Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Nguyễn Lê Minh Quân - Tiết 62: Ôn tập cuối học kỳ II

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Nguyễn Lê Minh Quân - Tiết 62:  Ôn tập cuối học kỳ II

 1/ Mục tiêu :

 a- Kiến thức :

- Hệ thống hóa được kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường.

- HS biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

 b- Kĩ năng :

- Tiếp tục rèn kĩ năng so sánh tổng hợp, khái quát hóa.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Nguyễn Lê Minh Quân - Tiết 62: Ôn tập cuối học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 62 	 ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II 
Ngày dạy :	 
 1/ Mục tiêu :
	a- Kiến thức :
- Hệ thống hóa được kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường.
- HS biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
	b- Kĩ năng :
- Tiếp tục rèn kĩ năng so sánh tổng hợp, khái quát hóa.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
c- Thái độ :
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên.
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.
2/ Chuẩn bị :
	a- Giáo viên : 
- Nội dung các bảng 63.1 63.6.
- Nội dung câu hỏi ôn tập tr.190.
	b- Học sinh :
- HS ôn tập lại nôi dung: Sinh vật và môi trường.
3/ Phương pháp dạy học :
	- Hỏi đáp, Phân tích.	
4/ Tiến trình :
	4.1 Oån định tổ chức :
	Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập.
	4.2 Kiểm tra bài cũ :
4.3 Giảng bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
I/ HOẠT ĐỘNG1:
* Mục tiêu: HS thống hóa từng đơn vị kiến thức, lấy được ví dụ để chứng minh.
- GV có thể tiến hành như sau:
- Chia HS cùng bàn thành một nhóm.
- Hoàn thành nội dung các bảng SGK.
+ Các nhóm thảo luận và hoàn thành nội dung.
+ lưu ý tìm ví dụ minh họa.
+ Thời gian 10 phúc.
- Gv chữa bài như sau:
- Gọi bất kỳ nhóm nào trình bày nội dung các bảng theo yêu cầu của GV.
+ Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Các nhóm bổ sung ý kiến nếu cần và có thể hỏi thêm câu hỏi khác trong nội dung của nhóm đó.
- GV chữa lần lượt các nội dung và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV thông báo nội dung đầy đủ của các bảng. 
I- HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC:
Nội dung các bảng:
Bảng 63.1 Môi trường và các nhân tố sinh thái(NTST)
Môi trường
Nhân tố sinh thái
Ví vụ minh họa
Môi trường nước
 Vô sinh 
 Hữu sinh
- Aùnh sáng, nhiệt độ.
- Động vật, thực vật.
Môi trong đất
 Vô sinh 
 Hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ.
- Động vật, thực vật.
Môi trên mặt đất- không khí
 Vô sinh 
 Hữu sinh
- Độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ.
- Động vật, thực vật, người.
Môi trường sinh vật
 Vô sinh 
 Hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng.
- Động vật, thực vật, người.
Bảng 63.2: Sự phân chia nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái
Nhân tố sinh thái
Nhóm thực vật
Nhóm động vật
Aùnh sáng
Nhóm cây ưa sáng
Nhóm cây ưa tối
Nhiệt độ
Thực vật biến nhiệt
Động vật biến nhiệt.
Động vật hằng nhiệt.
Độ ẩm
Thực vật ưa ẩm
Thực vật chịu hạn
Động vật ưa ẩm.
Động vật ưa khô.
Bảng 63.3 Quan hệ cùng loài và khác loài
Quan hệ
Cùng loài
Khác loài
Hỗ trợ
- Quần tụ cá thể.
- Cách li cá thể.
- Cộng sinh.
- Hội sinh.
Cạnh tranh
Cạnh tranh thức ăn,nơi ở, con đực cái trong mùa sinh sản.
Cạnh tranh, kí sinh, Vật chủ- con mồi, ức chế- cảm nhiễm.
Bảng 63.4. Các khái niệm
* Quần thể: là tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản.
* Quần xã: Là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một không gisn xác định, có quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên có cấu trúc tương đối ổn định, các sinh vật trong quần xã thích ghi với môi trường sống.
* Cân bằng sinh học: là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học.
* Hệ sinh thái: Bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống. Trong đó các sinh vật luôn tác động nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
* Chuổi thức ăn: là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ, vừa là sinh vật bị tiêu thụ.
* Lưới thức ăn: là các chuổi thức ăn có mắt xích chung.
II/ HOẠT ĐỘNG2:
* Mục tiêu:
- GV cho HS nghiên cứu các câu hỏi ở SGK tr.190.
- Thảo luận để trả lời và các nhóm bổ sung.
+ Các nhóm nghiên cứu câu hỏi thảo luận để trả lời Các nhóm khác bổ sung.
- Nếu hết giờ thì HS tự trả lời.
+ Các nhóm nghiên cứu câu hỏi thảo luận để trả lời các nhóm khác bổ sung.
- Lưu ý: GV giới thiệu câu hỏi số 4: Phân biệt quần xã và quần thể
Quần thể
Quần xã
Thành phần sinh vật
Thời gian sống
Mối quan hệ
- Ví dụ: Quần thể thông Đà Lạt, cọ Phú Thọ, voi châu phi.
- Ví dụ: Quần xã ao, quần xã Cúc Phương.
- Ví dụ: Thực vật phát triển sâu ăn thực vật tăng chim ăn sâu tăng sâu ăn thực vật giảm.
- Ví dụ: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái biển.
- Ví dụ: Rau sâuchim ăn sâu.
- Ví dụ: Rau sâu chim ăn sâu
 Thỏ Đại bàng
II/ MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP:
- Hoàn thành câu trả lời số 4 SGK tr.190.
Quần thể
Quần xã
1- Thành phần sinh vật
Tập hợp cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh
Tập hợp các quần thể khác loài cùng sống trong một sinh cảnh
2- Thời gian sống
Sống trong cùng một thời gian
Được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài
3- Mối quan hệ
Chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng, nơi ở và đặc biệt là sinh sản nhằm đảm bảo sự tồn tại của quần thể.
-Mối quan hệ sinh sản trong quần thể.
- Mối quan hệ giữa cá quần thể thành một thể thống nhất nhờ quan hệ sinh thái và đối địch.
4.4 Củng cố luyện tập :
- GV nhắc nhở HS hoàn thành nội ở các bảng trong bài.
 4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Hoàn thành câu hỏi ôn tập mục 2.
- Oân tập lại chương trình sinh học lớp 6 và chuẩn bị nội dung ở bảng 64.1 64.6 SGK.
 	 5- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA9-t66.doc