’)
- Cần sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng ở địa phương như thế nào?
 V. Dặn dò: (1’)
- Học, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc bài 59, kẻ bảng 59.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy.
Bài soạn tuần 33	 Ngày soạn: 06 – 04 – 2011
 Ngày dạy: 15 – 04 – 2011
Tiết 62: Bài 59: KHÔI PHỤC VÀ GÌN GIỮ 
 THIÊN NHIÊN HOANG DÃ
A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Giải thích được tại sao cần giữ gìn thiên nhiên hoang dã, khôi phục môi trường.
- Nêu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên và ý nghĩa của chúng.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Đặt - giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, đàm thoại.
C/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: H.59
Học sinh: Đọc bài trước ở nhà, kẻ phiếu học tập.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Có những dạng tài nguyên thiên nhiên nào? Vì sao cần sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên?
III. Nội dung bài mới: 
1/ Đặt vấn đề.
Trước tình hình môi trường ngày càng ô nhiễm và trở thàn vấn đề toàn cầu chúng ta cần làm gì để khôi phục môi trường?
2/ Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Thời gian
nội dung kiến thức
Hoạt động 1
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, liên hệ thực tế:
+ Vì sao giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?
HS đọc thông tin SGK, liên hệ thực tế, trả lời các câu hỏi.
HS tự rút ra kết luận cần thiết
Hoạt động 2
GV chiếu H.59, yêu cầu HS thực hiện lệnh trang 179?
HS quan sát hình, liên hệ thực tế, lấy ví dụ minh họa cho các biện pháp.
GV lấy thêm một vài ví dụ làm sinh động thêm bài học.
+ Hãy nhắc lại các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật?
GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng 59. 
+ Các biện pháp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa có hiệu quả như thế nào?
HS thảo luận nhóm, hoàn thành bảng, tự rút ra kết luận:
Ngoài những biện pháp trên theo em còn có những biện pháp nào để cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hóa?
Hoạt động 3
GV viên yêu cầu HS thực hiện lệnh SGK trang 179.
HS liên hệ thực tế địa phương, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
GV yêu cầu tất cả các nhóm trình bày ý kiến của mình lên giấy trong, chiếu lên cho cả lớp theo dõi.
Lớp trao đổi, bổ sung. GV định hướng cho HS về trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
1 - 3 HS đọc kết luận chung SGK
11’
11’
11’
1. ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
*Kết luận: 
- Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. Đó là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
a. Bảo vệ tài nguyên sinh vật
* Kết luận: Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
- Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn.
- Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển để bảo vệ các loài sinh vật hoang dã.
- Không săn bắn các loài động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật.
- Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.
- ứng dụng công nghệ gen để bảo tồn nguồn gen quí hiếm.
b. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa
* Kết luận: Bảng 59 SGK.
3. Vai trò của HS trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
*Kết luận chung: SGK
IV. Củng cố: (5’)
- Mỗi học sinh cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
V. Dặn dò: (1’)
- Học, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc bài 60, kẻ bảng 60.2 - 3.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy.
Duyệt của BGH	 Duyệt của Tổ tự nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 ngon.doc