Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Huỳnh Trung Thảo - Trường trung học cơ sở Hưng Điền A

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Huỳnh Trung Thảo - Trường trung học cơ sở Hưng Điền A

/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Học sinh nêu được: Đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống. Từ đó phân biệt được vật sống và vật không sống

- Rèn luyện cho HS các kĩ năng sau: Nghiên cứu – tìm tòi, quan sát, so sánh

- Giáo dục cho HS lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ cây xanh.

 

doc 76 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1050Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Huỳnh Trung Thảo - Trường trung học cơ sở Hưng Điền A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01 – Tiết 01	Lớp 61: .
ND: 13/ 08/ 2012	Lớp 62: .
 MỞ ĐẦU SINH HỌC
Bài 1:	ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Học sinh nêu được: Đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống. Từ đó phân biệt được vật sống và vật không sống
- Rèn luyện cho HS các kĩ năng sau: Nghiên cứu – tìm tòi, quan sát, so sánh
- Giáo dục cho HS lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ cây xanh.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Kế hoạch bài dạy, tranh ảnh như SGK. 	Bảng phụ ghi nội dung như bảng SGK.
- HS: Nghiên cứu bài mới ở nhà.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1:
NHẬN DẠNG VẬT SỐNG VÀ VẬT KHÔNG SỐNG
* Mục tiêu: HS nhận dạng và phân biệt được vật sống và vật không sống qua các dấu hiệu bên ngoài của vật.
* Tiến hành: GV cho HS hoạt động nhóm 2 HS và nêu hệ thống câu hỏi
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Yêu cầu HS kể tên:
- 1 số cây
- Các con vật
- Đồ vật xung quanh
* Nhận xét, chọn một đại diện cho HS quan sát, so sánh.
* Hỏi:
? Các cây, con cần điều kiện gì để tồn tại?
? Các đồ vật có cần các điều kiện giống như các cây con hay không?
Hỏi tiếp: Sau thời gian chăm sóc thì đối tượng nào có sự tăng trưởng và sinh sản?
* Nhận xét, giúp HS hoàn thiện kiến thức:
- lấy VD minh họa
Giảng giải, mở rộng.
Thảo luận, lấy ví dụ cụ thể: 
*Yêu cầu HS nêu được: 
- Tên cây
- Tên con vật
- Tên đồ vật
*Tiến hành hoạt động theo nhóm, yêu cầu nêu được:
- Điều kiện chăm sóc
- Điều kiện bảo quản
àPhân biệt: chăm sóc và bảo quản
- Trình bày: cây con thì lớn lên và sinh sản, đồ vật thì chỉ có tồn tại.
* Nhận xét, bổ sung
HS rút ra kết luận:
- Vật sống
- Vật không sống
* KẾT LUẬN:
- Vật sống: Là vật cần lấy thức ăn, nước uống, có quá trình lớn lên và sinh sản.
- Vật không sống: Là vật không cần phải lấy thức ăn, nước uống, không có quá trình lớn lên và sinh sản.
Hoạt động 2:
ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
* Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm của cơ thể sống là trao đổi chất, sinh trưởng phát triển và sinh sản.
* Tiến hành: Cho HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bảng SGK à kiến thức về đặc điểm của cơ thể sống.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Thuyết trình, yêu cầu HS hoàn thành bảng SGK trang 6.
* Yêu cầu HS báo cáo 
Nhận xét, giúp HS hoàn thiện kiến thức.
Lấy thêm ví dụ minh họa.
* Nghiên cứu cá nhân:
- Đọc bảng, chú ý các dấu “+” và “ -”
- Hoàn thành bảng.
à Báo cáo
Nhận xét
HS à kết luận:
- Có sự trao đổi chất với môi trường;
- Có quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
Tự hoàn thiện kiến thức.
* KẾT LUẬN:
Cơ thể sống có các đặc điểm sau:
- Có sự trao đổi chất với môi trường, như: lấy các chất cần thiết (thức ăn, nước uống, khí oxi, muối khoáng, ) và thảùi ra môi trường các chất thải à cơ thể tồn tại.
- Có quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
Bảng phụ Hoạt động 2
STT
Ví dụ
Lớn lên
Sinh sản
Di chuyển
Lấy các chất cần thiết
Loại bỏ các chất thải
Xếp loại
Vật sống
Vật không sống
1
Hòn đá
-
-
-
-
-
-
+
2
Con gà
+
+
+
+
+
+
-
3
Cây đậu
+
+
-
+
+
+
-
4
IV/ CŨNG CỐ – DẶN DÒ
- Cho HS hoàn thành bài tập kiểm tra, đánh giá à nhận xét tiết học.
- Hoàn thành bảng SGK trang 7 vào vở bài tập. Làm bài tập 2 SGK 7.
- Đọc và nghiên cứu bài mới ở nhà.
RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 01 – Tiết 02	Lớp 61: .
ND: 18/ 08/ 2012 	Lớp 62: .
Bài 2:	NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Nêu được vài TD cho thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi, hại của chúng. Nắm được sinh vật có 4 nhóm chính: Động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm. Hiểu được sinh học nói chung và thực vật nói riêng n/c gì?
- KN:Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp àKết luận
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu môn học và bảo vệ cây xanh
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Kế hoạch bài dạy, tranh ảnh như SGK
- HS: Làm như dặn dò
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm chung của cơ thể sống? Lấy ví dụ minh họa.
Bài mới:
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN
* Mục tiêu: HS trình bày được thế giới sinh vật đa dạng, phong phú, sống ở nhiều nơi và có liên quan đến đời sống con người. Nêu tên được 5 nhóm sinh vật chính.
* Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Vấn đề 1:Sinh vật trong tự nhiên
Thuyết trình à yêu cầu HS hoàn thành bài tập SGK trang 7
Nhận xétàHỏi:Qua bảng đã hoàn thành em có nhận xét gì về thế giới sinh vật?
Nhận xétàyêu cầu HSàkết luận
Nhận xét, giúp HS hoàn thiện kiến thức
Vấn đề 2: Các nhóm sinh vật
- Yêu cầu HS quan sát bảng đã hoàn thành và kết hợp H2.1, Hãy:
+ Sắp xếp các loài trong bảng thành nhóm giống nhau
+ Đọc thông tin phần 1.b
àNhận xét, mở rộng kiến thức; hỏi:
Khi chia sinh vật thành 5 nhóm thì dựa vào đặc điểm nào?
Nhận xét, giảng giải, mở rộngàgiúp HS hoàn thiện kiến thức.
Thu thập kiến thứcàhoàn thành bảng SGK7 (Theo nhóm 2 HS)
-Đại diện báo cáo
HSà nhận xét, yêu cầu nêu được:
+Nơi sống
+Kích thước
+Khả năng di chuyển
+Vai trò
HSàkết luận, yêu cầu nêu được:
_ Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú về nơi sống, kích thước, khả năng di chuyển,
_ Lấy ví dụ minh họa
Sắp xếp theo nhóm
Lớp nhận xét
1 HS đọc thông tin SGK
HS trả lời
HS khác nhận xét
HSà Kết luận; Lấy Vd minh họa
Lớp tự hoàn thiện kiến thức
* KẾT LUẬN:
_ Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú về nơi sống, kích thước, khả năng di chuyển,
_ Sinh vật trong tự nhiên chia làm 5 nhóm chính: 
+ Giới khởi sinh, gồm: Vi khuẩn: (vô cùng nhỏ bé) và vi rút (nhỏ hơn cả vi khuẩn)
+ Giới nguyên sinh, gồm: nấm nhầy, tảo và động vật nguyên sinh.
+ Giới Nấm: (không có màu xanh lá)
+ Giới Thực vật: (có màu xanh lá)
+ Giới Động vật: (có khả năng di chuyển)
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
* Mục tiêu:	HS hiểu đựơc nhiệm vụ của sinh học nói chung và thực vật học nói riêng. Nắm được chương trình sinh học ở THCS.
* Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Thuyết trìnhà Hỏi:
_ Nhiệm vụ của SH là gì?
_ Nhận xét, giảng giải
àGiới thiệu chương trình sinh học THCS cũng như Sinh học 6.
* Hỏi: Nhiệm vụ của thực vật học (Sinh 6) là gì?
Nhận xét, giảng giải, mở rộngà giúp HS hoàn thiện kiến thức
Yêu cầu HSàkết luận
Cho HS đọc lại nhiệm vụ của thực vật học.
N/c thông tin SGKàkiến thức
HS trả lờiàlớp nhận xét
Thu thập kiến thức
HS trả lời, yêu cầu nêu được:
+N/c tổ chức cơ thể
+N/c sự đa dạng và sự phát triển
+Tìm hiểu vai trò
HSàkết luận
Đọc - theo dõi.Lớp tự hoàn thiện kiến thức.
* KẾT LUẬN:
Nhiệm vụ của sinh học: N/c các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các điều kiện sống của SV cũng như mối quan hệ giữa các SV với nhau và với môi trường. Từ đó tìm cách sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống con người.
IV/ CŨNG CỐ _ DẶN DÒ
_ Cho HS hoàn thành bài tập cũng cố à nhận xét tiết học.
_ Làm bài tập 3 SGK trang 9, kẻ bảng SGK trang 11 vào vở bài tập.
_ Học bài và nghiên cứu bài mới. 
RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 02 – Tiết 03	Lớp 61: .
ND: 22/ 08/ 2011 	Lớp 62: .
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
- HS nêu được: Đặc điểm chung của giới thực vật. Sự đa dạng và phong phú của thực vật.
- Rèn luyện cho HS các kĩ năng sau: Nghiên cứu SGK, quan sát, so sánh, hoạt động nhóm, đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau
- Giáo dục cho HS lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ cây xanh.
II/ CHUẨN BỊ
- GV: Kế hoạch bài dạy, tranh ảnh như SGK.
	Sưu tầm một số loài thực vật.
- HS: nghiên cứu bài mới ở nhà.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ: Nêu nhiệm vụ của sinh học? Sinh vật trong tự nhiên gồm những nhóm (giới) nào?
Bài mới:
Hoạt động 1:
SỰ PHONG PHÚ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT
* Mục tiêu: HS trình bày được sự phong phú đa dạng của giới thực vật.
* Tiến hành: GV cho HS hoạt động nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Thuyết trình; 
* Yêu cầu HS:
_ Quan sát tranh H 3.1à H3.4 tìm kiến thức về thực vật.
_ Thảo lụân nhóm hoàn thành hệ thống câu hỏi SGK trang 11.
* Nhận xét, giúp HS hoàn thiện kiến thức
(Giúp đỡ nhóm yếu)
* Yêu cầu HS n/c SGK trình bày:
? Thực vật có khoảng bao nhiêu loài?
Thực vật ở Việt Nam?
- Mở rộng kiến thức – chuyển ý.
Hoạt động nhóm trong vòng 5 phút 
_ N/c tranh à kiến thức
_ Hoàn thành bài tập
à Đại diện báo cáo
Lớp nhận xét
àKết luận:
+ Thực vật sống ở tất cả mọi nơi trên trái đất.
+ Thực vật có nhiều dạng khác nhau thích nghi cao với môi trường sống.
Trình bày kết quả, yêu cầu:
+ Thế giới: 200 – 300 nghìn loài
+ Việt Nam: 12 000 loài.
Lớp tự hoàn thiện kiến thức.
* KẾT LUẬN:
+ Thực vật sống ở tất cả mọi nơi trên trái đất.
+ Thực vật có nhiều dạng khác nhau thích nghi cao với môi trường sống.
+ Thế giới: 200 – 300 nghìn loài thực vật.
+ Việt Nam: 12 000 loài thực vật.
Hoạt động 2:
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
* Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm chung của thực vật.
* Tiến hành: Cho HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập SGK à kiến thức về đặc điểm chung của thực vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Thuyết trình, yêu cầu HS hoàn thành bài tập SGK trang 11.
* Yêu cầu HS báo cáo 
Nhận xét, giúp HS hoàn thiện kiến thức.
Cho HS thảo luận toàn lớp:
* Hỏi:
? Các con vật, phần lớn chúng có sự di chuyển hay không?
? Các cây cối phần lớn thì sao?
? Trồng cây cạnh bên cửa sổ, sau một thời gian thì có hiện tượng gì?
Nhận xét; giúp học sinh à kết luận.
Giảng giải – mở rộng.
N/c thông tin à kiến thức
_ Hoàn thành bài tập
_ Báo cáo trước lớp 
à Nhận xét bạn.
Thảo luận à trả lời các câu hỏi;
+ Các con vật có the ... ật: Một số loại hoa khác nhau có ở địa phương.
- HS: Nghiên cứu bài mới ở nhà.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ: Hoa gồm những bộ phận chủ yếu nào? Nêu cấu tạo của nhị và nhụy hoa?
Bài mới:
Hoạt động 1:
PHÂN CHIA HOA DỰA VÀO CÁC CƠ QUAN SINH SẢN CHỦ YẾU CỦA HOA
* Mục tiêu: Học sinh chia hoa thành hai nhóm căn cứ vào sự có mặt của các cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa.
* Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Thuyết trình; yêu cầu học sinh để hoa lên bàn.
Quan sát tranh đối chiếu với mẫu vật.
Nhận biết các bộ phận của hoa
Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập bảng SGK trang 97.
Gợi ý, giúp đỡ nhóm yếu
Nhận xét, chỉnh sửa
Cho học sinh xem bảng kiến thức chuẩn.
Hỏi: có mấy loại hoa?
Nhận xét – chuyển ý.
Mang hoa đặt lên trên bàn
Quan sát – đối chiếu tranh; chú ý các bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
+ Ghi chép
+ Thảo luận nhóm tím đáp án đúng
à hoàn thành bài tập
Báo cáo – nhận xét
Lớp bổ sung
Tự hoàn thiện bảng
à kết luận; yêu cầu nêu được:
Hoa lưỡng tính 
Hoa đơn tính đực và cái.
Nhận xét – tự hoàn thiện kiến thức
* KẾT LUẬN: 
Căn cứ vào cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa ta có thể phân chia hoa thành hai nhóm:
- Hoa lưỡng tính: là hoa có đủ nhị và nhụy. 
- Hoa đơn tính: là hoa thiếu nhị hoặc nhụy.
+ Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là hoa đực
+ Hoa đơn tính chỉ có nhụy gọi là hoa cái
Hoạt động 2:
PHÂN CHIA HOA DỰA VÀO CÁCH SẮP XẾP HOA TRÊN THÂN VÀ CÀNH
* Mục tiêu: Học sinh phân chia hoa thành hai nhóm căn cứ vào cách xếp hoa trên thân và cành. Từ đó nêu được ý nghĩa sinh học của các cách xếp hoa trên thân và cành.
* Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Yêu cầu học sinh học theo nhóm.
Tiếp tục thảo luận chia hoa theo yêu cầu SGK phần 2.
Gợi ý – giúp đỡ học sinh nhóm yếu
Nhận xét – giảng giải
Giúp học sinh hoàn thiện kiến thức
Giáo dục thái độ
Tiến hành hoạt động theo nhóm
Thảo luận phân chia hoa thành hai nhóm căn cứ theo sự sắp xếp hoa trên thân và cành:
+ Hoa mọc đơn độc
+ Hoa mọc thành cụm
Lấy thêm ví dụ từ thực tế.
à kết luận
Lớp tự hoàn thiện kiến thức
* KẾT LUẬN:
 Căn cứ vào cách xếp hoa trên thân và cành có thể chia hoa thành hai nhóm:
+ Hoa mọc đơn độc 
+ Hoa mọc thành cụm.
Hoa số mấy
Tên cây
Các bộ phân sinh sản chủ yếu của hoa
Thuộc nhóm hoa nào?
Nhị
Nhụy
1
Hoa dưa chuột
x
Đơn tính
2
Hoa dưa chuột
x
Đơn tính
3
Hoa cải
x
x
Lưỡng tính
4
Hoa bưởi
x
x
Lưỡng tính
5
Hoa liễu
x
Đơn tính
6
Hoa liễu
x
Đơn tính
7
Hoa cây khoai tây
x
x
Lưỡng tính
8
Hoa táo tây
x
x
Lưỡng tính
IV/ CŨNG CỐ _ DẶN DÒ
- Cho HS hoàn thành bài tập củng cố, đánh giá à nhận xét tiết học.
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước bài mới ở nhà.
RÚT KINH NGHIỆM:
.
..
Tuần 19 – Tiết 37	Lớp 61: 
ND: 07/ 02/ 2012	Lớp 62: 
ÔN TẬP HỌC KÌ 1
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Ôn tập kiến thức trong chương trình học kì I qua các chương sau: Mở đầu sinh học, đại cương về giới thực vật, rễ, thân, lá, sinh sản sinh dưỡng và hoa và sinh sản hữu tính.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng: tư duy lí luận, hệ thống hóa và vận dụng kiến thức.
- Giáo dục ý thức học tập, tính chăm chỉ, cận thận.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Kế hoạch ôn tập.
- HS: Nghiên cứu ôn tập ở nhà.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1:
CUNG CẤP ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
CHƯƠNG 1: Tế BÀO THựC VậT
1/ Kể tên các thành phần chính của tế bào thực vật? 
+ Vách tế bào (thành xenlulozơ)
+ Màng sinh chất (màng tế bào)
+ Chất tế bào (chất nguyên sinh)
+ Nhân (nhân tế bào)
2/ Chức năng của các thành phần.
+ Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định,
+ Màng sinh chất: bao bọc bên ngoài chất tế bào,
+ Chất tế bào: là chất keo lỏng, bên trong có chứa các bào quan như lục lạp,
+ Nhân tế bào: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
CHƯƠNG 2: Rễ
1/ Phân biệt rễ cọc và rễ chùm
+ Rễ cọc: có rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên.
+ Rễ chùm: gồm nhiều rễ con gần giống nhau, và thường mọc ra từ gốc thân tạo thành một chùm.
2/ Kể tên và nêu được chức năng các miền của rễ.
a/ Rễ có 4 miền:
- Miền trưởng thành
- Miền hút
- Miền sinh trưởng
- Miền chóp rễ
b/ Chức năng các miền của rễ.
- Miền trưởng thành: dẫn truyền.
- Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng.
- Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
3/ Vai trị lơng hút, cơ chế hút nước và muối khống.
a/ Vai trò của lông hút: hút nước và muối khoáng hòa tan.
b/ Cơ chế hút nước và muối khoáng hòa tan: nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ, chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.
4/ Kể tên và nêu chức năng của các loại rễ biến dạng. 
a/ Kể tên các loại rễ biến dạng thường gặp:
- Rễ củ
- Rễ móc
- Rễ thở
- Rễ giác mút
b/ Nêu chức năng của các loại rễ biến dạng. 
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, kết quả.
- Rễ móc: Giúp cây bám vào trụ bám để leo lên trên cao.
- Rễ thở: Lấy oxi cung cấp cho các rễ ở dưới đất.
- Rễ giác mút: Hút chất dinh dưỡng từ vật chủ để nuôi cây.
c/ Vận dụng để thu hoạch rễ củ trong sản xuất: thu hoạch trước khi cây ra hoa, kết quả.
CHƯƠNG 3: THÂN
1/ Phân biệt được các loại thân
- Thân đứng: gồm 3 dạng chính: + Thân gỗ: cứng cao, có cành
+ Thân cột: cứng, cao, không cành
+ Thân cỏ: mềm, yếu, thấp
- Thân leo: leo bằng nhiều cách như thân quấn, tua cuốn, tay móc, 
- Thân bò: mềm, yếu, bò lan sát đất.
2/ So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ:
Cấu tạo miền hút của rễ
Cấu tạo trong thân non
 Biểu bì à lông hút
 Vỏ: Thịt vỏ
 Biểu bì
Vỏ: Thịt vỏ à có chứa chất diệp lục
 Bó mạch: mạch rây và mạch gỗ 
 (xếp xen kẻ với nhau).
Trụ giữa: Ruột. 
 Mạch rây (ngoài)
 Bó mạch: 
Trụ giữa: Ruột. Mạch gỗ (trong)
3/ Chức năng của mạch gỗ và mạch rây.
- Mạch rây: Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.
- Mạch gỗ: Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan đi nuôi cây.
CHƯƠNG 4: LÁ
1/ Các bộ phận của lá:
Gồm có phiến lá và cuống lá, trên phiến lá có nhiều gân lá.
2/ Đặc điểm bên ngồi 
a/ Phiến lá: Hình bản dẹt, màu lục, là phần rộng nhất của lá.
à Chức năng của phiến lá: thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ nuôi cây.
b/ Gân lá: có 3 kiểu gân lá chính:
+ Gân hình mạng: lá gai, lá dâu, 
+ Gân song song: lá tre, lá dừa, 
+ Gân hình cung: lá địa liền, lá lục bình, 
c/ Lá đơn và lá kép: có 2 loại lá chính:
+ Lá đơn: có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến, cả cuống và phiến rụng cùng một lúc.
+ Lá kép: có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một lá chét, chồi nách chỉ có phía trên cuống chính, không có ở cuống con, thường lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau.
d/ Các kiểu xếp lá trên thân và cành: Có 3 kiểu xép lá trên thân và cành: 
- Mọc cách: lá mồng tơi, lá dâu, 
- Mọc đối: lá ổi, lá dừa cạn, 
- Mọc vòng: lá trúc đào, lá dây huỳnh, 
3/ Cách xếp lá trên thân và cành giúp cây nhận được nhiều ánh sáng:
- Lá xếp trên mấu thân so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ nuôi cây.
4/ Khái niệm, sơ đồ tĩm tắt quá trình hơ hấp, lien hệ thực tế.
- Sơ đồ: Chất hữu cơ + Khí oxi à Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước.
- Khái niệm: Hô hấp là quá trình cây lấy khí oxi để phân giải các hợp chất hữu cơ, sinh ra năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của cây, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.
- Liên hệ thực tế: 
5/ Khái niệm, sơ đồ tĩm tắt quá trình quang hợp, lien hệ thực tế.
- Sơ đồ:Ánh sáng
Diệp lục
 Nước + khí cacbonic 	tinh bột + khí oxi
- Khái niệm: Quang hợp là quá trình lá cây chế tạo tinh bột ngoài ánh sáng nhờ nước, khí cacbonic và chất diệp lục có ở lá, đồng thời thải khí oxi ra môi trường ngoài.
- Liên hệ thực tế: 
CHƯƠNG 5: HOA VÀ SINH SảN HữU TÍNH
1/ Các bộ phận chính của hoa, 
Hoa gồm: đài, tràng, nhị và nhụy.
- Đài hoa là tập hợp của các lá đài kết hợp với đế hoa hợp thành. 
- Tràng hoa là tập hợp của các cánh hoa hợp thành.
- Nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn, bao phấn chứa nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.
- Nhụy gồm: đầu –vòi – bầu nhụy, bầu nhụy chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.
2/ Chức năng của từng bộ phận:
- Đài hoa và tràng hoa bảo vệ các bộ phận bên trong của hoa (nhị và nhụy).
- Nhị: có các hạt phấn mang tế bào sinh dục đực 
- Nhụy: có noãn mang tế bào sinh dục cái 
3/ Phân biệt các loại hoa (hoa đực, cái, lưỡng tính)
Căn cứ vào cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa ta có thể phân chia hoa thành hai nhóm:
- Hoa lưỡng tính: là hoa có đủ nhị và nhụy. 
- Hoa đơn tính: là hoa thiếu nhị hoặc nhụy.
+ Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là hoa đực
+ Hoa đơn tính chỉ có nhụy gọi là hoa cái
Hoạt động 2:
THẢO LUẬN NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Thuyết trình; yêu cầu học sinh thảo luận đưa ra các thắc mắc
Giảng giải, giúp học sinh hoàn thiện kiến thức
Thảo luận nội dung đề cương.
+ Thắc mắc
+ Soạn đề cương ôn tập
Tự hoàn thiện kiến thức.
IV/ DẶN DÒ: 
Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I theo lịch thi.
RÚT KINH NGHIỆM:
.
.
.
Tuần 19 – Tiết 38	Lớp 61: 
ND: 10/ 02/ 2012	Lớp 62: 
KIỂM TRA HỌC KÌ 1
I/ MỤC TIÊU:
- Kiểm tra kiến thức trong chương trình học kì I qua các chương sau: Mở đầu sinh học, đại cương về giới thực vật, rễ, thân, lá, sinh sản sinh dưỡng và hoa và sinh sản hữu tính.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng: tư duy lí luận, hệ thống hóa và vận dụng kiến thức.
- giáo dục ý thức học tập, tính chăm chỉ, cận thận.
II/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: 
III/ ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẨN CHẤM
IV/ KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ RÚT KINH NGHIỆM
Kết quả kiểm tra
Lớp
 0≤3,5
 3,5≤5
 5≤6,5
 6,5≤8
 8≤10
61
62
RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA SINH 6 CHUAN 2 COT NAM 2012.doc