Giáo án sinh 9 - Hoàng Văn Cường - Trường THCS Thượng Quận

Giáo án sinh 9 - Hoàng Văn Cường - Trường THCS Thượng Quận

Kiến thức:

 - Nắm được khái niệm thoái hoá giống

 - Trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống

 - Trình bày được phương pháp tạo dòng thuận ở cây ngô

Kĩ năng : - Quan sát tranh phát hiện kiến thức

 - So sánh tổng hợp

 - Khái quát hoá kiến thức

 

doc 94 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1094Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án sinh 9 - Hoàng Văn Cường - Trường THCS Thượng Quận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN: 19 TIẾT: 37 
BÀI 34 : THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN
Ngày soạn: 2.1.2012 Ngày dạy: 6.1.2012
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS phải đạt các yêu cầu sau đây:
­Kiến thức:
 	- Nắm được khái niệm thoái hoá giống
	- Trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống
	- Trình bày được phương pháp tạo dòng thuận ở cây ngô
­Kĩ năng : - Quan sát tranh phát hiện kiến thức
 - So sánh tổng hợp
 - Khái quát hoá kiến thức
 - Hoạt động nhóm
­Thái độ: Yêu thích môn học 
Trọng tâm : Mục I, II, III
Phương pháp: Diển giải – Vấn đáp – trực quan – Thảo luận nhóm
Hình thức tổ chức : Cá nhân – nhóm – cả lớp
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh phóng to H 34.1 à 34.3 SGK
	 - Tư liệu về hiện tượng thoái hoá
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1-Ổn định:
2-Kiểm bài cũ : 
 - Tại sao người ta cần lựa chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến ?
- Khi gây đột biến bằng tác nhân vật lí hoá học người ta thường sử dụng các biện pháp nào ?
3-Bài mới:
 Đặt vấn đề : Em hãy nêu những thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : Tìm hiểu hiện tượng thoái hoá
—Mục tiêu : Nhận biết được hiện tượng thoái hoá ở ĐV, TV à Hiểu khái niệm : thoái hoá, giao phối gần
—Tiến hành : Nhóm
- Cho HS đọc SGK trang 99, 100
- Hướng dẫn HS quan sát H 34.1
- Cho thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi :
+ Hiện tượng thoái hoá ở ĐV, TV được biểu hiện như thế nào ?
+ Theo em vì sao dẫn đến hiện tượng thoái hoá?
+ Tìm VD về hiện tượng thoái hoá ?
- Yêu cầu HS khái quát kiến thức :
+ Thế nào là thoái hoá ?
+ Giao phối gần là gì ?
HOẠT DỘNG CỦA HỌC SINH
I – Hiện tượng thoái hoá
- Tự nghiên cứu thông tin SGK
- Quan sát H 34.1 & H 34.2
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến :
+ Chỉ ra hiện tượng thoái hoá
+ Lí do dẫn đến thoái hoá ở động vật, thực vật
+ VD : Hồng xiêm thoái hoá quả nhỏ, không ngọt, ít quả . Bưởi thoái hoá quả nhỏ, khô
- Dựa vào kết quả ở nội dung trên khái quát kiến thức
1 – Hiện tượng thoái hoá ở động vật, thực vật :
	- Ở thực vật : cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ : chiều cao cây giảm, bắp dị dạng, hạt ít
	- Ở động vật : thế hệ con cháu sinh trưởng, phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh
	* Lí do thoái hoá : 
	- Ở thực vật : do tự thụ phấn ở cây giao phấn
	- Ở động vật : do giao phối gần
2 – Khái niệm :
	- Thoái hoá : là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng
 xấu, năng suất giảm,
	- Giao phối gần ( giao phối cận huyết ) : là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái
Hoạt dộng 2 : Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá
—Mục tiêu : Giải thích được nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá là do xuất hiện thể đồng hợp gen hoặc gây hại
—Tiến hành : Cá nhân
- Cho HS nghiên cứu SGK và quan sát kĩ H 34.3
- Nêu câu hỏi :
+ Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết tỷ lệ đồng hợp tử và tỷ lệ dị hợp biến đổi như thế nào ?
+ Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây hiện tượng thoái hoá ?
* Giải thích H 34.3 : màu xanh biểu thị thể đồng hợp trội và lặn
- Cho HS trình bày đáp án bằng cách giải thích H 34.3
- Nhận xét kết quả
- Mở rộng kiến thức : Ở 1 số loài động vật, thực vật cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hoá, do vậy vẫn có thể tiến hành giao phối gần
II – Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá
- Nghiên cứu SGK và H 34.3 trang 100 – 101 à ghi nhớ kiến thức
- Nêu được :
+ Tỷ lệ đồng hợp tăng, tỷ lệ dị hợp giảm ( tỷ lệ đồng hợp trội và lặn bằng nhau )
+ Gen lặn thường biểu hiện tính trạng xấu
 Gen lặn gây hại khi ở thể dị hợp không được biểu hiện
 Các gen lặn khi gặp nhau ( thể đồng hợp ) thì biểu hiện ra kiểu hình
- Trình bày trên hình 34.3 phóng to
- Rút ra KL :
Nguyên nhân hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại
Hoạt động 3 : Tìm hiểu vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống
—Mục tiêu : Chỉ ra được vai trò tạo dòng thuần của PP tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống
—Tiến hành : cả lớp
- Cho 1 HS đọc to TT SGK
- Nêu câu hỏi :
+ Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng những PP này vẫn được con người sử dụng trong chọn giống ?
- Nhắc lại khái niệm : thuần chủng, dòng thuần
- Giúp HS hoàn thiện kiến thức
* Lưu y GV có thể lấy VD cụ thể để giải thích cho HS dễ hiểu
II – Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống
SGK à ghi nhớ kiến thức
- Đọc TT
- Nêu được :
+ Do xuất hiện cặp gen đồng hợp tử
+ Xuất hiện tính trạng xấu
+ Con người dễ dàng loại bỏ tính trạng xấu
+ Giữ lại tính trạng mong muốn nên tạo được giống thuần chủng
- HS trình bày – lớp nhận xét bổ sung
- Rút ra KL : 
- Củng cố đặc tính mong muốn
- Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp
- Phát hiện gen xấu để loại bỏ 
- Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai
IV.Củng cố:
-Đọc phần kết uận chung SGK trang 101
- Làm câu hỏi 1,2 trang 101 sgk
V.Hướng dẫn tự học:
1.Bài vừa học: Học thuộc phần ghi và trả lời câu hỏi SGK
2.Bài sắp học: ƯU THẾ LAI: Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu tgế lai, lí do không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống.
TUẦN: 19 TIẾT: 38 
BÀI 35 : ƯU THẾ LAI
Ngày soạn: 6.1.2012 Ngày dạy:9.1.2012
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS phải đạt các yêu cầu sau đây:
­Kiến thức:- Nắm được khái niệm ưu thế lai, lai kinh tế
	- Hiểu và trình bày :
	+ Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu tgế lai, lí do không dùng cơ thể lai F1 để nhân 
giống.
	+ Các biện pháp duy trì ưu thế lai, phương pháp tạo ưu thế lai
	+ Phương pháp lai thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta 
­Kĩ năng : - Quan sát tranh phát hiện kiến thức
 - So sánh tổng hợp
 - Khái quát hoá kiến thức
	 - Giải thích hiện tượng bằng cơ sở sinh học
 - Hoạt động nhóm
­Thái độ: Yêu thích môn học, ý thức tìm tòi, trân trọng thành tựu khoa học
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh phóng to H 35 SGK
- Tranh 1 số giống động vật : bò, lợn, dê. Kết quả của phép lai kinh tế
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1-Oån định:
2-Kiểm bài cũ : 
 - Vì sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá ? cho ví dụ
- Trong chọn giống người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ?
3-Bài mới:
 Đặt vấn đề : Trong chọn giống người ta dùng 2 PP tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ? à GV dẫn dắt vào bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : Tìm hiểu hiện tượng ưu thế lai
—Mục tiêu : Nắm được khái niệm ưu thế lai, trình bày được cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai
 —Tiến hành : Cá nhân
- Cho HS đọc thầm TT SGK trang 102
- Hướng dẫn HS quan sát tranh phóng to H 35 SGK
- Nêu câu hỏi :
+ So sánh cây vàbắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể lai F1 trong H 35
- Nhận xét ý kiến của HS và dẫn dắt à hiện tượng trên được gọi là ưu thế lai
- Nêu câu hỏi tiếp :
+ Ưu thế lai là gì ? Cho VD về ưu thế lai ở động vật và thực vật
- Cung cấp thêm 1 số VD minh hoạ
- Nêu vấn đề : Để tìm hiểu cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai à Câu hỏi :
+ Tại sao khi lai 2 dòng thuần ưu thế lai thể hiện rõ nhất ?
+ Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ ?
- Đánh giá kết quả và bổ sung thêm kiến thức về hiện tượng nhiều gen qui định 1 tính trạng để giải thích
+ Muốn duy trì ưu thế lai con người đã làm gì ?
HOẠT DỘNG CỦA HỌC SINH
I – Hiện tượng ưu thế lai
- Đọc TT SGK à ghi nhớ kiến thức
- Quan sát H 35 chú ý những điểm :
+ Chiều cao thân cây ngô
+ Chiều dài bắp, số lượng hạt
- Đưa ra nhận xét sau khi so sánh thân và bắp ngô ở cơ thể lai F1 có nhiều đặc điểm trội hơn so với cây bố mẹ
- HS trình bày và lớp nhận xét bổ sung
- Nghiên cứu SGK + nội dung vừa quan sát à khái quát thành khái niệm :
+ Lấy VD ở SGK
- Nghiên cứu SGK, chú ý VD lai dòng thuần có 1 gen trội . Yêu cầu nêu được :
+ Ưu thế lai rõ vì xuất hiện nhiều gen trội ở con lai F1
+ Các thế hệ sau giảm do tỉ lệ dị hợp giảm ( hiện tượng thoái hoá )
- Đại diện trình bày lớp bổ sung
+ Aùp dụng nhân giống vô tính
- Tổng hợp khái quát kiến thức à rút ra KL :
1 – Khái niệm : Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng phát triển khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng
2 – Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai
	- Lai 2 dòng thuần ( kiểu gen đồng hợp ) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp à chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội
	- Tính trạng số lượng ( hình thái, năng suất ) do nhiều gen trội quy định 	VD : P : Aabbcc X aaBBCC
	 F1 : AaBbCc
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các phương pháp tạo ưu thế lai
—Mục tiêu : Nắm được khái niệm lai kinh tế – Trình bày được các PP tạo ưu thế lai
—Tiến hành : Nhóm
- Giới thiệu : người ta có thể tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi
- Cho HS nghiên cứu SGK và các tư liệu sưu tầm
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
+ Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng PP nào ?
+ Nêu VD cụ thể
+ Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng cách nào ?
+ Cho VD
- Giải thích thêm về lai khác dòng và lai khác thứ
- Hỏi thêm :
+ Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống ?
II – Các phương pháp tạo ưu  ... , ao, biển,
Câu 3 : (3 đ)
 - Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng.
- Có nhiều biện pháp bảo vệ thiên nhiên nhưng phải nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người học sinh về vấn đề này.
 3 – Bao quát lớp 
 4 – Hết giờ – thu bài 
TUẦN: 34 TIẾT: 68 BÀI 64: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP 
Ngµy so¹n: 23-4-2012
Ngµy d¹y: 27-4-2012
 I. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải đạt các yêu cầu sau đây :
­Kiến thức:
Hệ thống hóa kiến thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm thực 
 vật và các nhóm động vật.
	- Nắm được sự tiến hóa của giới động vật, sự phát sinh phát triển của thực vật
­Kỹ năng : 
	- So sánh, tổng hợp. Tư duy, khái quát hóa. 
	- Vận dung lý thuết vào thực tiển
	- Hoạt động nhóm
­Thái độ : 
Giáo dục ý thức học tập, yêu thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ:
 Ø Giáo viên: 
	- Bảng phụ ghi nội dung bảng 64.1 à 64.5 SGK
 Ø Học sinh:
 - Kẻ các bảng 64.1 à 64.5 SGK 
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1-Ổn định:
2-Kiểm bài cũ : 
3-Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 :Tìm hiểu đa dạng sinh học.
Mục tiêu : Hệ thống kiến thức về đặc điểm các nhóm thực vật, động vật
Tiến hành :
- Chia lớp thành 5 nhóm
- Giao việc cho từng nhóm
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành nội dung công việc đã giao ( trong 10 phút ).
- Gọi đại diện mỗi nhóm lên trình bày nội dung thảo luận
- Cho các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung hoặc hỏi thêm về vấn đề chưa rõ
- Sau mỗi nội dung GV đánh giá và yêu cầu HS liên hệ thực tế lấy ví dụ cho bài học sinh động
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I – Đa dạng sinh học
- Các nhóm tiến hành thảo luận về nội dung được phân công :
+ Nhóm 1 : Đặc điểm chung và vai trò của các nhóm thực vật.
+ Nhóm 2 : Đặc điểm của các nhóm thực vật.
+ Nhóm 3 : Đặc điểm của cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm.
+ Nhóm 4 :Đặc điểm của các ngành động vật.
+ Nhóm 5 : Đặc điểm của các lớp ĐVCXS.
- Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến của mình trên bảng phụ.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung hoặc hỏi thêm về vấn đề chưa rõ.
- Các nhóm tìm ví dụ cho nội dung.
Kết luận : Nội dung các bảng kiến thức SGV
Hoạt động 2 :Tìm hiểu sự tiền hóa của thực vật và động vật.
Mục tiêu : Hệ thống kiến thức về đặc điểm các nhóm thực vật, động vật
Tiến hành : nhóm
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành bài tập mục q SGK tr 192, 193
- Gọi đại diện từng nhóm lên viết kết quả trên bảng.
- Thông báo đáp án đúng.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ động vật và thực vật đại diện cho các ngành động vật, thực vật.
II – Sự tiến hóa của thực vật và động vật
- Các nhóm tiến hành thảo luận hoàn thành 2 bài tập mục q SGK tr 192, 193.
- Đại diện 2 nhóm lên viết kết quả.
- Cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Các nhóm so sánh bài làm với kết quả đúng, tự sửa chữa.
- Nêu ví dụ :
+ Thực vật : Tảo ( tảo xoắn, tảo vòng ), hạt trần ( thông ), hạt kín ( cây bàng, cây bưỏi ),
+ Động vật : ĐVNS ( trùng roi, trùng giày ), ruột khoang ( thuỷ tức, hải quỳ ), giun dẹp ( sán dây, sán lá máu ), giun tròn ( giun đủa, giun kim ),
- Sự phát sinh phát triển của thực vật chia làm 3 giai đoạn :
+ Sự xuất hiện thực vật ở nước.
+ Sự xuất hiện lần lượt các thực vật ở cạn.
+ Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của thực vật hạt kín.
- Tiến hóa của giới động vật : 1d, 2b, 3a, 4e, 5c, 6i, 7g, 8h.
IV.Củng cố:
-Đọc phần kết luận chung SGK
-Đọc phần em có biết SGK
V.Hướng dẫn tự học:
1.Bài vừa học: Học thuộc phần ghi và trả lời câu hỏi SGK
2.Bài sắp học: TỔNG KẾT CHƯƠNG TOÀN CẤP
- Hệ thống hóa kiến thức về sinh học cá thể và sinh học tế bào.
 - Biết vận dụng kiến thức vào thực tế
Ngµy so¹n: 23-4-2012
Ngµy d¹y: 29-4-2012
TUẦN: 35 TIẾT: 69 BÀI 65: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP tt 
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải đạt các yêu cầu sau đây :
­Kiến thức:
	- Hệ thống hóa kiến thức về sinh học cá thể và sinh học tế bào.
 - Biết vận dụng kiến thức vào thực tế
­Kỹ năng : 
	- So sánh, tổng hợp. Tư duy, khái quát hóa. 
	- Vận dung lý thuết vào thực tiển
	- Hoạt động nhóm
­Thái độ : 
Giáo dục ý thức học tập, yêu thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ:
 Ø Giáo viên: 
	- Bảng phụ ghi nội dung bảng 65.1 à 65.5 SGK
 Ø Học sinh:
 - Kẻ các bảng 65.1 à 65.5 SGK 
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1-Ổn định:
2-Kiểm bài cũ : 
3-Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 :Tìm hiểu sinh học cá thể
Mục tiêu Khái quát kiến thức về chức năng các hệ cơ quan của thực vật và của con người.
Tiến hành :nhóm
- Yêu cầu thảo luận nhóm :
+ Hoàn thành bảng 65.1, 65.2 SGK tr 194.
+ Cho biết những chức năng của các hệ cơ quan ở thực vật và người.
- Theo dõi và giúp đở các nhóm yếu
- Cho các nhóm trình bày nội dung thảo luận.
- Cho nhận xét, bổ sung.
- Đánh giá hoạt động các nhóm và hoàn thiện kiến thức.
* Hỏi thêm : Hãy lấy ví dụ chứng minh sự hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể sinh vật liên quan mật thiết với nhau ?
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I – Sinh học cá thể
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- Sửa chữa nếu có sai thiếu.
- Có thể nêu ví dụ :
+ Ở thực vật :
. Lá làm nhiệm vụ quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.
. Nhưng lá chỉ quang hợp được khi rễ hút nước, muối khoáng và nhờ hệ mạch trong thân vận chuyển lên lá.
+ Ở người :Hệ vận động giúp cơ thể vận động, lao động. Để thực hiện đuo75 chức năng này cần có năng lượng lấy từ thức ăn do hệ tiêu hóa cung cấp, oxy do hệ hô hấp và được vận chuyển tới tế bào nhờ hệ tuần hoàn.
Kết luận : Kiến thức ở bảng SGV
Hoạt động 2 :Tìm hiểu sinh học tế bào
Mục tiêu Khái quát kiến thức về chức năng các bộ phận của tế bào ; khái quát được các hoạt động sống của tế bào.
Tiến hành :nhóm
- Yêu cầu thảo luận nhóm :
+ Hoàn thành bảng 65.3, 65.5 SGK tr 194.
+ Cho biết mối liên quan giữa quá trình hô hấp và quang hợp ở tế bào thực vật ?
- Theo dõi và giúp đở các nhóm yếu
- Cho các nhóm trình bày nội dung thảo luận.
- Cho nhận xét, bổ sung.
- Đánh giá hoạt động các nhóm và hoàn thiện kiến thức.
* Lưu ý : khắc sâu kiến thức về các hoạt động sống của tế bào, đặc điểm các quá trình nguyên phân, giảm phân.
II – Sinh học tế bào.
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- Sửa chữa nếu có sai thiếu.
IV.Củng cố:
-Đọc phần kết luận chung SGK
-Đọc phần em có biết SGK
V.Hướng dẫn tự học:
1.Bài vừa học: Học thuộc phần ghi và trả lời câu hỏi SGK
2.Bài sắp học: TỔNG KẾT CHƯƠNG TOÀN CẤP
- Hệ thống hóa kiến thức về sinh học cơ bản toàn cấp THCS
- Biết vận dụng kiến thức vào thực tế
TUẦN: 35 TIẾT: 70 BÀI 66: 
Ngµy so¹n: 30-4-2012
Ngµy d¹y: 5-5-2012
TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP tt
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải đạt các yêu cầu sau đây :
­Kiến thức:
	- Hệ thống hóa kiến thức về sinh học cơ bản toàn cấp THCS
 - Biết vận dụng kiến thức vào thực tế
­Kỹ năng : 
	- So sánh, tổng hợp. Tư duy, khái quát hóa. 
	- Vận dung lý thuyết vào thực tiển
	- Hoạt động nhóm
­Thái độ : 
Giáo dục ý thức học tập, yêu thiên nhiên
 v Trọng tâm : Toàn bài.
v Phương pháp:Ôn tập, hoạt động nhóm
Hình thức : Nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
	- Bảng phụ ghi nội dung bảng 66.1 à 66.5 SGK
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1-Ổn định:
2-Kiểm bài cũ : 
3-Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 :Tìm hiểu di truyền và biến dị
Mục tiêu : Hệ thống được toàn bộ kiến thức về di truyền và biến dị.
Tiến hành :nhóm
- Chia lớp thành 8 nhóm thảo luận cùng 1 nội dung.
* Nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảng 66.1.
- Yêu cầu HS phân biệt được đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST, nhận biết được dạng đột biến.
- Yêu cầu :
+ Giải thích sơ đồ hình 66 SGK
- Theo dõi và giúp đở các nhóm yếu
- Cho các nhóm trình bày nội dung thảo luận.
- Cho nhận xét, bổ sung.
- Đánh giá hoạt động các nhóm và hoàn thiện kiến thức.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 66.5 SGK
* Lưu ý : HS lấy được ví dụ để nhận biết quần thể, quần xã với tập hợp ngẫu nhiên 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I – Di truyền và biến dị
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- Sửa chữa nếu có sai thiếu.
- Lấy ví dụ minh họa :
+ Đột biến ở cà 
 độc dược 
 à Thể hiện kích thước cơ 
 + Đột biến ở quan sinh dưỡng to
 củ cải 
Kết luận : Kiến thức ở bảng SGK
Hoạt động 2 :Tìm hiểu sinh vật và môi trường
Mục tiêu Khái quát kiến thức mối quan hệ và môi trường
Tiến hành :nhóm
- Yêu cầu :
+ Giải thích sơ đồ hình 66 SGK
- Theo dõi và giúp đở các nhóm yếu
- Cho các nhóm trình bày nội dung thảo luận.
- Cho nhận xét, bổ sung.
- Đánh giá hoạt động các nhóm và hoàn thiện kiến thức.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 66.5 SGK
* Lưu ý : HS lấy được ví dụ để nhận biết quần thể, quần xã với tập hợp ngẫu nhiên
II – Sinh vật và môi trường.
- Nghiên cứu sơ đồ hình 66 à thảo luận nhóm à giải thích mối quan hệ theo các mũi tên.
- Đưa các ví dụ minh họa
- Yêu cầu nêu được :
+ Giữa môi trường và các cấp độ tổ chức cơ thể thường xuyên có sự tác động qua lại.
+ Các cá thể cùng loài tạo nên đặc trưng về tuổi, mật độ, có mối quan hệ sinh sản à quần thể
+ Nhiều quần thể khác loài có mối quan hệ dinh dưỡng
* Nêu ví dụ quần thể, quần xã
IV.Củng cố:
-Đọc phần kết luận chung SGK
-Đọc phần em có biết SGK
V.Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học: Học thuộc phần ghi và trả lời câu hỏi SGK
Xem lại toàn bộ những bài đã học và những bài tập dã giải để kiểm tra học kì II

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 9 Ki II.doc