Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Kiều Thị Thái - THCS Tiên Phong

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Kiều Thị Thái - THCS Tiên Phong

A. Mục tiêu:

Nắm được mục đích, ý nghĩa của môn học di tuyền học và biến dị

Hiểu và phân tích được các thí nghiệm của Men Đen

Ghi nhớ một số thuật ngữ sử dụng trong di truyền học

B. TRỌNG TÂM

Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của di tuyền học và biến dị

 

doc 96 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Kiều Thị Thái - THCS Tiên Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 15 tháng 8 năm 2010
Ngày 16 tháng 8 năm 2010
Phần I. Di truyền và biến dị
Chương I: Các thí nghiệm của Men Đen
Tiết 01: Men Đen và di truyền học
A. Mục tiêu:
Nắm được mục đích, ý nghĩa của môn học di tuyền học và biến dị
Hiểu và phân tích được các thí nghiệm của Men Đen
Ghi nhớ một số thuật ngữ sử dụng trong di truyền học
B. Trọng tâm 
Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của di tuyền học và biến dị
C. Chuẩn bị:
GV: Một số tài liệu về Men Đen và di truyền học
HS: Đọc trước bài và tham khảo về Men Đen
D. Hoạt động dạy và học
+ ổn định T/C
+ Bài mới
Di truyền học
- Giới thiệu & khái niệm về di truyền và biến dị (SGK)
- Cho VD về di truyền và biến dị
- Kết luận chung
- Đọc TN (SGK)
- Đại diện trả lời các VD
- Nhận xét và bổ sung
+ Di truyền:
- Sự truyền đạt các đặc tính của bố mẹ, tổ tiên cho con cháu
VD: SGK
+ Biến dị:
- Những đặc điểm con cái khác bố mẹ, khác nhau ở 
II. Men Đen, người đặt nền móng cho di truyền học
- Giúp học sinh tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Men Đne qua bài đọc thêm
- Yêu cầu HS hoàn thành BT SGK
- Đối tượng nghiên cứu của men Đen
- Những cặp tính trạng mà Men Đen đã nghiên cứu
- Thế nào là tương phản, tại sao phải tương phản?
- Trình bày các bước nghiên cứu của Men Đen
- Nghe và ghi nhớ
- Thảo luận nhóm để hoàn thành BT SGK
- Đại diện các nhóm trình bày theo dẫn dắt của GV
- Đọc SGK và tóm tắt các bước làm 
1. Men Đen (SGK)
2. Phương pháp nghiên cứu
- Tạo dòng thuần
- Lai các tính trạng tượng trưng, tương phản
- Dùng toán thống kê để phân tích kết quả lai
3. Một số ký hiệu vfa thuật ngữ
Củng cố
Trình bày nội dung và phương pháp nghiên cứu di truyền của Men Đen
Hướng dẫn
- Học thuộc các khái niệm, ký hiệu
- Nghiên cứu các thí nghiệm lai một cặp các tính trạng của Men Đen
Ngày 16 tháng 8 năm 2010
Ngày 18 tháng 8 năm 2010
Tiết 02. Lai một cặp tính trạng
A. Mục tiêu
- Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men Đen
- Nêu được khái niệm kiểu hình, kiểu ghen, thể đồng hợp, thể dị hợp
- Phát biểu được nội dung quy luật phân ly
B. Trọng tâm
- Từ các thí nghiệm của Men Đen, HS hiểu được nội dung quy luật phân ly
C. Chuẩn bị
- Tranh vẽ 2.1; 2.2; 2.3 SGK
- HS: Nghiên cứu bài theo hướng dẫn
D. Hoạt động dạy và học
+ ổn định T/C
+ Kiểm tra bài cũ
Trình bày phương pháp nghiên cứu của Men Đen
+ Bài mới
I. Thí nghiệm của Men Đen
- Giới thiệu cách làm thí nghiệm của Men Đen
- Điền nội dung vào bảng 2
- Phát biểu nội dung 
- Đọc thí nghiệm SGK
- Tự hoàn thành bảng 2 và BT 2
- Đọc phần ND SGK
1. Thí nghiệm
P T/C Đỏ x Trắng
F1 100% Đỏ
F1 x F1 Đỏ x Đỏ
F2 3 Đỏ x Trắng
- Đỏ là tính trạng 
II. Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm
- Y/C HS đọc SGK
- GV giúp HS hiểu thế nào là kiểu gen, kiểu hình, đồng dạng
- Giúp HS quy ước gen
- Viết kiểu gen và sơ đồ lai của thí nghiệm
- Hướng dẫn HS xác định các giao tử và tổ hợp gen
- Đọc SGK
- Nghe và ghi nhớ
- Đại diện trình bày
- Ghi nhớ và làm theo
- Gen luôn tồn tại thành cặp đồng dạng trong tế bào
- Khi hoàn thành giao tử, gen phân ly => tạo thành từng chiếc
- Khi thụ tinh các gen trong cặp đồng dạng 
* Sơ đồ lai:
- Quy ước:
- Sơ đồ
PT/C AA (Đỏ) x aa (Trắng)
Gp A a
F1 %Aa (Đỏ)
GF1 A,a A,a
F2 1AA : 2Aa : 1aa
3 Đỏ : 1 Trắng
Củng cố
- Đọc kết luận chung SGK
- Tại sao F2 xuất hiện tính trạng lặn, F1 không có tính trạng lặn?
Hướng dẫn
- Trả lời các câu hỏi SGK
- BT số 3 (Tr10 - SGK)
- Nghiên cứu bài lai phân tích
Ngày 20 tháng 8 năm 2010
Ngày 23 tháng 8 năm 2010
Tiết 03. Lai một cặp tính trạng
A. Mục đích
- Hiểu được nội dung, mục đích cảu lai phân tích
- Giải thích được quy luật phân ly chỉ đúng khi nào?
- Phân biệt được trội hoàn toàn, không hoàn toàn
- Kích thích lòng say mê nghiên cứu
B. Trọng tâm
- Nội dung, mục đích và ứng dụng của lai phân tích
C. Chuẩn bị
- GV: Sơ đồ lai phân tích trên bảng phụ
- HS: Kẻ bảng 3 (13)
D. Hoạt động dạy - học
+ ổn định tổ chức
+ Kiểm tra bài cũ
+ Phát biểu nội dung quy luật phân ly
+ Bài mới
I. Lai phân tích
- Giúp HS nắm được một số khái niệm
- Cho VD thể đồng hợp, dị hợp
- Thế nào là lai phân tích
- Mục đích cuả lai phân tích là gì?
- Nghe và ghi nhớ
- Đại diện cho VD
- Từ VD SGK phát biểu khái niệm
- Đại diện trả lời
- 1. Một số khái niệm
+ Kiểu gen: Tổ hợp toàn bộ gen trong cơ thể sinh vật
+ Kiểu hình: Tổ hợp các tính trạng của cơ thể được biểu hiện
+ Đồng hợp: Cặp gen Alen giống nhau
+ Dị hợp: Cặp gen Alen không giống nhau
2. Lai phân tích
- Phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn
- Mục đích: Xác định cơ thể trội đó là đồng hợp hay dị hợp
- VD: P Đỏ x Trắng
- Nếu F1 đồng tính => P đồng hợp
- Nếu F1 đồng tính => P dị hợp
II. ý nghĩa của tương quan trội, lặn
- Sự tương quan trội, lặn có ý nghĩa như thế nào
- Đọc ND SGK
- Đại diện phát biểu
- Hiện tượng phổ biến ở sinh vật
- Tính trội thường có lợi => chọn giống thường phát hiện và tập trung tính trội vào một cơ thể
III. Trội không hoàn toàn
- Giới thiệu thí nghiệm trong SGK
- Tính trạng hồng có đặc điểm như thế nào so với đỏ và trắng
- Khi nào tính trạng trung gian biểu hiện?
- Nghiên cứu thí nghiệm SGK
- Đại diện trả lời
- Liên hệ với quiy luật phân ly để trả lời
1. Thí nghiệm
P T/C Đỏ x Trắng
F1 100% Hồng
F2 1 Đỏ : 2 Hồng : 1 Trắng
2. Nhận xét
Hồng là tính trạng trung gian
- Tính trạng trung gian xuất hiện khi tính trạng trội trội không hoàn to
Củng cố
- Đọc kết luận chung SGK
- Thế nào là lai phân tích
- Mục đích của lai phân tích?
- BTVN: 3, 4 (SGK - Tr13)
Hướng dẫn
- Kẻ bảng 4 SGK và nghiên cứu bài lai hai capwj tính trạng
Ngày 23 tháng 8 năm 2010 
Ngày 25 tháng 8 năm 2010
Tiết 04: Lai hai cặp tính trạng
A. Mục đích
- Mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Men Đen
- Biết xác định và phân tích kết quả lai
- Hiểu và phát biểu được ND quy luật phân ly độc lập
- Giải thích được biến dị tổ hợp 
B. Chuẩn bị:
- GV: Sơ đồ lai hai cặp tính trạng
- HS: Bảng 4- SGK
C. Trọng tâm
- Hiểu được nội dung quy luật phân ly độc lập
- Giải thích được hiện tượng biến dị tổ hợp
D. Hoạt động dạy và học
+ ổn định tổ chức
+ Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là lai phân tích?
- Mục đích, ý nghĩa của lai phân tích?
- Bài mới
I. Thí nghiệm của Men Đen
- Giới thiệu thí nghiệm trên sơ đồ
- Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng 4
- Giúp HS phân tích kết quả lai để rút ra kết luận
- Nghe và ghi nhớ
- Thảo luận nhóm và hình thành bảng 4
- Thảo luận chung cùng GV để phân tích kết quả F2
(3T x 3T = 9TT)
(3T x 1L = 3TL)
(1L x 3T = 3LT)
(1L x 1L = 1LL)
1. Thí nghiệm
P T/C Vàng Trơn x Xanh nhăn
F1 100% Vàng Trơn
F2 9 Vàng Trơn
3 Vàng Nhăn
3 Vàng Trơn
1 Xanh Nhăn
2. Kết luận
- Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau, hai hay nhiều cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì ...
II. Biến dị tổ hợp
- Nhận xét về các về các dạng kiểu hình của F2 so với P
- Biến dị tổ hợp là gì?
- Biến dị tổ hợp xảy ra khi nào?
- ý nghĩa của biến dị tổ hợp?
- Nhận xét về số lượng và sự đa dạng
- Đại diện trả lời
- Liên hệ thực tế để trả lời
1. Khái niệm
- Là sự tổ hợp lại của các tính trạng của bố và mẹ
- VD: 
2. Đặc điểm
- Biến dị tổ hợp chỉ xảy ra khi sinh sản hữu tính
- Biến dị tổ hợp rất phong phú tạo nên sự đa dạng kiểu hình trọng sinh giới
Củng cố
- Đọc kết luận chung SGK
- Phát biểu ND quy lật phân ly độc lập?
- Biến dị tổ hợp là gì? Cho VD?
Hướng dẫn
- Học thuộc bài theo câu hỏi SGK
- Nghiên cứu trước bài: Lai hai cặp tính trạng theo yêu cầu sau:
+ Quy ước gen
+ Viết kiểu gen
+ Viết sơ đồ lai
+ Xác định tỷ lệ 
Ngày 25 tháng 8 năm 2010
Ngày 30 tháng 8 năm 2010
Tiết 05: Lai hai cặp tính trạng (tiếp)
A. Mục tiêu
Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Men Đen 
ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập trong chọn giống vật nuôi và cây trồng 
B. Trọng tâm:
HS hiểu được nội dung của quy luật phân ly độc lập từ phần giải thích của Men Đen
C. Chuẩn bị
GV: Sơ đồ lai hai cặp tính trạng
HS: Kẻ phiếu học tập: bảng 5- SGK
D. Hoạt động dạy và học 
+ ổn định tổ chức
+ Kiểm tra bài cũ
Phát biểu ND quy luật phân ly độc lập?
Bài mới
I. Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm 
- Viết kiểu gen của cây đậu vàng trơn và xanh nhăn t/c?
- Viết sơ đồ lai theo thí nghiệm của Men Đen?
- Hoàn thành bảng 5 - SGK
- Đại diện trình bày
- Đại diện trình bày
- HS thảo luận để xác định kiểu gen F2
- Thảo luận nhóm để xác định kết quả F2
- Tư duy cá nhân
+ Giả thuyết
A: vàng, a : xanh
B : trơn, b : nhăn
vàng trơn t/c: AABB
Xanh nhăn: aabb
+ Sơ đồ lai: 
P Vàng trơn x xanh nhăn
AABB aabb
GP AB ab
F1 % AaBb (vàng trơn)
GF1 AB, Ab, aB, ab
Xác định tỷ lệ F2
Bảng 5 - SGK
Kết quả: 
Tỷ lệ kiểu gen F2
4AaBb
2AABb
2AaBB
1AABB 9 vàng trơn
2 Aabb
1 AAbb 3 vàng nhăn
2 aaBb
1aaBB 3 xanh trơn
1aabb 1 Xanh nhăn
 II, ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập:
- Tại sao sinh sản hữu tính tạo ra biến dị tổ hợp phong phú?
- ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập?
- Đọc SGK và giải thích 
- Đại diện trả lời 
- Sự phân ly và tổ hợp tự do của các giao tử tạo ra sự đa dạng kiểu hình
- Là nguyên liệu chọn giống và sự tiến hóa
Củng cố
Đọc kết luận chung SGK
Tại sao kiểu hình của sinh vật lại phong phú?
Hướng dẫn:
Học thuộc kết luận chung trong SGK
Tập viết kiểu gen và xác định kiểu hình theo quy ước
Mỗi nhóm 2 đồng tiền xu và một phiếu học tập theo mẫu
Ngày 4 tháng 9 năm 2010
Ngày 6 tháng 9 năm 2010
Tiết 06: Tính xác suất xuất hiện
hai mặt đồng kim loại
A. Mục tiêu
- Biết cách tính xác suất
- Hiểu được tỷ lệ của các giao tử (1A; 1a) Aa. Tỷ lệ kiểu gen ở F2 là 1AA:2Aa:1aa là ngẫu nhiên
B. Trọng tâm
- Thực hành để xác định tỷ lệ giao tử và kiểu gen là ngẫu nhiên
C. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ
- HS: Mỗi nhóm 2 đồng kim loại + phiếu học tập theo bảng SGK
D. Hoạt động dạy và học
+ ổn định tổ chức
+ Kiểm tra bài cũ
- Tỷ lệ giao tử F1 và kiểu gen F2 trong lai một cặp tính trạng như thế nào?
- Bài mới
I. Hướng dẫn thực hành
* Cách làm theo nhóm
- Thả đồng kim loại 100 lần
- Thống kê kết quả vào bảng 6.1 và 6.2
- Xác định tỷ lệ:	+ Sấp/ngửa
	+ Sấp - sấp / Ngửa - sấp / Ngửa - ngửa
II. Kết luận
- Đối chiếu với tỷ lệ giao tử F1 và kiểu gen F2
* Rút ra kết luận:	+ Tỷ lệ giao tử F1 1A:1a
	+ Tỷ lệ F2 1AA:2Aa:1aa (là ngẫu nhiên)
Củng cố và hướng dẫn
- Trình bày nội dung quy luật phân ly và phân ly độc lập
- BTVN: 1; 2; 3; 4; 5 (SGK - Tr22 - 23)
Ngày 5 tháng 9 năm 2010
Ngày 8 tháng 9 năm 2010
Tiết 07. Bài tập
A. Mục tiêu
- Củng cố và khắc sâu nhận thức về di truyền
- Vận dụng kiến thức lý thuyết để giải bài tập di truyền
B. Trọng tâm
- Giải bài tập di truyền theo SGK và BT để khắc sâu hai quy luật di truyền của Men Đen
C. Chuẩn bị
- GV: Nghiên cứu các thông tin bổ sung và sách BT Sinh 9
- HS: Hoàn thành BT SGK
D. Hoạt động dạy và học
+ ổn định tổ chức
+ Kiểm tra bài cũ
- Phát biểu nội d ... m do nhiều nguyên nhân:
- Chất độc phóng xạ
- Chất độc hóa chất
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Chất thải sinh hoạt
=> tăng tỷ lệ mắc bệnh di truyền 
Củng cố:
- Vai trò của di truyền học tư vấn đối với loài người?
- Nội dung của di truyền học tư vấn như thế nào?
Hướng dẫn:
- Trả lời câu hỏi SGK
- Nghiên cứu bài công nghệ tế bào: Sưu tầm các tranh ảnh về công nghệ tế bào
Ngày tháng năm 2010
Ngày tháng năm 2010
Chương VI: ứng dụng di truyền học
Tiết 32: Công nghệ tế bào
A. Mục tiêu:
- Hiểu được khái niệm công nghệ tế bào, các cung đoạn của công nghệ tế bào. Vai trò của từng cung đoạn.
- Những ưu khuyết điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và hướng ứng dụng
B. Trọng tâm:
- Hiểu được các cung đoạn của công nghệ tế bào và hướng ứng dụng
C. Chuẩn bị:
- GV: Tranh nhân giống mía
- HS: Nghiên cứu bài theo hướng dẫn
D. Hoạt động: 
+ ổn định tổ chức 
+ Kiểm tra bài cũ:
- Vài trò của di truyền học tư vấn là gì?
- Bài mới
I. Khái niệm về công nghệ tế bào?
- Giới thiệu ð1 - SGK
- Công nghệ tế bào là gì?
- Đọc SGK => Thảo luận nhóm để hoàn thành D1 - SGK
- Là ngành khoa học kỹ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra một cơ thể hoàn chỉnh
II. ứng dụng công nghệ tế bào
- Nêu các bước nhân giống mía?
- Làm thế nào để mô sẹo phát triển thành cây con?
- Tại sao phải trồng cây con trong nhà lưới?
- Mục đích của nuôi cấy tế bào và mô là gì?
- Kể tên các thành tựu nhân bản vô tính ở động vật 
- Hướng sử dụng nhân bản vô tính ở động vật?
- Quan sát tranh để mô tả các bước
- Yêu cầu: Hoóc môn phân hóa tế bào
- Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm thích hợp 
- Đọc SGK để trả lời
- Liên hệ thực tế để trả lời
- Đọc SGK để trả lời
1. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm:
VD: Nhân giống mía
- Tách và nuôi cấy mô trong môi trường dinh dưỡng để tạo mô sẹo
- Nuôi cấy mô sẹo trong môi trường dinh dưỡng có chất kích thích sự phân hóa tế bào => tạo cây con
- Nuôi cây con trong môi trường nhà lưới => tạo cây giống
- Đưa cây giống ra đại trà
* ứng dụng:
- Tạo dòng tế bào sôma biến dị
b. Nhân bản động vật
- VD: Cừu Đôli, cá trạch ở Việt Nam
- MĐ: Nhân nhanh nguồn gen quý hiếm
- Nhân bản nội tạng để ghép cho bệnh nhân
 Củng cố:
- Thế nào là công nghệ tế bào?
- Các bước nhân giống mía?
- ứng dụng của công nghệ tế bào trong thực tiễn?
Hướng dẫn:
- Trả lời câu hỏi trong SGK
- Nghiên cứu bài theo nội dung:
+ Những ứng dụng của công nghệ gen
+ Kỹ thuật gen
Ngày tháng năm 2010
Ngày tháng năm 2010
Tiết 33: Công nghệ gen
A. Mục tiêu:
- Hiểu được kỹ thuật gen là gì?
- Các khâu của kỹ thuật gen như thế nào?
- Công nghệ gen là quy trình ứng dụng kỹ thuật gen
- Hiểu được công nghệ sinh học và lĩnh vực ứng dụng chính của công nghệ sinh học
B. Trọng tâm:
- Các khâu chính của công nghệ gen và những ứng dụng của công nghệ sinh học
C. Chuẩn bị:
- GV: Sơ đồ kỹ thuật gen - SGK
- HS: Nghiên cứu bài theo hướng dẫn
D. Nội dung:
+ ổn định tổ chức
+ Kiểm trs bài cũ:
- Nêu các bước nhân giống mía?
- Bài mới
I. Khái niệm kỹ thuật gen và công nghệ gen
- Thế nào là kỹ thuật gen?
- Kỹ thuật gen gồm những khâu nào?
- Yêu cầu chỉ ra ba bước trên sơ đồ SGK
- Đọc SGK để trả lời
- Nghiên cứu sơ đồ SGK
- Ba khâu quan trọng;
+ Tách
+ Ghép
+ Chuyển
a. Khái niệm:
- Thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn ADN (gen) từ tế bào loài cho sang tế bào nhận
b. Kỹ thuật gen;
- Tách đoạn ADN của tế bào cho và phân tử ADN của thể truyền
- Ghép đoạn ADN của tế bào cho vào thể truyền để tạo ADN lai
- Chuyển thể truyền (ADN lai) vào tế bào nhận
II. ứng dụng công nghệ gen
- Kể tên những ứng dụng của công nghệ gen?
- Cho VD những thành tựu của công nghệ gen?
- Chỉ ra 3 hướng ứng dung - SGK
- Liên hệ thực tế để trả lời
+ Tạo chủng vi sinh vật mới:
- Dùng các vi sinh vật tạo ra các sản phẩm: VTM, Prôtêin, enzim...
+ Tạo cây trồng biến đổi gen
- Chuyển gen kháng bệnh hay gen có khả năng tổng hợp chất cần thiết và cây lương thực
+ Tạo động vật biến đổi gen
Bổ sung vào cơ thể động vật khả năng tổng hợp chất con người cần
III. Khái niệm công nghệ sinh học:
- Công nghệ sinh học là gì?
Cho ví dụ?
- Đọc SGK để trả lời
-Khái niệm:
Sử dụng tế bào sống và quá trình sinh học để tạo ra các sản phảm cần thiết 
VD:
- Công nghệ lên men
- Công nghệ chuyển phôi
Củng cố: 
- Nêu khái niệm: kỹ thuật gen, công nghệ gen và công nghệ sinh học?
- Nêu các hướng ứng dụng công nghệ gen? 
Hướng dẫn
- Trả lời các câu hỏi SGK. Liên hệ thực tế để có nhiều ví dụ khoa học mới
- Nghiên cứu bài mới theo nội dung sau:
+ Các tác nhân gây đột biến
Ngày tháng năm 2010
Ngày tháng năm 2010
Tiết 34: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
A. Mục tiêu:
- HS hiểu được tại sao phải chọn tác nhân cụ thể cho từng đối tượng gây đọt biến
- Một số phương pháp sử dụng tác nhân vật lý hóa học để gây đột biến
- Những điểm giống và khác nhau trong việc sử dụng các thế hệ đột biến
B. Trọng tâm:
- Một số phương pháp sử dụng tác nhân gây đột biến
C. Chuẩn bị:
- GV: Tranh một số sinh vật gây đột biến
- HS: Nghiên cứu bài theo hướng đẫn
D. Hoạt động:
+ ổn định tổ chức
+ Kiểm tra bài cũ
- Trình bày các bước của công nghệ gen? Các ứng dụng của công nghệ gen?
- Bài mới:
I. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lý
- Kể tên các tia phóng xạ?
- Tia phóng xạ được sử dụng như thế nào?
- Tia tử ngoại kích thích có hiệu quả đối với những đối tượng nào? Tại sao?
- Thế nào là sốc nhiệt?
- Sốc nhiệt có tác dụng như thế nào?
- Đọc SGK để trả lời
- Đọc SGK để trả lời 
-Với các vi sinh vật và hạt phấn vì bước sóng yếu
- Đọc SGK để trả lời
a. Tia phóng xạ:
- Tia X, anpha, bêta...
- Tia vào các hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng, bầu nhụy...=> gây đột biến gen và NST
b. Tia tử ngoại:
- Chỉ kích thích gây đột biến cho các sinh vật có kích thước nhỏ
VD: vi khuẩn, hạt phấn...=> gây đột biến gen
c. Sốc nhiệt:
- Thay đổi nhiệt độ môi trường sinh vật đột ngột mạnh => sinh vật mất khả năng cân bằng nhiệt => vật chất di truyền bị chấn thương
II. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học:
- Nêu các phương pháp gây đột biến bằng hóa chất 
- Ưu điểm của phương pháp hóa học
 - Đọc SGK để trả lời
- Đại diện trình bày
- Tác động trực tiếp vào ADN
- Ngâm hạt giống hay tiêm hóa chất vào bầu nhụy, tinh hoàn, buồng trứng của sinh vật 
- Có thể gây đột biến theo mong muốn
III. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống
- Thường chọn thể vi sinh vật như thế nào? Tại sao?
- Giống cây trồng cần có những ưu điểm như thế nào?
- Làm thế nào để chọn được những giống tốt?
 - Đọc SGK để trả lời
- Liên hệ thực tế để trả lời 
- Liên hệ kiến thức cũ
+ Với sinh vật chọn:
- Sinh vật có hoạt tính sinh học cao
- Sinh vật có khả năng sinh trưởng nhanh
- Sinh vật có sức sống yếu
+ Với cây trồng chọn:
- Giống sinh trưởng ngắn
- Năng suất cao
- Sức chống chịu tốt
* Chú ý: Thường chỉ chọn được những ưu điểm từng mặt => đem lai giống
Củng cố:
- Trình bày các phương pháp gây đột biến nhân tạo?
- Hướng sử dụng các đột biến như thế nào?
Hướng dẫn:
- Trả lời các câu hỏi SGK
- Ôn tập học kỳ I theo nội dung bài 40 - SGK
Ngày tháng năm 2010
Ngày tháng năm 2010
Tiết 35: Ôn tập học kỳ I
A.Mục tiêu:
- Hệ thống kiến thức về các quy luật di truyền và biến dị
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải một số bài tập di truyền
B. Trọng tâm:
- Vận dụng các quy luật di truyền vào việc giải bài tập di truyền
C. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung và câu hỏi ôn tập cho HS
- HS: Nghiên cứu bài theo hướng dẫn
D. Hoạt động:
+ ổn định tổ chức
+ Kiểm tra bài cũ
- Bài mới
I. Các quy luật di truyền
Điền nội dung phù hợp vào bảng sau
Tên quy luật
Nội dung quy luật 
ý nghĩa
1. Quy luật phân ly
2. Quy luật phân ly độc lập
3. Quy luật di truyền liên kết
4. Quy luật di truyền giới tính
- F1 đồng tính
- F2 phân ly: 3T : 1 Lặn
- Các gen nằm trên các NST khác nhau => phân ly độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên
- F2 có tỷ lệ: 9 : 3: 3: 1
- Các gen trên cùng một NST liên kết với nhau => F2 :1: 1: 1: 1 
- XX x XY 
=> X X, Y
HT 1 XX : 1 XY
 1 Nữ : 1 Nam
- SGK (21)
- SGK (23)
- SGK (31)
- SGK (34)
 II. Vật chất di truyền
Đại phân tử
Cấu trúc
Chức năng
ADN
ARN
Prôtêin
- Hai mạch đơn xoắn
- Một mạch đơn xoắn
- Liên kết peptít
III. Biến dị:
- Kể tên các loại biến dị?
- Nêu đặc điểm của từng loại biến dị?
- Thường biến (Biến dị không di truyền)
- Biến dị tổ hợp (Biến dị di truyền)
- Đột biến
+ Đột biến gen
+ Đột biến NST: đột biến cấu trúc NST, đột biến số lượng NST: (dị bội, đa bội)
Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành các thông tin SGK
- Trả lời các câu hỏi cuối bài 
- Chuẩn bị bài cho giờ kiểm tra học kỳ I
Ngày tháng năm 2010
Ngày tháng năm 2010
Tiiét 36: Kiểm tra học kỳ I
A. Mục tiêu:
- Đánh giá nhận thức của HS về kiến thức các quy luật di truyền và vật chất di truyền, các loại biến dị
- Rèn kỹ năng tư duy tổng hợp và làm bài tập di truyền
B. Trọng tâm:
- Quy luật di truyền của Men Đen và ADN
C. Chuẩn bị:
- GV: Bài kiểm tra cho HS
- HS: Ôn tập theo hướng dẫn
D. Hoạt động:
+ ổn định tổ chức 
+ Đề bài:
Câu I (3đ)
Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Di truyền là hiện tượng:
a. Con cái giống bố mẹ
 b. Bố mẹ truyền cho con kiểu gen quy định mức phản ứng
c. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con cháu 
d. Con cái khác bố mẹ
2. Sự kiện quan trọng nhất trong nguyên phân là:
a. Sao chép bộ NST sang 2 tế bào con
b. Sự chia đều chất nhân
c. Sự chia đều chất tế bào
d. Sự phân chia tế bào 
3. Sự khác nhau cơ bản nhất giữa nguyên phân và giảm phân
a. Giảm phân có hai lần phân bào	b. Giảm phân có sự tiếp hợp
c. Giảm phân có số NST giữ nguyên	d. Giảm phân có bộ NST giảm một nửa
4. Loại tế bào có bộ NST đơn bội
a. Tế bào sinh dưỡng	b. Tế bào sinh dục
c. Tế bào hợp tử 	d. Tế bào sôma
5. Đâu là bệnh di truyền do đột biến:
a. Cấu trúc NST	b. Số lượng NST 
c. Thể dị bội 2n +1	d. Đột biến gen
6. Trẻ đồng sinh khác giới
a. Có cùng kiểu gen	b. Khác kiểu gen
c. Khác giới	d. Cùng giới 
Câu II (3đ)
Phân biệt NST thường với NST giới tính
Câu III (4đ)
Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình
Đáp án:
Câu I:
- 1 chọn b	- 2 chọn a
- 3 chọn d	- 4 chọn b
- 5 chọn c	- 6 chọn b
(Mỗi lựa chọn đúng dạt 1/2 đ)
Câu II(3đ)
NST Thường 
- Số lượng nhiều hơn 1 (1/2đ)
-Đồng dạng (1/2đ)
- Mang gen thường (1/2đ)
- Một cặp (1/2đ)
- Đồng dạng hoặc không đồng dạng (1/2đ)
- Mang gen giới tính
Câu III (4đ)
+ Mối quan hệ: 2đ
- Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
- Môi trường quy định kiểu hình cụ thể 
- Kiểu gen quy định tính trạng 
+ Vai trò: 2đ
- Tính trạng, số lượng phụ thuộc vào môi trường
- Tính trạng, chất lượng phụ thuộc kiểu gen
Hướng dẫn:
- Nghiên cứu bài : Thoái hóa và tự thụ phấn
- Hiện tượng và nguyên nhân của thoái hóa (Tìm các ví dụ trong chăn nuôi và trồng trọt ở gia đình)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sinh 9 HK 1.doc