Giáo án lớp 9 môn Sinh học - năm 2010 (tiết 3)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - năm 2010 (tiết 3)

Kiến thức:

- HS trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc NST.

- Giải thích được nguyên nhân và vai trò của đột biến cấu trúc NST

2.Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm

 

doc 73 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1163Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - năm 2010 (tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:8/11/2010
Ngày dạy :11/11/2010
Tiết 23: đột biến cấu trúc Nhiễm sắc thể
I.Mục tiêu
1.Kiến thức:
- HS trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc NST.
- Giải thích được nguyên nhân và vai trò của đột biến cấu trúc NST 
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
--Kỹ năng sống: 
 + Kỹ năng hợp tác ứng xử/ giao tiếp lắng nghe tích cực
 + Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK ,quan sát tranh ảnh....để tìm hiểu 
khái niệm,nguyên nhân phát sinhvà tính chất của đột biến và tính chất cấu trúc NST.
 + Kỹ năng tự tin bày tỏ ý kiến
3. Thái độ:
Giáo dục lòng say mê yêu thích môn học và có niềm tin khoa học
4 . Trọng tâm : Khái niệm đb,nguyên nhân, hậu quả.
II.Phương tiện dạy học
1, GV - Tranh vẽ các dạng đột biến cấu trúc NST
 - Bảng phụ kẻ trước để tìm hiểu các dạng đột biến 
2, HS - Đọc trước bài. 
3, ứng dụng cntt: không
III.Hoạt động dạy học
 1. ổn định lớp :1p
 2.Kiểm tra: 4 p
 1, Đột biến gen là gì? cho ví dụ? có những dạng nào?
 2, Vì sao đa số đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất.
 HS trả lời, lớp nhận xét. GV đánh giá cho điểm
 3, ĐVĐ : đột biến gen gây hậu quả như vậy. Vậy ĐB NST có hại như thế nào?
 3.Bài mới 35p
Hoạt động thầy- trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đột biến cấu trúc NST là gì? 17p
GV treo tranh vẽ H22+bảng phụ và yêu cầu HS 
 ? Quan sát H22, đọc thông tin và điền vào bảng cho phù hợp?
Đại diện các nhóm lên điền bảng, nhóm khác bổ sung
GV chốt lại như sau:
Gồm:ABCDEFGH Mất đoạn
Gồm: ABCDEFGH Lặp đoạn
Gồm: ABCDEFGH Đảo đoạn
GV yêu cầu hs tiếp tục thảo luận
 ? Vậy đột biến cấu trúc NST là gì?
 ? Có những dạng nào ?
 GV thực chất là sự tăng hay giảm số lượng gen, sự sắp xếp lại gen trên NST -> liên quan đến sự đứt đoạn của NST. Ngoài 3 dạng trên còn có chuyển đoạn
Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST.18p
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk/65 để trả lời.
 ? Có những nguyên nhân nào gây đột biến cấu trúc NST?
 ? Vì sao các tác nhân đó gây ra đột biến
HS trả lời, lớp nhận xét
GV yêu cầu hs ng/c VD1, VD2
? Đó là các dạng đột biến nào? có lợi hay có hại?
 ? Vậy tính chất của đột biến cấu trúc NST là gì?
 HS trả lời, lớp nhận xét
GV một số dạng có lợi:
+ Các đột biến mất đoạn nhỏ, đảo đoạn -> sự đa dạng trong loài.
+ Trong chọn giống có thể gây ra ĐB mất đoạn để loại bỏ các gen xấu, ko mong muốn khỏi NST
I. Đột biến cấu trúc NST là gì?
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST.
- Gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn
II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST.
1, Nguyên nhân:
Do các tác nhân vật lí, hoá học 
->phá vỡ cấu trúc NST.
2, Vai trò của đột biến cấu trúc NST
- Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân sinh vật.
- Một số đột biến có lợi => có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá
4.Củng cố 4p 
1, Chọn câu trả lời đúng: Loại đột biến nào làm mất hoặc thêm VLDT?
(a). Mất đoạn b. Đảo đoạn ( c). Lặp đoạn
2, Những đột biến cấu trúc NST nào ảnh hưởng đến thành phần cấu trúc của vật chất di truyền?
a. Mất đoạn, thêm đoạn b. Lặp đoạn (c.) Cả a và b
3, Vì sao đột biến cấu trúc NST thường có hại cho sinh vật?
HD: Vì phá vỡ sự sắp xếp hài hoà của các gen trên NST đã được hình thành trong quá trình tiến hoá
 HS trả lời, lớp nhận xét. GV chốt lại
 5.HDVN 1p:
 Học bài theo câu hỏi sgk/66
 Đọc bài “Đột biến số lượng nhiễm sắc thể” và trả lời
? Đột biến số lượng NST là gì? Gồm những dạng nào?
********************************************************
 Ngày soạn :10/11/2010
 Ngày dạy :15/11/2010 
Tiết 24: đột biến số lượng Nhiễm sắc thể
I.Mục tiêu
1.Kiến thức:
- HS trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST.
-Cơ chế hình thành thể (2n+1) và (2n-1). 
-Nêu một vài ví dụ cụ thể về đột biến số lượng NST
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
--Kỹ năng sống: 
 + Kỹ năng hợp tác ứng xử/ giao tiếp lắng nghe tích cực
 + Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK ,quan sát tranh ảnh....để tìm hiểu 
khái niệm,sự phát sinh các dạng đột biến số lượng NST
 + Kỹ năng tự tin bày tỏ ý kiến
3. Thái độ:
Giáo dục lòng say mê yêu thích môn học và có niềm tin khoa học
4 . Trọng tâm : Khái niệm đb,nguyên nhân, hậu quả.
II.Phương tiện dạy học
1, GV – Tranh vẽ H23.1; 23.2 sgk/67,68
 - Bảng phụ ghi bài tập củng cố
2, HS - Đọc trước bài. 
3, ứng dụng cntt: không
III.Hoạt động dạy học
 1. ổn định lớp :1p
 2.Kiểm tra: 4 p
 1, Đột biến cấu trúc NST là gì? nguyên nhân?
 2, Vai trò của đột biến cấu trúc NST? Vì sao đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân sinh vật?
 3, Thế nào là bộ NST tương đồng, lưỡng bội và đơn bội?
 HS trả lời, lớp nhận xét. GV đánh giá cho điểm
 3, ĐVĐ : Gv giới thiệu khái niệm và các dạng đột biến số lượng NST: biến đổi số lượng xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp NST ( hiện tượng dị bội thể), xảy ra ở tất cả bộ NST (hiện tượng đa bội thể)
 3.Bài mới 35p
`
Hoạt động thầy- trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hiện tượng dị bội thể 15P
GV yêu cầu HS quan sát tranh H29.1, H29.2, thảo luận nhóm
 ? ở người cặp NST thứ mấy đã bị thay đổi và thay đổi ntn so với các cặp khác?
 ? Quan sát H23.1 ở chi cà chua độc dược cặp NST nào bị thay đổi và thay đổi ntn?
HS Có 12 NST phát hiện thể dị bội ở cả 12 NST cho 12 dạng quả khác nhau về hình dạng và số gai.
GV đó là hiện tượng dị bội thể.
 ? Thế nào là hiện tượng dị bội thể?
 ? Sự biến đổi số lượng ở 1 cặp NST thấy ở những dạng nào?
GV có thể có các dạng 2n-2. vậy cặp NST này có thể có 3 NST hoặc chỉ có 1 NST hoặc ko có NST nào.
Hoạt động 2: Sự phát sinh thể dị bội 20P
GV yêu cầu HS quan sát H23.1, 23.2 để trả lời câu hỏi
 ? Sự phân li cặp NST hình thành giao tử trong:
 + Trường hợp bình thường? (H23.1)
 + Trường hợp bị rối loạn phân bào?
 ? Các giao tử trên tham gia thụ tinh, hợp tử có số lượng NST ntn?
HS trả lời, lớp nhận xét
 ? Vậy cơ chế phát sinh các thể dị bội là gì?
 ? Hậu quả của hiện tượng dị bội thể là gì?
 HS trả lời, lớp nhận xét
GV chốt lại và ghi bảng
I. Hiện tượng dị bội thể
- Bệnh đao, cặp NST 21 có 3 NST các cặp khác chỉ có 2 NST.
- H29.2 NST 23 chỉ có 1 NST các cặp khác đều có 2 NST.
- Là hiện tượng đột biến thêm hoặc mất 1 NST ở 1 cặp NST nào đó.
- Các dạng: 2n- 1 2n+ 1
II. Sự phát sinh thể dị bội
 + Bt: mỗi giao tử chỉ có 1 NSt
 + Rối loạn: 1 giao tử có 2 NST
 1 giao tử ko có NST nào
+ Hợp tử có 3 NST (2n+1) hoặc có 1 NST (2n-1) của cặp tương đồng
- Cơ chế phát sinh:
Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng ko phân li tạo 1 giao tử mang 2 NSt, 1 giao tử ko mang NST nào
- Hậu quả: Gây biến đổi hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh NST
4.Củng cố 4P 
1, Viết sơ đồ lai minh hoạ để giải thích sự hình thành bệnh Tơcnơ(ox)
HD: P XX * XY
 Gp 0, XX ; X, Y
 F1 OX, OY, XXX, XXY
2, GV treo bảng phụ : Hãy chọn đáp án đúng
a. Hội chứng dao xảy ra do đâu:
 A. Sự ko phân li của cặp NST 21 B. Mẹ sinh con khi tuổi trên 35
 C. Sự kết hợp giữa giao tử bình thường với giao tử có 2 NST 21 *D. A và C đúng
b. Sự ko phân li của 1 cặp NST tương đồng xảy ra ở các tế bào sinh dưõng của cơ thể 2n sẽ cho loại giao tử nào?
 A. n, 2n B. 2n+ 1, 2n- 1 * C. n+1, n- 1 D. n, n+ 1, n- 1
 HS trả lời, lớp nhận xét. GV chốt lại
5.HDVN 1P : Học bài theo câu hỏi sgk
 Đọc bài mới, trả lời các câu hỏi sgk/71 của bài mới
*******************************************************
Ngày soạn:15/11/2009
Ngày dạy:18/11/2009 
Tiết 25: đột biến số lượng Nhiễm sắc thể (tiếp)
I.Mục tiêu
- HS phân biệt được hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội.Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên.
- Biết các dấu hiệu nhận biét thể đa bội bằng mắt thường và cách sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống
- Rèn kĩ năng quan sát ,phân tích , so sánh và hoạt động nhóm.
- Trọng tâm : Khái niệm đb,nguyên nhân, hậu quả.
II.Chuẩn bị
1, GV – Tranh vẽ H24.1-> 24.5 sgk/70
 - Bảng phụ : tìm hiểu sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan:
Đối tượng quan sát
Đặc điểm
Mức bội thể
Kích thước cơ quan
1, Tế bào cây rêu
2, Cây cà độc dược
2, HS - Đọc trước bài mới.
3, ứng dụng cntt: không
III.Hoạt động dạy học
 1. ổn định lớp :1p
 2.Kiểm tra: 4 p
 1, Đột biến số lượng NST là gì? có những dạng nào? Hậu quả của hiện tượng dị bội thể?
 2, Cơ chế phát sinh thể dị bội?
 HS trả lời, lớp nhận xét. GV đánh giá cho điểm
3, ĐVĐ : Gv giới thiệu khái niệm và các dạng đột biến số lượng NST: biến đổi số lượng xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp NST ( hiện tượng đa bội thể), xảy ra ở tất cả bộ NST (hiện tượng đa bội thể)
 3.Bài mới 35p
Hoạt động thầy- trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hiện tượng đa bội thể
GV yêu cầu HS quan sát H21.1, H21.4, thảo luận nhóm để tìm hiểu sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan.
GV treo bảng phụ. Đại diện các nhóm lên điền, nhóm khác bổ sung
GV chốt lại
 ? Các cơ thể có bộ NST 3n, 4n, 5n...có chỉ số khác thể lưỡng bội ntn?
HS các cơ thể đó có bộ NST là bội số của n
 ? Thể đa bội là gì?
 ? Đột biến thể đa bội khác đột biến dị bội ở điểm cơ bản nào?
 ? Có thể nhận biết cây đa bội qua những dấu hiệu nào?
 ? Có thể khai thác những đặc điểm nào của
cây đa bội trong chọn giống?
HS trả lời, lớp bổ sung.
GV chốt lại và ghi bảng
 ? Thể đa bội khác thể dị bội ở những điểm nào?
HS: tb to ->tăng kích thước cơ quan, tăng sức chống chịu.
 ? Nguyên nhân nào làm cho thể đa bội có các ưu điểm trên?
(Do lượng ADN tăng gấp bội, quá trình tổng hợp pr nói riêng và đồng hoá nói chung tăng mạnh)
 ? Bằng mắt thường có thể nhận biết thể đa bội và thể lưỡng bội ko? Có chính xác ko ? vì sao?
(Có thể phân biệt được nhưng ko chính xác, vì có thể do a/h của môi trường)
 ? Có biện pháp nào giúp ta phân biệt chính xác? (Làm tiêu bản NST, đếm số lượng NST)
HS trả lời, lớp nhận xét,bổ sung
GV chốt lại
Hoạt động 2: Sự hình thành thể đa bội
GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả của quá trình nguyên phân, giảm phân
GV yêu cầu HS quan sát H24.5 để trả lời câu hỏi
 ? So sánh giao tử ,hợp tử ở 2 sơ đồ a và b?
 ? Trường hợp nào minh hoạ cho sự hình thành thể đa bội do nguyên phân hoặc giảm phân?
 HS trả lời, lớp nhận xét
 ? Vậy cơ chế hình thành thể đa bội là gì?
 ? Có thể tạo ra thể tứ bội bằng cách nào?
HS:Tác động vào quá trình nguyên phân của hợp tử, lúc hợp tử mới bắt đầu phân chia, giai đoạn từ 2- 8 TB.
 Hoặc t/đ vào quá trình giảm phân để tạo ra giao tử có 2n NST. Sau đó cho giao tử 2n NST kết hợp với nhau.
 HS trả lời, lớp nhận xét
 ? ở động vật sinh sản hữu tính, sự đa bội hoá làm cho cặp NST giới tính thay đổi ntn? Hậu quả của sự thay đổi đó?
GV: Thể đa bội khá phổ biến ở TV, rất ít gặp ở ĐV nhất là đv giao phối.
? Vì sao đột biến đa bội ở TV lại được coi là nguồn nguyên liệ ...  thải ra từ hoạt động nào?
-GV treo bảng phụ: bảng 54.1 SGK.
HS thảo luận tìm hoàn thành bảng 54.1
-GV chữa bài bằng cách cho các nhóm lên ghi từng nội dung .GV đánh giá kết quả
*Liên hệ:ở nơi gđ em sinh sống có hoạt động đốt cháy nhiên liệu gây ô nhiễm không?Em sẽ làm gì trước tình hình đó?
-GV phân tích: Việc đốt cháy nhiên liệu trong gđ như than, củi ,ga sinh ra lượng CO2 chất này sẽ tích tụ gây ô nhiễm .Vây trong từng gđ phải có biện pháp thông thoáng khí để tránh khí độc hại.
-HS qs hình 54.2 , trao đổi nhóm 
? COn đường phát tán các hoá chất độc hại và thuốc bảo vệ thực vật ntn?
HS thống nhất ý kiến, đại diện trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung .
GV hoàn thiện.
-HS n/c SGK H.54.3, 54.4 trả lời câu hỏi .
? Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu?
? Các chất phóng xạ gây nên tác hại ntn?
GV y/c HS điền bảng 54.2
HS chữa bài bàng cách gọi 2 HS :một em ghi mục “tên chất thải”, một em ghi mục “hoạt động thải ra chất thải”
-GV:Loại chất thải rắn gây cản trở giao thông ,gây tai nạn cho con người.
-GV đưa câu hỏi :
+Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu?
+Nguyên nhân của các bênh : Giun sán, sốt rét, tả lị ?
 I.Ô nhiễm môi trường là gì?
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí và hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
-Ô nhiễm môi trường do:
+ Tác động của con người.
+ Hoạt động tự nhiên :núi lửa, sinh vật.
II.Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
1.Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
-Các chất khí thải ra từ nhà máy , phương tiện giao thông đun nấu , sinh hoạt là CO2, SO2 gây ô nhiễm không khí.
2.Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học:
-Các chất độc hoá học được phát tán và tích tụ:
+Hoá chất (dạng hơi) theo nước mưa vào đất , ao sông biển tích tụ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
+Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật .
3.Ô nhiễm do các chất phóng xạ:
-Gây đột biến ở người và sinh vật .
-Gây một số bệnh di truyền và ung thư.
4.Ô nhiễm do các chất thải rắn:
Gồm:Đồ nhựa, giấy vụn, mảnh cao su, bông kim tiêm y tế, vôi gạch vụn
5.Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
-Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được xử lí (phân ,nước thải sinh hoạt, xác động vật)
-Sinh vật gây bệnh vào cơ thể gây bệnh cho người do một số thói quen sinh hoạt như:ăn gỏi, ăn tái ,ngủ không màn.
4 . Củng cố 4p:
? Có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường ? Con người và các sinh vật khác sẽ sống ntn? Và tương lai sẽ ra sao?
HS trả lời, lớp nhận xét.GV kết luận
5 . Hướng dẫn học ở nhà 1p:
- Nghiên cứu tiếp phần III của bài 54
-Chuẩn bị nội dung về ô nhiễm môi trường : Công việc mà con người đã và đang làm để hạn chế ô nhiễm môi trường .
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy : / /2011 
Tiết 58 : ô nhiễm môi trường (tiếp theo)
I.Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Thấy được hiệu quả và sự cần thiết phải phỏt triển bền vững
2. Kỹ năng:
- Phỏt triển kỹ năng quan sỏt, phõn tớch, liờn hệ thực tế.
3. Thỏi độ:
- Cú ý thức bảo vệ mụi trường.
* Trọng tâm:
II. Chuẩn bị
1.GV: Bảng phụ kẻ sẵn bảng 55 sgk/168 và phiếu ghi thứ tự 1, 2, 3
 Tư liệu về môi trường và phát triển bền vững.
2.HS : Tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm, tranh ảnh về xử lí rác thải 
3, ứng dụng cntt: không
III.Hoạt động dạy học
 1. ổn định lớp :1p
 2.Kiểm tra: 4 p
? Hãy cho biết các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ? tác hại của ÔNMT là gì?
 HS trả lời, lớp nhận xét. GV đánh giá cho điểm
* ĐVĐ: Trước tỡnh hỡnh ONMT ngày càng trở nờn nghiờm trọng và là vấn đề toàn cầu. Bản thõn mỗi cỏ nhõn, tổ chức, quốc gia trờn thế giới phải làm gỡ để bảo vệ chớnh cuộc sống của mỡnh?
3.Bài mới 35p
Hoạt động thầy- trò
Nội dung
Hoạt động 3:Hạn chế ô nhiễm môi trường 35p
-GV tổ chức cuộc thi:
+Các nhóm bốc thăm câu hỏi và chuẩn bị trong 10 phút.
+Cá nhóm chuẩn bị và trình bày trong 5-7 phút.
+Trình bày đúng được điểm.
-Câu hỏi 1: Nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí? Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí là gì? Bản thân em đã làm gì để góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường không khí?
Câu hỏi 2: Nguyên nhân nào làm ô nhiễm đất? Biện pháp hạn chế ô nhiễm đất là gì? Bản thân em đã làm gì để góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đất?
Câu hỏi 3: Nguyên nhân nào làm ô nhiễm nước? Biện pháp hạn chế ô nhiễm nước là gì? Bản thân em đã làm gì để góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường nước?
Câu hỏi 4: Thế nào là ô nhiễm môi trường do chất thải răn và thuóc bảo vệ thực vật? em đã có biện pháp gì để hạn chế ÔNMT do các tác nhân này?
-Đại diện nhóm bốc thăm trình bày , có thể kèm theo tranh ảnh sưu tầm, thảo luận nhanh ý kiến ra giấy , đại diện trình bày .
+ Nếu HS trình bày lan man ngoài trọng tâm nội dung câu hỏi thì phạm luật,trừ điểm.
+ Các nhóm trình bày nội dung theo trình tự: Nguyên nhân, biện pháp, đóng góp của bản thân.
+ Trong nhóm được phép bổ sung .
+ Các nhóm khác có thể hỏi và nhóm trình bày trả lời nếu không trả lời được thì trừ điểm
-Sau khi các nhóm trình bày nội dung thì GV sẽ đánh giá công bố kết quả.Cho điểm nhóm làm tốt 10, khá 9.
III.Hạn chế ô nhiễm môi trường
- Hạn chế ô nhiễm không khí:
+ Xây dựng các công viên cây xanh
+ Sử dụng nguồn năng lượng sạch...
- Hạn chế ô nhiễm nguồn nước:
+ Xây dựng nhà máy xử lí nước thải sinh thoạt và sản xuất
+ Các nhà máy phải sử lí nước thải trước khi xả ra môi trường
- Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật:
+ Hạn chế sử dụng
+ Sử dụng đúng cách
- Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn:
+ Phân loại rác để tái sinh
+ Đổ rác đúng nơi quy định
4 . Củng cố 4p:
 HS đọc kết luận sgk/169
 ? Tại địa phương em có các tác nhân nào gây ÔNMT ? Nêu tác hại của ÔNMT đến sức khoẻ con người? Theo em biện pháp khắc phục ÔNMT là gì?
HS trả lời, Lớp bổ sung-GV chốt lại vấn đề
5 . Hướng dẫn học ở nhà 1p: -HS học bài ,trả lời câu hỏi SGk,
-Các nhóm chuẩn bị nội dung :”Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường” ở các bảng 
56.1->56.3 SGK/ 170, 171
****************************************************************
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy : / /2011 
Tiết 59 : thực hành
 tìm hiểu tình hình môi trường địa phương
I.Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Thấy được tỡnh hỡnh thực tế về mụi trường ở địa phương từ đú cú biện phỏp khắc phục và bảo vệ.
2. Kỹ năng:
- Phỏt triển kỹ năng quan sỏt, điều tra và thu thập thụng tin.
3. Thỏi độ:
- Nõng cao ý thức bảo vệ mụi trường.
* Trọng tâm:
II. Chuẩn bị
1.GV: Chọn địa điểm thực hành.
2.HS : Kẻ sẵn bảng 56.1-3 vào giấy , bút.
3, ứng dụng cntt: không
III.Hoạt động dạy học
 1. ổn định lớp :1p
 2.Kiểm tra: 4 p
? Hãy cho biết các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ? tác hại của ÔNMT là gì?
? Có những biện pháp nào để hạn chế ô nhiễm môi trường nước và đất ?
 HS trả lời, lớp nhận xét. GV đánh giá cho điểm
* ĐVĐ: Trước thực trạng mụi trường ngày càng bị ụ nhiễm nghiờm trọng, mụi trường ở địa phương em cú bị ảnh hưởng khụng? Tỡnh hỡnh mụi trường ở đõy như thế nào? Cần làm gỡ để bảo vệ mụi trường sống ở địa phương?
3.Bài mới 35p
Hoạt động thực hành
T/G
Nội dung
Hoạt động I Hướng dẫn ban đầu
GV: Cho hs nghiên cứu mục tiêu bài thực hành
 mẫu báo cáo thực hành, phân nhóm và vị trí 
làm việc.
HS: Làm theo yêu cầu của GV
Hoạt động II Hoạt động thực hành
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế môi trường quanh nơi ở của mình
 ? Xác định các nhân tố sinh thái trong môi trường điều tra ô nhiễm: nhân tố vô sinh , nhân tố hữu sinh và hoạt động của con người?
HS tìm hiểu nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh. Liên hệ giữa con người với môi trường
HS ghi kết quả điều tra vào bảng 56.1 sgk/170
? Xác định các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương? 
? Xác định mức độ ô nhiễm? nguyên nhân gây ô nhiễm?
? Hãy đề xuất các biện pháp để khắc phục ô nhiễm môi trường ở địa phương
HS trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời và điền kết quả vào bảng 56.2 sgk/171
Hoạt động III Đánh giá kết quả
GV cho hs nộp báo cáo thực hành,giải 
đáp thắc mắc, cho hs thu dọn dụng cụ TH.
HS Làm theo yêu cầu của GV
8p
22p
5p
I Hướng dẫn ban đầu
II Hoạt động thực hành
 1,Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường
 Bảng 56.1/ sgk/170
2,Điều tra tình hình và mức độ ô nhiễm
III Đánh giá kết quả
4 Kết thúc 4p GV đánh giá giờ TH
ý thức chuẩn bị, tinh thần thái độ:
Kỉ luật lao động:
Thao tác thực hành: 
Chất lượng thực hành:\
5 HDVN 1p
Học bài và tiếp tục điều tra về tác động của con người tới môi trường quanh nơi mình ở.
******************************************************
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy : / /2011 
Tiết 60 : Thực hành
 tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
I.Mục tiêu
1. Kiến thức :
	- Nhận thấy được tỏc động của con người tới mụi trường, trờn cơ sở đú đưa ra biện phỏp khắc phục phự hợp nhất.
2. Kỹ năng:
- Phỏt triển kỹ năng quan sỏt, điều tra và thu thập thụng tin.
3. Thỏi độ:
- Nõng cao ý thức bảo vệ mụi trường.
* Trọng tâm:
II. Chuẩn bị
1.GV: Chọn địa điểm thực hành.
2.HS : Kẻ sẵn bảng 56.3 vào giấy , bút.
3, ứng dụng cntt: không
III.Hoạt động dạy học
 1. ổn định lớp :1p
 2.Kiểm tra: 4 p
? Hãy cho biết các tác nhân gây ô nhiễm môi trường quanh nơi em ở? tác hại của ÔNMT là gì? Đề xuất biện pháp khắc phục
 HS trả lời, lớp nhận xét. GV đánh giá cho điểm
* ĐVĐ: Trước thực trạng mụi trường ngày càng bị ụ nhiễm nghiờm trọng, mụi trường ở địa phương em cú bị ảnh hưởng khụng? Tỡnh hỡnh mụi trường ở đõy như thế nào? Cần làm gỡ để bảo vệ mụi trường sống ở địa phương?
3.Bài mới 35p
Hoạt động thực hành
T/G
Nội dung
Hoạt động I Hướng dẫn ban đầu
GV: Cho hs nghiên cứu mục tiêu bài thực hành
 mẫu báo cáo thực hành, phân nhóm và vị trí 
làm việc.
HS: Làm theo yêu cầu của GV
Hoạt động II Hoạt động thực hành
GV hướng dẫn môi trường điều tra: mô hình VAC; nông nghiệp
GV hướng dẫn cách điều tra:
Thực hiện các bước:
-Bước 1:Điều tra thành phần hệ sinh thái trong khu vực thực hành.
-Bước 2:Điều tra tình hình môi trường trước khi có tác động mạnh của con người.
-Bước 3:Phân tích hiện trạng của môi trường .Phỏng đoán sự biến đổi của môi trường trong thời gian tới.
-Bước 4:Ghi tóm tắt kết quả trên vào bảng 56.3
HS nghiên cứu kĩ các bước thực hiện điều tra nắm được yêu cầu của bài
HS điều tra theo nhóm và ghi lại kết quả
Hoạt động III Đánh giá kết quả
GV cho hs nộp báo cáo thực hành,giải 
đáp thắc mắc, cho hs thu dọn dụng cụ TH.
HS Làm theo yêu cầu của GV
8p
22p
5p
I Hướng dẫn ban đầu
II Hoạt động thực hành
 Điều tra tác động của con người tới môi trường
 Bảng 56.3
Hoàn thành bảng 56.3 sgk/172
III Đánh giá kết quả
4 Kết thúc 4p GV đánh giá giờ TH
ý thức chuẩn bị, tinh thần thái độ:
Kỉ luật lao động:
Thao tác thực hành: 
Chất lượng thực hành:\
5 HDVN 1p
Học bài
Đọc trước bài 58. Kẻ trước bảng 58.1-> 58.3 sgk
Tìm hiểu: các dạng tài nguyên thiên nhiên? Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?
******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 9 cktkn tuan3.doc