Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I : Di truyền và biến dị (tiếp theo)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I : Di truyền và biến dị (tiếp theo)

I . Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học

- HS hiểu được công lao to lớn và trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp phân tích thế hệ lai của Men Đen .

- HS hiểu và nêu được một số thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền học.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình .

 

doc 254 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I : Di truyền và biến dị (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày giảng:
Phần I : Di truyền và biến dị
 Chương I
 Các thí nghiệm của Men Đen
Tiết 1 : Men đen và di truyền học.
I . Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- HS nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học
- HS hiểu được công lao to lớn và trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp phân tích thế hệ lai của Men Đen .
- HS hiểu và nêu được một số thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền học.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình . 
- Phát triển tư duy phân tích so sánh.
3. Thái độ :
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập bộ môn.
II Đồ dùng dạy - Học 
- Tranh phóng to H 1,2 sgk.
- Bảng phụ Liên hệ các tính trạng của bản thân với các tính trạng của bố mẹ 
Tính trạng
Bản thân học sinh
Bố
Mẹ
Hình dạng tai
Hình dạng mắt
Hình dạng mũi
Dạng tóc
Màu mắt
Màu da
......
III Tiến trình bài học
1 ổn định tổ chức. ( 1 phút ) 
Sĩ số: 9 A: 9B: 
2 Kiểm tra bài cũ : ( Không ) 
3 Bài mới ( 40 phút ) 
Mở bài .Vì sao con sinh ra lại có những tính trạng giống hay khác bố, mẹ 
Hoạt động 1( 12 phút )
Di truyền học
Mục tiêu : Hiểu được mục đích ý nghĩa của di truyền học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiến thức cơ bản
GV treo bảng phụ yêu cầu
Một HS lên bảng hoàn thành bài tập 
HS trong lớp HĐ cá nhân hoàn thành bài tập 1 ( vở bài tập tr 5 ) ( 2 phút ) 
- Một vài HS đọc to bài làm của mình. Đặc điểm của bản thân giống, khác bố, mẹ
- HS nêu được những đặc đv
I Di truyền học
GV giải thích 
- Đặc điểm giống bố mẹ (Hiện tượng di truyền )
- Đặc điểm khác bố mẹ ( Hiện tượng biến dị ) 
- Thế nào là di truyền, biến dị ?
GV tiểu kết
- HS dựa vào kết quả bài tập, thông tin sgk nêu được hiện tượng di truyền , biến dị 
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
GV giải thích : " DT và BD là hai hiện tượng song song gắn liền với nhau trong quá trình sinh sản "
( Thông tin DT được lưu giữ trong ADN của TB . Sự tự nhân đôi của ADN là cơ sở đưa đến sự nhân đôi của NST . Sự nhân đôi và phân ly của NST dẫn đến sự phân bào . Nhờ đó cơ thể sinh trưởng và phát triển . Nhờ đó TT của thế hệ trước được truyền lại cho thế hệ sau ... 
Nêu ý nghĩa thực tiễn của di truyền học ?
HS n/c thông tin sgk trả lời
HS khác nhận xét bổ sung 
-Di truyền học n/c cơ sở vật
GV chốt kiến thức
chất , cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị 
Hoạt động 2 ( 12 phút )
Men đen người đặt nền móng cho di truyền học
Mục tiêu :
HS hiểu và nêu được PP nghiên cứu di truyền của Men đen - PP phân tích các thế hệ lai .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiến thức cơ bản
GV treo tranh H1.1 giới thiệu tiểu sử của Men đen 
Một HS đọc to mục " Em có biết " tr 7 cả lớp theo dõi.
II Men đen người đặt nền móng cho di truyền học 
GV treo tranh H1.2 yêu cầu HS quan sát , kết hợp thông tin sgk tr 6
- Nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai
HS quan sát, phân tích H1.2 nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng 
- Đối tượng n/c Đậu hà lan
- Nêu phương pháp n/c của Men đen 
HS nêu được nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai.
- Phương pháp phân tích các thế hệ lai ( Nội dung sgk tr. 6 ) 
GV nhấn mạnh t/c độc đáo trong PP nghiên cứu di truyền của . Men đen ông đã tách ra từng cặp tính trạng , theo dõi sự thể hiện cặp tính trạng qua các thế hệ lai . Mà trước đó các tác giả thường cố gắng n/c tính di truyền của sinh vật đồng thời ở toàn bộ các tính trạng một lần nên chưa phát hiện được quy luật di truyền.
- Vì sao Men đen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng n/c ? 
HS n/c sgk trả lời. Nêu được :
- Có hoa lưỡng tính
 - Tự thụ phấn nghiêm ngặt
GV bổ sung - Có nhiều cặp tính trạng tương phản dễ quan sát...
Hoạt động 3 ( 16 phút )
Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học
Mục tiêu:
HS hiểu và nhớ được một số thuật ngữ, kí hiệu cơ bản của di truyền học.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Kiến thức cơ bản
GV hướng dẫn học sinh n/c một số thuật ngữ di truyền .
GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ cho từng thuật ngữ . 
HS thu nhận thông tin ghi nhớ kiến thức cơ bản 
HS lấy được VD
III Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học 
a. Thuật ngữ :
- Tính trạng. 
- Cặp tính trạng tương phản. 
- Nhân tố di truyền.( gen)
- Giống ( dòng ) thuần chủng .
( sgk tr. 6 ) 
GV giới thiệu một số kí hiệu di truyền.
GV lưu ý trong công thức lai mẹ thường viết bên trái dấu x , còn bố viết bên phải x .
P : Mẹ x Bố
HS n/c sgk ghi nhớ kiến thức
b. Kí hiệu 
P : Thế hệ bố mẹ .
x : Phép lai .
G : Giao tử .
 ♂ : Cơ thể đực ( giao tử đực ) .
 ♀ : Cơ thể cái ( giao tử cái ) 
F : Thế hệ con ( F1 thế hệ con thứ nhất , F2 thế hệ con thứ hai ....)
 Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài.
4 Kiểm tra - Đánh giá ( 4 phút ) 
HS làm bài tập 2 tr 6 vở bài tập .
Chọn câu sai trong các câu sau đây .
a) Men đen tiến hành lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nnhau về một hoặc nhiều cặp tính trạng thuẩn chủng tương phản , rồi theo dõi sự di truyền toàn bộ các tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ .
b) Men đen dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được , từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ sau.
c) Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật .
d) Giống ( dòng ) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau sinh ra giống các thế hệ trước. 
 ( Đáp án ý - a )
5 Dặn dò:( 1 phút )
- Học bài , trả lời câu hỏi sgk.
- Làm bài tập vở bài tập.
*Rút kinh nghiệm giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : 18.08.09
Ngày giảng : 19.08.09
Tiết 2: Lai một cặp tính trạng
I Mục tiêu 
1 Kiến thức:
Học xong bài này, học sinh phải :
- Trình bày và phân tích được thí nhgiệm lai một cặp tính trạng của Men đen.
- Hiểu và ghi mhớ các khái niệm kiểu hình ( KH ), tính trội ,tính lặn 
- Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân ly.
- Giải thích được kết qquả thí nghiệm của Men đen. 
- Biết cách viết sơ đồ phép lai , nhẩm số giao tử tỷ lệ KG, KH trong các phép lai.
2 Kỹ năng :
- Rèn luyên kỹ năng phân tích số liệu và kênh hình.
- Phát triển tư duy lô gích.
- Rèn luyện kỹ năng giải bài tập di truyền.
3 Thái độ :
Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh vật .
II Đồ dùng dạy - Học. 
- Tranh vẽ phóng to H2.1,2,3 sgk.
- Bảng phụ cơ sở tế bào học lai một cặp tính trạng, sơ đồ phép lai.
 	P : Thân cao x Thân lùn
 	GP : 
 	F1 :
 	F1 x F1 
 	GF : 
 	F2 : KG : 
 	KH :
IV Tiến trình bài học 
 1 ổn định tổ chức ( 1 phút ) 
Sĩ số: 
9 A: 9B: 
2 Kiểm tra bài cũ ( 3 phút )
- Thế nào là tính trạng , Cặp tính trạng tương phản ? Lấy ví dụ minh hoạ.
3 Bài mới ( 35 phút ) 
Hoạt động 1 ( 15 phút )
Thí nghiệm của Men đen
Mục tiêu : 
- HS hiểu và trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men đen 
- HS phát biểu được nội dung quy luật phân ly .
 Đồ dựng: Tranh hỡnh 2.1, 2.2 , 2.3.2.4 sgk/8,9
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Kiến thức cơ bản
- GV treo tranh H2.1yêu cầu HS quan sát tranh vẽ kết hợp n/c thông tin mục I sgk trả lời:
HS hoạt động cá nhân 3 phút 
I Thí nghiệm của Men đen
- Tại sao Men đen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu?
- Đậu Hà Lan có tính tự thụ phấn cao.
1Các khái niệm 
- Men đen cắt bỏ nhị ở cây mẹ nhằm mục đích gì?
- Ngăn ngừa tự phấn
 Cách làm thí nghiệm của Men đen ?
- HS n/c thông tin sgk trả lời.
- HS khác nhận xét bổ sung.
GV yêu cầu HS hoàn ▼1 thành bảng 2 tr.8 
HS hoạt động cá nhân ( 3 phút ) .
- GV yêu cầu 1 vài HS đọc kết quả bài tập 
lớp theo dõi nhận xét
 - GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm.
- Kiểu hình ,kiểu gen ( nhân tố di truyền ) 
- Các tính trạng hoa đỏ , thân cao, quả lục gọi là gì?
- Các tính trạng hoa trắng thân lùn gọi là gì ? 
GV treo tranh 2.2 yêu cầu HS nêu thí nghiệm Men
đen. 
- HS ghi nhớ khái niệm 
- HS n/c thông tin sgk kết hợp bảng 2 trả lời.
- HS quan sát tranh vẽ nêu thí nghiệm lớp nhận xét bổ sung 
- Kiểu hình: Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
- Tính trội : Là tính trạng biểu hiện ở F1 
- Tính trạng lặn : Là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện. 
2 Thí nghiệm
- Lai hai giống đậu Hà lan khác nhau về một cặp tính 
trạng thuần chủng tương phản.
VD: 
P : Hoa đỏ x Hoa trắng
F1 : Hoa đỏ 
F2 : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
GV yêu cầu HS n/c bảng 2 trả lời :
- Nhận xét kiểu hình ở F1 .
- Nhận xét tỷ lệ kiểu hình ở F2 ( Tỷ lệ 3:1 đúng khi số lượng cá thể lớn ) 
- HS dựa vào kết quả bảng 2 trả lời.
- F 1 đồng tính .
 - F 2 phân tính theo tỷ lệ 3:1 
GV: nhấn mạnh nếu thay đổi vị trí các giống làm bố hay làm mẹ thì kết quả vẫn không thay đổi . Điều này chứng tỏ bố và mẹ có vai trò ngang nhau
- GV yêu cầu HS tực hiện 
 2 
HS lựa chọn từ hay cụm từ điền vào chỗ trống.
- Đồng tính.
- 3 trội : 1 lặn .
c) Nội dung quy luật phân ly.
( Kết luận sgk ) 
GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung quy luật phân ly..
1 vài HS đọc lại nội dung quy luật phân ly..
 Hoạt động 2 ( 20 phút)
 Men đen giải thích kết quả thí nghiệm
Mụctiêu :
 	HS giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen .
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
Kiến thức cơ bản
GV treo tranh H 2.3 yêu cầu HS quan sát , kết hợp n/c thông tin trả lời .
 - Chữ cái A, a quy định cái gì ? 
- Trong tế bào dinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại như thế nào?
- Trong giao tử các nhân tố di truyền tồn tại như thế nào? khác tế bào dinh dưỡng ở điểm nào.?
 GV chốt kiến thức.( Nhấn 
HS thảo luận nhóm trả lời yêu cầu nêu được :
- Quy ước nhân tố di truyền
- Sự tồn tại của nhân tố di truyền trong tế bào.
- Đại diện nhóm trả lời 
 - Lớp theo dõi bổ sung.
- Trong tế bào sinh dưỡng nhân tố di truyền tồn tại từng cặp : A A, a a ,A a ....
- Trong giao tử nhân tố di truyền tồn tại một mình A hay a.
II Men đen giải thích kết quả thí nghiệm.
* Quy ước :
 - Gen A hoa đỏ 
 - Gen a hoa trắng
* Cây đậu hoa đỏ thuần chủng kiểu gen AA
Cây đậu hoa trắng thuần chủng kiểu gen aa
mạnh quy ước ... 2- b; 3- a; 4- e; 5-c; 6-i; 7- g; 8- h
4 Kiểm tra đánh giá ( 1 phút )
- GV kiểm tra hoạt động học tập của HS
5. Dặn dò( 1 phút )
- HS hoàn thành nội dung các bảng 65.1- 65.5
Ngày soạn: 08/052010 Dạy ngày 11/05/2010
Tiết 69: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP
( Tiếp theo)
I Mục tiêu :
1 Kiến thức :
- HS hệ thống hoá được các kiến thức về sinh học cơ thể và sinh học tế bào.
	- Hs biết vận dụng kiến thức vào thực tế
2 Kĩ năng 
- Rèn luện kĩ năng tổng hợp , khái quát hoá hiến thức. Kĩ năng hoạt động nhóm.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế .
II Đồ dùng 
- Bảng phụ nội dung bảng 64.1 → 64.6
III Tiến trình bài ôn tập 
1 ổn định tổ chức ( 1 phút ) 
Sĩ số : 9 A: 9 B : 
2 Kiểm tra ( 1 phút )
Lớp phó học tập báo cáo việc chuẩn bị bài của lớp.
3 Bài ôn tập ( 40 phút ) 
Hoạt động 1 ( 15 phút) 
sinh học cơ thể
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV giao việc cho từng nhóm hoàn thành các nội dung từ bảng 65.1 → 65.2
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoàn thành bảng trong 10 phút 
- Đại diện từng nhóm báo cáo
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung
- GV chữa bài 
- HS tự sửa chữa bài theo đáp án.
- GV y/c HS liên hệ thực tế.
*Dự kiến nội dung các bảng chuẩn kiến thức.
Bảng 65.1 Chức năng các cơ quan của cây xanh có hoa
Cơ quan
Chức năng
Rễ
Hấp thụ nước và các muối khoáng cho cây
Thân 
Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến các bộ phận khác của cây
Lá
Thu nhận ánh sáng để quang hợp tạo ra chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi rường ngoài và thoát hơi nước.
Hoa
Thực hiện thụ phấn thụ tinh kết hạt và tạo quả
Quả
Bảo vệ hạt và góp phần phát tán
Hạt Nảy 
Nảy mầm thành cây con duy trì và phát riển nòi giống
Bảng 65.2 Chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người
Cơ quan và hệ cơ quan
Chức năng
Vận động 
Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, tạo cử động và di chuyển cho cơ thể
Tuần hoàn
Vận chuyển chất dinh dưỡng, ô xi vào tế bào và vận chuyển sản phẩm phân giải từ tế bào tới hệ bài tiết theo dòng máu.
Hô hấp
Thực hiện trao đổi khí với môi trường ngoài: nhận ô xi và thải các bô níc
Tiêu hoá
Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản
Bài tiết
Thải ra ngoài cơ thể các chất không cần thiết hay độc hại cho cơ thể
Da
Cảm giác, bài tiết, điều hoà thân nhân nhiệt và bảo vệ cơ thể
TK và giác quan
Điều khiển điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan, bảo đảm cho cơ thể là một thể thống nhất toàn vẹn.
Tuyến nội tiết
Điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là các quá trình trao đổi chất, chuyển hoá vật chất và năng lượng bằng con đường thể dịch
Sinh sản
Sinh con , duy trì và phát triển nòi giống.
Hoạt động 2 ( 25 phút) 
sinh học tế bào
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV giao việc cho từng nhóm hoàn thành các nội dung từ bảng 65.3 → 65.5
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoàn thành bảng trong 15 phút 
- Đại diện từng nhóm báo cáo
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung
- GV chữa bài 
- HS tự sửa chữa bài theo đáp án.
- GV y/c HS liên hệ thực tế.
Dự kiến bảng chuẩn kiến thức
Bảng 65.3 Chức năng của các bộ phận của tế bào
Bộ phận
Chức năng
Thành tế bào
Bảo vệ tế bào 
Màng tế bào
Trao đổi chất giữa trong và ngoài tế bào
Chất tế bào
Thực hiện các hoạt động sống của tế bào
Ti thể
Thực hiện sự chuyển hoá năng lượng trong tế bào
Lục lạp
Tổng hợp chất hữu cơ
Ri bô xôm
Tổng hợp prôtêin
Không bào
Chứa dịch tế bào
Nhân
Chứa vật chất di truyền ( ADN, NST), điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
Bảng 65.4 Các hoạt động động của tế bào
Các quá trình
Vai trò
Quang hợp
Tổng hợp chất hữu cơ
Hô hấp
Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng
Tổng hợp prôtêin
Tạo prôtêin cung cấp cho tế bào
Bảng 65.5 Những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân 
Các kì
Nguyên phân
Giảm phân
Kì giữa
Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Các NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ( giảm phân 1)
Kì sau
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào
Các NST kép trong cặp tương đồng phân li về 2 cực tế bào
Kì cuối
Các NST đơn nằm gọn trong hai nhân với số lượng = 2n như ở tế bào mẹ
Giảm phân 1
Các NST kép nằm gọn trong hai nhân với số lượng n ( kép)=1/2 tế bào mẹ 
Giảm phân 2
Các NST đơn nằm gọn trong nhân với số lượng = n ( n NST đơn)
Kết thúc
Từ một tế bào mẹ 2n NST qua một lần phân bào tạo ra 2 tế bào con đều có 2n NST
Từ một tế bào mẹ qua hai lần phân bào tạo ra 4 tế bào con đều có n NST= 1/ 2 tế bào mẹ.
4 Kiểm tra đánh giá ( 1 phút )
- GV kiểm tra hoạt động học tập của HS
5 Dặn dò( 1 phút )
- HS hoàn thành nội dung các bảng 66.1- 66.5
Ngày soạn: 12/052010 Dạy ngày 14/05/2010
Tiết 70: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP
( Tiếp theo)
I Mục tiêu :
1 Kiến thức :
- HS hệ thống hoá được các kiến thức về DT và BD, sinh vật và môi trường.
2 Kĩ năng 
- Rèn luện kĩ năng tổng hợp , khái quát hoá hiến thức. Kĩ năng hoạt động nhóm.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế .
3 Thái độ :
 Giáo dục thái độ đúng đắn trước các hiện tượng di truyền và biến dị, có ý thức bảo vệ môi trường.
II Đồ dùng Bảng phụ nội dung bảng 66.1 → 66.5
III Tiến trình bài ôn tập 
1 ổn định tổ chức ( 1 phút ) 
Sĩ số : 9 A: 9 B : 
2 Kiểm tra ( 1 phút )
Lớp phó học tập báo cáo việc chuẩn bị bài của lớp.
3 Bài ôn tập ( 40 phút ) 
Hoạt động 1 ( 20 phút) 
Di truyền và biến dị
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV giao việc cho từng nhóm hoàn thành các nội dung từ bảng 66.1 → 66.3
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoàn thành bảng trong 10 phút 
- Đại diện từng nhóm báo cáo
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung
- GV chữa bài 
- HS tự sửa chữa bài theo đáp án.
- GV y/c HS liên hệ thực tế.
*Dự kiến nội dung các bảng chuẩn kiến thức.
1- Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền
Bảng 66.1 Các cơ chế của hiện tượng di truyền
Cơ sở vật chất
Cơ chế
Hiện tượng
Cấp phân tử ADN
ADN → ARN → Prôtêin
Tính đặc thù của Prôtêin
Cấp tế bào NST
Nhân đôi Phân li Tổ hợp
Nguyên phân giảm phân Thụ tinh
- Bộ NST đặc trưng cho loài
- Con giống bố mẹ.
2. Các quy luật di truyền
Bảng 66.2 Các quy luật di truyền 
Các quy luật
Nội dung
Giải thích
ý nghĩa
Phân li 
- Do sự phân li của các cặp nhân tố DT trong sự hình thành gt nên mỗi gt chỉ chứa 1 nhân tố trong cặp. ( Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp TT thuần chủng tương phản thì F 2 phân li tính trạng theo tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn )
- Các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau.
- Phân li và tổ hợp của cặp gen tơng ứng.
Xác định tính trội lặn
Phân li độc lập 
- Phân li độc lập của các cặp nhân tố DT trong phát sinh giao tử. ( Khi lai hai bố mẹ khác nhau về hai cặp TT thuần chủng tương phản DT độc lập với nhau cho F 2 có tỉ lệ mỗi KH bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó ) 
F2 có tỷ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ các tính trạng hợp thành nó.
Tạo biến dị tổ hợp
Di truyền liên kết 
Các tính trạng do nhóm gen liên kết quy định đợc DT cùng nhau.
Các gen liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.
 Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi.
Di truyền giới tính
ở các loài giao phối tỷ lệ đực cái xấp xỉ 1 : 1 
Phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính.
ứng dụng DT giới tính vào các lĩnh vực sản xuất. 
3. Biến dị
Bảng 66.3 Các loại biến dị
Biến dị tổ hợp
Đột biến
Thường biến
Khái niệm
Sự tổ hợp lại các gen của P tạo ra ở thế hệ lai những kiểu hình khác P
Những biến đổi về cấu trúc số lượng của ADN và NST, khi biểu hiện thành kiểu hình là thể đột biến
Những biến đổi KH của cùng một KG, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
Nguyên nhân
Phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng
Tác động của các nhân tố ở môi trường trong và ngoài cơ thể vào ADN và NST
ảnh hưởng của điều kiện môi trường chứ không do sự biến đổi trong kiểu gen
Tính chất và vai trò
Xuất hiện với tỉ lệ nhỏ, di truyền được, là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
Mang tính chất cá biệt, ngẫu nhiên, có lợi hoặc hại, di truyền được và là nguyênnliệu cho chọn giống và tiến hoá.
Mang tính chất đồng loạt, định hướng, có lợi, không di truyền được, nhưng đảm bảo cho sự thích nghi của cá thể.
4. Đột biến 
Bảng 66.4 Các loại đột biến
Các loại đột biến
Khái niệm
Các dạng đột biến
Đột biến gen
Những biến đổi trong cấu trúc của ADN
Mất, thêm, thay thế một cặp nu clê ôtít
Đột biến cấu trúc NST 
Những biến đổi trong cấu trúc của NST
Mất, lặp và đảo đoạn
Đột biến số lượng NST 
Những biến đổi về số lượng trong bộ NST
 Dị bội thể và đa bội thể.
Hoạt động 2 ( 20 phút )
Sinh vật và môi trường
Hoạt động dạy - Học
Kiến thức cơ bản
-GV y/c HS thảo luận nhóm thực hiện ▼ sgk 
- Đại diện nhóm trình bày, lớp theo dõi bổ sung.
- GV nhận xét chốt kiến thức
1. Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống và môi trường.
- Sự tác động qua lại giữa môi trường và các cấp độ tổ chức sống được thể hiện qua sự tương tác giữa các nhân tố sinh thái với từng cáp độ tổ chức sống
- Tập hợp các cá thể cùng loài tạo nên các đặc trưng của quần thể.: Mật độ., tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi... và chúng quan hệ với nhau đặc biệt về mặt sinh sản.
- Tập hợp các quần thể thuộc các loài khác nhau tạo nên quần xã, chúng có nhiều mối quan hệ, trong đó đặc biệt là mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuõi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái.
2. Hệ sinh thái
- GV y/c HS hoàn thành bảng 66.5
- HS thảo luận và hoàn thành bảng
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét thông báo đáp án đúng.
Bảng 66.5 Đặc điểm của quần thể, quần xã và hệ sinh thái
Quần thể
Quần xã
Hệ sinh thái
Khái niệm
Bao gồm các cá thể cùng loài cùng sinh sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới
Bao gồm những QT thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sinh sống trong một không gian xác định, có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau.
Bao gồm QX và khu vực sinh sống của nó, trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác lẫn và với các nhân tố vô sinh tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh tương đối ổn định. 
Đặc điểm
Có các đặc trưng về mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi,.. các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ, cạnh tranh. Số lượng cá thể luôn được điều chỉnh ở trạng thái cân bằng
Có các tính chất cơ bản về thành phần và số lượng các loài. Luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng sinh học về số lượng cá thể. 
Có nhiều mối quan hệ, quan trọng nhất là mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chỗi thức ăn và lưới thức ăn.
- Hệ sinh thái gồm :
 SVSX→ SVTT→ SVPG 
4 Kiểm tra đánh giá( 1 phút )
- GV kiểm tra nội dung ôn tập của HS 
5 Dặn dò ( 1 phút )
ôn tập nội dung kiến thức các bảng.
******* Hết *******
TÔI XIN TẶNG MỘT BẠN GÁI LỚP HOÁ K1 VP
AI GẶP BẠN TÔI XIN LIÊN LẠC VÓI TÔI NHÉ 01676097101

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 9 LC tang ban ne.doc