I. Mục tiêu :
-HS nêu được nhiệm vụ,nội dung và vai trò của di truyền học.
-Giới thiệu Menđen người đặt nền móng cho Di truyền học.
-Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen.
-Trình bày được một số thuật ngữ,kí hiệu trong Di truyền học.
-Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, phát triển tư duy phân tích.
-Kĩ năng làm việc với SGK ,hoạt động nhóm.
Ngày dạy :. PHẦN I:DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CHƯƠNG I : CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN Tiết 1 : MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC I. Mục tiêu : -HS nêu được nhiệm vụ,nội dung và vai trò của di truyền học. -Giới thiệu Menđen người đặt nền móng cho Di truyền học. -Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen. -Trình bày được một số thuật ngữ,kí hiệu trong Di truyền học. -Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, phát triển tư duy phân tích. -Kĩ năng làm việc với SGK ,hoạt động nhóm. -Có ý thức tự giác và thói quen học tập bộ môn . *Trọng tâm: Phương pháp nghiên cứu di truyền của Men Đen II. Chuẩn bị : 1.GV : -Nghiên cứu bài , soạn bài -Tranh H1.2 SGK : Các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Men Đen. 2.HS : -Đọc trước nội dung bài,sách,vở, đồ dùng học tập . III. Hoạt động dạy học : *Kiểm tra bài cũ. -Kiểm tra sách,vở,đồ dùng học tập của HS. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Di truyền học -GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi sau : +Di truyền là gì ? Biến dị là gì ? -HS làm việc độc lập theo SGK, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến trả lời. -Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác nhận xét, bổ sung . -GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập với nội dung : Bản thân em có gì giống và khác với bố mẹ ở những đặc điểm nào? Tại sao ? -GV đặt câu hỏi tiếp : Di truyền học nghiên cứu cái gì ? Ý nghĩa thực tiễn của di truyền học ? -HS các nhóm thảo luận , trả lời . -GV giải thích một số thuật ngữ : +Cơ sở vật chất : Là nhân tố di truyền +Cơ chế : Tồn tại, tổ hợp, phân li +Tính quy luật : Theo chu kì không thay đổi . Hoạt động 2 . Men Đen - người đặt nền móng cho di truyền học. -GV giới thiệu tiểu sử và phương pháp nghiên cứu của Men Đen . -HS qua sát và phân tích H1.2 SGK, đọc thông tin rút ra nhận xét về sự tương phản của từng cặp tính trạng . +Nội dung phương pháp nghiên cứu của Men Đen là gì ? +Ông đã làm gì để rút ra đựơc quy luật di truyền ? Hoạt động 3 . Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học . -GV yêu cầu HS nêu một số thuật ngữ cơ bản của di truyền học? Lấy ví dụ minh hoạ cho từng thuật ngữ . -HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhón thống nhất ý kiến, cử đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung . -GV nhận xét và đưa ra kết luận . -GV yêu cầu HS nêu một số kí hiệu cơ bản của di truyền học -HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhón thống nhất ý kiến, cử đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung . -GV nhận xét và đưa ra kết luận . I. Di truyền học . 1. Di truyền : Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố, mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu . 2. Biến dị : Là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết . 3. Di truyền học nghiên cứu bản chất và tính quy luật của các hiện tượng di truyền, biến dị, nó làm sáng tỏ cơ sở vật chất, cơ chế của các hiện tượng di truyền và biến dị . 4. Di truyền học là cơ sở lí thuyết cho khoa học chọn giống, có vai trò to lớn với y học, đặc biệt có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại . II. Men Đen - người đặt nền móng cho di truyền học . Nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen . - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ . - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được.Từ đó rút ra quy luật di truyền, đặt nền móng cho di truyền học. III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học . Một số thuật ngữ : - Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể . - Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng . - Nhân tố di truyền (gen) quy định các tính trạng của sinh vật . - Giống (dòng) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước . 2. Một số kí hiệu . -P : Cặp bố mẹ xuất phát . -Phép lai lai kí hiệu bằng dấu : x -G : Giao tử . + Giao tử đực. + Giao tử cái . -F : Thế hệ con * Kết luận chung : SGK tr.7 Hoạt động 4:Củng cố -HS đọc ghi nhớ SGK - Di truyền học nghiên cứu gì ? Ý nghĩa thực tiễn của di truyền học ? - Men đen đã làm gì để rút ra được các quy luật di truyền, đặt nền móng cho di truyền học . Hoạt động5:HDVN - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK . - Đọc mục Em có biết . - Kẻ bảng 2 SGK, tr.8 vào vở bài tập . - Đọc trước bài : Lai một cặp tính trạng . Ngày giảng....../.../2010. Tiết 2 : LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG I. Mục tiêu : -HS trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men Đen . -Hiểu và ghi nhớ khái niệm kiểu gen, kiểu hình, thể đồng hợp, thể dị hợp . Hiểu và phát biểu nội dung quy luật phân li . Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Men Đen . -Rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, phân tích số liệu, khả năng tư duy tổng hợp, khái quát hoá . -Kĩ năng làm việc với SGK,hoạt động nhóm. -Biết vận dung kiến thức vào thực tế, có niềm tin vào khoa học . *Trọng tâm: Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm II. Chuẩn bị : 1.GV : Nghiên cứu bài, soạn bài . Chuẩn bị tranh vẽ H2.2 ; H2.3 . 2.HS : Đọc trước nội dung bài . III. Hoạt động dạy học : *Kiểm tra bài cũ: -Di truyền, biến dị là gì ? Cho ví dụ ? -Men đen đã làm gì để rút ra quy luật di truyền , đặt nền móng cho di truyền học ? * Dạy học bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1 : Tìm hiểu thí nghiệm của Men đen . -GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H2.1, trả lời câu hỏi sau : - Men đen đã tiến hành thí ghiệm như thế nào ? - Điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống ở bảng 2 ? -HS quan sát tranh hình, đọc thông tin, thảo luận nhóm cử đại diện trả lời . - Vì sao F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ ? -GV tổ chức cho HS thảo luận lệnh 2 SGK . -HS các nhóm thảo luận, trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung . -GV : Qua thí nghiệm và kết quả thảo luận hãy thực hiện bài tập điền từ Hoạt động 2 : Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm -GV giải thích quan niệm đương thời về di truyền hoà hợp . -HS cá nhân đọc thông tin SGK, quan sát H2.3 giải thích kết quả thí nghiệm , đại diện trình bày . -GV yêu cầu HS thảo luận lệnh ở mục II cho biết : - Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 ? - Tại sao F2 có tỉ lệ 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng . Men Đen đã giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào ? HS đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét bổ sụng . GV nhân xét và kết luận , đưa ra sơ đồ giải thích . I. Thí ghiệm của Men đen : 1. Thí nghiệm . - Men đen đã tiến hành giao phân giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng , tương phản. - Ví dụ : P : Hoa đỏ x Hoa trắng F1 : 100% Hoa đỏ . Tiếp tục cho : F1 x F1 => F2 : tỉ lệ 3 Hoa đỏ ; 1 Hoa trắng Men đen gọi : - Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở F1 . - Tính trạng lặn là tính trạng ở F2mới biểu hiện. - Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể . 2. Nội dung quy luật phân li . Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố DT trong cặp nhân tố DT phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P II. Men Đen giải thíc kết quả thí nghiệm . * Theo Men đen : - Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền ( còn gọi là gen) quy định . Ví dụ : AA, Aa, aa . - Các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp nhưng không trộn lẫn vào nhau . - Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền . Ví dụ : Aa tạo ra 2 loại giao tử : 1 A : 1 a . - Trong quá trình thụ tinh các nhân tố di truyền được tổ hợp lại . * Sơ đồ giải thích ( SGK tr.9) F2 có tỉ lệ 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng . Vì kiểu gen dị hơp Aa biểu hiện kiểu hình trội. ( gen trội át gen lặn ), còn aa biểu hiện kiểu hình lặn . * Điều kiện nghiệm đúng : - Bố mẹ phải thuần chủng . - Số lượng cá thể phải đủ lớn . - Các gen phải phân li trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong thụ tinh. Hoạt động 3: Củng cố - luyện tập : -GV khái quát lại nội dung bài , khắc sâu kiến thức cho HS : -Thí nghiệm của Men Đen và phát biểu nội dung quy luật phân li? -Men Đen đã giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào ? -HS làm bài tập vào phiếu : Lập sơ đồ lai một cặp tính trạng giữa cây đậu Hà Lan hạt vàng với cây hạt xanh . Hoạt động 4: HDVN - Học bài và làm bài tập SGK . - Chuẩn bị bài sau . - Hướng dẫn bài tập 4 SGK tr.10 . + Từ kết quả F1 ta có thể quy ước : Mắt đen thuần chủng kiểu gen AA . Mắt đỏ thuần chủng kiểu gen aa . + Lập sơ đồ lai như H2.3 SGK tr.9 . Ngày dạy:...../.../2010 Tiết 3 : LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG.(Tiếp theo) I.Mục tiêu: -HS hiểu và trình bày được nội dung, mục đích, ý nghĩa của phép lai phân tích.Giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định. -Nêu được ý nghĩa của qui luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất. - Hiểu và giải thích, phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn so với trội hoàn toàn. - Phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh, tổng hợp. - Rèn kĩ năng hoạt động theo nhóm. -Củng cố niềm tin đối với khoa học, ham học ham hiểu biết. *Trọng tâm: Lai phân tích II. Chuẩn bị : 1.GV : Nghiên cứu bài, soạn bài Tranh phóng to H3 SGK . 2.HS : Nghiên cứu trước bài . III. Hoạt động dạy học : *Kiểm tra bài cũ : -Phát biểu nội dung quy luật phân li ? -Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng như thế nào ? * Dạy học bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1 : Tìm hiểu phép lai phân tích : -GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK cho biết một số khái niệm về kiểu gen thể đồng hợp, thể dị hợp ? -HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm phát biểu . -GV yêu cầu HS thực hiện lệnh SGK . -HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm phát biểu . Vì sao khẳng định được nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp ( Đồng tính có kiểu gen AA hoặc Aa thì đực phải cho 1 giao tử là A , cái cho 1 giao tử là a hoặc ngược lại ) Vì sao khẳng định được nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể có kiểu gen dị hợp ( F1 có 1aa thì đực phải cho 1 giao tử là a, cái cho 1 giao tử là a ) Hoạt động 2 : Ý nghĩa của tương quan trội - lặn -GV nêu câu hỏi : - Làm thế nào để xác định được tương quan trôi - lặn ? - Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào ? -HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời . ---GV nhận xét bổ sung và đưa ra kết luận. Hoạt động 3 : Trội không hoàn toàn . Gv yêu cầu HS thảo luận thực hiện lệnh ở mục V . Hs đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung . Tại sao F1 lại xuất hiện tính trạng màu hồng trong phép lai giữa Hoa đỏ và Hoa trắng ? Có gì mâu thuẫn so với quy luật của Men Đen ? III. Lai phân tích . 1. Một số khái niệm . - Kiểu gen : Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể . - Thể đồng hợp : Là kiểu gen chứa cặp gen ... ăn thực vật đồng thời góp phần phát tán thực vật, cung cấp phân bón cho thực vật, xác động vật chết đi tạo chất mùn khoáng nuôi thực vật. + Nếu rừng cháy: động vật mất nơi ở, nguồn thức ăn, nơi trú ngụ, nguồn nước, khí hậu khô hạn... động vật sẽ chết hoặc phải di cư đi nơi khác. - HS dựa vào vốn kiến thức vừa phân tích, đọc SGK và rút ra kết luận. - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận. + Môi trường với các nhân tố vô sinh đã ảnh hưởng đến đời sống động vật, thực vật, VSV, đến sự tồn tại và phát triển của chúng. + Sinh vật sản xuất tận dụng chất vô cơ tổng hợp nên chất hữu cơ, là thức ăn cho động vật (sinh vật dị dưỡng). - HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. VSV Thực vật Động vật VSV - Chọn c: Hệ sinh thái. - Đáp án c. Kết luận: - Hệ sinh thái bào gồm quần xã và khu vực sống của quần xã (gọi là sinh cảnh). - Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động qua lại với nhau và tác động với nhân tố vô sinh của môi trường 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. - Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần: + Nhân tố vô sinh + Nhân tố hữu sinh: Sinh vật sản xuất Sinh vật tiêu thụ: bậc 1, bậc 2, bậc 3... Sinh vật phân huỷ. Hoạt động 2: Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV chiếu H 50.2 giới thiệu trong hệ sinh thái, các loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng qua chuỗi thức ăn (chỉ 1 số chuỗi thức ăn). - Yêu cầu 3 HS lên bảng viết: - Thức ăn của chuột là gì? động vật nào ăn thịt chuột? - Thức ăn của sâu là gì? Động vật nào ăn thịt sâu? - Thức ăn của cầy là gì? Động vật nào ăn thịt cầy? (Lưu ý mỗi 1 chuỗi chỉ viết 1 động vật). - Cho HS nhận xét đây chỉ là một dãy thức ăn. - GV trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là 1 mắt xích. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa một mắt xích với 1 mắt xích đứng trước và đứng sau trong chuỗi thức ăn? - Hãy điền tiếp vào các từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau SGK. - Thế nào là 1 chuỗi thức ăn? Cho VD về chuỗi thức ăn? - GV nêu: 1 chuỗi thức ăn có nhiều thành phần sinh vật tiêu thụ. - GV dựa vào chuỗi thức ăn HS viết bảng để khai thác - Cho biết sâu ăn lá tham gia vào chuỗi thức ăn nào? - Cho biết chuột tham gia vào chuỗi thức ăn nào? - Cho biết cầy tham gia vào chuỗi thức ăn nào? - GV: trong thiên nhiên 1 loài sinh vật không chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn mà còn tham gia vào những chuỗi thức ăn khác tạo nên mắt xích chung? - GV chiếu các mắt xích chung. - Nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn. - Thế nào là lưới thức ăn? - Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái? - Thu tấm trong chiếu bảng, nhận xét. - Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm thành phần sinh vật nào? - Chiếu kết quả. Chiếu sơ đồ - Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân có biện pháp gì để tận dụng nguồn thức ăn của sinh vật? - Mỗi HS viết trả lời 1 câu hỏi: Cây cỏ " chuột " rắn Cây cỏ " chuột " cầy Cây gỗ " chuột " rắn Cây gỗ " chuột " rắn Cây cỏ " sâu " bọ ngựa Cây cỏ " sâu " cầy Cây cỏ " sâu " chuột + Mắt xích phía trước bị mắt xích phía sau tiêu thụ. + Điền từ: phía trước, phía sau. - HS trả lời. - HS nghe GV giảng. - HS thảo luận. - HS trả lời các câu hỏi. - HS trả lời. - Thả nhiều loại cá trong ao hồ để tận dụng nguồn thức ăn. - Thực hiện mô hình VAC. Kết luận: 1.Chuỗi thức ăn: - Chuỗi thức ăn là 1 dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài sinh vật trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ. - Có 2 loại chuỗi thức ăn: chuỗi thức ăn mở đầu là cây xanh, chuỗi thức ăn mở đầu là sinh vật phân huỷ. 2. Lưới thức ăn: - Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn. - Lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm 3 thành phần: SV sản xuất, Sv tiêu thụ, SV phân huỷ. Hoạt động 3: Củng cố - Luyện tập. - Viết sơ đồ chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trong hệ sinh thái ruộng nước. Hoạt động 4:Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK. - Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết: nội dung thực hành. **************************************************************** Ngày dạy: Tiết 53 : KIỂM TRA MỘT TIẾT I. Mục tiêu. - Nhằm kiểm tra, đánh giá HS về nội dung thực hành đã tiến hành ở các bài thực hành. - Kiểm tra kĩ năng quan sát, phân tích, nhận biết các thao tác thực hành. *Trọng tâm: Học sinh vận dụng kiến thức thực hành đã học vào làm bài và làm bài nghiêm túc. II. Đề bài Câu 1: Trình bày các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn? Câu 2: Nêu đặc điểm hình thái của lá cây ưa bóng và đặc điểm hình thái của lá cây ưa sáng? Cho VD? Vẽ 1 lá cây đại diện của mỗi loại? Câu 3: Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? Đó là những loại môi trường nào? Kể tên các sinh vật sống trong mỗi môi trường khác nhau? Câu 4: Cho 1 sơ đồ lưới thức ăn sau: 4 3 5 2 6 1 Hãy xác định tên các sinh vật cho mỗi mắt xích trong lưới thức ăn. III. Đáp án – Biểu điểm Câu 1: (2,5 điểm) Trình bày đủ 5 thao tác giao phấn (SGK) mỗi ý đúng 0,5 điểm. Câu 2: (3 điểm) - Đặc điểm của lá cây ưa sáng: phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt. (0,5 điểm). VD: Lá cỏ. lá phi lao, lá chuối, lá tre.... (0,5 điểm). - Đặc điểm của lá cây ưa bóng: phiến lá lớn, màu xanh thẫm. (0,5 điểm) VD: Lá lốt, lá chuối, lá phong lan, lá dong... (0,5 điểm). - Vẽ hình dạng của 1 lá đại diện (đẹp, hình ảnh giống) (1 điểm). Câu 3: (2 điểm) - Kể được 4 loại môi trường sống của sinh vật (1 điểm) - Kể chính xác các loại sinh vật ở môi trường khác nhau (1 điểm) Câu 4: (2,5 điểm) - HS kể tên các sinh vật hợp lí **************************************************************** Ngày dạy: Tiết 54 : THỰC HÀNH HỆ SINH THÁI I. Mục tiêu. - Học sinh nêu được các thành phần của hệ sinh thái và 1 chuỗi thức ăn. - Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. *Trọng tâm: HS thực hành xác định các thành phần của hệ sinh thái. II. Chuẩn bị . - Như SGK. III. Tiến trình tổ chức thực hành. * Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Tiến hành GV cho HS xác định mục tiêu giờ thực hành. - Có thể tiến hành theo 2 cách: Cho HS xem băng hình rồi phân tích các hệ sinh thái như SGK. Hoạt động 1: Theo dõi băng hình về hệ sinh thái Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS xác định mục tiêu của bài thực hành: + Điều tra các thành phần của hệ sinh thái. + Xác định thành phần các sinh vật trong khu vực quan sát. - GV cho HS xem băng hình, tiến hành như sau: + HS xem lần thứ 1 toàn bộ nội dung. + HS xem lần thứ 2 và thứ 3 để hoàn thành bảng 51.1 + 51.2 + 51.3. - GV quan sát các nhóm, giúp đỡ nhóm yếu. - GV tiếp tục mở băng để HS có thể quan sát nếu cần và đoạn nào các em cần xem kĩ, GV có thể mở lại. - GVcó thể kiểm tra sự quan sát của HS bằng cách chiếu 1 vài phim trong của các nhóm. - Lưu ý: hoạt động 1 này có thể tiến hành trong 1 tiết đầu của bài thực hành để HS có thể quan sát và tìm hiểu kĩ về hệ sinh thái. - Toàn lớp trật tự theo dõi băng hình theo thứ tự. - Trước khi xem băng các nhóm chuẩn bị sẵn nội dung cần quan sát ở bảng 51.1 đến 51.3. - Sau khi xem xong các nhóm tiến hành từng nội dung bảng. - HS lưu ý: có những thực vật, động vật không biết tên có thể hỏi GV. Hoạt động 2: HS trao đổi nhóm để hoàn thành bảng 51.1- 51.3 Hoạt động 3: Củng cố - Luyện tập. - GV nhận xét ý thức học tập của lớp trong tiết thực hành. Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà - Hoàn thành các bảng 51.1- 51.3 -Kẻ trước bảng 51.4 Ngày dạy: Tiết 55 : THỰC HÀNH HỆ SINH THÁI (Tiếp) I. Mục tiêu. - Học sinh nêu được các thành phần của hệ sinh thái và 1 chuỗi thức ăn. - Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. *Trọng tâm: Xây dựn sơ đồ về chuỗi thức ăn. II. Chuẩn bị . - Như SGK. III. Tiến trình tổ chức thực hành. * Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. * Tiến hành Cho HS xem băng hình rồi phân tích các hệ sinh thái như SGK. Hoạt động 1: Theo dõi băng hình về hệ sinh thái Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS xác định mục tiêu của bài thực hành: + Điều tra các thành phần của hệ sinh thái. + Xác định thành phần các sinh vật trong khu vực quan sát. - GV cho HS xem băng hình, tiến hành như sau: + HS xem lần thứ 1 toàn bộ nội dung. + HS xem lần thứ 2 và thứ 3 để hoàn thành bảng 51.4 - GV quan sát các nhóm, giúp đỡ nhóm yếu. - GV tiếp tục mở băng để HS có thể quan sát nếu cần và đoạn nào các em cần xem kĩ, GV có thể mở lại. - GVcó thể kiểm tra sự quan sát của HS bằng cách chiếu 1 vài phim trong của các nhóm. - Lưu ý: hoạt động 1 này có thể tiến hành trong 1 tiết đầu của bài thực hành để HS có thể quan sát và tìm hiểu kĩ về hệ sinh thái. - Toàn lớp trật tự theo dõi băng hình theo thứ tự. - Trước khi xem băng các nhóm chuẩn bị sẵn nội dung cần quan sát ở bảng 51.4 - Sau khi xem xong các nhóm tiến hành từng nội dung bảng. - HS lưu ý: có những thực vật, động vật không biết tên có thể hỏi GV. Hoạt động 2: Xây dựng chuỗi thức ăn và lưới thức ăn Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng 51.4 SGK. - Gọi đại diện lên viết bảng - GV giúp HS hoàn thành bảng 51.4, yêu cầu HS viết thành chuỗi thức ăn. - GV giao bài tập nhỏ: Trong 1 hệ sinh thái gồm các sinh vật: thực vật, sâu, ếch, dê, thỏ, hổ, báo, đại bàng, rắn, gà, châu chấu, sinh vật phân huỷ. Hãy thành lập lưới thức ăn. - GV chữa và hướng dẫn thành lập lưới thức ăn. Châu chấu " ếch " rắn Thực vật Sâu gà Dê hổ Đại bàng Thỏ cáo VSV - GV yêu cầu HS thảo luận theo chủ đề: Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới: + Cho HS thảo luận toàn lớp. + GV đánh giá kết quả của các nhóm. - Xây dựng chuỗi thức ăn - Các nhóm trao đổi, nhớ lại băng hình đã xem hoặc dựa vào bảng 51.1 để điền tên sinh vật vào bảng 51.4. - Đại diện nhóm viết kết quả lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS hoạt động nhóm và viết lưới thức ăn, lớp bổ sung. * Thảo luận: đề xuất biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới, yêu cầu nêu được: - Số lượng sinh vật trong hệ sinh thái. - Các loài sinh vật có bị tiêu diệt không? - Hệ sinh thái này có được bảo vệ không? * Biện pháp bảo vệ: + Nghiêm cấm chặt phá rừng bừa bãi. + Nghiêm cấm săn bắt động vật, thực vật có nguy cơ tiệt chủng + Bảo vệ những loài thực vật và động vật, đặc biệt là loài quý. + Tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng đến từng người dân. Hoạt động 3: Thu hoạch - GV yêu cầu HS viết thu hoạch theo mẫu SGK. Hoạt động 4. Củng cố - Luyện tập. - GV nhận xét ý thức học tập của lớp trong tiết thực hành. Hoạt động 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Hoàn thành báo cáo thu hoạch. - Sưu tầm các nội sung: + Tác động của con người với môi trường trong xã hội chủ nghĩa. + Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên. + Hoạt động của con người để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên ****************************************************************
Tài liệu đính kèm: