Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 25 - Tiết 49 - Bài 47: Quần thể sinh vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 25 - Tiết 49 - Bài 47: Quần thể sinh vật

MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

v Trình bày được khái niệm quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa.

v Nhận biết 3 đặc trưng cơ bản của QTSV và ảnh hưởng của môi trường đến sự thay đổi số lượng cá thể trong quần thể.

2. Kỹ năng :

v Rèn kỹ năng phân tích , sosánh để nhận biết 1 QTSV .

v Rèn kỹ năng phân tích biểu đồ , kỹ năng vẽ biểu đồ .

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 25 - Tiết 49 - Bài 47: Quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :25 Ngày soạn: 03/02/2010
Tiết : 49 Ngàydạy: /02/2010
	CHƯƠNG II : HỆ SINH THÁI 
BÀI 47 :	
A/ MỤC TIÊU :
Kiến thức :
Trình bày được khái niệm quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa.
Nhận biết 3 đặc trưng cơ bản của QTSV và ảnh hưởng của môi trường đến sự thay đổi số lượng cá thể trong quần thể.
Kỹ năng :
Rèn kỹ năng phân tích , sosánh để nhận biết 1 QTSV .
Rèn kỹ năng phân tích biểu đồ , kỹ năng vẽ biểu đồ .
B/ TRỌNG TÂM : Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của 1 QTSV
C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- GV chuẩn bị :Tranh ảnh về 1 số QTSV ; Hình 47 phóng to ; Các bảng phụ ; phiếu học tập về 3 dạng tháp tuổi.
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	Oån định tổ chức (2’)
91 
92
Kiểm tra bài tập vể nhà của HS: (5’) 
GV kiểm tra bài thu hoạch của HS
Dạy bài mới: (32’)
ðVÀO BÀI: : Qua bài 44 + quan sát hình : 1 đàn voi không ghi chú thích à ?: Quan sát tranh , em thấy được điều gì ? ( thể hiện mối quan hệ cùng loài giữa các cá thể voi trong đàn voi )
GV: Qua tranh ta đã biết các sinh vật cùng loài sống gần nhau , liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể. Nhóm cá thể này được gọi là gì và có những đặc trưng nào? Các vấn đề trên sẽ được tìm hiểu qua bài “ Quần thể sinh vật ” trong chương II : Hệ sinh thái.
ðTIẾN TRÌNH BÀI DẠY: (30’)
Hoạt động 1 : (15’)TÌM HIỂU KHÁI NIỆM QTSV :
- Mục tiêu : HS hiểu được khái niệm QTSV , nhận biết 1 QTSV và cho thí dụ về QTSV .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV y/c HS đọc thông tin phần I / trang 139 sgk à thảo luận nhóm nhỏ ( đôi bạn ) hoàn thành bảng 47.1 
- GV treo bảng 47.1 à tổ chức hoạt động lớp .
- GV bổ sung các phân tích kết quả của HS trên bảng 47.1 à y/c HS chú thích cho hình ở phần giới thiệu và nêu thêm thí dụ ngoài sgk.
?: Thế nào là 1 QTSV ? 
- Hoạt động cá nhân : đọc thông tin ở sgk để nắm được khái niệm QTSV.
- HS thảo luận nhóm ( đôi bạn ) à đánh dấu X và bảng 47.1 để xác định 1 QTSV hoặc không phải QTSV .
- Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng 47.1 
* 1, 3 , 4 không phải là QTSV.
* 2 , 5 là QTSV
* Giải thích lí do sự lựa chọn của nhóm . Các nhómkhác nhận xét, bổ sung.
- HS nêu thêm thí dụ ngoài sgk
 -Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới 
I/ KHÁI NIỆM VỀ QUẦN THỂ SINH VẬT : 
-Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới
Hoạt động 2 : (10’)TÌM HIỂU CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN ( DẤU HIỆU RIÊNG ) CỦA QTSV :
- Mục tiêu : HS nhận biết được 3 đặc trưng cơ bản của 1 QTSV 
GV
HS
Nội dung
- GV y/c HS đọc kỹ nội dung 1 ở phần II/ trang 140 sgk và trả lời các câu hỏi :
1) Tỉ lệ giới tính là gì ?
2 ) Tỉ lệ giới tính ở đa số động vật là bao nhiêu 
3) Tỉ lệ giới tính trong 1 QTSV thay đổi theo các dấu hiệu nào ? Nêu thí dụ ?
4 ) Nêu ý nghĩa của tỉ lệ giới tính ?
- Hoạt động cá nhân : đọc thông tin và trả lời câu hỏi , HS khác bổ sung.
Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái 
Tỉ lệ xấp xỉ 1 đực :1 cái ở đa số loài động vật 
Thay đổi tùy theo lứa tuổi và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái 
Cho thấy tiềm năng sinh sản của QTSV 
II/ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QTSV :
1) Tỉ lệ giới tính :
Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái 
Tỉ lệ xấp xỉ 1 đực :1 cái ở đa số loài động vật 
Thay đổi tùy theo lứa tuổi và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái 
Cho thấy tiềm năng sinh sản của QTSV
- GV chuyển ý : Trong 1 QTSV có nhiều cá thể sinh vào những thời điểm khác nhau à chúng thuộc các nhóm tuổi khác nhau .
- GV y/c HS nghiên cứu bảng 47.2 à GV tổ chức hoạt động lớp , trả lời các câu hỏi sau :
?: Kể tên các nhóm tuổi trong quần thể ?
?: Vai trò của mỗi nhóm tuổi đối với sự phát triển của QTSV? 
- GV treo hình 47 phóng to và giới thiệu đây là biểu đồ tháp tuổi biểu diễn thành phần nhóm tuổi của cá thể trong 1 QT SV
* Ký hiệu :
- Màu đỏ : nhóm tuổi trước sinh sản
- Màu vàng : nhóm tuổi sinh sản 
- Màu xanh : nhóm tuổi sau sinh sản 
à GV y/c HS quan sát H.47; thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tậpà 
- GV chuyển ý : Ngoài tỉ lệ giới tính và thành phần nhóm tuổi , các quần thể còn khác nhau ở mật độ à 
?:Vậy mật độ là gì ? Cho thí dụ ? 
?:Mật độ thay đổi theo các yếu tố nào ? cho thí dụ ?
- HS nghiên cứu cá nhân bảng 47.2 để biết có bao nhiêu nhóm tuổi và ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi trong QTSV ( HS trả lời dựa vào thông tin ở bảng 47.2 sgk ) 
-Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản
-Nhóm tuổi trước sinh sản (có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể), nhóm tuổi sinh sản (quyết định mức sinh sản của quần thể) và nhóm tuổi sau sinh sản (không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể)
- HS thảo luận nhóm : phân tích , sosánh 3 dạng tháp tuổi để giải thích ý nghĩa của mỗi dạng đối với sự phát triển của QT 
à hoàn thành phiếu học tập 
Tháp
Đáy tháp
Tỉ lệ sinh
Số lượng cá thể của quần thể trong tương lai
Kết luận
A 
B
C 
Rộng 
TB
Hẹp 
Cao 
TB
Thấp 
Tăng mạnh ->
Không tăng 
 không giảm->
Giảm dần->
Dạng phát triển 
Dạng ổn định
Dạng giảm sút
Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
Thí dụ : 2 con sâu rau /1m2 ruộng rau
Mật độ quần thể thayđổi theo mùa, năm và phụ thuộc vào chu kỳ sống của sinh vật.
2) Thành phần nhóm tuổi
-Bảng 47.2/140
3) Mật độ quần thể :
Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
Thí dụ : sgk
Mật độ quần thể thayđổi theo mùa, năm và phụ thuộc vào chu kỳ sống của sinh vật.
Hoạt động 3 : (5’)
TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỚI SINH VẬT :
- Mục tiêu : Hiểu được sự thay đổi số lượng cá thể của QTSV do các điều kiện sống của môi trường.
GV
HS
Nội dung
-GV y/c HS đọc thông tin phần III/ trang 141 sgk à thảo luận đôi bạn để trả lời câu hỏi 1, 2,3,4.
?:Vậy số lượng cá thể trong quần thể thay đổi theo những yếu tố nào trong môi trường sống ?
?:Khi nào thì số lượng cá thể trong quần thể tăng lên ? 
- GV diễn giải : Mật độ quần thể tăng hay giảm do các yếu tố môi trường nhưng luôn được điều chỉnh trở về mức cân bằng . Tuy nhiên trong 1 số trường hợp , mật độ giảm xuống quá thấp thì khả năng phục hồi số lượng cá thể có nhiều khó khăn hơn .
GV liên hệ GDMT: vai trò của quần thể sinh vật trong thiên nhiên
Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động số lượng cá thể của quần thể và cân bằng quần thể
-HS đọc thông tin phần III/ trang 141 sgk à thảo luận đôi bạn để trả lời câu hỏi 1, 2,3,4.
Mùa hè nóng ẩm à muỗi nhiều .
Mùa mưa à số lượng ếch nhái nhiều .
Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào tháng có lúa chín ( mùa gặt )
Mùa mưa thỏ sinh sản rất nhanh. Sau khi vượt thác số lượng cá hồi giảm rất nhiều.
-Thay đổi theo : khí hậu , nguồn thức ăn , nơi ở .
-Khi điều kiện sống thuận lợi ( thức ăn dồi dào , khí hậu phù hợp , nơi ở rộng rãi)
- Sâu tăng nên thức ăn dồi dào à chim ăn sâu tăng à sâu giảm , nên thức ăn ít à chim bị thiếu thức ăn nên giảm dần à kẻ thù ít đi nên sâu lại tăng số lượng.
III/ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỚI QTSV : 
-Các điều kiện sống của môi trường như: khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.
* KẾT LUẬN CHUNG :Cho 1 HS đọc phần tóm tắt sgk / trang 142.
Củng cố: (4’)
Câu 1 : GV đưa ra vài ảnh chụp à y/c HS nhận biết và xác định có phải là QTSV hay không ? Giải thích về sự lựa chọn đó .
Câu 2 : Hãy nêu những đặc điểm của QT mà ở cá thể không có ? ( nêu các đặc trưng của QT : tỉ lệ giới tính , thành phần nhóm tuổi , mật độ QT )
Hướng dẫn HS làm bài tập 2 / sgk/ trang 142 ( ước lượng ) . 
Thí dụ : Tháp tuổi của loài nai 
Dặn dò: (2’)
Học bài ( trong tập + sgk )
Làm bài tập 1, 2 sgk / trang 142 vào vỡ bài tập
Kẻ sẵn bảng 48.1 ( sau khi làm bài tập xong )
Soạn bài 48 Quần thể người, soạn theo dấu 6và câu hỏi cuối bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 47.doc