Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 10 - Tiết 19 - Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 10 - Tiết 19 - Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

* Hiểu được mối quan hệ giữa ARN Prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi axit amin

* Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ :

 Gen mARN Prôtêin Tính trạng

( một đoạn AD N )

2. Kỹ năng :

- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình

-Rèn tư duy phân tích , hệ thống hóa kiến thức.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1545Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 10 - Tiết 19 - Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn: 24/10/2009
Tiết : 19 Ngày dạy: /10/2009
BÀI 19 :
	MỐI QUAN HỆ GIỮA
 GEN VÀ TÍNH TRẠNG
----- * ----- * ------ * ----- * ------ * -----
A/ MỤC TIÊU:
Kiến thức :
* Hiểu được mối quan hệ giữa ARN à Prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi axit amin
* Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ :
 Gen mARN Prôtêin Tính trạng
( một đoạn AD N )
Kỹ năng :
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình
-Rèn tư duy phân tích , hệ thống hóa kiến thức.
B/ TRỌNG TÂM :
* Giải thích sơ đồ : Gen à mARN à Prôtêin à Tính trạng.
* Trình tự của AD N quy định trình tự mARN à qui định trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit.
C / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh phóng to H.19.1 ; H.19.2 ; H.19.3
-Mô hình về sự hình thành chuỗi axit amin
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	Oån định tổ chức (2’)
91 
92 
Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu 1: Nêu cấu tạo của prôtêin ? 
ĐA: 
Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm C , H, O , N
Thuộc loại đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là axit amin
Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng, trình tự các axit amin.
Cấu trúc không gian : 4 dạng:
- Bậc 1 : dạng chuỗi axit amin có trình tự xác định.
- Bậc 2 : chuỗi axit amin tạo vòng xoắn lò xo.
- Bậc 3 : do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng
- Bậc 4 : gồm 2 hay nhiều chuỗi axit amin kết hợp với nhau.
Câu 2: Trình bày chức năng quan trọng của prôtêin đối với tế bào và cơ thể ?
ĐA: -.Chức năng cấu trúc : Tham gia cấu trúc tế bào, hình thành các đặc điểm của mô , cơ quan, cơ thể.
-Xúc tác các quá trình TĐC: Bản chất của enzim là prôtêin , tham gia các phản ứng sinh hóa.
-Điều hòa các quá trình TĐC : Các hoocmôn phần lớn là prôtêin à điều hòa các quá trình sinh lí trong cơ thể.
Dạy bài mới: (32’)
ðVÀO BÀI: (2’) Trình tự các nuclêôtit trong mARN sẽ được chuyển thành trình tự các axit amin qua quá trình sao mã tại ribôxôm để tạo thành prôtêin à biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể . Vậy giữa Gen và tính trạng có mối quan hệ như thế nào ? Để giúp các em hiểu rõ vấn đề này ta cùng tìm hiểu bài19.
ðTIẾN TRÌNH BÀI DẠY: (30’)
Hoạt động 1: (15’)
I/ MỐI QUAN HỆ GIỮA ARN VÀ PRÔTÊIN :
- Mục tiêu: Nêu được vai trò của mARN và giải thích mối quan hệ mARN – Prôtêin .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-GV cho HS quan sát H.19.1/ 57 và y/c HS nghiên cứu thông tin sgk, trả lời câu hỏi ‚/ 57 trong 3’.
?:Hãy cho biết giữa gen và prôtêin có quan hệ với nhau qua dạng trung gian nào ? Vai trò của dạng trung gian đó ?
?:Nêu các thành phần tham gia tổng hợp axit amin?
?:Các loại nuclêôtit nào ở mARN và tARN liên kết với nhau ?
?:Tương quan về số lượng giữa axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong ribôxôm?
?:Hãy trình bày tóm tắt quá trình hình thành chuỗi axit amin ?
?:Nêu nguyên tắc tổng hợp P?
-GV giảng thêm: Khi biết trình tự các nuclêôtit trên mARN à biết trình tự các axit amin của prôtêin.
-HS quan sát H.19.1/ 57 và nghiên cứu thông tin sgk, trả lời câu hỏi ‚/ 57-Thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời à đại diện nhóm phát biểu , lớp bổ sung 
* Dạng trung gian : mARN
* Vai trò : mang thông tin di truyền tổng hợp prôtêin.
-Thành phần thamgia: mARN , tARN , ribôxôm.
-Các loại nuclêôtit liên kết theo NTBS : A – U ; G – X . 
-Tương quan : cứ 3 nuclêôtit à 1 axit amin 
-Sự hình thành chuỗi axit amin 
* mARN rời khỏi nhân đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin 
* Các tARN mang axit amin vào ribôxôm khớp với mARN theo NTBS à đặt axit amin vào đúng vị trí.
* Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN à chuỗi axit amin được tổng hợp xong.
-Khuôn mẫu : mARN
-Bổ sung : (A – U ; G – X )
-mARN là dạng trung gian có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào .
-Sự hình thành các axit amin được thực hiện dựa trên khuôn mẫu mARN 
-Trình tự các nuclêôtit trên mARN qui định trình tự các axit amin trong prôtêin ( 3 nuclêôtit à 1 axit amin ).
Hoạt động 2: (15’)
II/ MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG :
- Mục tiêu : giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ : gen ( AD N) à mARN à Prôtêin à Tính trạng
GV
HS
Nội dung
-GV cho HS quan sát H.19.2 / 58 và y/c HS nghiên cứu thông tin sgk, trả lời câu hỏi ‚/ 58 trong 3’.- ?:Mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1, 2, 3 ?
?:Bản chất của mối liên hệ trong sơ đồ (gen – tính trạng)?
-HS quan sát hình , vận dụng kiến thức đã học ở chương III à trả lời câu hỏi:
* AD N là khuôn mẫu để tổng hợp mARN
* mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin ( cấu trúc bâc 1 của prôtêin ) 
* Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào à biểu hiện thành tính trạng.
-Bản chất mối quan hệ : gen – tính trạng.
* Trình tự các nuclêôtit trong AD N qui định trình tự các nuclêôtit trong ARN à trình tự các axit amin của phân tử prôtêin.
* Prôtêin tham gia vào các hoạt động của tế bào à biểu hiện thành tính trạng.
-Mối quan hệ giữa Gen và tính trạng được thể hiện trong sơ đồ :
Gen ( một đoạn ADN ) à mARN à Prôtêin à Tính trạng.
-Trong đó, trình tự các nuclêôtit trên ADN qui định trình tự các nuclêôtit trong ARN, thông qua đó ADN qui định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng. 
*KẾT LUẬN CHUNG : HS đọc kết luận sgk
Củng cố: (4’)
1/ Bài 2 sgk / trang 59 
Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ:
mARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin: mARN có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất. Nên trình tự các nuclêôtít trong AND quy định trình tự các nuclêôtít trong mARN theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X và ngược lại, còn T liên kết với A. mARN sau khi được hình thành rời nhân ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi a.a, các loại nuclêôtít trong mARN và tARN kết hợp với nhau trong mối tương quan cứ 3 nuclêôtít tương ứng với 1 a.a. Sự tạo thành chuỗi a.a dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X
2/ Bài 3 sgk / trang 59 
Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ là trình tự các nuclêôtít trong mARN, qua đó quy định trình tự các a.a cấu thành nên prôtêin. Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
Dặn dò: (2’)
-Học bài ( trong tập )
-Trả lời các câu hỏi sgk / trang 59
-Oân lại : cấu trúc không gian của AD N.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 19.doc