Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Kiểm tra học kì I

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Kiểm tra học kì I

Câu 1: Một AND có tổng số Nuclêôtít là 3400 vậy chiều dài của gen đó là:

 a. 5780A0. b. 7580A0.

 c. 7850A0. d. 8570A0.

Câu 2: Tính đặc thù của mỗi loại AND do yếu tố nào sau đây quy định?

a. Hàm lượng AND trong nhân tế bào.

b. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử.

c. Tỉ lệ trong phân tử.

d. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axít amin trong phân tử.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Kiểm tra học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA THẦY CÔ GIÁO
ĐỀ BÀI 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.5 điểm)
Câu 1: Một AND có tổng số Nuclêôtít là 3400 vậy chiều dài của gen đó là:
 a. 5780A0. b. 7580A0.
 c. 7850A0. d. 8570A0.
Câu 2: Tính đặc thù của mỗi loại AND do yếu tố nào sau đây quy định?
a. Hàm lượng AND trong nhân tế bào.
b. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử.
c. Tỉ lệ trong phân tử.
d. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axít amin trong phân tử. 
Câu 3: Cặp NST tương đồng là cặp NST gồm 2 NST: 
	a. Giống nhau về hình thái, kích thước và đều có nguồn gốc từ mẹ.
	b. Giống nhau về hình thái, kích thước trong đó 1 có nguồn gốc từ bố, 1 từ mẹ.
	c. Khác nhau về hình thái, kích thước và đều có nguồn gốc từ bố.
	d. Khác nhau về hình thái, kích thước trong đó 1 có nguồn gốc từ bố, 1 từ mẹ.
Câu 4: Quá trình tổng hợp ADN theo nguyên tắc:
	a. mã hóa bộ 3 và bán bảo toàn.
	b. mã hóa bộ 3 và khuôn mẫu.
	c. bổ sung và bán bảo toàn.
	d. mã hóa bộ 3 và bổ xung.
Câu 5: Một gen có 12 chu kì xoắn. Gen này có tổng số nuclêôtit là:
	a. 120 nuclêôtit.	 b. 160 nuclêôtit.	 c. 200 nuclêôtit.	 d. 240 nuclêôtit
Câu 6: Gen bình thường ít hơn gen đột biến 1 cặp nuclêôtit. Đây là đột biến gen dạng:
 a. Mất một cặp nuclêôtit b. Thêm một cặp nuclêôtit
 c. Thay một cặp nuclêôtit d. Đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêôtít
Câu 7: Ở người có 3 nhiểm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể thứ 21 sẽ gây bệnh:
 a. Ung thư máu b. Lao c. Aids d. Đao
Câu 8: Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây qui định :
 a. Điều kiện môi trường. b. Kiểu gen của cơ thể.
 c. Thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cơ thể. d. Mức dao động của tính di truyền.
Câu 9: Một người phụ nữ mắt nâu muốn chắc chắn (100% ) sinh ra những đứa con có mắt đen thì phải lấy người chồng có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
 a. Mắt đen (AA). b. Mắt đen (Aa).
 c. Mắt nâu (aa). d. Không thể có khả năng đó.
Câu 10: Ở người bệnh mù màu đỏ và màu lục do gen lặn a quy định , gen trội A qui định khả năng nhìn màu bình thường . Cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X . Nhiễm sắc thể Y không mang gen này .
 Người nữ bình thường sẽ có kiểu gen :
 a. XAXA b. XAXa c. XaXa d. XAXA hoặc XAXa .
II. PHẦN TỰ LUẬN (6.5 điểm)
 Câu 1 (2.0 đ): Thế nào là phép lai phân tích ? Dựa vào kết quả của phép lai phân tích, người ta có thể kết luận được điều gì?
 Câu 2 (2.0 đ): Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Cho ví dụ minh hoạ?
 Câu 3 (2.5 đ): Cha có mắt màu nâu và Mẹ có mắt xanh sinh được hai con gái: con gái thứ nhất có mắt xanh và con gái thứ nhì có mắt nâu. Người con gái thứ nhì lấy chồng cũng có mắt nâu sinh được một cháu trai có mắt xanh.
 a. Vẽ sơ đồ phả hệ minh họa sự di truyền tính trạng màu mắt của gia đình nói trên. (Yêu cầu vẽ tính trạng mắt nâu bằng ký hiệu bôi đen hoặc có gạch chéo, tính trạng mắt xanh thì để trắng) 
 b. Xác định tính trạng màu mắt nào là trội, tính trạng màu mắt nào làt lặn trong cặp tính trạng màu mắt. (có giải thích)?
-HẾT-
 Giáo viên ra đề:Phạm Hồng Thế
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
I. MA TRẬN ĐỀ
Chủ đề chính
Các mức độ cần đánh giá
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I: Các thí nghiệm của MenĐen
1
2.0
1
0.25
2
2.25đ
Chương I: Nhiểm sắc thể
2
0.25
2
0.5đ
Chương III: ADN và Gen
2
0.25
1
0.25
1
0.25
4
1.0đ
Chương IV: Biến dị
1
0.25
1
2.5
1
0.25
3
3.0đ
Chương V: Di truyền học người
1
0.25
1
2.0
2
2.25đ
Tổng số
5
1.25đ
1
2.0đ
3
0.75đ
1
2.5đ
2
0.5đ
1
2.0đ
13
10đ
I. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 - 2010
Môn thi: Sinh học lớp 9 THCS
Câu 1 : (2.0 Điểm)
 * Định nghĩa (0.5đ): Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
 * Kết luận (1.5đ): 
 - Nếu kết quả của phép lai phân tích là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (0.75đ) 
 - Còn kết quả lai là phân tính (theo tỷ lệ 1 : 1) thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp (0.75).
Câu 2 : (2.0 Điểm)
 * Khái niệm phương pháp nghiên cứu phả hệ (1.0đ).
 Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi một tính trạng nhất định, của những người thuộc cùng một dòng họ, qua nhiều thế hệ. Nhằm xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.
 * Ví dụ minh họa: (1.0đ).
 Qua sự theo dõi về tính trạng bệnh máu khó đông của những người trong cùng một dòng họ qua hai thế hệ từ đời bố mẹ đến đời con theo sơ đồ sau: (0.5đ)
 Nam không mắc bệnh
 Nam mắc bệnh
 Nữ không mắc bệnh
 P (bố, mẹ): 
F1 (con)
Qua nghiên cứu người ta rút ra được đặc điểm di truyền của tính trạng bệnh máu khó đông là:
 + Bệnh máu khó đông do gen lặn quy định. (0.25đ)
 + Bệnh máu khó đông di truyền có liên quan đến giới tính.(0.25đ)
( Hs có thể đưa ra ví dụ khác nếu minh họa được và chính xác vẩn cho điểm)
Câu 3 : (2.5 Điểm)
 a. Sơ đồ phả hệ (1.5đ):	
1
2
3
4
5
6
 Chú thích :
: Nam, mắt nâu
: Nam, mắt xanh
: Nữ, mắt nâu
: Nữ, mắt xanh
 P: ông bà
 F1: Con 
 F2: Cháu
 b. Xác định trội – lặn (1.0đ): 
 Dựa vào phép lai : 4 (nâu) x 5 (nâu) à 6 (xanh) à con xuất hiện tính trạng lạ (mắt xanh) khác với Cha Mẹ (đều mắt nâu) à Suy ra : tính trạng mắt nâu là trội ; tính trạng mắt xanh là lặn.
 GV BỘ MÔN TỔ TRƯỞNG BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN
 Phạm Hồng Thế Phạm Thị Thanh Tuyết Lê Thị Thanh Hoa

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra HKI 2009 - 2010 (hay).doc