Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị (tiết 17)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị (tiết 17)

1. Kiến thức :

HS nêu được nhiện vụ, nội dung và vai trò của di truyền học

Hiểu được Men đen là người đặt nền móng cho Di truyền học

Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và ký hiệu trong di truyền học.

2. Kĩ năng :

Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình .

Phát triển tư duy phân tích so sánh .

3. Thái độ :

 

doc 90 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1215Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị (tiết 17)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 01	Tuần 1
Tiết dạy : 5
Ngày dạy: 18/08/2010
PHẦN I 	DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương I	CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN
 Bài 1 	MENDEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
MỤC TIÊU
Kiến thức :
HS nêu được nhiện vụ, nội dung và vai trò của di truyền học
Hiểu được Men đen là người đặt nền móng cho Di truyền học
Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và ký hiệu trong di truyền học.
Kĩ năng :
Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình .
Phát triển tư duy phân tích so sánh .
Thái độ :
Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập môn học .
CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh phóng to hình 1.2 (SGK)
Ảnh và tiểu sử Menđen
Cây đậu Hà Lan có hoa, quả, hạt
Chuẩn bị của học sinh:
Cây đậu Hà Lan có hoa, quả, hạt
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 
1. Oån định lớp : ( 1’ )Điểm danh HS
2 Kiểm tra bài cũ: Thông qua
 Bài mới : 
Giới thiệu bài ( 1’ ) Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỷ XX, nhưng chiếm một vị trí quan trọng trong sinh học. Menđen – người đặt nền móng cho di truyền học
Hoạt động 1: Tìm Hiểu Di Truyền Học 
Mục tiêu : 
Hiểu được mục đích và ý nghĩa của di truyền học
Tiến hành : 
TG
Nội Dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
12’
I.Di Truyền Học 
Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho các thế hệ con cháu 
Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết 
Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền
GV yêu cầu HS làm bài tập mục q(tr. 15):Liên hệ bản thân mình có những điểm giống và khác bố mẹ?
rGV giải thích :
+Đặc điểm giống bố mẹ Þ hiện tượng di truyền 
+ Đặc điểm khác bố mẹ Þ hiện tượng biến dị 
-Thế nào là di truyền ? biến dị ?
-GV tổng kết lại
- GV giải thích rõ ý : “biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song. Gắn liền với quá trình sinh sản “.
- GV yêu cầu HS trình bày nội dungvà ý nghĩa thực tiễn của di truyền học
HS trình bày những đặc điểm của bản thân giốn và khác bố mẹ về chiều cao, màu, mắt, hình dạng tai 
HS nêu được 2 hiện tượng di truyền và biến dị 
-HS sử dụng tư liệu SGK để trả lời 
- Lớp nhận xét hoàn chỉnh đáp án
Hoạt động 2 : Menđen Người Đặt Nền Móng Cho Di Truyền Học
Mục tiêu : 
Hiểu và trình bày được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen – phương pháp phân tích các thế hệ lai
TG
Nội Dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
13’
II.Menđen Người Đặt Nền Móng Cho Di Truyền Học
-Menđen (1822-1884 )là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào viêc nghiên cứu di truyền.
Oâng dùng phương pháp :
-Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số tính trạng thuần chủng tương phản
-Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được.
GV giới thiệu tiểu sử của Menđen
- GV giới thiệu tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỷ XIX và phương pháp của Menđen 
-GV yêu câøu HS quan sát hình 1.2, nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin Þ nêu phương pháp nghiên cứu của Menđen?
-GV nhấn mạnh thêm tính chất độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen và giải thích vì sao Menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu ?
- Một HS đọc tiểu sử (tr. 7)cả lớp theo dõi 
- HS quan sát và phân tích hình 1.2 Þ nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng 
 HS đọc kỹ thông tin SGKÞ trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp phân tích thế hệ lai
-Một vài HS phát biểu, lớp bổ sung 
 Hoạt động 3: Một Số Thuật Ngữ Và Ký Hiệu Của Di Truyền Học
Mục tiêu : 
Hiểu và trình bày được một số thuật ngữ và ký hiệu của di truyền học
TG
Nội Dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
12’
IV. Một Số Thuật Ngữ Và Ký Hiệu Của Di Truyền Học 
-Thuật ngữ : 
Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo sinh lí của một cơ thể. Vd : Thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt, 
Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Vd: Hạt trơn và hạt nhăn
Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật. Vd: Màu sắc hoa, màu sắc hạt đậu
-Giống (dòng) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước 
Một số ký hiệu: 
P: Cặp bố mẹ xuất phát 
X: Ký hiệu phép lai 
G: Giao tử
F: Thế hệ con
-GV hướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ 
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ cho từng thuật ngữ 
- GV nhận xét, sửa chữa 
- GV giới thiệu một số ký hiệu 
VD: P mẹ x bố
-HS tự thu nhận thông tin Þ ghi nhớ kiến thức 
-HS lấy các thí du cụ thể 
-HS ghi nhớ kiến thức
4 .Kiểm tra - Đánh Giá : 5’
-Yêu cầu học sinh đọc khung mau hồng .
- Tóm tắt nội dung chính của bài.
 CÂu hỏi :
Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản dể thực hiện phép lai?
Lấy các ví dụ về tính trạng ở người để minh hoạ cho khái niệm “cặp tính trạng tương phản
 	- Đánh giá câu trả lời của học sinh .
	-Đánh giá điêm cho học sinh .
5.Dặn dò : 1’
-Học bài trả lời câu hỏi SGK 
-Kẻ bảng 2 (tr.8) vào vở bài tập
-Đọc trước bài 2
------------------------------------------------------------
RÚT KINH NGHIỆM
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết PPCT : 02	Tuần 1
Tiết dạy : 4
Ngày dạy: 21/08/2010
Bài 2 	LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. MỤC TIÊU
1 Kiến thức :
- HS nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen 
- Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét
- Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp 
hiểu và phát biểu nội dung quy luật phân ly 
2 Kĩ năng :
- Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình
- Rèn kỹ năng phân tích số liệu, tư duy lôgic
3 Thái độ :
- Củng vố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng sinh học
CHUẨN BỊ:
1 Chuẩn bị của giáo viên:
-Tranh phóng to hình 2.1 và 2.3 SGK
2 Chuẩn bị của học sinh:
- Xem trước bài 2 SGK
- SGK và dụng cụ học tập
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 
1. Oån định lớp : ( 1’ )Điểm danh HS
2 Kiểm tra bài cũ: Thông qua
3. Bài mới 
Giới thiệu bài: ( 1’ ) GV cho HS trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. Vậy sự di truyền các tính trạng của bố mẹ cho con cháu như thế nào ?
Hoạt động 1: Thí Nghiệm Của Menđen
Mục tiêu : 
-HS hiểu và trình bày được thí nghiêïm lai một cặp tính trạng của Menđen 
-Phát biểu được nội dung quy luật phân ly
Tiến hành :
TG
Nội Dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
19’
II.Thí Nghiệm Của Menđen
ThÝ nghiƯm
- Menden dùng hai thứ đậu hà lan khác nhau về một cặp tinh trạng thuần chủng tương phản về.Trước hết ,ông cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ và ngăn ngừa sự thụ phấn . khi nhị đã chín , ông lấy phấn của hoa của cây chọn làm bố rắt vào đầu nhuỵ của các cây làm đã được cắt nhị ở trên cây được chọn làm mẹ.
Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai, Menđen thấy rằng:
Khi lai hai bè mĐ kh¸c nhau vỊ mét cỈp tÝnh tr¹ng thuÇn chđng th× F2 ph©n li tÝnh tr¹ng theo tØ lƯ trung b×nh 3 tréi :1 lỈn
 C¸c kh¸i niƯm:
-KiĨu h×nh : Lµ tỉ hỵp c¸c tÝnh tr¹ng cđa c¬ thĨ.
-TÝnh tr¹ng tréi: lµ tÝnh tr¹ng biĨu hiƯn ë F1 
-TÝnh tr¹ng lỈn: Lµ tÝnh tr¹ng ®Õn F2 Míi ®­ỵc biĨu hiƯn.
-	GV hướng dẫn HS quan sát tranh 2.1Þ giới thiệu sự thu ïphấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan
-	GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn 
-	GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 2 SGK Þ luận 
+ Nhận xét kiểu hình ở F1?
+Xác định kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp?
- Từ kết quả đã tính toán, GV yêu cầu HS rút ra tỉ lệ kiểu hình ở F2
Yêu cầu HS trình bày thí nghiệm của Menđen?
GV nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm mẹ thì kết qủa thu được không thay đổi Þ Vai trò di truyền như nhau của bố và mẹ
GV yêu cầu HS làm bài tập điền từ (tr. 9 )
GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung quy luật phân ly
-Học sinh chú ý quan sát hình
 Học sinh đại diện thục hiện
Học sinh thực hiện
- HS trình bày TN
- HS chú ý
- Đồng tính ; 3:1
Học sinh nhắc lại – Ghi bài
Hoạt động 2 : Menđen Giải Thích Kết Quả Thí Nghiệm
Mục tiêu : HS giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen
Tiến hành :
TG
Nội Dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
18’
III. Menđen Giải thích Kết Quả Thí Nghiệm
Giải thích
Menđen đã giải thích các kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
Néi dung cđa qui luËt: Trong qu¸ tr×nh ph¸t sinh giao tư mçi nh©n tè di truyỊn trong cỈp nh©n tè di truyỊn ph©n li vỊ mét giao tư vµ gi÷ nguyªn b¶n chÊt nh­ ë c¬ thĨ thuÇn chđng cđa P
-	GV giải thích quan niệm đương thời của Menđen về di truyền hoà hợp 
-	Nêu quan niệm của Menđen về giao tử thuần khiết
-	GV yêu cầu HS làm bài tập mục q (tr.9)
	+Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ử F2
	+Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ:1 hoa trắng
-	GV hoàn thiện kiến thức Þ Yêu cầu HS giải thích kết quả thí nghiệm theo Menđen
-	GV chốt lại cách giải thích kết qủa là sự phân ly mỗi nhân tố di truyền về một giao tử vàgiữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng của P
- 	HS ghi nhớ kiến thức 
-	HS quan sát hình 2.3, thảo luận nhóm xác định được :
	+ Giao tử F1 : 1A : 1a
Hợp tử F2 có tỉ lệ :
	1AA : 2Aa : 1aa
	+Vì hợp tử Aa, biểu hiện kiểu hình trộigiống hợp ... têin
Đại phân tử
Cấu trúc
Chức năng
AND
Chuỗi xoắn kép
4 loại Nu : A, T, G, X
Lưu giữ thông tin DT
Truyền đạt thông tin DT
ARN
- Chuỗi xoắn đơn
- 4 loại Nu : A, U, G, X
Truyền đạt thông tin DT
Vận chuyển aa
Tham gia cấu trúc ribôxôm
Prôtêin
Một hay nhiều chuỗi đơn
20 loại aa
Enzim xúc tác quá trình trao đổi chất
Hoócmon điều hoà quá trình trao đổi chất
Vận chuyển, cung cấp nănglượng
Bảng 40.5. Các dạng đột biến
Các loại đột biến
Khái niệm
Các dạng đột biến
ĐB gen
Những biến đổi trong cấu trúc của AND thường tại 1 điểm nào đó
Mất, thêm, thay thế 1 cặp Nu
ĐB cấu trúc NST
Những biến đổi trong cấu trúc của NST
Mất, lặp, đảo đoạn
ĐB số lượng NST
Những biến đổi về số lượng trong bộ NST
Dị bội thể, đa bội thể
4. Tổng kết tiết dạy: 4’
	GV nhận xét về tinh thần, thái độ học tập cảu HS
5. Dặn dò : 1’
Về nhà xem tiếp phần còn lại
..
Tiết PPCT : 36	Tuần 18
Tiết dạy : 1
Ngày dạy: 24/12/2008
Bài 40	 ÔN TẬP PHẦN DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ ( tt )
I Mục tiêu
1. Kiến thức:
HS tự hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị.
Biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
Kĩ năng :
Rèn luyện kỹ năng tư duy ,tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
Kỹ năng hoạt động nhóm.
Thái độ :
Giáo dục ý thức tìm hiểu ứng dụng sinh học vào đời sống.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh ảnh liên quan đến phần di truyền
Chuẩn bị của học sinh:
Xem lại tất cả các bài đã học
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp : 1’ Điểm danh Hs
2. Kiểm tra bài cũ: Thông qua
3. Giảng bài mới 
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
39’
II. Câu hỏi ôn tập
-GV yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi trang 117 còn lại học sinh tự trả lời 
_ Trả lời các câu hỏi 1 2 3 5 	
-Hướng dẫn thảo luận toàn lớp để hoạ sinh được trao đổi bổ sung kiến thức cho nhau.
Câu 2. Hãy giải thích mối quan hệ giữa KG, MT, KH. Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn sản xuất ntn ?
Câu 3. Vì sao n/c DT người phải có phương pháp thích hợp? Nêu những điểm cơ bản của phương pháp đó ?
Câu 4. Sự hiểu biết về DT học tư vấn có ý nghĩa gì ?
Câu 5. Trình bày những ưu thế của công nghệ tb ?
-GV nhận xét hoạt động của học sinh và giúp học sinh hoàn thiện kiến thức 
-HS tiếp tục trao đổi nhóm vận dụng các kiến thức vừa hệ thống ở hoạt động trên để thống nhất ý kiến trả lời.
-yêu cầu 
Câu 1 : Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa gen và tính trạng . Cụ thể :
+Gen là khuông mẫu để tổng hợp mARN.
+mARN là khuônmẫu tổng hợp chuỗi axit amin cấu thành nên prôtein
+Protein chịu tác động của môi trừơng biểu hiện thành tính trạng 
Câu 2 :
-Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường 
-Vận dụng : Bất kì một giống nào ( Kiểu gen) muốn có năng suất (số lượng kiểu hình ) cần được chăm sóc tốt (ngoại cảnh)
Câu 3: Nghiên cứu di truyền người phải có phương pháp thích hợp vì 
+Ở người sinh sản muộn và đẻ ít con 
+Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến vì lí do xã hội 
Câu 4. Giúp con người tránh được những bệnh và tật DT
Câu 5 : Ưu thế của công nghệ tế bào 
+ Chỉ nuôi cấy tế bào mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo cơ quan hoàn chỉnh 
+Rút ngắn thời gian tạo giống 
+Chủ động tạo các cơ quan thay thế các cơ quan bị hỏng ở người 
4. Tổng kết tiết dạy. : 4’
	GV nhận xét về tinh thần, thái độ học tập của HS
5. Dặn dò : 1’
	Học bài chuẩn bị thi HK I
------------------------------------------------------------------
Tiết PPCT : 37	Tuần 19
Tiết dạy : 3
Ngày dạy: 23/12/2009
Tiết PPCT : 38	Tuần 19
Tiết dạy : 1
Ngày dạy: 25/12/2009
Bài 33	GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :Học sinh trình bày được :
Sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến 
Phương pháp sử dụng tác nhân vật lý và hoá học để gây đột biến 
HS giải thích được sự giống nhau và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vậtvà thực vật 
Kĩ năng :
Rèn kỹ năng : 
Nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức
Kỹ năng so sánh tổng hợp 
Khái quát hoá kiến thức, hoạt động nhóm
Thái độ :
Giáo dục ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học.
Tạo long yêu thích môn học
CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên:
Tư liệu về chọn giống, thành tựu sinh học, sách “Di truyền học” của Phan Cự Nhân 
Phiếu học tập : Tìm hiểu các tác nhân vật lý gây đột biến (HS kẻ bảng vào vở).
Chuẩn bị của học sinh:
Tác nhân
Tiến hành
Kết quả
Ứng dụng
Tia phóng xạ a, b, g.
Tia tử ngoại
Sốc nhiệt
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2.Kiểm tra bài cũ : Thông qua
3.Giảng bài mới : 
Hoạt động 1: Gây Đột Biến Nhân Tạo Bằng Tác Nhân Vật Lý 
Mục tiêu : HS trình bày được phương pháp, kết quả và ứng dụng của tác nhân vật lý khi sử dụng để gây đột biến gen.
TG
Nội Dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
13’
I . Gây Đột Biến Nhân Tạo Bằng Tác Nhân Vật Lý 
- Tia phóng xạ a, b, g : Chiếu xạ và hạt nẩy mầm, đỉnh sinh trưởng,Mô thực vật nuôi cấy
- Tia tử ngoại : Xử lý sinh vật bào tử và hạt phấn .
- Sốc nhiệt : Gây hiện tượng đa bội ở một số cây trồng (đặc biệt là cây họ cà)
- GV yêu cầu : 
	+ Hoàn thành nội dung phiếu học tập 
	+ Trả lời câu hỏi:
	 Tại sao tia phóng xạ có khải ngăng gây đột biến?
	 Tại sao tia tử ngoại thường được sử dụng để sử lý các đối tượng có kích thước nhỏ?
- Gvchữa bài bằng cách kẻ phiếu trên bảng các nhóm ghi nội dung 
- GV đánh giá hoạt động và kết quả của các nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức
- HS nghiên cứu SGK, ghi nhớ kiến thức 
- Trao đổi nhóm ® thống nhất câu trả lời ® hoàn thành phiếu học tập 
- Đại diện nhóm chữa phiếu học tập trên bảng, các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung. 
- Các nhóm trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung
Hoạt động 2 : Gây Đột Biến Nhân Tạo Bằng Các Tác Nhân Hoá Học
TG
Nội Dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
14’
II . Gây Đột Biến Nhân Tạo Bằng Các Tác Nhân Hoá Học
- Hoá chất : EMS, NMU, NEU, cônsixin.
- Phương pháp :
+ Ngâm hạt khô, hạt nẩy mầm và dung dịch hóa chất, tiêm dung dịch và bầu nhụy .
+ Dung dịch hoá chất tác động lên phân tử ADN làm thây thế cặp nuclêôtit, mất cặp nuclêôtit, hay cản trở sự hình thành thoi vô sắc.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu, trả lời câu hỏi mục q SGK tr. 97
- GV nhận xét giúp HS hoàn thiện kiến thức
- HS nghiên cứu SGK ghi nhớ kiến thức 
- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi
- Một vài HS trình bày đáp án, HS khác theo dõi nhận xét bổ sung 
- HS tổng hợp kiến thức
Hoạt động 3 : Sự Đột Biến Nhân Tạo Trong Chọn Giống 
Mục tiêu : HS chỉ ra được việc sử dụng các thể đột biến nhân tạo trong việc chọn giống đối với các nhóm sinh vật khác nhau.
Tiến hành :
TG
Nội Dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
11’
III . Sự Đột Biến Nhân Tạo Trong Chọn Giống 
- Trọng chọn giống vi sinh vật (Phổ biến là gây đột biến có chọn lọc)
+ Chọn các thể đột biến tạo ra chất có haọt tính cao 
+ Chọn thể đột biến sinh trưởng mạnh, để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.
+ Chọn các thể đột biến giảm sức sống, không còn khả năng gây bệnh để sản xuất vacxin.
- Trong chọn giống cây trồng 
+ Chọn đột biến có lợi, nhân thành giống mới hoặc dùng làm bố mẹ để lai tạo giống 
+ Chú ý các đột biến kháng bệnh, khả năng chống chịu, rút ngắn thời gian sinh trưởng 
- Đối vật nuôi 
+ Chỉ sử dụng các nhóm động vật bậc thấp 
+ Các động vật bậc cao : Cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết khi xử lý bằng tác nhân lý học
- GV định hướng trước cho HS sử dùng đột biến nhân tạo trong chọn giống gồm : 
	+ Chọn giống vi sinh vật 
	+ Chọn giống cây trồng 
	+ Chọn giống vật nuôi 
- GV nêu câu trả lời 
	+ Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọ giống vi sinh vật và cây trồng theo hướng nào? Tai sao?
- Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi?
- GV nhận xét và giúp HS hoang thiện kiến thức.
- HS nghiên cứu SGK tr.97, 98 kết hợp các tư liệu sưu tầm, ghi nhớ kiến thức 
- HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến 
Yêu cầu :
	+ Nêu điểm khác nhau trong việc sử dụng thể đột biến ở sinh vật, thực vật.
	+ Đưa ví dụ.
- Đai diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
HS đưa ví dụ :
- Xử lý bào tử nấm Penicillium bằng tia phóng xạ, tạo được chủng Penicillium có hoạt tính Penicillin tăng gấp 200 lần (sản xuất kháng sinh).
- Giống táo má hồng đã được xử lý bằng hoá chất NMU tử giống táo Gia Lộc (Hải Dương) cho 2 vụ 1 năm, quả tròn, ngọt, dòn, thơm phía bên má, khi chín có sắc tấm hồng 
- Sử dụng đa bội ở dâu tằm, dương liễu tạogiống cây trồng đa bôi có năng xuất cao
- HS chú ý
 3. Kiểm tra - Đánh Giá 5’
-Yêu cầu học sinh độc khung mau hồng .
- Tóm tắt nội dung chính của bài.
 CÂu hỏi :
- GV:con người đã gây dột biến nhân tạo bằng loại tác nhân nào và tiến hành như thế nào?
 - Đánh giá câu trả lời của học sinh .
 -Đánh giá tiết dạy .
 5.Dặn dò 1’ 
Học bài trả lời câu hỏi SGK 
Xem lại tất cả các bài đã học
-----------------------------------------------------------
RÚT KINH NGHIỆM
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh hoa.doc