Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị (tiết 15)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học -  Phần I: Di truyền và biến dị (tiết 15)

Mục tiêu :

-HS nêu được nhiệm vụ,nội dung và vai trò của di truyền học.

-Giới thiệu Menđen người đặt nền móng cho Di truyền học.

-Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen.

-Trình bày được một số thuật ngữ,kí hiệu trong Di truyền học.

-Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, phát triển tư duy phân tích.

-Kĩ năng làm việc với SGK ,hoạt động nhóm.

-Có ý thức tự giác và thói quen học tập bộ môn .

 

doc 97 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị (tiết 15)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy :.
PHẦN I:DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CHƯƠNG I : CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN 
 Tiết 1 : MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC 
I. Mục tiêu :
-HS nêu được nhiệm vụ,nội dung và vai trò của di truyền học.
-Giới thiệu Menđen người đặt nền móng cho Di truyền học.
-Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen.
-Trình bày được một số thuật ngữ,kí hiệu trong Di truyền học.
-Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, phát triển tư duy phân tích.
-Kĩ năng làm việc với SGK ,hoạt động nhóm.
-Có ý thức tự giác và thói quen học tập bộ môn .
*Trọng tâm: Phương pháp nghiên cứu di truyền của Men Đen
II. Chuẩn bị :
1.GV : -Nghiên cứu bài , soạn bài 
 -Tranh H1.2 SGK : Các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Men Đen.
2.HS : -Đọc trước nội dung bài,sách,vở, đồ dùng học tập .
III. Hoạt động dạy học :
*Kiểm tra bài cũ.
-Kiểm tra sách,vở,đồ dùng học tập của HS.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1: Di truyền học
-GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi sau :
 +Di truyền là gì ? Biến dị là gì ?
-HS làm việc độc lập theo SGK, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến trả lời.
-Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác nhận xét, bổ sung .
-GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập với nội dung : Bản thân em có gì giống và khác với bố mẹ ở những đặc điểm nào? Tại sao ?
-GV đặt câu hỏi tiếp : Di truyền học nghiên cứu cái gì ? Ý nghĩa thực tiễn của di truyền học ?
-HS các nhóm thảo luận , trả lời .
-GV giải thích một số thuật ngữ :
 +Cơ sở vật chất : Là nhân tố di truyền 
 +Cơ chế : Tồn tại, tổ hợp, phân li 
 +Tính quy luật : Theo chu kì không thay đổi .
Hoạt động 2 . Men Đen - người đặt nền móng cho di truyền học.
-GV giới thiệu tiểu sử và phương pháp nghiên cứu của Men Đen .
-HS qua sát và phân tích H1.2 SGK, đọc thông tin rút ra nhận xét về sự tương phản của từng cặp tính trạng .
+Nội dung phương pháp nghiên cứu của Men Đen là gì ?
+Ông đã làm gì để rút ra đựơc quy luật di truyền ?
Hoạt động 3 . Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học .
-GV yêu cầu HS nêu một số thuật ngữ cơ bản của di truyền học? Lấy ví dụ minh hoạ cho từng thuật ngữ .
-HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhón thống nhất ý kiến, cử đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung .
-GV nhận xét và đưa ra kết luận .
-GV yêu cầu HS nêu một số kí hiệu cơ bản của di truyền học 
-HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhón thống nhất ý kiến, cử đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung .
-GV nhận xét và đưa ra kết luận .
I. Di truyền học .
1. Di truyền : Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố, mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu .
2. Biến dị : Là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết .
3. Di truyền học nghiên cứu bản chất và tính quy luật của các hiện tượng di truyền, biến dị, nó làm sáng tỏ cơ sở vật chất, cơ chế của các hiện tượng di truyền và biến dị .
4. Di truyền học là cơ sở lí thuyết cho khoa học chọn giống, có vai trò to lớn với y học, đặc biệt có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại .
II. Men Đen - người đặt nền móng cho di truyền học .
Nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen .
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ .
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được.Từ đó rút ra quy luật di truyền, đặt nền móng cho di truyền học. 
III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học . 
Một số thuật ngữ :
- Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể .
- Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng .
- Nhân tố di truyền (gen) quy định các tính trạng của sinh vật .
- Giống (dòng) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước .
2. Một số kí hiệu .
-P : Cặp bố mẹ xuất phát .
-Phép lai lai kí hiệu bằng dấu : x 
-G : Giao tử .
 + Giao tử đực. 
 + Giao tử cái .
-F : Thế hệ con
* Kết luận chung : SGK tr.7
Hoạt động 4:Củng cố 
-HS đọc ghi nhớ SGK
- Di truyền học nghiên cứu gì ? Ý nghĩa thực tiễn của di truyền học ?
 - Men đen đã làm gì để rút ra được các quy luật di truyền, đặt nền móng cho di truyền học .
Hoạt động5:HDVN
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK .
- Đọc mục Em có biết .
- Kẻ bảng 2 SGK, tr.8 vào vở bài tập .
- Đọc trước bài : Lai một cặp tính trạng .
Ngày giảng....../.../2010.
Tiết 2 : LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. Mục tiêu :
-HS trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Men Đen .
-Hiểu và ghi nhớ khái niệm kiểu gen, kiểu hình, thể đồng hợp, thể dị hợp . Hiểu và phát biểu nội dung quy luật phân li . Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Men Đen .
-Rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, phân tích số liệu, khả năng tư duy tổng hợp, khái quát hoá .
-Kĩ năng làm việc với SGK,hoạt động nhóm.
-Biết vận dung kiến thức vào thực tế, có niềm tin vào khoa học .
*Trọng tâm: Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm
II. Chuẩn bị :
1.GV : Nghiên cứu bài, soạn bài .
 Chuẩn bị tranh vẽ H2.2 ; H2.3 .
2.HS : Đọc trước nội dung bài .
III. Hoạt động dạy học :
*Kiểm tra bài cũ:
-Di truyền, biến dị là gì ? Cho ví dụ ?
-Men đen đã làm gì để rút ra quy luật di truyền , đặt nền móng cho di truyền học ?
* Dạy học bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thí nghiệm của Men đen .
-GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H2.1, trả lời câu hỏi sau :
- Men đen đã tiến hành thí ghiệm như thế nào ?
- Điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống ở bảng 2 ?
-HS quan sát tranh hình, đọc thông tin, thảo luận nhóm cử đại diện trả lời .
- Vì sao F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ ?
-GV tổ chức cho HS thảo luận lệnh 2 SGK . 
-HS các nhóm thảo luận, trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung .
-GV : Qua thí nghiệm và kết quả thảo luận hãy thực hiện bài tập điền từ
Hoạt động 2 : Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm
-GV giải thích quan niệm đương thời về di truyền hoà hợp .
-HS cá nhân đọc thông tin SGK, quan sát H2.3 giải thích kết quả thí nghiệm , đại diện trình bày .
-GV yêu cầu HS thảo luận lệnh ở mục II cho biết : 
- Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 ?
- Tại sao F2 có tỉ lệ 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng .
Men Đen đã giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào ?
HS đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét bổ sụng .
GV nhân xét và kết luận , đưa ra sơ đồ giải thích .
I. Thí ghiệm của Men đen :
1. Thí nghiệm .
- Men đen đã tiến hành giao phân giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng , tương phản.
- Ví dụ :
 P : Hoa đỏ x Hoa trắng
 F1 : 100% Hoa đỏ .
Tiếp tục cho : F1 x F1 =>
 F2 : tỉ lệ 3 Hoa đỏ ; 1 Hoa trắng
Men đen gọi : 
- Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở F1 .
- Tính trạng lặn là tính trạng ở F2mới biểu hiện.
- Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể . 
2. Nội dung quy luật phân li .
Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố DT trong cặp nhân tố DT phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P
II. Men Đen giải thíc kết quả thí nghiệm .
* Theo Men đen : 
- Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền ( còn gọi là gen) quy định .
Ví dụ : AA, Aa, aa .
- Các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp nhưng không trộn lẫn vào nhau .
- Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền .
Ví dụ : Aa tạo ra 2 loại giao tử : 1 A : 1 a .
- Trong quá trình thụ tinh các nhân tố di truyền được tổ hợp lại .
* Sơ đồ giải thích ( SGK tr.9)
F2 có tỉ lệ 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng . Vì kiểu gen dị hơp Aa biểu hiện kiểu hình trội. ( gen trội át gen lặn ), còn aa biểu hiện kiểu hình lặn .
* Điều kiện nghiệm đúng :
- Bố mẹ phải thuần chủng .
- Số lượng cá thể phải đủ lớn .
- Các gen phải phân li trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong thụ tinh.
Hoạt động 3: Củng cố - luyện tập :
 -GV khái quát lại nội dung bài , khắc sâu kiến thức cho HS :
 -Thí nghiệm của Men Đen và phát biểu nội dung quy luật phân li?
 -Men Đen đã giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào ?
 -HS làm bài tập vào phiếu :
 Lập sơ đồ lai một cặp tính trạng giữa cây đậu Hà Lan hạt vàng với cây hạt xanh .
 Hoạt động 4: HDVN
 - Học bài và làm bài tập SGK .
 - Chuẩn bị bài sau .
 - Hướng dẫn bài tập 4 SGK tr.10 .
 + Từ kết quả F1 ta có thể quy ước : 
 Mắt đen thuần chủng kiểu gen AA .
 Mắt đỏ thuần chủng kiểu gen aa .
 + Lập sơ đồ lai như H2.3 SGK tr.9 .
Ngày dạy:...../.../2010 
 Tiết 3 : LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG.(Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
-HS hiểu và trình bày được nội dung, mục đích, ý nghĩa của phép lai phân tích.Giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định.
-Nêu được ý nghĩa của qui luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.
- Hiểu và giải thích, phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn so với trội hoàn toàn.
- Phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Rèn kĩ năng hoạt động theo nhóm.
-Củng cố niềm tin đối với khoa học, ham học ham hiểu biết.
*Trọng tâm: Lai phân tích
II. Chuẩn bị :
 1.GV : Nghiên cứu bài, soạn bài 
 Tranh phóng to H3 SGK .
 2.HS : Nghiên cứu trước bài .
III. Hoạt động dạy học :
*Kiểm tra bài cũ :
-Phát biểu nội dung quy luật phân li ?
-Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng như thế nào ?
* Dạy học bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu phép lai phân tích :
-GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK cho biết một số khái niệm về kiểu gen thể đồng hợp, thể dị hợp ?
-HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm phát biểu .
-GV yêu cầu HS thực hiện lệnh SGK .
-HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm phát biểu .
Vì sao khẳng định được nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp ( Đồng tính có kiểu gen AA hoặc Aa thì đực phải cho 1 giao tử là A , cái cho 1 giao tử là a hoặc ngược lại ) 
Vì sao khẳng định được nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể có kiểu gen dị hợp ( F1 có 1aa thì đực phải cho 1 giao tử là a, cái cho 1 giao tử là a ) 
Hoạt động 2 : Ý nghĩa của tương quan trội - lặn
-GV nêu câu hỏi :
- Làm thế nào để xác định được tương quan trôi - lặn ?
- Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào ?
-HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời . ---GV nhận xét bổ sung và đưa ra kết luận.
Hoạt động 3 : Trội không hoàn toàn .
Gv yêu cầu HS thảo luận thực hiện lệnh ở mục V .
Hs đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung .
Tại sao F1 lại xuất hiện tính trạng màu hồng trong phép lai giữa Hoa đỏ và Hoa trắng ? Có gì mâu thuẫn so với quy luật của Men Đen ?
III. Lai phân tích .
1. Một số khái niệm .
- Kiểu gen : Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể .
- Thể đồng hợp : Là kiểu gen chứa cặp gen ... ADN; mARN; gen; NST.
1- ; 2 - ; 3 - ; 4 -
Câu 3: Chọn từ, cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
	“ Trình tự các ............... trên ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong .............. , thông tin qua ARN quy định trình tự các .............. trong chuỗi axit amin cấu thành .............. và biểu hiện thành tính trạng.
Phần II: Phần tự luận (5,5đ)
Câu 4(2đ): Nêu ưu nhược điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Câu 5 (3,5): ở người, bệnh mù màu (không phân biệt được màu đỏ với màu lục) do 1 gen kiểm soát. Một cặp vợ chồng không biểu hiện bệnh sinh được 3 người con: 2 con gái bình thường và một con trai mắc bệnh. Người con trai lấy vợ bình thường đẻ được một cháu gái bình thường và một cháu trai mắc bệnh. Người con gái thứ 1 lấy chồng mù màu sinh được 4 người con: 2 trai, 2 gái đều không biểu hiện bệnh. Người con gái thứ 2 lấy chồng bình thường đẻ được 2 con gái bình thường và một con trai mắc bệnh.
a. Lập sơ đồ phả hệ về sự di truyền bệnh này trong dòng họ.
b. Bệnh mù màu do gen trội hay gen lặn quy định? Vì sao?
c. Bệnh có di truyền liên kết với giới tính không ? Tại sao? 
Đáp án – biểu điểm
Phần I: Phần trắc nghiệm.
Câu 1: 	1 – S	2- Đ	3- S	4- Đ
	5- Đ	6- S	7- S	8- S 	 (2 điểm).
Câu 2: 	1. mARN	3. ADN
	2. gen	4. NST	 (1 điểm)
Câu 3: 	1- Nucêlôtit	2- ARN 	
 3- Axit amin 	4- Prôtêin (1,5 điểm)
Phần II: Phần tự luận
Câu 4:
* Ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm:
- Tăng nhanh số lượng cá thể.
- Bảo tồn 1 số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
- Rút ngắn thời gian tạo các cây con.	(1,5 điểm)
* Triển vọng (nêu một số thành tựu ở nước ta).	(0,5 điểm)
Câu 5: Sơ đồ phả hệ của dòng họ trên.	(2 điểm)
	Không mắc bệnh
	Mắc bệnh.
- P bình thường mà F1 biểu hiện bệnh chứng tỏ bệnh do gen lặn quy định. 
(0,75 điểm)
- Bệnh chỉ xuất hiện ở nam chứng tỏ bệnh có liên quan đến giới tính. Gen gây bệnh nằm trên NST X, không có trên Y. 
	(0,75 điểm)
****************************************************************
Ngày dạy: 
Tiết 37: THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN
 VÀ DO GIAO PHỐI GẦN.
I. Mục tiêu.
- Học sinh hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống. Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.
- Rèn kĩ năng quan sát,khả năng tư duy lí luận và kĩ năng hoạt động theo nhóm.
- Giáo dục tinh thần học tập, yêu thích bộ môn.
*Trọng tâm: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa.
II. Chuẩn bị .
Gv nghiên cứu bài, soạn bài và chuẩn bị :
Tranh phóng to H 34.1 tới 34.3 SGK.
Tư liệu về hiện tượng thoáI hóa giống.
Hs đọc trước nội dung bài ở nhà và quan sát thực tế.
III. Hoạt động dạy học.
* Kiểm tra bài cũ.
Phương pháp gây đọt biến nhân tạo bằng các tác nhân hóa học như thế nào?
* Dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Hiện tượng thoái hoá.
Hoạt động của Thầy – trò. 
Nội dung kiến thức cần đạt.
- Gv yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục I và trả lời câu hỏi?
- Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào?
- HS nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi, rút ra kết luận.
Gv cho HS quan sát H 34.1 minh hoạ hiện tượng thoái hoá ở ngô do tự thụ phấn.
- HS quan sát H 34.1 để thấy hiện tượng thoái hoá ở ngô.
VD: hồng xiêm, bưởi, vải thoái hoá quả nhỏ, ít quả, không ngọt.
- HS tìm hiểu mục 2 và trả lời câu hỏi:
- Giao phối gần là gì? Gây ra hậu quả gì ở sinh vật?
- Dựa vào thông tin ở mục 2 để trả lời.
I. Hiện tượng thoái hoá.
 1. Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn: các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống dần biểu hiện các dấu hiêuk như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết, bộc lộ đặc điểm có hại.
2. Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật:
- Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa các con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái của chúng.
- Giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá ở thế hệ con cháu: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.
* Thoái hóa là hiện tượng các thé hệ con chauscos sức sông kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm. 
Hoạt động 2: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá.
Hoạt động của Thầy – trò.
Nội dung kiến thức cần đạt.
- GV giới thiệu H 34.3 ; màu xanh biểu thị thể đồng hợp.
- Yêu cầu HS quan sát H 34.3 và trả lời:
- Qua các thế hệ tự thụ phán hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và dị hợp biến đổi như thế nào?
- Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hoá?
- HS nghiên cứu kĩ H 34.3, thảo luận nhóm và trả lời.
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV mở rộng thêm: ở một số loài động vật, thực vật cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn đến hiện tượng thoái hoá " có thể tiến hành giao phối gần.
II.Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá.
+ Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm.
+ Các gen lặn ở trạng thái dị hợp chuyển sang trạng thái đồng hợp " các gen lặn có hại gặp nhau biểu hiện thành tính trạng có hại, gây hiện tượng thoái hoá.
Kết luận: 
Tự thụ phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hoá vì tạo ra cặp gen lặn đồng hợp gây hại.
Hoạt động 3: Vai trò của phương pháp tự thụ phấn 
và giao phối cận huyết trong chọn giống.
Hoạt động của Thầy – trò. 
Nội dung kiến thức cần đạt
-GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và
trả lời câu hỏi:
- Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?
- HS nghiên cứu SGK mục III và trả lời câu hỏi.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
 III.Vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống.
Dùng phương pháp này để củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự kiểm tra đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể, chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
 Hoạt động 4: Củng cố – Luyện tập.
- Gv khái quát nội dung bài, khắc sâu kiến thức cần nhớ cho Hs.
- HS trả lời 2 câu hỏi SGK trang 101.
Hoạt động 5: Hướng dẫn Hs học bài ở nhà.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu vai trò của dòng thuần trong chọn giống.
 Ngày dạy: 
Tiết 38: ƯU THẾ LAI
I. Mục tiêu.
- Học sinh nắm được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai để nhân giống.
- Nắm được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai.
- Hiểu và trình bày được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.
*Trọng tâm: Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
II. Chuẩn bị .
Gv nghiên cứu bài, soạn bài và chuẩn bị .
- Tranh phóng to H 35 SGK.
- Tranh 1 số giống động vật; bò, lợn, dê " Kết quả của phép lai kinh tế.
Hs đọc trước nội dung bài ở nhà.
III. Hoạt động dạy học.
* Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra câu 1, 2 SGK trang 101
* Dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Hiện tượng ưu thế lai.
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung kiến thức cần đạt
- GV cho HS quan sát H 35 phóng to và đặt câu hỏi:
- So sánh cây và bắp ngô của 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể lai F1 trong H 35?
- HS quan sát hình, chú ý đặc điểm: chiều cao cây, chiều dài bắp, số lượng hạt " Trả lời.
- GV nhận xét ý kiến của HS và cho biết: hiện tượng trên được gọi là ưu thế lai.
- Ưu thế lai là gì? Cho VD minh hoạ ưu thế lai ở động vật và thực vật?
- HS nghiên cứu SGK, kết hợp với nội dung vừa so sánh nêu khái niệm ưu thế lai và lấy VD.
- GV cung cấp thêm 1 số VD.
I.Hiện tượng ưu thế lai.
+ Cơ thể lai F1 có nhiều đặc điểm trội hơn cây bố mẹ.
Kết luận: 
- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ: có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao hơn.
- Ưu thế lai biểu hiện rõ khi lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Hoạt động 2: Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung kiến thức cần đạt
- Gv yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Tại sao khi lai 2 dòng thuần ưu thế lai thể hiện rõ nhất?
- Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ?
- GV giúp HS rút ra kết luận.
- Muốn duy trì ưu thế lai con người đã làm gì?
- HS nghiêncứu SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
II.Nguyên nhân của hiện tượng ưu 
thế lai
+ Ưu thế lai rõ vì xuất hiện nhiều gen trội có lợi ở con lai F1.
+ Các thế hệ sau ưu thế lai giảm dần vì tỉ lệ dị hợp giảm.
+ Nhân giống vô tính.
Kết luận: 
- Khi lai 2 dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp chỉ biểu hiện tính trạng trội có lợi.
+ Tính trạng số lượng (hình thái, năng suất) do nhiều gen trội quy định.
- Sang thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm nên ưu thế lai giảm. Muốn khắc phục hiện tượng này, người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (giâm, ghép, chiết...).
Hoạt động 3: Các phương pháp tạo ưu thế lai
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung kiến thức cần đạt.
-GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi:
- Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng phương pháp nào?
- Nêu VD cụ thể?
- HS nghiên cứu SGK mục III để trả lờiđược các phương pháp.
 - GV giải thích thêm về lai khác thứ và lai khác dòng.
Lai khác dòng được sử dụng phổ biến hơn.
- Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng phương pháp nào?VD?
- GV cho HS quan sát tranh ảnh về các giống vật nuôi.
- Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống?
- GVmở rộng: ở nước ta lai kinh tế thường dùng con cái trong nước lai với con đực giống ngoại.
- áp dụng kĩ thuật giữ tinh đông lạnh.
 III.Các phương pháp tạo ưu thế lai.
+ Lai kinh tế 
+ áp dụng ở lợn, bò.
+ Nếu nhân giống thì sang thế hệ sau các gen lặn gây hại ở trạng thái đồng hợp sẽ biểu hiện tính trạng.
1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng:
- Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau.
VD: ở ngô lai (F1) có năng suất cao hơn từ 25 – 30 % so giống ngô tốt.
- Lai khác thứ: lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của 1 loài.
VD: Lúa DT17 tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa DT10 với OM80 năng suất cao (DT10 và chất lượng cao (OM80).
2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôI:
- Lai kinh tế: cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
VD: Lợn ỉ Móng Cái x Lợn Đại Bạch " Lợn con mới đẻ nặng 0,7 – 0,8 kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.
Hoạt động 4: Củng cố – Luyện tập.
Gv kháiquát nội dung bài, khắc sâu kiến thức cần nhớ cho học sinh.
Hs Trả lời câu 1, 2, 3, SGK trang 104.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu thêm về các thành tựu ưu thế lai và lai kinh tế ở Việt Nam.
- Tìm hiểu các phương pháp chọn lọc được áp dụng tronh chọn giống.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 tu soan den t 38.doc