. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Nêu được các biến đổi số lượng NST, cơ chế hình thành thể 3 nhiễm, thể 1 nhiễm.
- Giải thích được hiệu quả của đột biến số lượng ở từng cặp NST.
2. Kĩ năng:
Tuần 12 Ngày soạn: 20/10/2009 Tiết 24 Ngày dạy: 05/11/2009 Bài 23: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng: 1. Kiến thức: - Nêu được các biến đổi số lượng NST, cơ chế hình thành thể 3 nhiễm, thể 1 nhiễm. - Giải thích được hiệu quả của đột biến số lượng ở từng cặp NST. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Tranh phóng to hình 23.1 - 2 SGK (Hoặc máy chiếu) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ: - Hs 1: Đột biến số lượng NST là gì? Gồm những dạng nào? - Hs 2: Nguyên nhân phát sinh thể dij bội và hậu quả của nó? Cho ví dụ minh họa. Bài mới: Hoạt động 1: TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG DỊ BỘI THỂ Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh * Cho HS quan sát tranh phóng to hình 23.1 SGK và yêu cầu các em nghiên cứu mục I SGK để trả lời câu hỏi: - Thế nào là hiện tượng dị bội? - Thể 3 nhiễm khác thể lưỡng bội như thế nào? * GV gợi ý: Mọi sinh vật bình thường đều có bộ NST lưỡng bội (2n). Nhưng ở một số sinh vật có hiện tượng 3 nhiễm (lúa, cà độc dược, cà chua ở thể 3 nhiễm) do có một NST bổ sung vào bộ lưỡng bội đầy đủ. Đây là trường hợp, một cặp NST nào đó không phải có 2 mà có 3 NST (2n + 1). Ngược lại, cũng có trường hợp cơ thể sinh vật mất đi 1 NST (2n – 1) được gọi là thể 1 nhiễm, còn trường hợp cơ thể sinh vật mất đi 1 cặp NST tương đồng (2n – 2) được gọi là thể 0 nhiễm. - Quan sát tranh, nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày câu trả lời. - Đại diện một vài nhóm (được GV chỉ định) trình bày câu trả lời, các nhóm khác bổ sung. - Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp nêu được đáp án đúng. Đáp án: * Hiện tượng dị bội là hiện tượng biến đổi số lượng của một hoặc một số cặp NST. * Thể 3 nhiễm là trường hợp, một cặp NST nào không phải có 2 mà có 3 NST (2n + 1), còn thể lưỡng bội có bộ NST 2n. Thể 3 nhiễm biểu hiện các tính trạng có khác với thể lưỡng bội về độ lớn, hình dạng, Ví dụ, thể 3 nhiễm ở cà độc dược biểu hiện quả to hơn, dài hơn và gai dài hơn thể lưỡng bội 2n. * Tiểu kết 1: - Hiện tượng dị bội là hiện tượng biến đổi số lượng của một hoặc một số cặp NST. - Thể 3 nhiễm là trường hợp, một cặp NST nào không phải có 2 mà có 3 NST (2n + 1), còn thể lưỡng bội có bộ NST 2n. Thể 3 nhiễm biểu hiện các tính trạng có khác với thể lưỡng bội về độ lớn, hình dạng, Ví dụ, thể 3 nhiễm ở cà độc dược biểu hiện quả to hơn, dài hơn và gai dài hơn thể lưỡng bội 2n. Hoạt động 2: TÌM HIỂU SỰ PHÁT SINH THỂ 3 NHIỄM VÀ THỂ 1 NHIỄM * Cho HS quan sát tranh phóng to hình 23.2 SGK và yêu cầu các em đọc mục II SGK: - Cơ chế phát sinh thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm. - Sự khác nhau trong sự hình thành bộ NST ở bệnh Đao và bệnh Tơcnơ. * Gợi ý: Quan sát hình 23.2 SGK cần chú ý sự phân li không bình thường của cặp NST trong giảm phân. - Quan sát tranh phóng to hình 23.2 SGK và đọc SGK, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trả lời câu hỏi của s SGK. - Đại diện một vài nhóm HS phát biểu ý kiến, các nhóm khác bổ sung. Dưới sự hướng dẫn của GV, đáp án được xác định. Đáp án: * Trong giảm phân do sự phân li không bình thường của cặp NST 21 (ở người), sinh ra 2 loại giao tử (loại 2 NST 21, loại không NST 21). Trong quá trình thụ tinh xuất hiện hợp tử có 3 NST 21 gây ra bệnh Đao. Do sự phân li không bình thường của cặp NST giới tính XX, sinh ra 2 loại giao tử (loại XX và loại không X). Trong thụ tinh xuất hiện hợp tử OX gây ra bệnh Tơcnơ. * Ở bệnh Đao, bệnh nhân có 3 NST 21; ở bệnh Claiphentơ, bệnh nhân có 3 NST giới tính XXY. * Tiểu kết 2: Do một cặp NST không phân li trong giảm phân, dẫn đến tạo thành giao tử mà cặp NST tương đồng nào đó có 2 NST hoặc không có NST. IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN: 1. GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài. 2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài. V. DẶN DÒ: * Soạn trước nội dung bài 24: Đột biến số lượng NST (tt). Vẽ sơ đồ 23.2 và 24.5 vào vở bài tập. * Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài. * Trả lời các câu hỏi sau: 1. Sự biến đổi số lượng NST thường thấy ở những dạng nào? 2. Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể (2n + 1) và (2n – 1)? 3. Hãy nêu hậu quả của dị bội thể. v
Tài liệu đính kèm: