Học xong bài này HS phải:
- Mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN
Biết xác dịnh những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa AND và ARN
Trình bày được sơ bộ quá trình tổng hợp A RN, đặc biệt là nêu được các nguyên tắc của quá trình này.
- Phát triển kỷ năng quan sát, phân tích kênh hình và tư duy lí thuyết.
Ngày soạn: 2.11.08 Tiết 17: mối quan hệ giữa gen và arn A. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS phải: - Mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN Biết xác dịnh những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa AND và ARN Trình bày được sơ bộ quá trình tổng hợp A RN, đặc biệt là nêu được các nguyên tắc của quá trình này. - Phát triển kỷ năng quan sát, phân tích kênh hình và tư duy lí thuyết. B. Đồ dùng dạy học: 1. GV chuẩn bị: Mô hình cấu trúc bậc 1 của 1 đoạn phân tử A RN Mô hình tổng hợp phân tử A RN Bảng phụ 17 2. HS chuẩn bị: Nghiên cứu bài trước khi đến lớp Kẻ bảng 17 vào vở nhóm C. Hoạt động Dạy- Học: 1.ổn dịnh tổ chức lớp. 2. Bài củ: ? Trình bày nguyên tắc và quá trình nhân đôi của ADN? 3. Bài mới: Hoạt động 1: ARN Hoạt động của GV - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và quan mô hình. ? Thành phần hoá học của ARN? ? Cấu tạo của A RN? - GV nhận xét, giới thiệu thành phần và cấu tạo của A RN trên mô hình. - Yêu cấu HS thảo luận lệnh, hoàn hthành bảng 17 - GV treo bảng phụ, yêu cầu đại diện nhóm lên hoàn thành. - GV nhận xét, hoàn thành đáp án chuẩn Hoạt động của HS - HS hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi, lớp bổ sung: + Tạo nên từ các nguyên tố: C, H, O, N, P + Gồm 1 mạch đơn, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là A, U, G, X. - HS theo dõi. - HS thảo luận theo nhóm, hoàn thành đáp án vào vở nhóm. - Đại diện 1 nhóm lên hoàn thành, các nhóm khác nhận xét, bổ sung: Đặc điểm A RN ADN Số mạch đơn 1 2 Các loại đơn phân A,U, X, G A, T, X, G Tiểu kết: - A RN được cấu tạo từ : C, H, O, N, P - ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là A, U, G, X, tạo thành chuỗi xoắn đơn. - Phân loại: + ARN vận chuyển: tARN + ARN thông tin : mARN + ARN ribôxôm: rARN Hoạt động 2: ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK ? A RN được tổng hợp trong kì nào của chu kì TB? Sự tổng hợp đó dựa vào đâu? ? Quá trình tổng hợp ARN diễn ra như thế nào? - GV giới thiệu mô hình về sự tổng hợp ARN và mô tả quá trình tổng hợp ARN. - GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi lệnh 2 - GV điều khiển các nhóm trình bày ý kiến. - GV nhận xét, nhấn mạnh: trình tự các nu trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nu trong mạch ARN - GV yêu cầu HS làm bài tập: 1 đoạn mạch của gen có trình tự các nu như sau: m1: -X- T- G- X- A- X- T- A- │ │ │ │ │ │ │ │ m2:- G -A –X- G- T- G- A- T- - Hãy xác định các đơn phân của mạch A RN được tổng hợp từ mạch 1 của đoạn gen trên? - GV nhận xét - HS hoạt động cá nhân + Tổng hợp ở kì trung gian, tại NST + Dựa trên khuôn mẫu AND - 1 HS trình bày, lớp bổ sung. - HS theo dõi. - HS quan sát mô hình, sơ đồ và thảo luận theo nhóm để thống nhất đáp án - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung: + Dựa vào 1 mạch đơn của AND + Các cặp nu liên kết theo NTBS: A- U; X- G; G - X; T - A + Trình tự các nu trên mạch ARN tương ứng với trình tự các nu trên mạch khuôn theo NTBS. - HS hoạt động cá nhân, 1 HS lên làm, lớp theo dõi, bổ sung: + - G – A - X- G – U – G – A – U- Tiểu kết: - ARN được tổng hợp tại NST, ở kì trung gian - Diễn biến: + 2 mạch của gen tháo xoắn tách thành 2 mạch đơn. + Các nu ở mạch khuôn liên kết với các nu tự do trong môi trường nội bào theo NTBS: A- U; X- G; G - X; T - A . + Tổng hợp xong ARN tách khỏi gen đi ra tế bào chất. - Nguyên tắc tổng hợp: Khuôn mẫu, bổ sung. - Trình tự các nu trên mạch khuôn quy định trình tự các nu trên ARN. 4. Củng cố- đánh giá: BT: ?1 1 đoạn ARN có trình tự các nu như sau: -A- U- G- X- U- U- G- A- Hãy xác định trình tự các nu trên đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trên? ?2 Nêu bản chất quan hệ gen – ARN 5. Dặn dò: - Làm BT SGK, đọc mục” Em có biết” - Nghiên cứu bài 18.
Tài liệu đính kèm: