Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần 1: Di truyền và biến dị (Tiết 2)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần 1: Di truyền và biến dị (Tiết 2)

 MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Học sinh có khả năng:

 - Nêu được mục đích và ý nghĩa của di truyền học. Di truyền học là gì? Biến dị là gì?

 - Nêu được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menden

 - Trình bày được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học.

 2. Kỹ năng: Quan sát tranh, phân tích, so sánh, khái quát hoá và thảo luận nhóm, liên hệ thực tế.

 

doc 133 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần 1: Di truyền và biến dị (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01:	 Ngày soạn: 23 - 8-2009
Phần I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương I: CÁC THÍ NGIỆM CỦA MEN DEN
 Tiết 1
I.	MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Học sinh có khả năng:
	- Nêu được mục đích và ý nghĩa của di truyền học. Di truyền học là gì? Biến dị là gì?
	- Nêu được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menden
	- Trình bày được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học.
	2. Kỹ năng: Quan sát tranh, phân tích, so sánh, khái quát hoá và thảo luận nhóm, liên hệ thực tế. 
	3. Thái độ: Có ý thức học tập tốt, bồi dưỡng quan điểm duy vật , giáo dục niềm tin khoa học. 
II.	CHUẨN BỊ : 
	1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to hình 1 SGK
 - Bảng phụ.
	2. Chuẩn bị của học sinh: - Nghiên cứu SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
	- Điểm danh học sinh
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
	3. Giảng bài mới: ( 44’)
	a. Giới thiệu bài (2’): 
	Năm học này chúng ta nghiên cứu 1 môn học rất quan trọng đối với đời sống và sản xuất: Đó là môn di truyền học. Nếu thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của sinh học thì Di truyền học là 1 trọng tâm của sự phát triển đó. Vậy nhiệm vụ, nội dung và ý nghĩa của di truyền học là gì? Ai là người đầu tiên đặc nền móng cho di truyền học? Bài học đầu tiên sẽ gíúp các em hiểu được vấn đề đó? (ghi đề bài) 
	GV nêu vấn đề: Vì sao con cái được sinh ra lại có những tính trạng giống hay khác bố mẹ? Để biết được bản chất của sự giống và khác nhau đó? à Nghiên cứu mục I
	b. Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
18’
Hoạt động 1: Di truyền học
Mục tiêu: Hiểu được mục đích và ý nghĩa của di truyền học
·GV: Đưa hình ảnh hai cha con à yêu cầu Hs nhận xét các đặc điểm giống và khác nhau giữa họ. è Rút ra kết luận khái niệm di truyền và biến dị.
·GV: Gợi ý:
+ Đặc điểm giống à hiện tượng di truyền
+ Đặc điểm khác à hiện tượng biến dị.
·GV: Vai trò, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học hiện nay?
·GV: Yêu cầu Hs làm bài tập õ SGK tr. 5
·HS: Quan sát , nhận xét các đặc điểm tương ứng: hình dạng, màu mắt, màu tóc, dạng mũi
·HS: Kết hợp SGKà rút ra khái niệm.
·HS: Sử dụng tư liệu SGK à trả lời .
·HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
·HS: Liên hệ bản thân và xác định xem mình giống và khác bố mẹ ở những điểm nào (dáng người, da, tóc, mắt)
I/ Di truyền học:
- Di truyền học là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con cháu các thế hệ.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau ở nhiều chi tiết.
- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, tính qui luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
9’
Hoạt động 2 : Menđen người đặt nền móng cho di truyền học:
Mục tiêu :- Hiểu và trình bày được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden 
 - Phương pháp phân tích các thế hệ lai
·GV: Cho Hs đọc “em có biết”
·GV: Giới thiệu tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỉ XIX và phương pháp nghiên cứu của Menden.
·GV:Treo tranh, giới thiệu H1.2 một số cặp tính trạng trong thí nghiệm 
·GV: Yêu cầu Hs nghiên cứu thông tin nhận xét đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
·GV: Lưu ý: 
+nghiên cứu trên số lượng lớn
+ thực hiện nhiều lần.
·GV: Nhấn mạnh tính chất độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden và giải thích vì sao ông chọn đậu Hà Lan để nghiên cứu. vì sao công trình Menđen tuyên bố 1865 mà đến năm 1900 mới được thừa nhận.
·HS: Một Hs đọc “em có biết”à ghi nhớ tiểu sử của Menden
·HS: Nhận xét sự tương phản của các cặp tính trạng:
+ màu sắc
+ dạng quả
+ chiều cao 
·HS: Đọc SGK+ ghi nhớà trình bày:
+ Đối tượng: đậu Hà Lan
+ phương pháp nghiên cứu
·HS: Khác nhận xét bổ sung.
- BS: 1900, 3 nhà khoa học độc lập : Đơvri (Hà Lan), Côrenxơ (Đức), Seemac (Áo) tái phát hiện các quy luật của Menđen.
II/ Menđen người đặt nền móng cho di truyền học:
1- Tiểu sử của Menđen: (SGK.)
2- Phương pháp phân tích các thế hệ lai:
+ Bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng, tương phản.
+Dùng toán thống kê để phân tích các thế hệ thu được.
5’
Hoạt động 3 : Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học:
Mục tiêu : Hiểu được một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học:
·GV: Chia Hs theo hai nhóm, cho nghiên cứu hai mảng đề tài
·GV: Yêu cầu các nhóm lấy ví dụ
·GV: Bổ sung các tính trạng trội , lặn.
·GV: Nhận xét chung cho các nhóm
·GV: Hứơng dẫn Hs cách viết sơ đồ lai.
 ·HS: Mỗi nhóm bốc thăm chọn mảng đề tài nghiên cứu của nhóm.
+ thuật ngữ
+ ký hiệu
·HS: Từng nhóm lần lượt trình bày kết quả
·HS: Các nhóm nhận xét chéo lẫn nhau.
·HS: Đọc kết luận chung
III/ Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học:
1. Thuật ngữ:
- Tính trạng.
- Cặp tính trạng tương phản.
- Nhân tố di truyền.
- Giống thuần chủng.
2. Kí hiệu:
-P : Cặp bố mẹ xuất phát.
-X : Phép lai.
-G : Giao tử.
- : Cơ thể đực.
- : Cơ thể cái.
-F : Thế hệ con.
7’
Hoạt động 3: Củng cố
·GV: Gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ.
·GV: Hỏi: Trình bày nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?
·GV: Hỏi: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai?
·GV: Hỏi: Lấy các ví dụ về tính trạng ở người để minh hoạ cho khái niệm “cặp tính trạng tương phản”.
·HS: Đọc, cả lớp chú ý
·HS: 1 – 2 học sinh trình bày.
·HS: Trả lời. 
·HS: 1 – 2 học sinh trả lời. 
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết học tiếp theo: (4’)
Học bài và trả lời câu hỏi sgk 
Đọc mục “ Em có biết”
Kẻ bảng 2 tr.8 SGK vào vở bài tập
Soạn bài tập I, II (bài 2 ).
IV. RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG:
Tuần 01: Ngày soạn : 20 - 08 – 2009
Tiết 2
I. 	MỤC TIÊU: 	 	 
	1. Kiến thức:	Học sinh có khả năng:
	- Trình bày thí nghiệm của Menđen .
	- Phát biểu được nội dung qui luật phân li và cách giải thích kết quả thí nghiệm
	- Phân biệt được kiểu gen với kiểu hình, thể đồng hợp với thể dị hợp.
	2. Kỹ năng: 	Quan sát tranh, phân tích, so sánh, khái quát hoá và thảo luận nhóm, liên hệ thực tế. 
	3. Thái độ: 	Có ý thức học tập tốt, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường 
II.	CHUẨN BỊ: 
	1. Chuẩn bị của giáo viên:	- Tranh hình 2 SGK.
	- Bảng phụ.
	- Một số chữ cái A, B, C, D 
	2. Chuẩn bị của học sinh: - chuẩn bị bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
	- Điểm danh học sinh
	2. Kiểm tra bài cũ: 5’
Câu hỏi kiểm tra
Dự kiến trả lời:
Hãy trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
+Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
	+Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.)
	3. Giảng bài mới: ( 39’)
	a. Giới thiệu bài : (2’)
	 Nét độc đáo của Menđen là phương pháp phân tích các thế hệ lai, từ đó ông đã rút ra các qui luật di truyền. Đó là những định luật nào? Để biết được điều đó, hôm nay chúng ta nghiên cứu bài (ghi đề bài)
	b. Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
16’
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các thí nghiệm của Menđen
Mục tiêu : - Hs hiểu và trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen
 - Phát biểu được nội dung định luật phân li và xác định được kiểu hình F2
·GV: Treo tranh H2.1 à giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên đậu Hà Lan.
·GV: Treo bảng phụ “kết quả thí nghiệm”à yêu cầu Hs hoàn thiện bảng
·GV: Lưu ý Hs làm tròn số nguyên
·GV: Y/cầu Hs dựa vào bảng 2 và thông tin nêu khái niệm:
·GV:Nhấn mạnh sự tỉ mỉ, cẩn thận, và công phu của Men –đen
·GV: Yêu cầu Hs làm bài tập 
 õ sgk tr.9
·GV: cho học sinh nhận xét .
·HS: Ghi nhớ
·HS: Lần lượt lên điền bảng tỉ lệ 
·HS: Các nhóm nhận xét lẫn nhau
·HS: Thảo luận đôi bạn à trình bày khái niệm:
+ Kiểu hình
+ tính trạng trội 
+ tính trạng lặn
·HS: Quan sát tranh + đọc thông tin SGKà mô tả quá trình thí nghiệm của Menđen.
·HS: Thảo luậnà điền vào chỗ trống:
+ đồng tính 
+ 3 trội : 1 lặn
è từ đó rút ra định luật
·HS: Kết luận
I/ Thí nghiệm của Menđen:
1. Các khái niệm:
-Kiểu hình: là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
- Tính trạng trội: lá tính trạng biểu hiện ở F1.
-Tính trạng lặn: là Tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
2 Thí nghiệm:
- Tiến hành trên đậu Hà lan 
Ptc: Hoa đỏ x Hoa trắng
F1 : 100% hoa đỏ.
F2 : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
3. Nội dung qui luật phân li:
 Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng thì F2 phân li tính trạngtheo tỷ lệ sấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
*Bảng 2: Kết quả thí nghiệm của Men đen
P
F1
F2
Tỉ lệ kiểu hình
Hoa đỏ x Hoa trắng
Thân cao x Thân lùn
Quả lục x Quả vàng
Hoa đỏ
Thân cao
Quả lục
705 hoa đỏ; 224 hoa trắng
787 thân cao; 277 thân lùn
428 quả lục;152 quả vàng
3 : 1
3 : 1
3 : 1
10’
Hoạt động 2: Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
Mục tiêu : HS giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen
·GV: Làm rõ quan niệm đương thời Men đen về sự di truyền hoà hợp (blending) và giao tử thuần khiết.
·GV: Treo H2.3
·GV: Yêu cầu Hs làm bài tập 
õ sgk tr. 9
+ Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và các loại hợp tử ở F2
+ Tại sao ở F2 : 3 đỏ: 1 trắng
·GV: Chốt lại cách giải thích của HS
·GV: Sử dụng các chữ cái (chuẩn bị trước) viết sơ đồ lai
·HS: Đọc thông tin
·HS: Ghi nhớ:
+ DT hoà hợp: các tính trạng của P trộn lẫn vào nhauà tính trạng trung gian ở con
+ G thuần khiết: mỗi G chỉ chứa một gen trong cặp
·HS: Quan sát H2.3, thảo luận làm bài tập:
+G F1: 1A:1a.
F2: 1AA: 2Aa: 1aa
+ vì hợp tử Aa, biểu hiện tỉ lệ kiểu hình giống AA
·HS: Đại diện nhóm phát biểuà các nhóm khác bổ sung è giải thích kết quả thí nghiệm
·HS: Hoàn thiện sơ đồ bằng cách viết K ...  trưởng, hạt phấn, hoa
Bảng:
Tác nhân
Vai trò
Các tia bức xạ
Khi xuyên qua mô, chúng tác động trực tiếp hay gián tiếp nên ADN trong tế bào gây đột biến NST.
Tia tử ngoại
Dùng để xử lý vi sinh vật, bào tử hạt phấn bằng cách gây đột biến Gen.
Sốc nhiệt
Tăng giảm nhiệt độ đột ngột làm cho cơ chế tự điều tiết cân bằng của cơ thể không khởi động kịp, gây chấn thương bộ máy di truyền, tổn thương thoi vô sắc, rối loạn phân bào, phát sinh đột biến số lượng NST.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hoá học:
 Mục tiêu : Hs nắm được phương pháp vàkết quả của tác nhân hoá học gây đột biến
7’
 - Gv cho HS đọc mục III SGK để trả lời các câu hỏi sau:
 + Tại sao khi thấm vào tế bào một số hoá chất lại gây đột biến gen? 
+ Dựa vào đâu mà người ta hi vọng có thể gây những đột biến theo ý muốn?
+Tại sao dùng Côsixin lại gây được các thể đa bội ?
+Các đột biến và các thể đa bội được tạo ra theo phương pháp nào?
 GV lưu ý HS: Khi đọc SGK cần chú ý tới sự tác động của hoá chất vào các tế bào, thời điểm và cách thức tác động hoá chất vào cơ thể sinh vật . Những lưu ý khi sử dụng hoá chất.
 - HS đọc sách GK , thảo luận theo nhóm cử đại diện trình bày câu trả lời.
+ Dung dịch hóa chất tác động lên phân tử ADN 
+ .
+ vì consixin cản trở sự hình thành thoi vô sắc
+ Ngâm hạt; tiêm dung dịch; tẩm dung dịch ..
 - Đại diện một vài nhóm (do GV chỉ định) phát biểu ý kiến của nhóm. Dưới sự chỉ đạo của GV , cả lớp thảo luận và cùng xây dựng đáp án .
II/ Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học:
- Hóa chất: EMS, NMU, NEU, cônsixin.
- Phương pháp:
+ Ngâm hạt khô, hạt nảy mầm vào dung dịch hóa chất, tiêm dung dịch vào bầu nhụy, tẩm dung dịch vào bầu nhụy
+ Dung dịch hóa chất tác động lên phân tử ADN làm thay thế cặp nuclêôtit, mất cặp nuclêôtit, hay cản trở sự hình thành thoi vô sắc.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống
 Mục tiêu : HS chỉ ra được việc sử dụng đột biến nhân tạo trong việc chọn giống đối với các nhóm sinh vật khác nhau.
15’
- Yêu cầu hs nghiên cứu SGK à chỉ ra các lĩnh vực ứng dụng trong chọn giống?
+ Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo những hướng nào ? Tại sao?
+ Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi?
- GV lưu ý HS: cần nghiên cứu kĩ SGK để thấy được khó khăn trong gây đột biến ở động vật , nhất là động vật bậc cao.
- HS đọc SGK và thảo luận nhóm để trả lời:
+ vi sinh; cây trồng; vật nuôi
+ Nêu các điểm khác nhau trong việc sử dụng thể đột biến .
+ lấy ví dụ sgk minh hoạ..
. xử lý bào tử nấm penicilium bằng tia phóng xạ, tạo được chủng penicillium có hoạt tính penicilium tăng gấp 200 lần (sản xuất kháng sinh)
+ giống táo má hồng đã được xử lý bằng hoá chất NMU từ giống táo Gia Lộc (Hải Dương) cho 2 vụ 1 năm: quả tròn ngọt, dòn, thơm phía bên má khi chín có sắc tím hồng
+ Sử dụng đa bội ở dâu tằm, dương liễu tạo giống cây trồng đa bội có năng suất cao
+ vì.. Các động vật bậc cao: Cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết khi sử lí bằng tác nhân lí hóa
- Một số hs trả lời câu hỏi các em khác bổ sung và cùng đưa ra câu trả lời chung cho cả lớp.
III/ Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống:
a) Trong chọn giống vi sinh vật:
(Phổ biến là gây đột biến và chọn lọc).
- Chọn các thể đột biến và tạo ra chất có hoạt tính cao.
- Chọn thể đột biến sinh trưởng mạnh, để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.
- Chọn các thể được biến giảm sức sống, không còn khả năng gây để sản xuất vacxin.
b) Trong chọn giống cây trồng
- Chọn đột biến có lợi, nhân thành giống mới hoâc dùng làm bố mẹ để lai tạo giống.
- Chú ý các đột biến: Kháng bệnh, khả năng chống chịu, rút ngắn thời gian sinh trưởng.
c) Đối với vật nuôi
- Chỉ sử dụng các nhóm động vật bậc thấp.
- Các động vật bậc cao: Cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết khi sử lí bằng tác nhân lí hóa.
* Hoạt động 4: Củng cố (5’)
GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và nêu lên các nội dung cơ bản.
Treo bảng phụ cho các nhóm làm bài tập củng cố
Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Tại sao các tia phóng xạ có khả năng gây đột biến
a. Khi xuyên qua các mô, các tia phóng xạ tác động lên ADN gây đột biến gen và đột biến NST
b. Khi vào tế bào, các tia phóng xạ tác động vào chất tế bào gây đột biến trong tế bào
c. Các tia phóng xạ tác động vào cơ thể làm biến đổi hình thái
d. cả a và b 
Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
 -Câu 1. Chọn tác nhân cụ thể gây đột biến vì : các tác nhân có tác dụng khác nhau tới cơ sở vật chất di truyền.
 - Câu 2. Đã trả lời trong câu hỏi của SGK.
 - Câu 3 . Đã nêu trong bảng phụ sử dụng ở hoạt động 3 .
 - Chọn giống vi sinh vật chủ yếu dùng phương pháp gây đột biến và chọn lọc. Chọn giống cây trồng , người ta còn sử dụng các thể đột biến trong lai tạo giống mới.
4. Dặn dò :4’
Học bài và trả lời câu hỏi sgk 
Tìm hiểu hiện tượng thoái hoá giống
Lấy ví dụ thực tế trong đời sống để chứng minh..
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm :
Ngày soạn : 12-01-2007	
Ngày dạy : 15-01-2007 
 Tuần 19
 Tiết : 38
 Bài : 34
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Hs có thể :
- Biết được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn 
- Giải thích được sự thoái hoá của ï tự thụ phấn bắt buột ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật .
- Nêu được vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống .
2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng tự nghiên cứu với SGK, trao đổi theo nhóm và quan sát , phân tích để thu nhận kiến thức từ các hình vẽ .
- Liên hệ thự c tế vận dụng vào bài học
 3. Thái độ : GD ý thức yêu thích bộ môn
 II. Chuẩn bị : 
- Giáo viên: Tranh phóng to hình 34.1 - 4 SGK
 - Học sinh: chuẩn bị nội dung bài mới
III. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định tình hình lớp : (1’)
	- Điểm danh học sinh
	- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ	
	2. Kiểm tra bài cũ :5’
a. Câu hỏi kiểm tra:
1- Trình bày phương pháp gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí và gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học
- 
b. Dự kiến trả lời:
1.Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí:
-Dùng các tác nhân vật lí như nhiệt độ, xốc nhiệt, các tia có bước sóng ngắn
àTác động trực tiếp lên các đỉnh sinh trưởng, hạt phấn, hoa
- Phương pháp:
+ Ngâm hạt khô, hạt nảy mầm vào dung dịch hóa chất, tiêm dung dịch vào bầu nhụy, tẩm dung dịch vào bầu nhụy
+ Dung dịch hóa chất tác động lên phân tử ADN làm thay thế cặp nuclêôtit, mất cặp nuclêôtit, hay cản trở sự hình thành thoi vô sắc
Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học:
- Hóa chất: EMS, NMU, NEU, cônsixin.
2. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống:
a) Trong chọn giống vi sinh vật:(Phổ biến là gây đột biến và chọn lọc).
- Chọn các thể đột biến và tạo ra chất có hoạt tính cao.
- Chọn thể đột biến sinh trưởng mạnh, để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.
- Chọn các thể đột biến giảm sức sống, không còn khả năng gây để sản xuất vacxin.
b) Trong chọn giống cây trồng
- Chọn đột biến có lợi, nhân thành giống mới hoặc dùng làm bố mẹ để lai tạo giống.
- Chú ý các đột biến: Kháng bệnh, khả năng chống chịu, rút ngắn thời gian sinh trưởng.
c) Đối với vật nuôi
- Chỉ sử dụng các nhóm động vật bậc thấp.
- Các động vật bậc cao: Cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết khi sử lí bằng tác nhân lí hóa.
3. Giảng bài mới : 
a. Giới thiệu bài (2’): Trong quá trình gây tạo và nhân giống vật nuôi, cây trồng người ta nhận thấy trong một số trường hợp có hiện tượng cá thể con giảm sức sống và chất lượng. Hiện tượng này người ta gọi là hiện tượng thoái hoá giống.
b. Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1 : Tìm hiểu Sự thoái hoá do tự thụ phấn bắt buột ở cây giao phấn
 Mục tiêu : - Hs nhận biết được hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật
 - Hiểu khái niệm: thoái hoá, giao phối cận huyết
10’
* Hoạt động 2 : 
 Mục tiêu :
* Hoạt động 3 : 
 Mục tiêu :
* Hoạt động 4: Củng cố
4. Dặn dò :
Học bài và trả lời câu hỏi sgk 
Đọc mục “ Em có biết”
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm :
Ngày soạn : 	
Ngày dạy : 
 Tiết : 
 Bài : 
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
2. Kỹ năng : 
 3. Thái độ : 
 II. Chuẩn bị : 
- Giáo viên: 
 - Học sinh: 
III. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định tình hình lớp : (1’)
	- Điểm danh học sinh
	- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ	
	2. Kiểm tra bài cũ : 7’
a. Câu hỏi kiểm tra:
b. Dự kiến trả lời:
3. Giảng bài mới : 
a. Giới thiệu bài (2’): 
b. Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1 : 
 Mục tiêu : 
10’
* Hoạt động 2 : 
 Mục tiêu :
* Hoạt động 3 : 
 Mục tiêu :
* Hoạt động 4: Củng cố
4. Dặn dò :
Học bài và trả lời câu hỏi sgk 
Đọc mục “ Em có biết”
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm :
: 
 Tiết : 
 Bài : 
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
2. Kỹ năng : 
 3. Thái độ : 
 II. Chuẩn bị : 
- Giáo viên: 
 - Học sinh: 
III. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định tình hình lớp : (1’)
	- Điểm danh học sinh
	- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ	
	2. Kiểm tra bài cũ : 7’
a. Câu hỏi kiểm tra:
b. Dự kiến trả lời:
3. Giảng bài mới : 
a. Giới thiệu bài (2’): 
b. Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1 : 
 Mục tiêu : 
10’
* Hoạt động 2 : 
 Mục tiêu :
* Hoạt động 3 : 
 Mục tiêu :
* Hoạt động 4: Củng cố
4. Dặn dò :
Học bài và trả lời câu hỏi sgk 
Đọc mục “ Em có biết”
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9(78).doc