Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2010 - Tiết 25 - Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2010 - Tiết 25 - Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)

. Kiến thức

 - HS phân biệt được hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội.

 - Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên.

 -Nhận biết được 1 số thể đa bội qua tranh ảnh.

2. Kỹ năng : Kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, họat động nhóm.

3. Thái độ. GD tính yêu thích khoa học

 

docx 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2010 - Tiết 25 - Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01.11. 2010 
Ngày giảng: 11. 2010
Tiết 25 - Bài 24
Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
 - HS phân biệt được hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội.
 - Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên.
 -Nhận biết được 1 số thể đa bội qua tranh ảnh.
2. Kỹ năng : Kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, họat động nhóm.
3. Thái độ. GD tính yêu thích khoa học
II. Đồ dùng dạy học
1.GV: - Hình 24.1.2.3.4.
 - Tranh: Sự hình thành thể đa bội.
2. HS: Kẻ phiếu học tập.
III. Phương pháp: Trực quan , hoạt động nhóm.
IV. Tổ chức dạy và học
1. ổn định (1 phút) 9A1 / . ; 9A2 /., 9A3 /., 9A4 /., 9A5 /.
2. Kiểm tra (4 phút) ?. Thế nào là thể dị bội?. Cơ chế phát sinh & hậu quả của hiện tượng dị bội?
3. Bài mới
HĐ1. Tìm hiểu hiện tượng đa bội thể (18 phút).
-Mục tiêu : Hình thành khái niệm thể đa bội. Nêu đặc điểm điển hình của thể đa bội và phương hướng sử dụng các đặc điểm đó trong chọn giống.
Hoạt động dạy và học
Nội dung
- Cho nhắc lại kiến thức cũ
- HS nhớ kiến thức cũ trả lời.
?. Thế nào là thể lưỡng bội? (Có bộ NST chứa các cặp NST tương đồng 2n).
- GV đưa ra các câu hỏi gợi ý:
?. Các cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST: 3n, 4n, 5n có hệ số của n khác với thể lưỡng bội như thế nào? Có phải là bội số của n không? (> 2n, là bội số của n)
?. Thể đa bội là gì ? Các cơ thể có số lượng NST: 3n, 4n, 5n được gọi là gì ?
- Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung 
- GV chốt kiến thức.
- GV thông báo. Sự ↑ gấp bội số lượng NST, ADN trong TB →tăng cường độ TĐC, ↑ kích thước TB, cơ quan và ↑ sức chống chịu với các ĐK không thuận lợi MT.
- Cho nghiên cứu ăIII & quan sát Hình 24.1. 2. 3 .4 SGK. Đọc chú giải, quan sát trong hợp a → d
?1 Sự tương quan giữa mức bội thể & kích thước các cơ quan như thế nào? (Tăng số lượng NST" Tăng kích thước tế bào, cơ quan)
?2 Nhận biết cây đa bội bằng những dấu hiệu nào?( Dấu hiệu tăng KT cơ quan sinh dưỡng & sinh sản →năng xuất cao của cây).
?3. Có thể khai thác những đặc điểm nào của cây đa bội trong chọn giống.
* ứng dụng:
+ Tăng kích thước thân, cành→tăng số lượng gỗ.
+ Tăng KT thân, lá, củ " tăng số lượng rau, hoa màu.
+ Tạo giống có NS cao.
- Giáo viên chuẩn kiến thức" Ghi bảng.
III. Hiện tượng đa bội thể.
- Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).
- Sự tăng gấp bội số lượng NST, ADN trong tế bào đã dẫn đến tăng cường độ trao đổi chất, làm tăng kích thước tế bào, cơ quan và tăng sức chống chịu của thể đa bội đối với các điều kiện không thuận lợi của môi trường.
- Ví dụ: cây rêu, cây cà độc dược, củ cải đường
- Dấu hiệu nhận biết: Tăng kích thước các cơ quan sinh dưỡng & sinh sản
HĐ2. Tìm hiểu sự hình thành thể đa bội (15 phút).
-Mục tiêu Thấy được sự hình thành thể đa bộ là do rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân
- Củng cố kiến thức về nguyên phân và giảm phân bình thường thể nêu các câu hỏi gợi ý:
?. Tế bào mẹ và 2 tế bào con tạo thành sau 1 lần phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân) có số lượng như thế nào ?
?. Trường hợp từng NST tự nhân đôi nhưng tế bào không phân chia thì dẫn đến hiện tượng gì 
?. Giao tử hình thành qua giảm nhiễm và không qua giảm nhiễm khác nhau về số lượng NST như thế nào ?
?. Người ta có thể gây tạo các thể đa bội bằng phương pháp nào ?
- Cho quan sát H21.5.→ Trả lời:
?. So sánh giao tử, hợp tử ở 2 Sơ đồ Hình 25 a. b.
+ Hình a: Giảm phân bình thường, hợp tử nguyên phân lần đầu bị rối loạn " rối loạn do nguyên phân.
+ Hình b: Giảm phân bị rối loạn" khi thụ tinh tạo thành hợp tử.
? Trường hợp nào rối loạn nguyên phân(Hình a) 
?. Trường hợp nào rối loạn giảm phân (Hình b)
?. Trình bày kết luận về cơ chế phát sinh thể đa bội?
- GV dùng Hình chốt 
IV. Sự hình thành thể đa bội.
- Cơ chế: Hình vẽ 25 a . b.
- Dưới tác động vật lí, hoá học hoặc ảnh hưởng của môi trường trong cơ thể gây ra rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân → không phân ly tất cả các cặp NST trong quá trình phân bào" tạo thể đa bội.
4. Tổng kết(5 phút) 
 ?. Thể đa bội là gì? cho ví dụ?
 ?. Nguyên nhân và cơ chế hình thành thể đa bội.
5. Hướng dẫn về nhà(2 phút).
	- Chuẩn bị bài 25. 

Tài liệu đính kèm:

  • docx25.docx