Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 43, 44

Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 43, 44

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

Qua bài học H/S đạt được:

1. Kiến thức:

- H/S hiểu thế nào là hợp chất hữu cơ và hoá học hứu cơ.

- Nắm được cách phân loại các hợp chất hữu cơ.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt được các chất hữu cơ thông thường với các chất vô cơ.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thích môn học và tinh thần say mê khoa học.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1 - G/V: + Tranh màu về các loại thức ăn, hoa quả, đồ dùng quen thuộc.

 + Hoá chất làm thí nghiệm: Bông tự nhiên, nến, nước vôi trong.

 + Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh.

2 - H/S: + Đọc trước nội dung bài học.

 

doc 6 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 43, 44", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22
Ngày soạn: 17/1/2010
Tiết: 43
Ngày dạy: 25/1/2010
Chương 4. Hidrocacbon. nhiên liệu
Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu 
cơ và hoá học hữu cơ
A. Mục tiêu bài học.
Qua bài học H/S đạt được:
1. Kiến thức:
- H/S hiểu thế nào là hợp chất hữu cơ và hoá học hứu cơ.
- Nắm được cách phân loại các hợp chất hữu cơ.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được các chất hữu cơ thông thường với các chất vô cơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích môn học và tinh thần say mê khoa học.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1 - G/V: + Tranh màu về các loại thức ăn, hoa quả, đồ dùng quen thuộc.
	 + Hoá chất làm thí nghiệm: Bông tự nhiên, nến, nước vôi trong.
	 + Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh.
2 - H/S: + Đọc trước nội dung bài học.
C. tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức lớp.
2. kiểm tra bài cũ: ( không)
3. Nội dung.
	Mở bài: Từ thời cổ đại con người đã biết sử dụng và chế biến các hợp chất hữu cơ có trong thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Vậy hợp chất hữu cơ là gì? Hoá học hữu cơ là gì?
G/V
H/S
HĐ1: Tìm hiểu về hợp chất hữu cơ
- G/V: Dùng tranh hình giới thiệu: Các loại thức ăn, đồ dùng quen thuộc, hoa quả bằng hợp chất hữu cơ.
- G/V: Tiến hành TN ( TN1/SGK)
?. Nêu hiện tượng xảy ra khi rót nước vôi trong vào ống nghiệm?
?. Giải thích hiện tượng.
- G/V: Tiến hành TN2 ( TN2/SGK)
- G/V: Nhấn mạnh: Khi đốt các hợp chất hữu cơ khác đều tạo ra khí CO2.
?. Hợp chất hữu cơ là gì.
- G/V: Lưu ý H/S: Đa số các hợp chất của cacbon đều là hợp chất hữu cơ ( Trừ CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat của kim loại...)
- G/V: Viết CTHH của hai nhóm hợp chất hữu cơ trên bảng phụ:
 + C2H4, CH4, C6H6 ... (1)
 + C2H6O, C2H5ON, CH3Cl ... (2)
?. Nhận xét về thành phần phân tử của các chất trong mỗi nhóm.
- G/V: Đưa ra cơ sở để phân loại các hợp chất hữu cơ theo thành phần phân tử.
HĐ2: Tìm hiểu kháI niệm hoá học hữu cơ
- G/V: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK
? Hoá học hữu cơ là gì?
?. Hoá học hữu cơ có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống. 
- G/V: Yêu cầu học sinh cho các ví dụ cụ thể để thấy được vai trò của hoá học hữu cơ.
- G/V: Tổng kết nội dung trả lời của học sinh và yêu cầu học sinh đưa ra kết luận cuối cùng.
I. Hợp chất hữu cơ.
1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu?
- H/S: Quan sát, lắng nghe.
- H/S: Nhận xét về số lượng, tầm quan trọng của hợp chất hữu cơ.
2. Hợp chất hữu cơ là gì?	
- H/S: Quan sát G/V làm TN.
- H/S: Nước vôi bị vẩn đục.
- H/S: Bông cháy tạo khí CO2, khí CO2 làm vẩn đục nước vôi trong.
- H/S: + Quan sát.
 + Mô tả.
 + Giải thích hiện tượng.
- H/S: Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon.
3. Hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào?
- H/S: + Nhóm 1 chỉ gồm H và C
 + Nhóm 2 gồm H, C và nguyên tố khác.
Kết luận: Hợp chất hữu cơ được phân làm hai loại:
 + Hidrocacbon ( VD: CH4, C2H2...)
 + Dẫn xuất của hidrocacbon ( VD: C2H6O, C2H5ON, CH3Cl ... )
II. Khái niệm về hoá học hữu cơ.
- H/S: Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK
- H/S: Là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về hợp chất hữu cơ và những chuyển đổi của chúng.
- H/S: Có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội.
- H/S: Bằng hiểu biết của bản thân đưa ra các ví dụ chứng minh vai trò quan trọng của ngành hoá học hữu cơ
4. Củng cố – Luyện tập.
- Yêu cầu một học sinh nhắc lại nội dung chính của bài
- G/V: Cho học sinh làm bài tập:
BT: Cho các chất sau: NaHCO3, C2H2, C6H12O6, C6H6, C3H7Cl, MgCO3, CO, C2H4O2.
Trong các hợp chất trên, hợp chất nào là hợp chất vô cơ?
Hãy phân loại các hợp chất hữu cơ.
- BT1/SGK/Tr108
- BT2/SGK/Tr108
- H/S: Nhắc lại nội dung chính của bài
- H/S: 1 H/S trình bày trước lớp, H/S khác làm vào vở.
+ Đáp án:
a. H/C vô cơ gồm: NaHCO3, MgCO3, CO.
b. H/C hữu cơ gồm: C2H2, C6H6, C6H12O6, C3H7Cl, C2H4O2.
+ Các hợp chất thuộc loại hidrocacbon gồm: C2H2, C6H6.
+ Các hợp chất thuộc loại dẫn xuất của hidrocacbon gồm: C6H12O6, C3H7Cl, C2H4O2
Đáp án: D
Đáp án: C
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Làm bài tập: 4,5/SGK/Tr108
	 34.1 ---> 34.5/SBT
	- Đọc trước bài: “ Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ”
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 22
Ngày soạn: 17/1/2010
Tiết: 44
Ngày dạy: 27/1/2010
Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
A. Mục tiêu bài học.
Qua bài học H/S đạt được:
1. Kiến thức:
- H/S hiểu được trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị, C(IV), H(I), O(II).
- Hiểu được mỗi hợp chất hữu cơ có một công thức cấu tạo ứng với một trật tự liên kết xác định, các nguyên tử cacbon có khả năng liên kết được với nhau tạo thành mạch cacbon.
2. Kĩ năng:
- Viết được CTCT của một số chất hữu cơ đơn giản, phân biệt được các chất khác nhau qua CTCT.
3. Thái độ:
- Có cách nhìn khách quan về thế giới khoa học
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1 - G/V: + Mô hình một vài phân tử chất hữu cơ đơn giản.
2 - H/S: + Đọc trước nội dung bài học.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức lớp.
2. kiểm tra bài cũ: 
	? Hợp chất hữu cơ là gì? Hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào? Lấy ví dụ cho mỗi trường hợp.
3. Nội dung.
	Mở bài: Các em đã biết hợp chất hữu cơ là những hợp chất của cacbon. Vậy hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử các hợp chất hữu cơ như thế nào? Công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ cho biết điều gì?
G/V
H/S
HĐ1: Tìm hiểu ba nội dung của thuyết cấu tạo hoá học
- G/V: Thông báo nội dung thứ nhất của thuyết cấu tạo hoá học: - Trong phân tử hợp chất hữu cơ các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị của chúng. (C(IV), H(I), O(II), Haloren (I) )
- G/V: Cho H/S quan sát mô hình phân tử của mê tan, G/V giới thiệu mô hình và biểu diễn CTPT và CTCT của metan. – G/V:lưu ý mỗi hoá trị biểu diễn tương ứng với một nét gạch.
- G/V: Tiếp tục cho H/S quan sát mô hình cấu tạo phân tử CH3Cl và CH3OH, yêu cầu H/S lên bảng biểu diễn CTPT và CTCT của hai hợp chất trên.
- G/V: Đưa ra CTHH viết sai. VD: CH5, yêu cầu H/S tìm ra điểm sai trong CTHH đó.
- G/V: Yêu cầu học sinh viết CTCT của các phân tử sau: C3H8, C2H6.
- G/V: Nhận xét, sửa chữa đáp án sai.
?. Nhận xét liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử C3H8 và C2H6.
- G/V: Do giữa các nguyên tử cacbon có thể liên kết được với nhau nên tạo ra một số loại mạch.
- G/V: Giới thiệu ba loại mach: Mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng, Lấy ví dụ tương ứng với mỗi trường hợp
- G/V: Yêu cầu học sinh biểu diễn CTCT dạng mạch vòng của C3H6 và dạng mạch nhánh của C4H10.
- G/V: Yêu cầu học sinh trình bày nội dung thứ hai của thuyết cấu tạo hoá học
- G/V: Giới thiệu hai chất khác nhau nhưng có cùng CTPT là C2H6O.
+ Rượu etylic: CH3- CH2 – OH.
+ Đimetylete: CH3 – O – CH3.
?. Vì sao hai chất khác nhau lại có cùng CTPT là C2H6O. 
- G/V: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK và cho biết nội dung thứ ba của thuyết cấu tạo hoá học
HĐ2: Tìm hiểu ý nghĩa của công thức cấu tạo
?. Công thức phân tử cho biết gì?
- G/V: Viết CT: C2H6O nên bảng và yêu cầu H/S cho biết nó biểu diễn chất nào?
- G/V: Hướng dẫn H/S rút ra nhận xét.	
- G/V: Yêu cầu H/S tìm hiểu thông tin SGK và cho biết ý nghĩa của CTCT.
- G/V: Hướng dẫn H/S cách viết CTCT thu gọn của một vài hợp chất hữu cơ.
I. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
1. Hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử
- H/S: Ghi nhớ nội dung quy luật
- H/S: Quan sát mô hình và lưu ý cách biểu diễn CTCT và CTPT của một hợp chất hữu cơ.
- H/S: Quan sát mô hình và lên bảng biểu diễn lại CTPT và CTCT của hai hợp chất hữu cơ trên, H/S khác nhận xét bổ sung.
- H/S: Tìm ra điểm sai của CT đó là cacbon có hoá trị V sai với quy ước là cacbon chỉ có hoá trị IV.
2. Mạch cacbon.
- H/S: Thảo luận viết CTCT của hai hợp chất trên -----> Trình bày trước lớp
- H/S: Nguyên tử cacbon không chỉ liên kết với các nguyên tử của nguyên tố khác mà giữa các nguyên tử cacbon còn có thể liên kết được với nhau.
- H/S: Ghi nhận thông tin
- H/S: Hai học sinh lên bảng trình bày, H/S khác nhận xét bổ sung.
- H/S: đưa ra kết luận ( Nội dung thứ hai của thuyết cấu tạo hoá học)
3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
- H/S: Hai chất này có sự khác nhau về trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
Đó là nguyên nhân làm rượu etylic có tính chất khác với đimetyl ete.
- H/S: Nghiên cứu thông tin, một học sinh trình bày nội dung thứ ba của thuyết cấu tạo hoá học, H/S khác nhận xét bổ sung.
II. Công thức cấu tạo.
- H/S: Công thức phân tử cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
- H/S: 
+ C2H6O: Chưa rõ biểu diễn chất nào vì:
+ CH3- CH2- OH: Rượu etylic
+ CH3- O- CH3: Đimetyl ete.
- H/S: Muốn biết một hợp chất hữu cơ ta phải biết CTCT của nó.
- H/S: Tự tìm hiểu thông tin SGK và trình bày về ý nghĩa của CTCT.
4. Củng cố – Luyện tập.
	? Nhắc lại ba nội dung của thuyết cấu tạo hoá học.
	+ Hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử
	+ Mạch cacbon
	+ Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
	? ý nghĩa của công thức cấu tạo.
	- G/V cho học sinh làm bàitập:
	Viết CTCT của các chất có công thức phân tứ sau: C2H5Cl, C3H8, CH4O.
5. hướng dẫn học ở nhà:
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Làm bài tập: 1 ----> 5/SGK/Tr112

Tài liệu đính kèm:

  • docT43 - t44.doc