Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2009 - Tuần 13 - Tiết 26 - Thường biến

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2009 - Tuần 13 - Tiết 26 - Thường biến

Kiến thức:

- Học sinh nắm được khái niệm thường biến và mức phản ứng.

- Nêu được mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh; nêu được một số ứng dụng của mối quan hệ đó.

Kỉ năng:

- Thu thập tranh ảnh, mẫu vật liên quan đến thường biến

Thái độ: GD học sinh ý thức bảo vệ môi trường

II. CHUẨN BỊ.

- Tranh phóng to hình 25 SGK.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm 2009 - Tuần 13 - Tiết 26 - Thường biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13	 NS:16/11/09
Tiết 26	 LL: 18/11/09
THƯỜNG BIẾN
I. MỤC TIÊU.
Kiến thức:
- Học sinh nắm được khái niệm thường biến và mức phản ứng.
- Nêu được mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh; nêu được một số ứng dụng của mối quan hệ đó.
Kỉ năng:
- Thu thập tranh ảnh, mẫu vật liên quan đến thường biến
Thái độ: GD học sinh ý thức bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to hình 25 SGK.
- Một số tranh ảnh mẫu vật sưu tầm khác về thường biến.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ
- Thể đa bội là gì? Cho VD? Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu nào? ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như thế nào?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Sự biến đổi kiểu hình do tác độngcủa môi trường
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh mẫu vật các đối tượng và:
+ Nhận biết thường biến dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh.
+ Nêu các nhân tố tác động gây thường biến.
- GV chốt đáp án đúng.
- HS quan sát kĩ tranh ảnh mẫu vật: cây rau dừa nước, củ su hào ...
Thảo luận nhóm và ghi vào bảng báo cáo thu hoạch.
- Đại diện nhóm trình bày.
Nhận biết 1 số thường biến
Đối tượng
Điều kiện môi trường
Kiểu hình tương ứng
Kiểu gen
Nhân tố tác động
1. Cây rau dừa nước
- Trên cạn
- Ven bờ
- Trên mặt nước
- Thân, lá nhỏ
- Thân, lá lớn hơn
- Thân, lá lớn hơn, rễ biến đổi thành phao
Không đổi
Độ ẩm
2. Củ su hào
- Chăm sóc đúng kĩ thuật
- Chăm sóc không đúng kĩ thuật.
- Củ to
- Củ nhỏ
Không đổi
Kĩ thuật chăm sóc
- Từ đối tượng trên yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Qua các VD trên, kiểu hình thay đổi hay kiểu gen thay đổi? Nguyên nhân nào làm thay đổi? Sự thay đổi này diễn ra trong đời sống cá thể hay trong quá trình phát triển lịch sử?
- Thường biến là gì?
- HS nêu được:
+ Kiểu gen không thay đổi, kiểu hình thay đổi dưới tác động trực tiếp của môi trường. Sự thay đổi này xảy ra trong đời sống cá thể.
- HS rút ra định nghĩa.
Kết luận: 
- Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Hoạt động 2: Mối quan hệ giưa kiểu gen – môi trường và kiểu hình
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Sự biểu hiện ra kiểu hình của 1 kiểu gen phụ thuộc những yếu tố nào?
- Nhận xét mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình?
- Những tính trạng nào chịu ảnh hưởng của môi trường?
- Những tính trạng nào chịu ảnh hưởng của kiểu gen?
- Tính dễ biến dị của các tính trạng số lượng liên quan đến năng suất có lợi và hại gì trong sản suất?
- Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.Vậy muốn có năng suất cao trong SX nông nghiệp càn phải làm gì? GD hs ý thức bảo vệ môi trường
- Từ những VD ở mục 1 và thông tin ở mục 2, HS nêu được:
+ Kiểu hình của 1 kiểu gen phụ thuộc vào kiểu gen và môi trường.
+ HS rút ra kết luận.
+ Đúng quy trình sẽ làm năng suất tăng.
+ Sai quy trình " năng suất giảm.
- HS trả lời
Kết luận: 
- Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
+ Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
+ Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều vào môi trường.
Hoạt động 3: Mức phản ứng
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc VD SGK và trả lời câu hỏi:
- Sự khác nhau giữa năng suất bình quân và năng suất tối đa của giống lúa DR2 do đâu?
- Giới hạn năng suất do giống hay kĩ thuật trồng trọt quy định?
- Mức phản ứng là gì?
- GV nói thêm: tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.
- HS đọc kĩ VD SGK, vận dụng kiến thức mục 2 và nêu được:
+ Do kĩ thuật chăm sóc.
+ Do kiểu gen quy định.
- HS tự rút ra kết luận.
Kết luận: 
- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ 1 gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
- Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
IV. CỦNG CỐ
Câu 1: Phân biệt thường biến và đột biến?
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng: Ngày nay trong nông nghiệp người ta đưa biện pháp kĩ thuật nào đặt lên hàng đầu?
a. Cung cấp nước, phân bón, cải tạo đồng ruộng. b. Gieo trồng đúng thời vụ.
c. Phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc đồng ruộng.	 d. Giống tốt.
 	V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2. - Làm câu 3 vào vở bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet26.doc